Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm robot ổn định thế khâu nuối...

Tài liệu Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm robot ổn định thế khâu nuối

.PDF
78
116
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PHẠM ĐỨC DƯƠNG THIẾT KẾ, CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM ROBOT ỔN ĐỊNH THẾ KHÂU CUỐI LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ khí Mã ngành: 8520103 TRƯỞNG KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Phạm Thành Long Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Thành Long. Các kết quả tính toán, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Phạm Đức Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập, nghiên cứu chương trình cao học kỹ thuật Cơ khí của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc về cách thức nghiên cứu, phương pháp tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp cao học; đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn vững vàng, nâng cao năng lực thực hành, khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện, giải quyết độc lập những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và phục vụ cho công tác được tốt hơn. Việc thực hiện nhiều bài tập nhóm trong thời gian học đã giúp tác giả sớm tiếp cận được cách làm, phương pháp nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc độc lập trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS Phạm Thành Long đã giúp đỡ, hướng dẫn hết sức chu đáo, nhiệt tình trong quá trình thực hiện để tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ này; Các CBCNV trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài và bảo vệ luận văn thạc sĩ; Gia đình, bạn bè của tác giả đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian, động viên tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này; Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện của Hội đồng Chấm luận văn thạc sĩ, để bản luận văn này hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 04 năm 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii BẢNG THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Thuật ngữ/ Ký hiệu Đơn vị Ý nghĩa luận giải 1 RPY Bộ góc Roll – Pitch - Yaw 2 DH Denavit - Hatenberg 3 PCMM 4 P (mm) Prismatic 5 R (rad) Rotate 6 GRG General Ruduce Gradient 7 MEMS Micro Electro Mechanical Systems 8 SRS Cấu trúc chân dẫn động khớp R 9 GY Gyroscapes 10 DC Direct Curent 11 a (mm) Lượng dịch chuyển theo trục x 12 d (mm) Lượng dịch chuyển theo trục z 13 ɵ (rad) Góc quay quanh trục z 14 β (rad) Góc quay quanh trục x 15 n Cosin chỉ hướng trục x 16 s Cosin chỉ hướng trục y 17 p Véc tơ tọa độ điểm cuối 18 qi Tọa độ suy rộng thứ i 19 tij Portable Coodianate Measure Machine (rad) ij góc thứ j của chân thứ i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. 1 Hệ Cơ điện tử với phản hồi tín hiệu ...................................................... 2 Hình 1. 2 Hệ servo với phản hồi công suất ........................................................... 3 Hình 1. 3 Cấu trúc phản hồi công suất của truyền dẫn một bậc tự do................. 3 Hình 1. 4 Sơ đồ động học của cơ cấu cổ tay cầu ba bậc tự do thiết kế theo lý thuyết dòng năng lượng khép kín [1] .................................................................... 4 Hình 1. 5 Các tọa độ suy rộng của tay máy trước và sau biến dạng.................... 5 Hình 1. 6 Thuật toán bù kép để điều khiển động học robot mềm ......................... 6 Hình 1. 7 Tổ hợp bàn tay lên robot không dùng nguồn độc lập ........................... 6 Hình 1. 8 Chu kỳ làm việc của bàn tay giữa hai trạm .......................................... 7 Hình 1. 9 Các trạng thái khác nhau của bộ khóa cơ ............................................ 8 Hình 1. 