Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế cung cấp điện cho tuyến giao thông điện nam thăng long...

Tài liệu Thiết kế cung cấp điện cho tuyến giao thông điện nam thăng long

.PDF
43
215
52

Mô tả:

Thiết kế cung cấp điện cho tuyến giao thông điện Nam Thăng Long
Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Mục lục Nhận xét của nơi thực tập, giáo viên hướng dẫn. lời nói đầu........................................................................................................................3 PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƠI THỰC TẬP.............................................4 Phương thức cấp điện............................................................................................................17 Chiều cao của dây dẫn tiếp xúc.............................................................................................17 Hệ thống giám sát điều khiển tập trung trạm biến điện.....................................................17 Vị trí tuyến: Tuyến đi từ ga C1 (khu đô thị Ciputra, Nam Thăng LONG), đi qua huyện Từ Liêm giáp khu vực quy hoạch trung tâm hành chính của Hà Nội (khu Tây Hồ Tây), qua khu Viện Khoa Học Việt Nam sang quận Ba Đình theo phố Hoàng Hoa Thám gần chợ Bưởi – Chợ cửa ngõ thành phố cũ. Trên phố Hoàng Hoa Thám có trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, nhà thi đấu thể thao Quần Ngựa, trường trung học cơ sở Ba Đình, trường tư thục dân lập Hàn Thuyên. Đến gần khu Bách Thảo, Văn phòng Chính Phủ, tuyến chuyển sang đầu phố Thụy Khê, trường trung học phổ thông, trường trung học sở Chu Văn An, qua khu vực vườn hoa Mai Xuân Thưởng giáp đường Thanh Niên rồi đi theo đường Phan Đình Phùng qua cụm di tích lịch sử quốc gia, khu cấm Thành Thăng Long, về vườn hoa Hàng Đậu sang quận Hoàn Kiếm. Theo phố Hàng Giấy, chợ Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, qua Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài đến ga C11 ngã tư Hàng Bài – Trần Hưng Đạo.....................22 Nhìn chung tuyến đường sắt đô thị đi qua các khu vực có mật độ dân cư cao, nhiều điểm hút khách như trường học, khu thể thao, khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu phố cổ trung tâm thong mại … Do đó, tuyến sẽ có mật độ hành khách lớn. .........................................................................................................................................22 3.1 Máy biến áp chỉnh lưu..............................................................................................37 Máy biến áp tại các ga cho nhu cầu điện tại các ga.....................................................38 MBA để truyền tải tín hiệu (TTTH).............................................................................39 3.2. Máy cắt ...................................................................................................................39 3.3 Cầu chì trung áp........................................................................................................39 3.4 Thanh cái...................................................................................................................40 3.5 Chống sét van cho các trạm TĐK và các ga.............................................................40 3.6 Biến dòng cho cả TĐK và các ga.............................................................................40 3.7 Biến áp đo lường cho TĐK và các ga......................................................................41 3.8 Dao cách ly................................................................................................................41 Chương V-Chuyên đề nhỏ-Thiết kế trạm biến áp Giáp Nhất 3 kiểu trạm treo 15 5.1.1 Thuyết minh...................................................................................................15 5.1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật......................................................................................15 5.1.3 Phạm vi, giới hạn của báo cáo thiết kế kỹ thuật........................................15 5.1.4 Sự cần thiết phải xây trạm và mục tiêu xây dựng công trình.....................15 5.1.5 Tên công trình, địa điểm, cấp công trình và các giải pháp kỹ thuật............16 5.1.6 Lựa chọn thiết bị chính.................................................................................16 5.1.7 Các biện pháp phòng chống cháy nổ............................................................16 5.2 Các bản vẽ thi công công trình......................................................................17 5.2.1 Sơ đồ một sợi................................................................................................17 5.2.2 Sơ đồ nguyên lý dạng trạm treo...................................................................17 5.2.3 Sơ đồ nguyên lý