Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tăng cường sự hiện diện của trung quốc ở biển đông...

Tài liệu Tăng cường sự hiện diện của trung quốc ở biển đông

.PDF
72
450
69

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ====== TRỊNH VĂN LINH TĂNG CƢỜNG SỰ HIỆN DIỆN QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ NGA HÀ NỘI, 2016 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Th.s Nguyễn Thị Nga, Giảng viên khoa Lịch Sử, đã trực tiếp hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong và ngoài trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt khoa Lịch Sử đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên, gia đình và những người bạn đã luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chúc các Thầy, cô cùng toàn thể các bạn sinh viên k38 khoa Lịch Sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc. Xuân Hòa, ngày 04 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Trịnh Văn Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận “Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông” là kết quả nghiên cứu riêng của tôi, do tôi thực hiện dựa trên trong quá trình thực tế với sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo và tham khảo các tài liệu. Tôi xin cam đoan đề tài không trùng lặp với các đề tài khác và chịu trách nhiệm về những thắc mắc đối với đề tài của tôi. Xuân Hòa, ngày 04 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Trịnh Văn Linh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ADIZ : Vùng nhận dạng phòng không DOC : Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đồng PLA : Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. TẦM QUAN TRỌNG VỀ QUÂN SỰ CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐC ............................ 7 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG ........ 7 1.2. LỢI ÍCH QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ............................................................................. 12 Tiểu kết chương I ......................................................................................... 19 Chương 2. SỰ HIỆN DIỆN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG (1991 – 2015) ............................................................................................... 21 2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ ....................................................................... 21 2.2. SỰ HIỆN DIỆN QUÂN SỰ TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG .............. 23 2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHỮNG VA CHẠM QUÂN SỰ TRÊN BIỂN ĐÔNG .................................................................. 48 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 54 KẾT LUẬN .................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh khi mà cuộc khủng hoảng năng lượng nguyên liệu đang ngày càng trở nên trầm trọng trên thế giới và vai trò của đại dương đang ngày càng gia tăng ít nhất là trong quan niệm của các nhà nghiên cứu “Thế kỷ 21 là thế kỷ của Biển” thì việc sở hữu các vùng lãnh thổ dồi dào về khả năng khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ, các nguồn hải sản và những tuyến đường giao thông huyết mạch trên biển trở thành một đặc quyền đối với bất kỳ quốc gia nào. Điều này là một trong những khởi nguồn cho mọi tranh chấp về lãnh thổ hiện nay trên thế giới, trong đó có tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông) khi các nước ven biển đều tuyên bố chủ quyền và tất cả các bên đều rất cứng giọng đầy kiên quyết. Hy vọng phát hiện nguồn dự trữ dầu hỏa và khí đốt dồi dào càng làm họ cứng rắn hơn. Biển Đông nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương từ lâu đã được biết đến nhờ nằm trên tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới. Nơi đây lại là khu vực tiềm năng lớn về kinh tế như tài nguyên sinh vật hay phi sinh vật… và đặc biệt là dầu mỏ. Đây là vùng biển lớn thứ hai trên thế giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới. Chính vì tiềm năng về kinh tế, quân sự và chính trị lớn lao như vậy nên ở đây luôn là điểm nóng trong việc tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia bao gồm: Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei và Trung Quốc. Cho thấy, “Biển cả thai nghén sự sống trên trái đất và cũng thai nghén cả nền văn minh của loài người” [5]. Nó chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên cực kỳ phong phú, nguồn duy nhất để loài người có thể phát triển bền vững trong thế kỷ XXI. Là nguồn tài nguyên mang tính chiến lược, biển vừa 2 là đường giao thông quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, vừa là con đường quan trọng giải quyết một loạt vấn đề thách thức nghiêm trọng sự sống còn của loài người và phát triển bền vững hiện nay, như bùng nổ dân số toàn cầu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường xấu đi. Thế kỷ 21 là thế kỷ biển đã trở thành nhận thức chung của toàn nhân loại. “Nghị trình thế kỷ 21” do Đại hội môi trường và phát triển Liên hợp quốc thông qua năm 1992 chỉ rõ: Biển cả không chỉ là bộ phận quan trọng trong hệ thống duy trì cuộc sống, mà còn là nguồn của cải quý giá để phát triển bền vững. Các hoạt động chính trị, kinh tế, quân sự và khoa học kỹ thuật quốc tế đều gắn liền với biển, sự phát triển bền vững của loài người tất nhiên cũng phải dựa ngày càng nhiều vào biển cả. Cho đến đầu thế kỷ XX, những nhà cải cách, lãnh đạo Trung Quốc từ chỗ chấn hưng đất nước Trung Quốc, học phương Tây, muốn khỏa lấp cái mà phương Tây chỉ trích: “Trung Quốc quay lưng với biển”, mục tiêu phát triển, kinh tế, xây dựng một Trung Hoa lãnh đạo thế giới, đã không ngừng tiến hành những âm mưu, hành động bá quyền trên biển. Và rồi họ đã tập trung xây dựng lực lượng quân sự biển, vẽ ra những cái gọi là đường lưỡi bò, quần đảo Tây Sa, Nam Sa; vừa ăn cướp, vừa la làng, chà đạp luật pháp quốc tế, dùng vũ lực tiến hành những cuộc xâm lược trên biển. Mục tiêu trước mắt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển của Việt Nam. Những cuộc xâm lược đã liên tục diễn ra, chưa có điểm dừng. Đây cũng là một trong những nơi có nguy cơ xảy ra xung đột, có thể coi là một “điểm nóng” tiềm tàng về an ninh và ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cũng chính sự bành trướng của Trung Quốc đang tạo ra sự phức tạp lớn về an ninh ở khu vực Biển Đông. Đặc biệt, ngay sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Tập Cận Bình đã đi xuống hạm đội Nam Hải và đứng trên hạm đội này đã tuyên bố về khát vọng thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, cái khát vọng trở thành đế chế biển muộn màng từ kinh nghiệm cay đắng không theo 3 được với các đế chế biển trước đây. Trung Quốc giờ đây cảm thấy mình đủ nội lực, cảm thấy mình cần phải trở thành như vậy: một đế chế biển. Trung Quốc sử dụng các yêu sách đối với hầu hết Biển Đông là nguồn liên tục gây căng thẳng với năm quốc gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông (1991-2015)” là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tài liệu tiếng Việt Vấn đề Trung Quốc gia tăng các hoạt động ở Biển Đông trên Biển Đông đã có một số công trình nghiên cứu; cụ thể như: Thứ nhất, là cuốn sách “Quản lý biển” của tác giả Lê Đức Tổ (chủ biên), xuất bản năm 2003, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đã nêu rõ vị trí địa lý, vai trò của Biển Đông đối với các nước liên quan