10 Tay robot không sử dụng nguồn dẫn động độc lập ............................ 8 Hình 1. 11 Tay đo PCMM cấu hình robot hai khâu ............................................. 9 Hình 1. 12 Dữ liệu đo một contuor trước và sau khi xử lý qua phần mềm ........ 10 Hình 1. 13 Vật thể đo sau khi xử lý smoothness trên Catia ................................ 10 Hình 1. 14 Sơ đồ khai triển bước xoắn trên mặt trụ dùng thiết kế máy đo ........ 11 Hình 1. 15 Cấu trúc của máy đo dạng robot sử dụng đầu đo tiếp xúc ............... 11 Hình 1. 16 Biểu diễn tương quan độ chính xác các thành phần (T2, Q1) .......... 12 Hình 1. 17 Thử nghiệm máy đo thực tế tại Disoco ............................................. 13 Hình 1. 18 Cơ cấu pesian Joint 6 bậc tự do........................................................ 13 Hình 1. 19 Đồ thị quan hệ vận tốc ngõ vào/ ngõ ra của cơ cấu persian joint ... 14 Hình 2. 1 Quan hệ giữa giá O0 và đích P ở robot công nghiệp.......................... 16 Hình 2. 2 Ổn định pháo một góc không đổi ở vị trí “Home” khi di chuyển....... 17 Hình 2. 3 Ví dụ về khóa mục tiêu tĩnh khi di chuyển .......................................... 17 Hình 2. 4 Ổn định hướng bình chứa ................................................................... 18 Hình 2. 5 Ổn định con lắc ngược ........................................................................ 18 Hình 2. 6 Bay theo đội hình, bài toán hai yếu tố động ....................................... 19 Hình 2. 7 Camera checking vị trí của vật di động (hãng cognex) ...................... 19 Hình 2. 8 Con quay hồi chuyển ........................................................................... 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v Hình 2. 9 Chip L3G4200DH với chức năng nhận biết góc quay ....................... 21 Hình 2. 10 Cơ cấu ổn định hướng cơ khí ............................................................ 22 Hình 2. 11 Mô tả phép quay roll-pitch-yaw ........................................................ 23 Hình 2. 12 Quan hệ giữa phép quay RPY với các chuyển động của bàn tay khi phương trục khớp khác nhau .............................................................................. 23 Hình 2. 13 Sơ đồ quan hệ giữa hai hệ quy chiếu Oi-1 và Oi theo DH ................. 25 Hình 2. 14 Tay robot với vai trò đồ gá có chức năng ổn định thế của vật gá .... 26 Hình 3. 1 Đồ gá cấu hình robot 3 bậc tự do ....................................................... 35 Hình 3. 2 Đồ thị đặc tính các biến khớp ............................................................. 39 Hình 3. 3 Đổi giá một robot song song ............................................................... 39 Hình 3. 4 Khai triển chi tiết một chân cấu trúc SRS đã đổi giá ......................... 40 Hình 3. 5 Minh họa lời giải tại một vị trí điều khiển .......................................... 42 Hình 3. 6 Quỹ đạo tâm giá O0 trong hệ quy chiếu O1 theo yêu cầu ................... 43 Hình 3. 7 Đồ thị biến khớp từ t21 đến t26 ............................................................ 47 Hình 3. 8 Cảm biến Mpu 6050 và Arduino Uno ................................................. 48 Hình 3. 9 Sơ đồ kết cấu điều khiển một bậc tự do .............................................. 49 Hình 3. 10 Bộ thí nghiệm ba bậc tự do chạy dẫn động servo ............................. 51 Hình 3. 11 Thử nghiệm với mạch thực theo thiết kế ........................................... 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Các bước biến đổi DH……………………………………...……………..24 Bảng 3. 1 Tọa độ điểm keypoint quy đổi khi biểu diễn trong hệ quy chiếu O và O3 ....................................................................................................................... 36 Bảng 3. 