tủ hạ thế............................................................................17 Trang-1 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Phần II- NGHIÊN CỨU VÀ LÀM QUEN VỚI CÔNG VIỆC PHỤC VỤ CHO THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO GIAO THÔNG ĐÔ THỊ...............................17 Chương 1- Các tiêu chuẩn thiết kế cung cấp điện cho giao thông điện..............17 1.1 Tiêu chuẩn đường sắt đô thị Việt Nam 2009...............................................................17 1.2 Tiêu chuẩn đường sắt đô thị châu Á (STRASYA)............................................24 Chương II-Dữ liệu đầu vào cho công việc thiết kế...............................................19 2.1 Giới thiệu về giao thông điện........................................................................19 2.2 Quy hoạch giao thông điện thành phố Hà Nội..............................................20 2.2.1 tình trạng giao thông tp Hà Nội và cách giải quyết.....................................20 2.2.2 Tìm hiểu về dự án tuyến số 2 Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo.............20 2.3 Nghiên cứu lựa chọn các phương án đi cho tuyến NTL-THĐ....................22 2.4 Nghiên cứu và lựa chọn loại toa tàu Metro cho tuyến.................................24 2.5 Phương pháp lựa chọn cấp nguồn cho tuyến..............................................26 2.5.1 Giải pháp cấp nguồn 110kV.........................................................................26 2.5.2 Giải pháp sử dụng nguồn trung thế 22kV....................................................27 2.6 Phương pháp lựa chọn loại hình cấp dòng và lưới điện kéo tiếp xúc.......27 2.6.1 Điện khí hóa xoay chiều...............................................................................27 2.6.2 Điện khí hóa một chiều.................................................................................28 2.7 Phương pháp lựa chọn sơ đồ cấp nguồn cho trạm điện kéo......................30 2.8 Phương pháp tính toán ngắn mạch và tính chọn cáp mạng trung áp...........33 2.8.1 Phương pháp tính toán ngắn mạch...............................................................33 2.8.2 Phương pháp tính chọn cáp mạng trung áp..................................................34 2.9 Phương pháp thiết kế trạm biến áp điện kéo..............................................35 2.9.1 Lựa chọn loại trạm điện kéo........................................................................35 2.9.2 Lựa chọn vị trí đặt trạm................................................................................36 2.9.3 Sơ đồ nguyên lý trạm....................................................................................37 CHƯƠNG III- NGHIÊN CỨU CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM ĐIỆN KÉO.....37 3.1 Máy biến áp...................................................................................................37 3.2 Máy cắt..........................................................................................................39 3.3 Cầu chì trung áp............................................................................................39 3.4 Thanh cái........................................................................................................39 3.5 Chống sét van cho các trạm điện kéo và các ga...........................................40 3.6 Biến dòng cho cả trạm điện kéo và các ga..................................................40 3.7 Biến áp đo lường trạm điện kéo và các ga..................................................41 3.8 Dao cách ly....................................................................................................41 Kết luận ........................................................................................................................42 Tài liệu tham khảo.......................................................................................................43 phụ lục LỜI NÓI ĐẦU Trang-2 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Ngày nay, điện năng là một phần thiết yếu trong sản xuất công nghiệp cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Để đảm bảo sản lượng và chất lượng điện năng cần thiết, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, đảm bảo an toàn cho thiết bị và sự làm việc ổn định trong toàn hệ thống cần phải sử dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả những phương tiện bảo vệ, thông tin, đo lường, điều khiển và điều chỉnh tự động trong hệ thống điện. Cùng với việc nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao của người dân thì đòi hỏi phải có nguồn cung cấp điện đủ lớn. Chính vì vậy vai trò của các trạm biến áp trung gian 110kV là cầu nối để đưa năng lượng điện đến với các loại phụ tải khác nhau. Trong địa bàn 1 tỉnh, thành phố thì những