một cách cụ thể và chi tiết Thứ hai, Cuốn sách kỷ yếu Hội thảo khoa học lần thứ nhất: “Biển Đông: Hướng tới một khu vực hòa bình, an ninh và hợp tác” do Đặng Đình Quý (chủ biên), xuất bản năm 2010, Nxb Thế Giới. Cuốn sách gồm các bài tham luận của các học giả đến dự hội nghị. Trong các bài tham luận đã phân tích tầm quan trọng, ý nghĩa của Biển Đông trên toàn cầu trong bối cảnh môi trường quốc tế có nhiều thay đổi. Cuốn sách còn nói rõ về những diễn biến trên Biển Đông và các hệ lụy của nó. Thứ ba, công trình hội thảo bàn về vấn đề Biển Đông như: “Biển Đông: Địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên liên quan” của tác giả Đặng Đình Quý và Nguyễn Minh Ngọc (Đồng chủ biên), xuất bản năm 2013, Nxb Thế Giới. Tác phẩm đã cho chúng ta thấy được giá 4 trị địa chiến lược của Biển Đông và các cuộc chạy đua giành nguồn tài nguyên ở Biển Đông chính điều này đã dẫn đến các mâu thuẫn giữa các quốc gia có quyền lợi ở Biển Đông một cách sâu sắc và ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đồng thời, cuốn sách cũng đã đưa ra một số các gợi ý hữu ích cho các việc giải quyết tranh chấp như hiện nay. Thứ tư, là công trình nghiên cứu “Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông” do GS.TS Trần Ngọc Vương (chủ biên). Chỉ bằng tên của cuốn sách cũng đã nói rõ về tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc bằng chứng rõ nét đó là việc Trung Quốc đã đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở thềm lục địa của Việt Nam và ngoài ra cuốn sách cũng nêu rõ cuộc đấu tranh bảo vệ vùng biển của Việt Nam. Các đề tài, sách chuyên khảo trên tiếp cận một cách chung nhất về vấn đề Trung Quốc gia tăng các hoạt động ở Biển Đông nhưng chưa có công trình nào đề cập đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Vì vậy, đề tài không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố. 2.2. Tài liệu nước ngoài Tác phẩm “An ninh và chính trị quốc tế ở Biển Đông” (2009) của tác giả Bruce A. Elleman – NXB Routledge, New York. Tác phẩm đã nói những tình hình an ninh diễn ra ở Biển Đông một cách sâu sắc, và sự xây sựng các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang dần được củng cố và có khả năng tác chiến cao hơn để bộc lộ rõ tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông được hình thành bằng các đảo nhân tạo. Tác phẩm cũng nói rõ việc Trung Quốc tăng cường mạnh mẽ cho quân sự ở Biển Đông để phô trương sức mạnh quân sự của mình. 5 Tác phẩm “The South China Sea Disputes” (2004) của tác giả Rizal Sukma, tác phẩm đã nói về cuộc tranh chấp ở Biển Đông một cách cụ thể và chính xác. Tác phẩm đã đề cập nhiều đến sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông một cách cụ thể khi tiến hành hiện diện quân sự của mình để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông. Tác phẩm “ASEAN, Regional Security, and the Role of the United States: A View from Southeast Asia”, của Rizal Sukma (2004), tác phẩm đề cập đến khu vực ASEAn một khu vực đang nóng lên từng ngày khi có sự góp mặt của Trung Quốc. Tác phẩm cũng đã nói về vai trò của Hoa Kỳ ở Biển Đông theo một quan điểm từ khu vực Đông Nam Á. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tăng cường sự hiện diện quân sự Trung Quốc trên Biển Đông (1991-2015). - Về thời gian: Đề tài tìm hiểu trong khoảng từ sau chiến tranh Lạnh đến năm 2015, diễn ra trong khoảng 14 năm. Khóa luận đề cập tới sự hiện diện quân sự của Trung Quôc trên Biển Đông một cách rõ nét . 