2 Lời giải động học ngược tại các điểm keypoint khi giữ vị trí so với mô tả ở ma trận thế 13, đồng thời di chuyển gốc O theo đường x2+z2=452, y = 120. .................................................................................................................... 37 Bảng 3. 3 Chuyển đổi tọa độ điểm quỹ đạo giữa hai giá.................................. 43 Bảng 3. 4 Biến khớp tại 8 vị trí tính toán khi giá (O0) di động và O1 đứng yên45 Bảng 3. 5 Quy ước chân cảm biến MPU 6050 ................................................. 49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii BẢNG THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................... iii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: Tổng quan về một số tay robot đặc biệt ................................ 2 1.1 Các tay máy phản hồi công suất ........................................................... 2 1.2 Các tay máy mềm ................................................................................. 5 1.3 Tay robot không dùng nguồn dẫn động độc lập ................................... 6 1.4 Tay đo PCMM ...................................................................................... 9 1.5 Máy đo góc nghiêng bánh răng trụ ..................................................... 10 1.6 Cấu trúc truyền động đẳng tốc không gian kiểu robot hụt dẫn động . 13 1.7 Đồ gá ổn định thế cấu hình robot ....................................................... 14 Kết luận chương 1 ........................................................................................ 15 CHƯƠNG 2: Cơ sở thiết kế động học của đồ gá ổn định thế cấu hình robot 16 2.1 Giới thiệu đồ gá ổn định thế................................................................... 16 2.1.1 Vòng kín có một yếu tố động .......................................................... 16 2.1.2 Vòng kín có hai yếu tố động ............................................................ 18 2.1.3 Ổn định thế bằng con quay hồi chuyển ........................................... 20 2.2 Phương trình động học robot ................................................................. 22 2.3 Tính tương đối của một chuyển động/ phép đổi giá .............................. 26 2.4 Mô hình toán của đồ gá tổng quát cấu hình robot .............................. 27 2.5 Phương pháp và công cụ giải bài toán động học robot .......................... 28 2.5.1 Chuyển đổi bài toán động học thành bài toán tối ưu ....................... 28 2.5.2 Phương pháp GRG giải bài toán tối ưu ........................................... 32 2.5.3 Xác định vùng đáp ứng ổn định thế ................................................. 33 Kết luận chương 2 ........................................................................................ 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn viii CHƯƠNG 3: Thiết kế, chế tạo và kiểm nghiệm gá ổn định thế ..................... 35 3.1 Xây dựng dữ liệu điều khiển thông qua tính toán trên mô hình ............ 35 3.1.1 Cấu trúc chuỗi .................................................................................. 35 3.1.2 Cấu trúc song song ........................................................................... 39 3.2 Xác định chuyển động dẫn bằng cảm biến gia tốc MPU 6050.............. 48 3.3 Kết cấu và điều khiển một bậc tự do quay ............................................. 49 3.4 Cấu trúc điều khiển hệ ba bậc tự do với một cảm biến MPU6050 ........ 50 3.5 Thử nghiệm ổn định trên phương tiện ................................................... 51 Kết luận chương 3 ........................................................................................ 52 Kết luận của luận văn ................................