trạm biến áp 110kV chính là những nguồn cung cấp điện đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ. Từ nhu cầu của đề tài tốt nghiệp của em đó là “ thiết kế cung cấp điện cho tuyến giao thông điện Nam Thăng Long- Tràn Hưng Đạo” với xương sống là hệ thống lưới trung áp 22kV được lấy từ các trạm 110kV và đường đây trung thế do các công ty điện lực quản lý, nên trong thời gian thực tập vừa qua tại trạm biến áp 110kV Thượng Đình và Công ty Điện lực Thanh Xuân em đã thu thập được những dữ liệu quý báu cho đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn các anh trong trạm và các thầy giáo hướng dẫn đặc biệt là thầy Lê Mạnh Việt và thầy Đặng Việt Phúc đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của e trong quá trình thực tập. Do thời gian có hạn và lượng kiến thức thực tế còn hạn chế nên trong báo cáo này còn chưa được như ý, mong nhận được sự giúp đỡ của các anh, các thầy để trong thời gian tới làm đồ án tốt nghiệp sẽ tốt đẹp hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƠI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP. Trang-3 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Chương I- Tổng công ty điện lực Hà Nội 1.1 Truyền thống tổng công ty điện lực Hà Nội. Tổng công ty điện lực Hà Nội được khởi công xây dựng vào ngày 6 tháng 12 năm 1892 tại phố Frăng-xi-Gác-ni-ê bên cạnh hồ Hoàn Kiếm ( nay là số 69 phố Đinh Tiên Hoàng) với 2 tổ máy phát điện 1 chiều công suất 500 KW. Từ khi đó cho tới nay tổng công ty đã chải qua nhiều giai đoạn phát triển. Từ năm 1995, Sở Điện lực Hà Nội, từ một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trở thành đơn vị hạch toán độc lập và được đổi tên thành Công ty Điện lực TP. Hà Nội, là thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ( nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam). 1.2 Lĩnh vực hoạt động. Tổng công ty điện lực Hà Nội trực thuộc tập đoàng điện lực Việt Nam hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực quanh nghành điện như sau: phát diện, truyền tải điện, phân phối, bán điện; tư vấn, đầu tư, thiết kế xây dựng công trình đường dây, trạm biến áp đến 110kV; lập dự án đầu tư, quản lý dự án xây dựng công trình; các dịnh vụ tư vấn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, quản lý dự án; xây lắp các công trình điện các công trình bưu chính viễn thông; thí nghiệm điều chỉnh thiết bị điện lực; sản xuất vật tư, thiết bị điên- bưu chính viễn thông; buôn bán các thiết bị điện- viễn thông- thông tin, điện tử; tài chính, đất dai; dạy nghề, tổ chức đào tạo xuất khẩu lao động… 1.3 Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận, hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện. 1.3.1 phần thứ nhất: Nguyên tắc chung “những điều quy định cho tất cả những người làm công tác về điện”. - Phạm vi áp dụng quy trình - Những điều kiện được công tác trong nghành điện. - Xử lý khi vi phạm quy trình. - Chế độ phiếu thao tác và cách thi hành.. - Những biện pháp bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc. + Biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc: cắt điện, treo biển báo và đặt rào chắn, kiểm tra không còn điện, đặt tiếp đất. + Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi làm việc. - Những biện pháp an toàn khi làm việc trên cao. 1.3.2 Phần thứ hai:Những biện pháp an toàn khi làm công tác quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây cao, hạ áp và trạm biến áp. - Biện pháp an toàn khi công tác ở các trạm biến áp. - Biện pháp an toàn khi tiếp xúc với thiết bị điện. - Biện pháp an toàn khi làm công tác quản lý, vận hành, sửa chữa đường dây cao, hạ áp. - Làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng bộ. - Làm việc ở những động cơ điện áp cao. 1.3.3 phần thứ ba:Những biện pháp an toàn khi xây dựng đường cáp điện ngầm, đường dây cao áp trên không, mắc dây điện và trạm biến áp. - Biện pháp an toàn khi xây dựng đường dây cáp ngầm điện áp 6kV đến 35kV. Trang-4 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. - Biện pháp an toàn khi xây dựng đường dây dẫn điện gần đường dây cao áp đang có điện. - Lắp đặt dây dẫn và dây chống sét trong vùng ảnh hưởng của dây cao áp đang vận hành. - Biện pháp an toàn khi xây dựng đường dây cao, hạ áp trên không. - Những biện pháp an toàn khi làm công tác mắc dây, đặt điện hạ áp. - Biện pháp an toàn khi xây dựng trạm biến áp trong nhà và ngoài trời. 1.3.4 Phần thứ tư: những biện pháp an toàn khi làm công tác thí nghiệm và đo đếm. - Những biện pháp an toàn khi thí nghiệm thiết bị điện cao áp. - Những biện pháp an toàn khi tháo lắp đồng hô, rơle và thiết bị thông tin. - Những biện pháp an toàn khi giữ công tơ điện. 1.3 Cơ cấu tổ chức của tổng công ty. Hình 1.1- sơ đồ tổ chức của tổng công ty điện lực Hà Nội. Trang-5 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Chương