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Về phương pháp luận: Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, người viết dựa vào cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dựa vào quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong nghiên cứu khoa học lịch sử. - Về phương pháp nghiên cứu: học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, phù hợp với loại đề tài khoa học lịch sử, như: phương pháp tổng kết, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia… 5. Đóng góp của đề tài Đề tài Khóa luận về việc tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trên 6 Biển Đông có ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, đề tài có những đóng góp nhất định: - Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ thêm việc Trung Quốc tiến hành sự hiên diện quân sự để xâm chiếm Biển Đông với các yêu sách vô lý như bản đồ Đường lưỡi bò; Cấm đánh bắt cá… - Về mặt thực tiễn: Đề tài góp phần tìm hiểu rõ hơn về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông (1991-2015). Đồng thời giúp người đọc hiểu thêm về một số các sự kiện quan trọng trong sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngoài ra, cho chúng ta hiểu rõ được về vai trò của Biển Đông đối với Trung Quốc và các nước liên quan như Mỹ và ASEAN. Khóa Luận cũng có thể làm tư liệu tham khảo cho việc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đó là sự hiện diện quân sự của Trung Quốc nhất là về Hải quân tại khu vực Biển Đông sẽ đe dọa không chỉ đến Việt Nam, Philippines, mà còn đe dọa cả Brunei, Indonesia, Malyasia nữa. Thêm nữa , nếu kiểm soát được khu vực biển chiến lược này, Trung Quốc còn đe đọa đến cả an ninh Nhật Bản, Hoa Kỳ hay bất kể cả các cường quốc nào đi qua khu vực này. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 2 chương: Chương 1. Tầm quan trọng về quân sự ở Biển Đông đối với chiến lược phát triển của Trung Quốc Chương 2. Tăng cường hiện diện quân sự Trung Quốc trên Biển Đông (1991-2015) 7 Chƣơng 1 TẦM QUAN TRỌNG VỀ QUÂN SỰ CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐC 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ Ý NGHĨA CHIẾN LƢỢC CỦA BIỂN ĐÔNG “Vào thế kỷ XX con người đi lên trời và vẫn tiếp tục thám hiểm vũ trụ, còn thế kỷ XXI là kỷ nguyên của biển và đại dương, biển sẽ là cứu tinh của cả thế giới. Vì biển là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu”[35]. Vào đầu thế kỷ XVII, nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh, Sir Walter Raleigh (1522 – 1618), từng tuyên bố: “Bất cứ ai làm bá chủ biển sẽ làm bá chủ thương mại, bất cứ ai làm bá chủ thương mại của thế giới sẽ làm bá chủ sự giàu có của thế giới và cuối cùng là chính bản thân thế giới”. Trung Quốc lúc này mới nhận ra một đặc điểm là hầu hết các nước muốn mang danh cường quốc biển. Thực tế lịch sử cho thấy những nước đạt tới địa vị nước lớn trên thế giới như Bồ Đào Nha ( thế kỉ XVI), Hà Lan (mệnh danh người chở hàng trên biển), Anh (ở thế kỷ XVII, XVIII) hay Mỹ (từ thế kỷ XX) đều chiếm vị trí vượt trội trên biển, khống chế được các tuyến đường chiến lược. Sức mạnh của các cường quốc này thực chất là một các gọi khác của “sức mạnh biển” [4, tr.52-54]. Thế kỉ XXI, được coi là thế kỉ của biển: các chiến lược gia cho rằng: “nền kinh tế thế giới tăng trưởng với mức 6%/năm, dân số tăng khoảng 2%/năm và với trình độ công nghệ như hiện nay thì chỉ khoảng hai mươi năm nữa trên đất liền các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt với trình độ như hiện thời thì không giải quyết được vấn đề nghèo đói, ô nhiễm môi trường và thất nghiệp”[27]. Vì thế nhân loại sẽ chuyển hướng ngành công nghệ mũi nhọn của mình và một trong số đó có công nghệ Đại dương. Hiện nay, các cường 8 quốc trên thế giới đều muốn thực hiện bá chủ trên biển của mình. Trung Quốc hiện nay là đất nước có mức độ tăng trưởng cao nhất thế giới rất muốn thể hiện sức mạnh của mình trên biển bằng việc thực hiện lấn chiếm trên các vùng