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 53 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 56 1. Chương trình vẽ đồ thị matlab bằng mfile: ........................................... 56 2. Các bản vẽ chế tạo gá ổn định thế ba bậc tự do..................................... 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU Robot là thiết bị khả trình, khi tác vụ thay đổi một thiết bị cơ điện tử kiểu robot do chức năng quy định bởi phần mềm nên hoàn toàn có khả năng lập trình để đáp ứng tác vụ mới. Vì lý do đó có thể thấy phần lớn robot có tính vạn năng, nhưng bên cạnh đó vẫn cần có các robot đặc biệt nhằm thích ứng với các điều kiện làm việc rất đặc thù. Các robot đặc biệt này có thể cần đến các phương pháp mô tả, các công cụ tính toán và các phương pháp đặc biệt tương ứng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh do tính đặc biệt của nó. Hệ thống phương pháp, công cụ dùng để giải quyết các vấn đề thiết kế, chế tạo các robot đặc biệt này cùng với các phương pháp lý luận đã biết sẽ hoàn thiện các hiểu biết về robot. Với tham vọng như trên, trong bản luận án này sẽ xây dựng một hệ thống lý luận làm cơ sở cho việc tính toán, thiết kế một đồ gá ổn định thế của vật mang trong bàn tay với hai cấu trúc robot chuỗi và robot song song. Đồ gá này định hướng ứng dụng ổn định máy quay trong điều kiện di động, nâng cao chất lượng hình ảnh, giảm rung giật nâng cao chất lượng khung hình. Ứng dụng ổn định hướng ngắm của súng, pháo gắn trên phương tiện như xe, tàu chiến trong trường hợp cần mở rộng góc công tác hơn so với hệ thống dẫn động điện – thủy lực hiện có, hoặc cần ổn định đồng thời cả vị trí và hướng thay vì chỉ ổn định hướng như sử dụng trong hệ thống Meteor. Đặc biệt là luận văn đề cập đến các cơ cấu gá ổn định hướng có cấu trúc song song, đây là các cơ cấu cho khả năng mang tải nặng, tuy nhiên nó có độ phức tạp cao về động học, động lực học. Để minh họa cho ý tưởng của luận văn, một mô hình ổn định thế tự động khởi tạo dữ liệu từ các cảm biến gia tốc được thiết kế và chế tạo để kiểm chứng các tính toán mà tác giả đề xuất. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phạm Thành Long đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ TAY ROBOT ĐẶC BIỆT Trước khi đi vào thiết kế và tính toán đồ gá ổn định thế là một loại robot có cấu trúc đặc biệt, trong phần đầu tiên này tác giả sẽ giới thiệu sơ lược về một số dạng robot đặc biệt khác và các lý thuyết cơ sở liên quan để tạo ra chúng. Tay máy có nhiều cách phân loại khác nhau, từ phân loại theo cấu trúc dẫn động (mạch kín, mạch hở), theo tính chất cơ học (cứng, mềm), theo năng lượng sử dụng (điện, khí nén, thủy lực..), theo chức năng công nghệ… Ở mỗi hình thức phân loại này, mỗi nhóm lại có những robot đặc biệt ở khía cạnh nó không giống các robot khác thường thấy trong nhóm đó. Phần giới thiệu về robot đặc biệt này chỉ dừng lại trong phạm vi các nghiên cứu của nhóm “Cơ điện tử ứng dụng” thuộc Bộ môn Cơ điện tử, thành lập theo quyết định số 18/ QĐ-ĐHKTCN ký ngày 18/3/2018, do PGS TS. Phạm Thành Long làm trưởng nhóm. 1.1 Các tay máy phản hồi công suất Robot là một cơ cấu chấp hành, để đạt độ chính xác yêu cầu thường được điều khiển phản hồi để tạo thành thiết bị kiểu servo. Có hai hình thức để cấu trúc hệ servo là phản hồi công suất và phản hồi tín hiệu. Ở hình thức phản hồi tín hiệu, hệ cơ điện tử này cần khởi tạo dữ liệu bằng một cảm biến, cảm biến này có chức năng chuyển đổi chuyển vị, vận tốc, gia tốc, lực hoặc mô men thành tín hiệu điện để truyền về vi xử lý. Tín hiệu này được so sánh với tín hiệu đặt để ra quyết định điều chỉnh lại tác động điều khiển cho phù hợp với mục đích đề ra. Hình 1. 1 Hệ Cơ điện tử với phản hồi tín hiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 Hình 1. 