II-Tổng quát về Công ty Lưới điện cao thế Giới thiệu về Công ty lưới điện Cao Thế Hà Nội. Là 1 công ty con của tổng công ty điện lực Hà Nội, hoạt động theo hình thức công ty mẹ công ty con. Công ty trực tiếp quản lý tất cả các trạm biến áp, các đường dây tải điện có cấp điện áp 110KV cung cấp cho toàn bộ điện bàn thành phố Hà Nội và Hà Tây cũ. 2.2 Chức năng nhiệm vụ Quản lý, sửa chữa, thí nghiệm, vận hành các trạm biến áp 110KV, đường dây 110kV và các thiết bị điện cao thế tới cấp điện áp 110kV trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.3 Sơ đồ tổ chức của công ty. Sơ đồ tổ chức của công ty cũng tương tự đối với tổng công ty. Tức là, cũng có các phòng- ban quản lý tham gia các hoạt động đấu thầu, kinh doanh và quản lý- vận hành- sửa chữa các trạm điện 110kV trên địa bàn thành phố. 2.1 Hình 1.2- sơ đồ tổ chức công ty lưới điện cao thế Hà Nội. Trang-6 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Chương III- Giới thiệu về trạm 110kV E5- Thượng Đình 3.1 Giới thiệu. Trạm biến áp E5 được xây dựng trên địa phận phường Thượng Đình quận Thanh Xuân- Hà Nội. Đây là trạm trọng điểm cấp điện cho toàn bộ quận Thanh Xuân, 1 phần cho các quận Hoàng Mai, Đống Đa, huyện Từ Liêm và Thanh Trì. Trạm có 3 máy biến áp để hạ lưới điện từ 110kV xuống 22kV và 6kV để tạo thành lưới trung thế cấp cho phụ tải. Bên cạnh đó là các hệ thống bảo vệ, an toàn, bù công suất đi kèm là các dao cách ly, máy cắt, các loại rơle, các thiết bị đo lường điều khiển, scada… Trạm E5 gồm có trạm trưởng và 6 trưởng kíp, 4 nhân viên làm việc vận hành theo lịch đi của trưởng ca. Nhân viên trực trạm E5 phải nắm rõ các quy trình, các tính năng và sử dụng một cách thành thạo các thiết bị vận hành tại trạm E5 nhận lệnh thao tác các thiết bị trực tiếp của các điều độ viên A1, B1. 3.2 Sơ đồ hoạt động của trạm. 3.2.1 sơ đồ nguyên lý trạm. (phụ lục) Trạm E5 được cấp nguồn từ 2 lộ 174 và 176 tại trạm 220kV Hà Đông. Hình 1.3- sơ đồ nguyên lý trạm E5. 3.2.2 Thuyết minh sơ đồ. Trang-7 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Phía cao áp của trạm có cấu trúc theo kiểu cầu đủ. Tức là, gồm có 5 máy cắt cao áp, 2 máy cắt phía đường dây là 171 và 172, 2 máy cắt phía máy biến áp là 131 và 132, máy cắt liên lạc 112. Đi kèm với các máy cắt đó là các dao cách ly được đánh tên giống máy cắt đi kèm và thêm 1 số chỉ lần lượt là: 171-1, 172-2, 131-1, 132-2, 133-3, 112-1 và 112-2. Bảo vệ phía đường dây khi cắt máy cắt đường dây có dao tiếp địa 171-76 và 172-76, 133-35 còn phía máy biến áp có các chống sét van đặt ở các phía đầu ra của máy: phía 110kV là CS -1T1 và CS -1T2, CS-133 phía 22kV là CS- 4T1 và CS-4T2, CS-4T3, phía 6kV là CS-6T1, CS-6T2, CS- 6T3. Hai thanh cái C41 và C42 lần lượt được cấp nguồn từ đầu ra của 2 máy biến áp T1 và T2, liên lạc giữa hai thanh cái C41 và C41 được liên động bởi máy cắt liên lạc 412. Thanh cái C62 được cấp nguồn từ đầu ra 6kV của máy biến áp T2 còn thanh cái C63 được cấp nguồn từ máy biến áp T3. Liên lạc giữa hai thanh cái C62 và C63 nhờ có máy cắt 623. Các lộ đầu ra của các máy biến áp được cáp trung áp ngầm đưa tới các thanh cái đặt trong phong phân phối 22kV và 6kV. Trong phòng này sẽ chia ra các ngăn lộ riêng. Ngăn lộ thanh cái C41 chứa máy cắt 431 và thanh cái C41. Từ đây, sẽ chia ra thành các ngăn lộ như 471, 473, 475, 477… cung cấp cho lưới trung thế thành phố. Tại mỗi thanh cái sẽ có 1 ngăn lộ chưa máy biến điện áp TU nhằm thực hiện đo lường và bảo vệ, đối với thanh cái C41 thì đó là ngăn lộ TU-C$41. Đối với thanh cái C42 cũng có các ngăn lộ tương ứng như C41 đó là: 470, 472, 474,476,478, 480, 482. Ngoài ra để liên lạc giữa hai thanh cái này có thêm ngăn lộ 412 chứa máy cắt 412 làm nhiệm vụ liên lạc giữa 2 thanh cái. Máy cắt này phải được mở ra trong điều kiện C41 và C42 được cấp điện bình thường. Đối với hai thanh cái phía 6kV là C62 và C63 cũng có cấu trúc tương tự như hai thanh cái C41 và C42. Việc điều khiển các máy cắt và dao cách lý cả phía cao áp và trung áp đều có hai phương pháp điều khiển: bằng điện và bằng cơ khí. Đối với cách điều khiển bằng điện thì có thể điều khiển từ xa hoặc tại chỗ bằng cách vặn núm điều chỉnh bên trong tủ của máy cắt hoặc dao cách ly đặt tại chân cột đỡ chúng và chỉnh núm đó sang vị trí “Remote” là điều khiển từ xa hay “local” là điều khiển tại chỗ. Nếu điều khiển tại chỗ thì sau khi chỉnh xong thì mới có thế ấn vào 2 nút open hay close được, nếu chưa chỉnh về local thì 2 nút đó sẽ bị vô tác dụng. Còn trong trường hợp “Remote” thì chỉ có thể quan sát qua trạng thái đèn báo. Nếu trường hợp không thể điều khiển bằng điện được thì phải thao tác bằng cơ khí bằng cách đưa tay khóa chuyên dùng của máy cắt, dao cách ly vào núm xoay tại tủ tích năng của lò xo xoay để thao tác đong- cắt. Trong điều kiện làm việc bình thường thì các