biển như biển Hoa Đông và đặc biệt là Biển Đông với sự tham gia của nhiều quốc gia Đông Nam Á. Biển Đông có vị trí địa lý cực kì quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với các quốc gia có chủ quyền ở đây mà cả những cường quốc trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nga… Biển Đông là một không gian lớn nối liền khu vực nam Trung Quốc và Đài Loan với khu vực Đông Nam Á. Biển Đông là biển rìa phía Tây của Thái Bình Dương đã từng được gọi bằng nhiều tên: Biển Đông, Giao chỉ Dương, biển Nam Hải, biển Nam Trung Hoa. Đây là một vùng biển nửa kín lớn thứ hai trên thế giới với diện tích khoảng 3.400.000 km2, gấp hơn 8 lần Biển Đen và gần 1,5 lần Địa Trung Hải [30, tr.1]. Biển Đông nằm phía Nam lục địa Trung Hoa không thuộc quyền sở hữu riêng của một quốc gia nào. Các vùng biển chủ quyền của các quốc gia ven biển được quy định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 và tập quán quốc gia, quốc tế. Biển Đông có các quần đảo lớn như Hoàng Sa, Trường Sa với vị trí đặc biệt quan trọng mà nhiều nước đã tuyên bố chủ quyền với các đảo như Vành Khăn, Phú Lâm, bãi đá chữ Thập… đều có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các nước. Về kinh tế: Là một phần của tuyến đường nối trực tiếp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Biển Đông đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu, là con đường vận chuyển hàng hóa của hơn một phần tư khối lượng hàng hóa thương mại thế giới. Do đó, tuyến giao thông trên biển đi qua Biển Đông có ý nghĩa quan trọng với không chỉ các quốc gia ven biển Đông Nam Á mà còn các quốc gia bên ngoài khu vực. Nhiều nước ở khu vực Đông Á một khu vực phát triển nhất ở châu Á lại có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, 9 Singapore và Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Như phó Đô đốc (nghỉ hưu) Hideaki Kaneda (Giám đốc Viện Okazaki, Nhật Bản) nhìn nhận giá trị của Biển Đông dưới góc độ mạng lưới tuyến giao thông trên biển. Ông cho rằng các tuyến đường biển kết nối Ấn Độ Dương, eo biển Malacca, Biển Đông và cả Biển Hoa Đông chính là “ huyết mạch” của toàn bộ khu vực bởi sự phát triển của tất cả các quốc gia tại đây đều phụ thuộc vào nguồn năng lượng và vận tải thương mại [21, tr.9]. Chính vì thế, Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế với các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực do đây cũng là nơi có trữ lượng lớn về tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật. Liên quan đến vấn đề tài nguyên, nhiều người cho rằng dưới đáy Biển Đông có một lượng lớn dầu và khí đốt. Điều này được chứng thực bởi những phát hiện thương mại quan trọng tại rìa Biển Đông. Biển Đông nằm trên 2 khu vực vành đai sinh khoáng lớn: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải là nơi hội tụ của những mỏ khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ. Các mỏ dầu khí tập trung chủ yếu trong khu vực phía Nam biển Đông hơn vùng phía Bắc như ở các vùng duyên hải Hoa Nam. Ngoài ra, Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Hơn hẳn các khu vực khác đặc biệt là các nguồn dầu khí đang ngày cạn kiệt thì Biển Đông lại là nơi mới mẻ với trữ lượng lớn. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan …. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác 10 tương đối thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác khoảng 02 tỷ tấn và trữ lượng dự báo của khí khoảng 1.000 tỷ m3 [5]. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông khoảng bảy tỷ thùng dầu, trong khi Trung tâm khảo sát địa chất Mỹ ước tính tổng trữ lượng dầu mỏ bao gồm cả những nguồn năng lượng đã được khám phá và tiềm tàng ở ngoài khơi Biển Đông khoảng hai tám tỷ thùng. Đặt trong bối cảnh về nhu cầu năng lượng của các quốc gia trong khu vực và giá dầu mỏ đang leo thang, nhân tố dầu mỏ có thể đóng một vai trò quan trọng cho các tính toán địa chiến lược của các quốc gia trên. Về tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú và hầu hết các nguồn lợi hải sản tại Biển Đông là các loài cá di trú hoặc di chuyển từ nới khác đến, như cá nục, cá thu và đặc biệt là loại cá ngừ - loài cá có giá trị nhất và là loài động vật luôn bị săn lùng. Sự phong phú của nguồn tài nguyên sinh vật tại Biển Đông có được là do sự đa dạng sinh học ở mức độ cao với các rặng san hô đóng vai tro vườn ươm quan trọng với nền tảng nuôi dưỡng nguồn thủy sản trong khu vực. Cụ thể cho thấy vai trò quan trọng của Biển Đông đem lại ngườn thủy sản đối với các nước có chủ quyền ở Biển Đông. Trên thực tế. vào năm 2010, các nước ở Biển Đông chiếm tới 75% tổng sản lượng cá biển ở châu Á, và xấp xỉ 49% sản lượng cá biển thế giới. Về mặt chính trị: Về vấn đề Biển Đông có yếu tố chiến lược rất lớn bởi ngay từ đầu đây là một cuộc tranh chấp tài phán trên biển và khu vực này là tuyến đường lưu thông quan trọng của các tàu buôn, một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thương mại thế giới. Theo bà Clinton (Mỹ): “Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tự do tiếp cận các tài nguyên biển chung ở châu Á và tôn trọng Luật quốc tế ở Biển Đông” [17]. Biển đông là một trong 6 biển lớn nhất trên thế giới, không chỉ giàu tài nguyên thiên nhiên dầu 11 mỏ, khí đốt mà lại có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng, án ngữ tuyến hàng hải sôi động bậc nhất trên thế giới hiện nay. Và đặc biệt khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Để cho thấy, nước nào nắm được toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành một cường quốc về biển kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông và kiềm chế sự phát triển của các nước liên quan. Về mặt an ninh – quân sự: Vấn đề an ninh cũng được coi trọng trong khu vực Biển Đông, an ninh luôn gắn liền chặt chẽ với vận mệnh của đất nước, an ninh tốt sẽ khiến cho đất nước được bảo vệ tốt hơn bao giờ hết. Biển Đông được coi là một nơi chứa nhiều những mâu thuẫn và tranh chấp giữa các quốc gia có chủ quyền tại đây, nước nào nắm giữ nhiều hơn về diện tích của Biển Đông thì an ninh của quốc gia mình sẽ được bảo vệ một cách tốt hơn không chỉ những thế, còn ảnh hưởng đến các cường quốc lớn khác trên thế giới về vấn đề an ninh hàng hải ở khu vực Châu Á –Thái Bình Dương nói riêng và toàn thế giới nói chung. Do đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Matsumoto tháng 9 năm 2011 đã phát biểu rằng: “Nhật có lợi ích ở các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông bởi chúng có tác động đến hòa bình và an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và chúng cũng liên quan mật thiết với việc bảo đảm an ninh hàng hải của khu vực” [25, tr.27]. Do tiềm năng lớn về biển với nguồn tài nguyên và giá trị lưu thông thương mại nên Biển Đông trở thành yết hầu về kinh tế, là mắt xích quan trọng trong chiến lược kinh tế, quốc phòng, an ninh không những của các nước trong khu vực mà còn rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của các nước lớn. Vì vậy, việc Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên 12 minh nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực. 1.2. LỢI ÍCH QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC NƢỚC CÓ LIÊN QUAN Trong điều kiện hiện nay khi biên giới quốc gia đã được định rõ thì đất liền không còn là không gian thuận lợi để Trung Quốc có thể thực hiện được tham vọng bá quyền, mở rộng bờ cõi của mình. Tiến ra biển là một giải pháp khôn ngoan với Trung Quốc bởi lẽ trong khu vực Đông Nam Á chỉ có Biển Đông là khu vực chưa được phân định rõ ràng về chủ quyền của từng quốc gia với các đảo và quần đảo quan trọng các nước chỉ tuyên bố chủ quyền của mình trên các quần đảo ở Biển Đông. Đây là một “khoảng trống” để Trung Quốc có thể thực hiện tham vọng bá quyền của mình một cách thuận lợi. Không chỉ riêng Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia khác đều có những lợi ích riêng ở Biển Đông, chính những vai trò to lớn như thế khiến các cường quốc trên thế giới nhóm ngó muốn làm chủ trên Biển Đông và với vị trí địa lí thuận lợi cũng như tham vọng làm bá chủ thế giới của Trung Quốc đã khiến trong những năm sau chiến tranh Lạnh thành một trong những “điểm nóng” tiềm tàng về an ninh và ổn định của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 1.2.1. Đối với Trung Quốc Tầm quan trọng của Biển Đông hết sức to lớn đối với Trung Quốc là điều không phải nghi ngờ, nhất là khi nước này trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới, đang trên đà phát triển. Không phải ngẫu nhiên các học giả Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng, “Biển Đông là trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của người Trung Quốc” [16, tr.72]. Đối với Trung Quốc hiện đang nỗ lực gia tăng ảnh hưởng tại châu Á và cụ thể là Đông Nam Á thì Biển Đông là “sân sau” quan trọng để bảo vệ đại lục trước các cuộc tấn công biển. Nếu như trên đất liền, Trung 13 Quốc chỉ có thể tạo ảnh hưởng chiến lược đối với 3 quốc gia giáp ranh (Lào, Myanmar và Việt Nam), thì trên biển, mà cụ thể là Biển Đông, Trung Quốc có thể tạo ảnh hưởng đối với tất cả các quốc gia Đông Nam Á mà còn cả các quốc gia bên ngoài Đông Nam Á. Chính vì thế, Biển Đông cũng hết sức quan trọng đối với Trung Quốc về mặt quân sư, Biển Đông được coi là “lá chắn tự nhiên” giúp Trung Quốc có được ưu thế phòng thủ các cường quốc tiêu biểu trước tiên là Mỹ. Trung Quốc đã rút ra bài học kinh nghiệm về sự không quan tâm đến vùng biển chỉ quan tâm đến đại lục của mình, không những Biển Đông giúp Trung Quốc bảo vệ lãnh thổ vốn có của mình mà còn là cầu nối để Trung Quốc bành trướng xuống phía Nam mà còn là chìa khóa hóa giải những quan ngại của nước này về mặt an ninh. Trong vài thế kỷ qua, Trung Quốc đã bị nước ngoài xâm lăng 6 lần bằng đường biển. Hầu hết những cuộc xâm lăng này đều được tiến hành thông qua Biển Đông, vì vậy chỉ cần khống chế được Biển Đông là Trung Quốc đã tạo được cho mình một vành đai bảo vệ an ninh tương đối vững chắc. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể dùng vũ lực để khống chế Biển Đông bởi vùng biển này liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực; hơn nữa vùng biển này đang tồn tại quá nhiều tranh chấp về chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực. Biển Đông không chỉ là vấn đề chủ quyền, mà còn là sinh mệnh của Trung Quốc. Một khi đánh mất Biển Đông, ưu thế địa hải dương của Trung Quốc có thể không tồn tại, sẽ không thể tránh khỏi phải trở thành một quốc gia lục địa. Do đó, Biển Đông có vị trí đặc biệt quan trọng như vậy Trung Quốc càng không thể bỏ qua. Biển Đông có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, là cánh cửa để Trung Quốc mở rộng và bành trướng ảnh hưởng xuống Đông Nam Á và châu Đại Dương, khống chế các con đường yết hầu giữa hai đại dương. Tham vọng trở thành bá quyền khu vực cao hơn nữa đó là cả thế 14 giới và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông khiến Trung Quốc quyết tâm khống chế được toàn bộ vùng biển này. Và Mỹ là một cản trở lớn trong vấn đề Biển Đông, là một cường quốc đang trỗi dậy, Trung Quốc cần có các khu vực ảnh hưởng ở xung quanh biên giới (vùng đệm an ninh). Nói cách khác, Trung Quốc