2 Hệ servo với phản hồi công suất Trong một số môi trường khắc nghiệt như áp suất cao, bụi bẩn, nóng ẩm, dầu mỡ..việc bố trí các cảm biến không đảm bảo thì sẽ cần đến phản hồi công suất. Tay máy phản hồi công suất sẽ đưa trực tiếp dòng công suất quay lại ngõ vào để hợp nhất với công suất tại điểm hợp thông qua một cơ cấu vi sai cơ khí. Hệ thống này không cần cảm biến và vi điều khiển, nhưng nó cần có cơ cấu cộng cơ khí. Điều này làm hệ thống cồng kềnh, giảm hiệu suất truyền dẫn và gây khó khăn cho việc thiết kế và chế tạo. Với các cơ cấu phản hồi công suất có nhiều bậc tự do, số lượng cơ cấu cộng tỉ lệ với số bậc tự do làm trọng lượng tăng lên đáng kể. a b 3a. Nguyên lý truyền dẫn song song dư c 3b. Minh họa kết cấu Hình 1. 3 Cấu trúc phản hồi công suất của truyền dẫn một bậc tự do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 2' 3" B' 3' 1 B 3 2 3x Bx 3x A d3 d3 C Bx 4 2 C A 2 4 5 D 4 d2 d1 d2 B d1 7 B D 6 d2 d1 d3 Hình 1. 4 Sơ đồ động học của cơ cấu cổ tay cầu ba bậc tự do thiết kế theo lý thuyết dòng năng lượng khép kín [1] Về phương pháp thiết kế, vì các cơ cấu vi sai trong hệ thống được đánh số thứ tự chân riêng sau đó nhận diện cách nối hoàn thiện sơ đồ động học dựa vào mô hình toán của nó, do vậy cách thiết kế khá phức tạp, phương pháp này được gọi là phương pháp lát cắt [1], nó có ý tưởng từ việc ràng buộc tỉ số truyền của một chuỗi kín phải bằng 1. Trên thực tế các cơ cấu này nhắm đến việc khử các khe hở mặt bên của bộ truyền bánh răng ở cổ tay cầu. Khi xác định mỗi chuyển động Roll, pitch hoặc yaw được điều khiển từ một nguồn duy nhất và nguồn dẫn động bố trí xa tâm cầu để đạt được cấu trúc có trọng tâm tốt nhất cần sử dụng đến 5 bộ vi sai cơ khí. Tuy hiệu suất thấp, thiết kế khó khăn, cấu trúc này lại điều khiển đơn giản do nó khử được chuyển động theo làm cho các bậc tự do chuyển động độc lập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 hay kết hợp đều dễ dàng giống như truyền động độc lập hoàn toàn giữa các bậc tự do. 1.2 Các tay máy mềm Ngày nay có hai xu hướng đang hiện diện trong robot khá phổ biến là nâng cao tốc độ công tác để nâng cao năng suất lao động và tăng tỉ số công suất/ khối lượng nhằm nâng cao khả năng sinh công của tay máy. Tay máy mềm đáp ứng cả hai yêu cầu nói trên ngoại trừ việc các biến dạng đàn hồi làm cho điểm cuối của chuỗi động học vấp phải sai số đáng kể. Với một cấu trúc cơ điện tử như robot, khả năng của thiết bị được quy định bởi cả phần cứng và phần mềm, trong đó ý tưởng cơ bản để điều khiển chính xác loại tay máy này là sử dụng các chuyển vị chủ động của các tọa độ suy rộng để bù lại các chuyển vị không mong muốn do biến dạng đàn hồi sinh ra [2,3]. Hình 1. 5 Các tọa độ suy rộng của tay máy trước và sau biến dạng [2]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 Hình 1. 6 Thuật toán bù kép để điều khiển động học robot mềm [3]. Các tay máy này được điều khiển chính xác bằng cách hiệu chỉnh dữ liệu tọa độ suy rộng và lực suy rộng như chỉ ra ở [3]. 1.3 Tay robot không dùng nguồn dẫn động độc lập Thông thường để đạt được độ linh hoạt tối ưu, các khớp chủ động của robot thường là khớp loại 5, kèm theo một trong các kiểu động cơ là P (prismatic) hoặc R(rotate). Hình 1. 7 Tổ hợp bàn tay lên robot không dùng nguồn độc lập [4]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 Tuy nhiên trong hình thức hụt dẫn động, một bậc tự nào đó có thể không có nguồn dẫn động trực tiếp. Như vậy khâu không có nguồn dẫn động độc lập cần có thiết kế thích hợp để sử dụng được nguồn năng lượng do các khâu khác truyền qua nó. P2 Tr¹m A P3 P1 Home P8 N©ng cao khái ®å g¸ Më kÑp KÑp chÆt N©ng cao khái ®å g¸ P4 huíng tíi tr¹m B P7 §Æt vËt xuèng tr¹m B P5 P6 Hình 1. 8 Chu kỳ làm việc của bàn tay giữa hai trạm Trong [4], giới thiệu và tính toán một tay kẹp không sử dụng nguồn dẫn động độc lập, nó sử dụng các động cơ trên cánh tay như một nguồn dẫn động chính thức để dẫn động các ngón tay kẹp và nhả vật theo các chu kỳ rành mạch. Trong trường hợp này, bàn tay đóng vai trò như một cơ cấu vi sai có 6 ngõ vào (bằng số bậc tự do của robot) và một ngõ ra (chuyển động của ngón tay). Các động cơ đều giữ đồng thời hai chức năng, một là tham gia vào di chuyển bàn tay theo quỹ đạo động học xác định trước. Hai là phối hợp cùng các động cơ khác để nén bàn tay tỳ lên vật kẹp nhằm kích hoạt khóa cơ khí đóng hay mở bàn tay. Robot này đặc biệt ở chỗ đặc tính động học của nó khi chuẩn bị dữ liệu cần tính toán đến cả việc đồng thời dẫn động đóng mở bàn tay cùng với di chuyển bám quỹ đạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 Hình 1. 9 Các trạng thái khác nhau của bộ khóa cơ Hình 1. 10 Tay robot không sử dụng nguồn dẫn động độc lập [5]. Tuy nhiên khi đang di chuyển thì không bao giờ đóng hay mở bàn tay, việc này chỉ xảy ra khi đang ở đích đến [5]. Các động cơ cùng hợp lực nén một khâu đàn hồi (lò xo 7) làm nguồn dẫn động chính của bàn tay, thay vì cần đến một động cơ riêng trang bị cho bàn tay, điều này làm cho bàn tay có thể đi với các robot khác nhau mà không cần can thiệp đến hệ thống điều khiển của robot đó. Tín hiệu điều khiển là thời điểm xuất hiện phản lực gây nén lò xo 7 sẽ xác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 định thời điểm cần đóng hay mở bàn tay. Khóa cơ khí 4,5,6 sẽ điều khiển bàn tay có trạng thái thích hợp theo yêu cầu công nghệ. 1.4 Tay đo PCMM Tay đo PCMM là một robot nhưng không trang bị động cơ mà vận hành bằng tay, nó có chức năng di chuyển điểm cuối theo một contour định trước để các encoder gắn với các khớp ghi lại quá trình chuyển động của các khâu tương ứng, từ đó dùng phương trình động học của robot tính toán được tọa độ của điểm lấy mẫu và xây dựng ra contour cần đo. Dữ liệu đo có thể xuất dưới dạng *.txt hoặc *.dwg. [6] Để thiết kế ra robot này cần giải quyết hai bài toán là độ chính xác của các khâu và các khớp thành phần [7], xác định điểm chạm trên mặt cầu sử dụng làm đầu đo tiếp xúc [8]. Hình 1. 11 Tay đo PCMM cấu hình robot hai khâu [6]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 Hình 1. 12 Dữ liệu đo một contuor trước và sau khi xử lý qua phần mềm [7]. Hình 1. 13 Vật thể đo sau khi xử lý smoothness trên Catia [8]. Robot này đặc biệt ở cấu trúc truyền động vừa bằng tay vừa bằng động cơ, nó cũng đặc biệt ở góc độ chức năng của nó là sử dụng như một máy CMM xách tay thay vì để sinh công cơ học như các robot khác. 1.5 Máy đo góc nghiêng bánh răng trụ Máy đo góc nghiêng bánh răng trụ là một robot chuyên dùng cho việc xác định và hiển thị số góc nghiêng răng β của các bánh răng trụ. Góc nghiêng này là tham số được ghi trên bản vẽ chế tạo bánh răng có độ chính xác tới 5”, tuy nhiên ngoại trừ Gear center có giá thành rất cao, chưa có một thiết bị chuyên dùng nào dùng để đo tham số này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 11 Hình 1. 14 Sơ đồ khai triển bước xoắn trên mặt trụ dùng thiết kế máy đo Để có cơ sở chính xác cho vấn đề này, xét sơ đồ khai triển hình 1.14. Muốn bám được đường chuẩn AC dưới dạng xoắn vít trụ cần có một cấu trúc hai bậc tự do, robot này được đề xuất như hình 1.15. Sử dụng một đầu đo với đường kính của con lăn kiểm tiêu chuẩn để có điểm tiếp xúc trên vòng chia của bánh răng. Hình 1. 15 Cấu trúc của máy đo dạng robot sử dụng đầu đo tiếp xúc Chuyển động điều chỉnh T1 được thực hiện bằng tay, các chuyển động (T2, Q1) phụ thuộc nhau tùy theo giá trị góc nghiêng β của bánh răng. tg (  )  CD AD (1.1) Sử dụng hai cảm biến để đo các đại lượng này sẽ xác định được chính xác góc nghiêng. Theo [10], quan hệ về độ phân giải của hai cảm biến đo các đại lượng này được xác định như hình 1.16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan