Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế mooc kéo chuyên chở xe con (word + bản vẽ)...

Tài liệu Thiết kế mooc kéo chuyên chở xe con (word + bản vẽ)

.DOC
115
498
92

Mô tả:

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BỘ MÔN Ô TÔ VÀ XE CHUYÊN DỤNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: THIẾT KẾ MOOC KÉO CHUYÊN CHỞ XE CON Cán bộ hướng dẫn : Phạm Huy Hường Sinh viên thực hiện: Nguyễn Nam Cường Lớp : ÔTÔ K49 -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hà Nội Mục lục Lời nói đầu…………………………………………………………………….. 1 Chương 1: Tổng quan về mooc kéo chuyên chở xe con …………………… 2 1. Khái quát chung …………………………………………………………… 2 2.1. Theo số lượng xe chuyên chở……………………………………………2 2 2. Phân loại…………………………………………………………………… 2.2. Theo kết cấu mooc………………………………………………………. 3. Tiêu chuẩn về mooc kéo…………………………………………………… Chương 2: Lựa chọn phương án thiết kế mooc kéo và đầu kéo…………… 1. Một số loại đầu kéo………………………………………………………… 2. Phương án nâng hạ mooc…………………………………………………… 2.1. Phương án nâng hạ sàn trên……………………………………………... 2.2. Phương án vận chuyển xe con lên sàn dưới…………………………… 3. Kết luận…………………………………………………………………… Chương 3: Sơ lược về cấu tạo mooc kéo và trình tự chất tải lên mooc…… 1. Cấu tạo mooc……………………………………………………………….. 2. Trình tự chất tải lên mooc kéo……………………………………………… 2.1. Chuẩn bị chất tải………………………………………………………… 2.3. Chất tải lên sàn trên……………………………………………………...35 6 7 9 9 14 14 21 23 24 24 33 34 37 2.2. Chất tải lên nóc cabin…………………………………………………… 2.4. Chất tải lên sàn dưới…………………………………………………….. Chương 4: Tính toán kết cấu khung mooc kéo……………………………... 1. Sơ bộ về kích thước mooc kéo……………………………………………... 2. Tính toán kết cấu sàn trên…………………………………………………... 2.1. Xác định tải trọng, sơ đồ phân bố lực sàn trên………………………….. 2.2. Tính toán thiết kế và kiểm tra bền các dầm sàn trên……………………. 3. Tính toán kết cấu sàn dưới………………………………………………….. 3.1. Xác định tải trọng, sơ đồ phân bố lực sàn dưới ………………………… 3.2. Tính toán thiết kế và kiểm tra bền các dầm sàn dưới…………………… 38 41 41 42 42 42 48 48 49 4. Thiết kế sàn nóc cabin và khung đỡ sàn……………………………………. 55 1. Lựa chọn thiết bị thủy 57 lực…………………………………………………...57 Chương 5: Thiết kế hệ dẫn động thủy lực…………………………………... 1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống…………………………….. 57 1.2. Lựa chọn thiết bị………………………………………………………… 58 2. Tính toán thiết kế hệ dẫn động thủy lực……………………………………. 59 2.2. Tính toán xylanh nâng mooc…………………………………………….59 65 -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------2.1. Tính toán xylanh nâng sàn trên………………………………………….. 2.3. Tính toán xylanh trượt sàn nóc cabin…………………………………… 2.4. Tính toán xylanh cơ cấu khóa tay quay………………………………… 2.5. Tính toán cơ cấu an toàn cho cụm xylanh nâng sàn…………………….. 3. Tính chọn bơm thủy lực…………………………………………………….. 3.1. Xác định công suất bơm………………………………………………… 3.2. Tính đường kính piston………………………………………………….. 3.3. Đường kính của đĩa nghiêng dẫn động bơm…………………………….. 3.4. Xác định đường kính các xylanh………………………………………... 3.5. Xác định đường kính ngoài của khối xylanh……………………………. 