cuối cùng sẽ tìm mọi cách để đẩy Mỹ ra khỏi Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Do Trung Quốc không đủ khả năng ganh đua với Mỹ về quân sự, chiến lược lớn của Trung Quốc là tránh đối đầu trực diện với Mỹ, sử dụng áp lực để thu phục các nước láng giềng, buộc họ phải tự rời khỏi vòng tay của Mỹ. Là một cường quốc đang trỗi dậy, Trung Quốc cần có các khu vực ảnh hưởng ở xung quanh biên giới (vùng đệm an ninh). Nói cách khác, Trung Quốc cuối cùng sẽ tìm mọi cách để đẩy Mỹ ra khỏi Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Do Trung Quốc không đủ khả năng ganh đua với Mỹ về quân sự, chiến lược lớn của Trung Quốc là tránh đối đầu trực diện với Mỹ, sử dụng áp lực để thu phục các nước láng giềng, buộc họ phải tự rời khỏi vòng tay của Mỹ. Trong chiến lược lớn ấy, Biển Đông là đấu trường chính vì ba lý do. Một là Biển Đông là một vùng biển nửa kín án ngữ nhiều tuyến đường biển chủ chốt đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Thứ hai, các quốc gia vừa và nhỏ ở xung quanh Biển Đông có ít khả năng cưỡng lại sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Từ nhãn quan chiến lược của Trung Quốc, Biển Đông là yếu huyệt của toàn bộ hệ thống an ninh của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Và theo Tướng Daniel Schaeffer, về khía cạnh quân sự: “Trung Quốc muốn đặt Biển Đông trong vòng kiểm soát của mình một phần là bởi vùng biển này là quân cờ quan trọng trong tổng thể chiến lược nhằm bao vây và cô lập Đài Loan, buộc Đài Loan phải thống nhất với đại lục trong đại chiến lược trở thành siêu cường của Trung Quốc. Cách tiếp cận mang tính hệ thống của Trung Quốc, kéo dài từ Biển Đông, biển Hoa Đông tới Okinawa (Nhật Bản) 15 cùng với các hoạt động tập trận trên biển tại phía Tây Đài Loan và giám sát xung quanh đảo Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương, đã tạo ra một vòng cung xung quanh Đài Loan, ngăn cản mong muốn độc lập của hòn đảo này” [32]. Với tham vọng “cường quốc biển” và đạt địa vị thống trị tại khu vực, Trung Quốc hiểu rất rõ tầm quan trọng của Biển Đông vì thế tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hồi tháng 3/2012, “lợi ích trên biển” của Trung Quốc là chủ đề quan trọng trong đó quan trọng nhất vẫn là vấn đề Biển Đông. Với lợi thế gần gũi về mặt địa lý, Trung Quốc sẽ đối đầu quyết liệt với bất kỳ nước nào có thể trở thành rào cản với chiến lược này và thâu tóm gọm Biển Đông vào tay mình. 1.2.2. Đối với Mỹ Mỹ là siêu cường duy nhất, Mỹ có lợi ích trực tiếp tại Biển Đông về mặt quân sự. Trong nhiều thập kỷ gần đây, va chạm quân sự ở biển Đông ngày càng gia tăng và liên quan tới cả lực lượng của Mỹ với sự nổi lên của Trung Quốc càng làm nổi bật sự yếu đi của Mỹ tại khu vực này với xu thế cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng Mỹ. Tuy nhiên, vì yếu đi so với trước mà Mỹ cần can dự trở lại khu vực này một cách chủ động hơn so với trước mà Mỹ cần can dự trở lại khu vực này một cách chủ động hơn so với trước. Sự điều chỉnh này bắt đầu ngay từ năm đầu của chính quyền Obama, từng bước định hình cùng với quá trình điều chỉnh lại các ưu tiên đối ngoại quốc gia cũng như chiến lược toàn cầu của Mỹ và đến cuối năm 2020 thì có bước ngoặt trong việc triển khai chủ trương xoay trục “trở lại châu Á”, trong chuyến công du châu Á của mình, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố “Mỹ là cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi tới đây để ở lại”, và nói thêm rằng “Mỹ không sợ Trung Quốc, quốc gia lớn mạnh nhất trong khu vực” [35]. Có thể nhận thấy Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến tình hình tranh chấp chủ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Luật so sánh...
29
830
86