máy cắt cao áp, dao cách ly cao áp phía đường dây và phía máy biến áp phải được đóng lại còn máy cắt liên lạc phải được mở ra chỉ khi nào có sự cố, bảo dưỡng hoặc tách máy biến áp nào đó thì mới cho phép đóng máy cắt này. Các dao tiếp địa cũng phải được mở ra, nó chỉ được đóng lại khi đã cắt máy cắt và dao cách ly. Trong trường hợp thao tác thì phải chắc chắn rằng đã cắt máy cắt, dao cách ly đảm bảo đóng dao tiếp địa và thử đèn hết điện thì mới được thao tác. Nguyên tắc thao tác đối với các thiết bị phía cao áp. Trong trường hợp cắt điện phía 110kV ngừng cung cấp cho trạm và cắt toàn bộ phụ tải đầu ra nhằm cô lập trạm phục vụ mục đích nào đó thì phải làm lần lượt theo trình tự quy đinh: Trang-8 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Thứ nhất, phải cắt các máy cắt phụ tải tại từng ngăn lộ. Thứ hai, mới cắt đến máy cắt phân đoạn cho thanh cái. Thứ ba, cắt các máy cắt cao áp 131, 132, 133 phía máy biến áp. Thứ tư, cắt các máy cắt 171, 172 phía đường dây. Thứ năm, cắt các dao cách ly 171-1, 172-2, 133-3, 131-1, 132-2. Thứ sáu, đóng các dao tiếp địa 171-76, 172-76, 133-35. Chỉ trong các trường hợp đặc biệt ảnh hưởng lớn đến tài sản hay tính mạng con người mới cho phép thao tác cắt khẩn cấp tại phía 110kV. Một số sơ đồ AC-DC của trạm. 3.3.1 Sơ đồ nguồn xoay chiều trạm. 3.3 Hình 2.1- sơ đồ phân phối nguồn xoay chiều trạm E5. Hệ thống cung cấp điện xoay chiều cho trạm E5 được cấp năng lượng bởi hai máy biến áp tự dùng TU1 và TU2 lấy điện từ hai thanh cái C42 và C62 để hạ áp xuống 0,4kV đưa đến thanh cái tổng sau đó phân phối cho các phụ tải. 3.3.2 Sơ đồ phân phối điện một chiều. Trang-9 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Hình 2.2- sơ đồ tự dùng một chiều trạm E5. Trên sơ đồ hình 2.2 ta thấy cấu tạo hệ thống cung cấp điện 1 chiều cho trạm E5 gồm có bộ ắc qui có dung lượng 236AH- 220VDC, được ghép nối tiếp từ các ắc qui dời. Hai tủ nạp 1 và nạp 2 có nhiệm vụ nắn dòng điện xoay chiều thành 1 chiều để nạp cho bộ ăcqui khi ăcqui phóng hết hay cấp điện trực tiếp vào thanh cái để cấp điện cho các phụ tải dùng điện 1 chiều. Để bảo vệ các tủ nạp và bộ ăcqui có bố trí các cầu chì tổng và cầu chì nhánh tại các đầu ra của tủ nạp và tới thanh cái tổng. 3.4 Các loại bảo vệ tại trạm E5. Bảo vệ đường dây thì gồm có bảo vệ khoảng cách và chống sét van. Bảo vệ thanh cái thì bao gồm chống so lệch pha, mất pha, quá dòng, chạm đất, quá áp… Bảo vệ máy biến áp gồm có Bảo vệ so lệch, bảo vệ dòng dầu, bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ khí gas, bảo vệ áp lực dầu, bảo vệ quá nhiệt độ. Bảo vệ máy cắt Bảo vệ thiết bị đo lường điều khiển. Bảo vệ báo hư hỏng Bảo vệ mất nguồn AC, DC 3.5 Các thông số kỹ thuật của các thiết bị tại trạm E5- Thượng Đình. ( phụ lục 1) 3.6 Một số hình ảnh thực tế tại trạm (phụ lục 6) Chương IV- Công ty Điện lực Thanh Xuân Trang-10 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. 4.1 Giới thiệu về công ty Điện lực Thanh Xuân. Là 1 công ty thành viên của tổng công ty điện lực Hà Nội, hoạt động theo hình thức công ty mẹ công ty con. Là đơn vị trực tiếp quản lý đường dây trung thế trên địa phận quận Thanh Xuân, các trạm biến áp hạ thế, các thủ tục đấu nối mua bán điện trực tiếp đến đơn vị tiêu thụ điện năng trên địa bàn quận. 4.2 Sơ đồ tổ chức của công ty. Hình 4.1- sơ đồ tổ chức công ty điện lực Thanh Xuân. 4.3 Chức năng – nhiệm vụ. Trong cơ cấu của công ty có nhiều phòng ban và các đội, mỗi đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ đã được phân công theo ý nghĩa tên. Do thời gian thực tập tại công ty của em có hạn nên em chỉ được phân công thực tập tại phòng kỹ thuật- an toàn. Do vậy mà em chỉ nắm bắt được những công việc do phòng đảm nhiệm ví dụ như: thí nghiệm các thiết bị trước và sau khi đưa vào vận hành, nghiệm thu các công trình về trạm biến áp, dây cáp, kiểm tra an toàn trước và sau khi đóng điện, thủ tục mua- bán điện… 4.4 Những công trình, thiết bị do công ty quản lý. 4.4.1 Sơ đồ lưới điện trung thế. (xem chi tiết phụ lục 2) Trang-11 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Hình 4.2 sơ đồ lưới điện trung thế quận Thanh Xuân. Lưới điện trung thế của quận Thanh Xuân được lấy chủ yếu tại trạm biến áp trung gian E5- Thượng Đình, một phần được lấy từ 3 trạm trung gian khác là trạm E20, E25, E13. Sơ đồ vận hành lưới điện theo cấu trúc mạch vòng kín- vận hành hở trừ một số lộ có điện áp 6kV thì theo dạng mạch nhánh. Lưới trung thế bao gồm 3 cấp điện áp 22kV, 10kV và 6kV có thể đi trên không hoặc đi ngầm như ký hiệu trên bản vẽ ( phụ lục 2). Kết cấu các trạm biến áp có thể là các dạng như sau: trạm treo, trạm xây, trạm 1 cột, trạm trọn bộ. Tùy theo yêu câu kỹ thuật sẽ lựa chọn loại trạm tương ứng. Trang-12 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Hình 4.3- sơ đồ nguyên lý dạng trạm treo. Hình 4.4 sơ đồ nguyên lý trạm 1 cột. Đối với những trạm được vận hành theo kiểu mạch vòng kín vận hành hở thì sẽ được dung cấp nguồn từ 2 lộ trung áp tới và có sơ đồ nguyên lý như hình 4.5, còn đối với những trạm chỉ được cấp từ 1 nguồn thì có dạng hình 4.6( gọi là trạm cộc). Cấu tạo bên trong trạm đều bao gồm cầu dao phụ tải, cầu chì tự dơi, máy biến ápđược đặt bên ngoài còn biến dòng điện, áptomat tổng- nhánh, thanh cái… được đấu nối đặt trong tủ hạ thế. Trang-13 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Hình 4.5- sơ đồ 1 sợi trạm biến áp có 2 nguồn cấp. Hình 4.6- sơ đồ nguyên lý trạm được cấp bởi 1 nguồn. 4.4.2 Báo cáo thu gọn các thiết bị công ty quản lý tính đến tháng 12-2010. Tổng số trạm biến áp: Tài sản công ty Tài sản khách hàng Tổng số 316 131 447 Tổng số máy biến áp: Tài sản công ty Tài sản khách hàng Tổng số 338 151 489 Tổng dung lượng máy biến áp: Trang-14 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Đơn vị Dung lượng (kVA) Số MBA Công ty 156950 338 Khách hàng 97500 151 Tổng 254450 489 Tổng hợp số máy biến áp theo dung lượng: (phụ lục 3.1) Các công trình mới đưa vào vận hành trong tháng. (phụ lục 3.2) Khối lượng tăng giảm đường dây trung thế trong tháng. (phụ lục 3.3) Khối lượng đường dây trung thế đang quản lý vận hành trong tháng (phụ lục 3.4) Khối lương đường dây hạ thế đang quản lý vận hành trong tháng (phụ lục 3.5) Khối lượng tụ bù đang quản lý vận hành (phụ lục 3.6). Khối dao cách ly đang quản lý vận hành (phụ lục 3.7). Khối lượng dao phụ tải đang quản lý vận hành (phụ lục 3.8). Khối lượng tủ RMU đang quản lý vận hành (phụ lục 3.9). Khối lượng chống sét đang quản lý vận hành (phụ lục 3.10). Khối lượng SI đang quản lý vận hành (phụ lục 3.11). Chương V- Chuyên đề nhỏ- Thiết kế trạm biến áp Giáp Nhất 3 kiểu trạm treo 5.1 Thuyết minh 5.1.1 Cơ sở pháp lý để lập phương án thiết kế- kỹ thuật Hợp đồng kinh tế giữa bên mời thầu và nhà thầu. Phương án kỹ thuật của Điện lực lập. Bản vẽ thỏa thuận vị trí đặt trạm biến áp giữa Điện lực và UBND Phường. 5.1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật Quy phạm Trang bị điện do Bộ Công nghiệp ban hành ngày 11/07/2006. Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật năm 2007 và các quy định của tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện. 5.1.3 Phạm vi, giới hạn của báo cáo thiết kế- kỹ thuật. Xây dựng mới đường cáp ngầm cao thế cấp nguồn cho trạm. Xây dựng mới trạm biến áp kiểu trạm treo, công suất 400KVA- Điện áp 22+2*2,5%/0,4kV. Xây dựng mới đường trục hạ thế sử dụng cáp Nhôm vặn xoắn sau trạm biến áp Giáp Nhất 3 để cung cấp điện san tải cho các trạm biến áp Nhân Chính 8, Giáp Nhất 1 và 2. 5.1.4 Sự cần thiết phải xây trạm và mục tiêu xây dựng công trình. Do nhu cầu sử dụng điện tăng cao nên trạm biến áp Nhân Chính 8, Giáp nhất 1 và 2 đang vận hành đầy tải, bán kính cấp điện xa. Để thực hiện san tải thì phải xây dựng mới trạm biến áp Giáp Nhất 3. Nhằm mục tiêu cung cấp điện ổn định và đủ công suất cho nhu cầu sử dụng điện của khách hàng có tính đến khả năng phát triển của phụ tải trong tương lai. 5.1.5 Tên công trình, địa điểm, cấp công trình và các giải pháp kỹ thuật. Tên công trình: Xây dựng mới trạm biến áp Giáp Nhất 3. Địa điểm xây dựng: Tổ 2 Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh, Xuân Hà Nội. Trang-15 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Cấp công trình: công trình năng lượng cấp III thuộc nhóm C. Các giải pháp kỹ thuật: Trạm biến áp Giáp Nhất 3 được xây theo kiểu trạm treo, dung lượng máy biến áp(MBA) 400kVA- 6(22)kV+2*2,5%/0,4kV, tổ đấu dây ∆/Y011. Nguồn cấp: nguồn cấp là lưới điện trung thế điện áp 6kV từ lộ 691E5. Đấu nối tại cột trạm Giáp Nhất 1. Lắp đặt 1 bộ cầu dao phụ tải và 1 bộ chống sét van tại điểm đấu nối. Trạm biến áp: được chia thành 2 khối là khối thiết bị đóng cắt trung thế và khối máy biến áp và tủ hạ thế. Khối thiết bị đóng cắt trung thế bao gồm 1 bộ cầu dao phụ tải bố trí trên đỉnh cột đỡ, 1 cầu chì tự dơi bố trí ngay sau cầu dao phụ tải và trước máy biến áp để bảo vệ. Máy biến áp được treo trên 2 cột đơ bê tông ly tâm có bố trí ghế thao tác, còn tủ hạ thế làm bằng thép sơn tĩnh điện đặt trên móng tủ hoặc treo ở chân cột đỡ cách mặt đất tự nhiên 0,3m, bên trong tủ có 1 aptomat tổng 3 pha 3 cực 630A-600V-50kA đặt ở đầu ra hạ áp của máy biến áp , 6 máy biến dòng điện 600/5A cho mạch đo đếm và bảo vệ, 1 công tơ 3 pha, 3 công tơ 1 pha, 3 ampe kế xoay chiều 0-800A, 1 vôn kế xoay chiều 0-500V, 3 bộ chống sét hạ thế 0,5kV. Cáp từ hạ thế máy biến áp tới tủ sử dụng loại cáp AL/XLPE/PVC- 0,6/1kV2*(1*185mm2)/1 pha. Nối đất trạm: trạm được bố trí 1 hệ thông tiếp địa chung cho cả tiếp địa an toàn và tiếp địa làm việc. Hệ tiếp địa gồm 6 cọc thép góc kích thước L63x63x6mm, dài 2,5m đóng sâu dưới mặt đất, liên kết giữa các cọc thép