3.6. Xác định góc giữa các piston αp ……………………………………….. 4.1. Đường kính lỗ van……………………………………………………….85 4. Tính toán van an toàn………………………………………………………. 4.2. Tính lò xo………………………………………………………………... 5. Yêu cầu chất lỏng công tác Chương 6: Công nghệ gia công chi tiết piston nâng mooc…………………. 1. Kết cấu piston………………………………………………………………. 1.1. Cấu tạo…………………………………………………………………... 1.2. Chức năng……………………………………………………………….. 1.3. Yêu cầu kỹ thuật………………………………………………………… 2. Phân tích tính công nghệ và lựa chọn chuẩn gia công……………………… 2.2. Chọn chuẩn gia công…………………………………………………….89 69 72 77 81 82 83 84 84 84 85 85 86 87 88 88 88 88 88 89 89 2.1. Phân tích tính công nghệ………………………………………………… 2.3. Chọn phôi………………………………………………………………... 89 2.4. Đồ gá…………………………………………………………………….. 89 3. Các nguyên công gia công chi tiết………………………………………….. 89 3.2. Nguyên công 2…………………………………………………………...89 90 3.1. Nguyên công 1…………………………………………………………... 3.3. Nguyên công 3…………………………………………………………... 3.4. Nguyên công 4…………………………………………………………... 3.5. Nguyên công 5…………………………………………………………... 3.6. Nguyên công 6…………………………………………………………... Chương 7: Các hư hỏng thường gặp và quy trình bảo dưỡng, sửa chữa…. 1. Các hư hỏng thường gặp……………………………………………………. 1.1. Hư hỏng hệ thống thủy lực……………………………………………… 1.2. Hư hỏng hệ thống điện………………………………………………….. 1.3. Lốp, bánh xe và hệ thống treo…………………………………………... 1.4. Hệ thống phanh………………………………………………………….. 1.5. Bảng điều khiển…………………………………………………………. 2. Quy trình bảo dưỡng………………………………………………………... 2.1. Lịch bảo dưỡng………………………………………………………….. 2.2. Trình tự bảo dưỡng……………………………………………………… 2.3. Bảo dưỡng sàn mooc……………………………………………………. 90 91 92 93 94 94 94 97 97 98 100 100 100 102 102 -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------2.4. Bảo dưỡng hệ thống thủy lực……………………………………………. 103 2.5. Bảo dưỡng hệ thống điện………………………………………………... 103 2.7. Bảo dưỡng hệ thống 104 treo………………………………………………..103 2.6. Bảo dưỡng bộ điều khiển………………………………………………... 2.8. Gióng thẳng hàng……………………………………………………….. 2.9. Bảo dưỡng hệ thống phanh……………………………………………… 2.10. Bảo dưỡng moayo bánh xe và trống phanh……………………………. 2.11. Bảo dưỡng bánh xe…………………………………………………….. Kết luận………………………………………………………………………... Tài liệu tham khảo……………………………………………………………. 105 107 109 109 111 112 -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Lời nói đầu Trong những năm gần đây đất nước ta đang trên đường hội nhập kinh tế thế giới, nền công nghiệp hiện đại ngày càng được chú trọng. Một trong số đó có ngành công nghiệp ôtô đang ngày càng phát triển nhờ nhu cầu tăng cao của người dân. Số lượng xe con được tiêu thụ ngày càng nhiều, đòi hỏi không những dây chuyền lắp ráp ngày càng hiện đại mà còn yêu cầu công tác vận chuyển xe từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Việc vận chuyển xe có nhiều cách: tàu thủy, máy bay, ôtô … Tuy nhiên, việc vận chuyển bằng ôtô vẫn được sử dụng nhiều nhất vì tính cơ động của nó. Ôtô tải thông thường chỉ vận chuyển được từ 1 đến 2 xe con, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Từ đó đặt ra nhu cầu thiết kế một loại xe vận tải chuyên dùng, chở được từ 5 đến 6 xe con. Sau khi xin ý kiến của giáo viên hướng dẫn, em đã nhận đề tài tốt nghiệp “Thiết kế mooc kéo chuyên chở xe con”. Do hạn chế của nguồn tài liệu và thời gian làm nên đồ án chỉ đề cập đến việc tính toán bền mooc và dẫn động nâng hạ sàn xe. Các công việc còn lại như chọn đầu kéo, tính toán hệ thống phanh đoàn xe mang tính chất chọn theo xe tham khảo. -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------Sau thời gian làm việc hết sức cố gắng em đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Song kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy trong bộ môn. Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy trong bộ môn Ôtô – trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức để làm việc. Đặc biệt em xin chân thành cám ơn thầy Phạm Huy Hường đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Hà Nội, Ngày … Tháng … Năm 2009 Sinh viên Nguyễn Nam Cường Chương 1 Tổng quan về mooc kéo chuyên chở xe con 1. Khái quát chung Ngày nay trên thế giới có rất nhiều cách vận chuyển xe con như bằng tàu thủy, máy bay, ôtô… nhưng vận chuyển bằng ôtô chuyên dùng vẫn được ưu tiên hàng đầu nhờ tính cơ động của nó. Tuy nhiên ôtô chuyên dùng cũng có nhược điểm là phụ thuộc vào điều kiện giao thông của từng khu vực và số lượng xe chuyển chờ được hạn chế. Ngày nay, hệ thống giao thông đường bộ ngày càng được nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và điều khiển tự động, chất lượng lái xe và biện pháp an toàn được nâng cao. Các xe siêu trường, siêu trọng ngày càng được sử dụng nhiều, có thể chuyên chở được từ 10 xe con trở lên. Tuy nhiên điều kiện đường sá ở Việt Nam và luật giao thông không cho phép lưu hành các xe quá khổ -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------(hoặc hạn chế về giờ giấc) nên khi thiết kế ta chọn xe chuyên chở 6 xe con là hợp lí nhất. 2. Phân loại 2.1. Theo số lượng xe chuyên chở Phương án 1: mooc chuyên chở 1 xe Hình 1: Mooc chuyên chở một xe Đây là loại xe tải thông thường với kết cấu đơn giản, gọn. * Ưu điểm: - Kích thước nhỏ gọn, đơn giản. - Tính cơ động cao. - Có thể hoạt động trong nội thành, khu vực nhỏ thích hợp với việc vận chuyển xe đến tay khách hàng. * Nhược điểm: - Năng suất vận chuyển không cao. - Không kinh tế khi vận chuyển trên đường dài. - Không phù hợp với qui mô nhà máy lớn. Phương án 2: mooc chuyên chở 2 xe -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 2: Mooc chuyên chở hai xe Đây là loại xe có xe cơ sở vẫn là xe chuyên chở 1 xe. Để tăng năng suất và hiệu quả vận chuyển thì xe được thiết kế thêm 1 tầng và nâng hạ bằng thủy lực. Nhược điểm chính vẫn là hạn chế số xe chuyên chở là 2 xe. Phương án 3: mooc chuyên chở từ 3 ÷ 7 xe Hình 3: Mooc chuyên chở 3 xe con Xe cơ sở là xe tải thông thường. Thùng sau của xe được thiết kế lại với giàn khung 2 tầng. Phần trên buồng lái cũng được tận dụng để đặt xe con. Cầu lên xuống của xe con dạng cầu gấp, xếp gọn dưới sàn xe. * Ưu điểm: - Kết cấu đơn giản, bền chắc dễ bảo dưỡng, sửa chữa. - Vận hành đơn giản. - Tính ổn định cao khi di chuyển. - Dễ bố trí các thiết bị chiếu sang, tín hiệu. * Nhược điểm: - Số lượng xe chuyên chở không nhiều -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tính cơ động kém. - Khó dỡ hàng (phải dùng xe nâng). Hình 4: Mooc chuyên chở 7 xe con Giống xe trên nhưng có thêm một mooc kéo. Số lượng xe vận chuyển được do đó cũng tăng lên. Nhưng nhược điểm lớn đó là khả năng quay vòng khó khăn. Vì vậy loại xe này chỉ di chuyển được trên đường cao tốc, đường quốc lộ lớn. Yêu cầu chi phí lớn và chỉ vận chuyển giữa các kho hàng. Phương án 4: mooc chuyên chở từ 8 xe con trở lên. Hình 5: Mooc chuyên chở nhiều xe con 2.2. Theo kết cấu mooc Phương án 1: Mooc kéo 1 sàn (hình 1) -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------Thực chất mooc kéo được thay thế cho thùng xe tải. Cầu lên xuống dạng cầu xếp. * Ưu điểm: - Kết cấu đơn giản. - Tính ổn định cao khi di chuyển. - Thuận tiện di chuyển trong nội thành, khu vực nhỏ đến tận tay khách hàng. * Nhược điểm: - Số lượng chuyên chở hạn chế 1 xe. - Không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển với số lượng lớn. Phương án 2: Mooc kéo 1 sàn cố định, 1 sàn di động Hình 6: Mooc kéo 1 sàn cố định, 1 sàn di động * Ưu điểm: - Kết cấu gọn gàng. - Tính cơ động cao. - Xe có thể di chuyển dễ dàng nhờ vào việc nâng hạ sàn. - Phù hợp với vận chuyển số lượng lớn từ nói sản xuất đến nơi tiêu thụ. - Có thể tiến hành bốc dỡ ở mọi địa điểm mà không cần các thiết bị nâng hạ xe con (xe nâng). * Nhược điểm: - Kết cấu phức tạp. - Cần trang bị các cơ cấu an toàn (cơ cấu hãm ở bộ phận thủy lực, thanh chống, các thiết bị cố định xe con trên sàn). - Cần thiết kế thêm cơ cấu nâng hạ sàn. Chi phí sản xuất tăng. -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thường xuyên phải bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị. Đặc biệt là bộ phận thủy lực. Ngoài ra theo kết cấu của mooc kéo còn phân ra: bán mooc ( tựa trên cầu sau xe kéo) và mooc (không tựa trên cầu xe kéo). Theo cấu tạo của sàn mooc, có mấy loại sau: - Dạng sàn phẳng: bao gồm khung và sàn phẳng, loại bán mooc. Chiều dài mooc từ 14.6 m ÷ 16 m. Chiều cao của mooc từ 1.52 m ÷ 1.57 m. Chiều cao hàng hóa cho phép từ 2.54 m ÷ 2.6 m. Tổng kích thước mooc và hàng hóa không được vượt quá 4 m chiều cao và 2.6 m chiều rộng. Hình 7: Mooc kéo dạng sàn phẳng - Dạng sàn thả (sàn bậc thang): cũng là loại bán mooc nhưng sàn dạng bậc thang. Hình 8: Mooc kéo dạng sàn thả. Dạng sàn thả cho phép chiều cao vận chuyển lên tới 3.5 m nhờ vào việc sàn được hạ thấp hơn so với loại sàn phẳng. 3. Tiêu chuẩn về mooc kéo - Chiều dài của bán mooc không được vượt quá 13 m, cả đoàn xe không được vượt quá 18 m. -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chiều rộng của mooc và bán mooc không được vượt quá 2.6 m. - Chiều cao mooc và hàng hóa không được vượt quá 4.8 m (áp dụng cho chuyên chở container). - Độ dốc của bán mooc (ở trạng thái bình thường) từ 0.50 ÷ 1o - Khoảng hở lớn nhất giữa xe kéo và mooc là 80 ÷ 100 mm - Độ xoay (theo phương thẳng đứng) của khe hở không được vượt quá 70. Mooc kéo được thiết kế để chuyên chở nhiều loại xe khác