bằng thép dẹt 40x4mm. Tiếp địa an toàn, tiếp địa làm việc, tiếp địa hệ thống đươc dẫn theo các nhánh riêng xuống hẹ thống tiếp địa bằng các cách riêng, sử dụng thép tròn đường kính 10mm . Tiếp địa trung tính máy biến áp sử dụng thép dẹt 40x4mm. Tất cả các vật liệu bằng thép tiếp địa được mạ kẽm nhũng nóng. Điện trở tiếp địa Rtd ≤ 4Ω, nếu lớn hơn thì bổ xung thêm cọc thép. 5.1.6 Lựa chọn thiết bị chính. Máy biến áp (phụ lục 4.1) Cầu dao phụ tải ( phụ lục 4.2) Tủ hạ thế (phụ lục 4.3) Cáp ngầm cao thế (phụ lục 4.4) Cáp hạ thế (phụ lục 4.5 Ghi chú: khi thi công có thể thay đổi chủng loại thiết bị vật tư phù hợp với thị trường, nhưng phải có tính năng và thông số kỹ thuật tương đương. Cách điện của các thiết bị theo cấp điện áp 24kV, có khoảng cách đường bò cách điện ≥ 440mm. Tất cả các chi tiết sắt được mã kẽm nhúng nóng. Các vật tư thiết bị khác theo bộ tiêu chuẩn kỹ thuật năm 2007 của tổng Công ty Điện lực Hà Nội hoặc tiêu chuẩn IEC. 5.1.7 Các biện pháp phòng chống cháy nổ Đơn vị thi công cần phải chú ý: Lắp đặt các thiết bị đảm bảo chắc chắn, tiếp xúc tốt, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Thu dọn đất thừa, đất thải, vật liệu, dụng cụ thi công … dỡ các rào chắn tạm thời, biển báo sau khi hoàn thiện công trình. Trang-16 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. 5.2 5.2.1 5.2.2 5.2.3 Các bản vẽ thi công công trình. Sơ đồ 1 sợi (phụ lục 5.1). Sơ đồ nguyên lý dạng trạm treo ( phụ lục 5.2). Sơ đồ nguyên lý tủ hạ thế ( phụ lục 5.3). Phần II- NGHIÊN CỨU VÀ LÀM QUEN VỚI CÔNG VIỆC PHỤC VỤ CHO THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN CHO GIAO THÔNG ĐÔ THỊ. Chương I- Các tiêu chuẩn thiết kế cung cấp điện cho giao thông điện 1.1. Tiêu chuẩn đường sắt đô thị Việt Nam 2009 Tiêu chuẩn đường sắt đô thị này nhằm quy định các tiêu chuẩn chủ yếu và một số tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến việc xây dựng đường sắt đô thị chuyên chở khối lượng vừa và lớn như đường tàu điện ngầm, đường sắt trên cao và đường trên mặt đất qua vùng ngoại thành. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho việc xây dựng đường sắt đô thị (ngoại trừ đường sắt đặc thù) chuyên chở khối lượng vừa và lớn với mức 30000 người/hướng/giờ trong nội và ngoại thành, bao gồm đường tàu điện ngầm, đường sắt trên cao và đường sắt trên mặt đất. Phương thức cấp điện Đường sắt đô thị về cơ bản là đường sắt điện khí hóa với phương thức cấp điện tiêu chuẩn là mắc dây đơn trên cao dùng điện áp điện một chiều 1.500V. Tuy nhiên, tại những tuyến đường có kế hoạch khai thác chung với loại hình đường sắt khác, nếu cần thiết cũng có thể sử dụng điện áp tiêu chuẩn điện xoay chiều 25kV/50Hz. Chiều cao của dây dẫn tiếp xúc Chiều cao từ mặt ray đến đường dây dẫn tiếp xúc trên cao lắp theo kiểu dây đơn dùng trong đường sắt có tiêu chuẩn là 5m, đối với loại dùng điện một chiều không nhỏ hơn 4,4m, đối với loại dùng điện xoay chiều không nhỏ hơn 4,57m. Ray: khổ ray 1435 mm loại 60kg/m. Hệ thống giám sát điều khiển tập trung trạm biến điện Hệ thống trung tâm điều khiển trạm biến điện từ xa và hệ thống giám sát điều khiển kèm theo hệ thống liên động bảo vệ các loại trạm biến điện được kết nối với nhau bằng cáp điều khiển và có lắp hệ thống giám sát điều khiển tập trung trạm biến điện để giám sát - điều khiển các trạm biến điện này. Nguồn điện của phương tiện Nguồn điện được quy định là DC1500V. Trang-17 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. 1.2 Tiêu chuẩn đường sắt đô thị châu Á (STRASYA) Tiêu chuẩn này được giới hạn cho tuyến đường sắt đô thị số 2 tại Hà Nội đoạn Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo. Đặc điểm kỹ thuật chung: Tài liệu này không trình bày cách xác định mạng lưới giao thông vận tải, phần đi ngầm hay đi trên cao của tuyến cũng như kỹ năng quản lý khai thác , v.v. Tài liệu này trình bày xác định ra các tiêu chuẩn cơ bản cho hệ thống đường sắt đô thị và thiết bị, sau khi xác nhận được năng lực vận chuyển và bố trí trắc ngang tuyến . Năng lực vận chuyển được xem xét trong khoảng 30.000 người / giờ. ờ Đường ray đôi ờ Hệ thống điện DC 1.500V trên cao Điện áp tiêu chuẩn là 1.500V DC với hệ thống cáp tiếp xúc. Điện áp sử dụng : DC 1.500V Khoảng điện áp dao động : DC 900V – 1,800V Điện áp trên dây nhằm đảm bảo sự hoạt động DC 1.500V cho động lực. DC 1.650V cho hãm phục hồi . ồ Tốc độ khai thác tối đa khoảng 110 km/h Nguyên tắc chung sắp xếp lập đoàn tàu: Tc-M-M-Tc hay Tc-M-M-T-M-Tc (Tc : toa kéo có cabin lái , T : toa kéo , M : toa có động cơ ) Các loại toa xe cần phải được hạn chế nhằm giảm các dự trữ 1) Khổ giới hạn đường: 1.435mm Tải trọng trục : nhỏ hơn 14 tấn giờ cao điểm Trọng lượng thùng xe: Tc = 25,7 tấn, T = 22,4 tấn , M = 28,2 tấn Sức chứa hành khách. Ngồi : Tc = 48, T & M = 54 Ngồi và đứng : Tc = 147, T & M = 162 Tổng quan hệ thống động lực kéo đẩy. Mạch chính Kiểm soát đồng thời 4-motor x 2 nhóm + Kiểm soát đồng thời 4-motor x 1 nhóm Bộ biến điện loại PWM sử dụng transitor IGBT. Phương pháp điều khiển Điều khiển tăng và giảm tốc tự động thông qua bộ biến điện VVVF . Kiểm soát độ phù hợp điện áp . Có đặc điểm hãm phục hồi điện . Chương II- Dữ liệu đầu vào cho công việc thiết kế. 2.1 Giới thiệu về giao thông điện. Trang-18 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Các lĩnh vực sử dụng giao thông điện bao gồm: Giao thông đường sắt có đầu máy điện kéo các toa xe chở hàng hoặc chở khách, đoàn tàu gồm các toa xe gắn môtơ điện thường dùng chở khách trên các đường ngoại ô ở các thành phố lớn, giao thông thành phố có tàu điện bánh sắt, xe điện bánh hơi, tàu điện ngầm, giao thông công nghiệp có đầu máy điện kéo các xe goòng chở than trong các hầm lò, đầu máy điện kéo các toa xe chở nguyên vật liệu và công nhân trong các xí nghiệp. Tất cả các loại giao thông điện sử dụng trong các lĩnh vực nêu trên có chung một cơ sở nguyên lý làm việc và có thể biểu thị khái quát quá trình làm việc bằng sơ đồ khối sau đây: 1 2 3 4 5 6 7 9 §C 8 10 Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý làm việc giao thông điện Trên sơ đồ: 1. Nhà máy điện. 2. Trạm biến áp. 3. Đường dây cao áp 3 pha. 4. Trạm điện kéo. 5. Dây cung cấp (phía mạng tiếp xúc). 6. Dây về (nối đất, nối ray). 7. Hệ thống dây tiếp xúc. 8. Đầu máy điện. 9. Cần tiếp điện. 10. Đường ray. Trang-19 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc. Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Tổng Công ty Điện lực Hà Nội. Tất cả các loại giao thông điện (trên đường ray) sử dụng trong các lĩnh vực nêu trên đều dùng động cơ điện kéo. Việc truyền tải năng lượng điện từ nhà máy điện tới các động cơ điện kéo đặt trên các đầu máy hoặc các toa xe được thực hiện nhờ các trạm biến áp, các đường dây cao áp với các cấp điện áp khác nhau và các trạm điện kéo. Trong các trạm điện kéo điện năng được biến đổi theo từng loại dòng điện và điện áp phù hợp với loại động cơ điện kéo trên đầu máy, sau đó theo hệ thống dây tiếp xúc điện được cung cấp đến các động cơ điện kéo. Động cơ điện kéo làm việc và theo hệ truyền động làm chuyển động các bánh xe của đầu máy (mạch vòng của dòng điện là đi theo đường ray trở về trạm). 2.2 Quy hoạch giao thông điện TP Hà Nội 2.2.1 Tình trạng giao thông tp Hà Nội và cách giải quyết Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng tăng là một trong những vấn đề gây bức xúc nhất trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng của thành phố Hà nội: dân số thành phố dự kiến tăng từ khoảng 3 triệu người năm 2005 với 84.5% số hộ gia đình có xe máy, lên đến 4,5 triệu người vào năm 2020. Tỉ lệ số người có xe ô tô hiện còn thấp, tuy nhiên con số này dự kiến sẽ tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế. Với kết quả dự báo cho thấy nhu cầu giao thông sẽ ngày càng tăng (ví dụ lưu lượng giao thông dự kiến tăng từ 6.3 triệu lượt một ngày năm 2005 lên 9.8 triệu lượt một ngày vào năm 2020), vấn đề ách tắc giao thông sẽ càng trở nên nghiêm trọng nếu không tìm ra được một giải pháp căn bản. Do gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng hiện nay (xe buýt) hoặc hệ thống đường bộ nên việc xây dựng một hệ thống đường sắt đô thị được xem như một giải pháp cho tình trạng ách tắc giao thông. Trong bối cảnh như vậy, Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà nội nước CHXHCN Việt Nam (HAIDEP) hiện do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JICA) thực hiện đã đề xuất xây dựng một mạng lưới đường sắt đô thị. Đề xuất xây dưng 4 tuyến: Tuyến UMRT1: Ngọc Hồi đến Yên Viên, Như Quỳnh. Tuyến UMRT2: Hà Đông đến Nội Bài. Tuyến UMRT3: Nhổn – Hai Bà Trưng, Hòa Lạc – Ba Đình. Tuyến UMRT4: Đường vòng liên kết với các tuyến UMRT1, 2, 3. 2.2.2 Tìm hiểu về dự án tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo Trong số các dự án đường sắt đô thị do HAIDEP đề xuất, Chính phủ Việt nam đặt ưu tiên cao cho Dự án Xây dựng Tuyến Đường sắt Đô thị Thành phố Hà Nội (Tuyến số 2: Từ Liêm / Nam Thăng Long - Thượng Đình), trong đó Chính phủ đã yêu cầu JBIC hỗ trợ nghiên cứu SAPROF. Cơ quan JBIC tại Hà Nội hiểu rõ tầm quan trọng của dự án, nhưng nhận thấy cần xem xét kỹ sự cần thiết, tính hợp lý và qui mô của dự án, cơ cấu thực hiện, cơ cấu khai thác, vận hành và bảo dưỡng vv. Do vậy, nghiên cứu SAPROF đã được triển khai thực hiện để xây dựng dự án mang tính bền vững và hiệu quả hơn, nhằm đảm bảo đem lại kết quả cao. Mục tiêu: Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng hiện đại hóa nhằm nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn cho người tham gia Trang-20 SVTH: Trịnh Quang Dũng. GVHD: PGS-TS Lê Mạnh Việt- KS Đặng Việt Phúc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145