nhau như xe của các hãng Ford, Toyota, Nissan, BMW, Roll Royce,… Tuy nhiên để tính toán thiết kế mooc kéo ta cần chọn một loại xe điển hình để chuyên chở. Sau khi tham khảo xe con của các hãng, tác giả quyết định chọn xe Ford Mondeo 2.5 Ghia Sau đây là thông số kỹ thuật của xe: - Tên xe: Mondeo 2.5 Ghia - Hãng xe: Ford - Đông cơ xăng, 6 xylanh, động cơ chữ V - Công suất cực đại: 127 kW/ 6100 v/p - Momen xoắn cực đại: 226 Nm/ 4100 v/p - Số vòng quay không tải: 720 v/p - Hộp số tự động 5 cấp - Kích thước chung (D x R x C): 4805 x 1812 x 1440 mm Chiều dài cơ sở: 2754 mm - Bán kính quay vòng nhỏ nhất: 5550 mm - Khoảng sáng gầm xe: 128 mm - Trọng lượng không tải: 1510 kg - Trọng lượng toàn tải: 2020 kg - Hệ thống treo độc lập - Hệ thống phanh: ABS + EBD + EBA - Lốp: 205/55 R16 -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------Chương 2 Lựa chọn phương án thiết kế mooc kéo và đầu kéo 1. Một số loại đầu kéo Phương án 1: Đầu kéo Hyundai HD 700 - Động cơ: D6 AC (Diesel, 6 xylanh) - Kích thước chung (D x R x C): 6.150 x 2.225 x 2.475 (m) - Chiều dài cơ sở: 2.925 + 1.150 (m) - Vết bánh xe trước/ sau: 2.040/ 1.850 (m) - Chiều cao từ mặt đất đến mâm xoay: 1.125 (m) - Trọng lượng bản thân: 8670 kg + Phân bố lên trục trước: 4620 kg + Phân bố lên trục sau: 4350 kg - Số người trong buồng lái: 2 người (110 kg/ 1 người) - Tải trọng đặt lên mâm xoay: 167900 (N) - Trọng lượng toàn bộ: 279000 (N) + Phân bố lên trục trước: 63000 (N) + Phân bố lên trục giữa/ sau: 216000 (N) - Cỡ lốp: 11,0 x 20 – 14 PR - Bán kính quay vòng nhỏ nhất: 6.8 (m) - Tốc độ lớn nhất: 99 (km/h) -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 13 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------Phương án 2: Đầu kéo YueJin NJ4250 - Động cơ: ND 615.38, Diesel 6 xylanh thẳng hàng, làm mát bằng nước, phun nhiên liệu trực tiếp, có tăng áp. - Dung tích xylanh: 9.726*10-3 (m3) - Công suất cực đại: 265 kW/ 2000 v/ p - Momen xoắn cực đại: 2300 Nm - Hộp số: 9 số tiến, 1 số lùi - Phanh khí nén - Hệ thống treo phụ thuộc, nhíp - Lốp xe: 11,0 x 20 – 14PR - Kích thước chung (D x R x C): 6.715 x 2.490 x 3.570 (m) - Chiều dài cơ sở: (3.200 + 1.350) (m) - Vết bánh xe trước/ sau: 2.062/1.864 (m) - Khoảng sáng gầm xe: 0.310 (m) - Số chỗ ngồi: 3 - Vận tốc lớn nhất: 100 (km/h) Phương án 3: Freightliner Columbia 2003 -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 14 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Động cơ: Caterpillar C15 - Công suất lớn nhất: 320 kW - Trọng lượng toàn bộ: 236400 (N) + Trọng lượng cầu trước: 54545 (N) + Trọng lượng cầu sau: 181818 (N) - Kích thước chung (D x R x C): 6.9 x 2 x 2.575 (m) - Chiều dài cơ sở: 3.66 + 1.345 (m) - Cỡ lốp: 11 R 22.5 LP - Vận tốc lớn nhất: Vmax = 100 (km/h) Phương án 4: KAMAZ 54112 -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 15 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Động cơ: Kamaz 740 - Công suất cực đại: 194 kW/ 2600 v/p - Momen cực đại: 650 Nm/ (1400 ÷ 1700) v/p - Kích thước chung: 6.13 x 2.5 x 2.83 (m) - Chiều dài cơ sở: 2.84 + 1.32 (m) - Vết bánh xe trước/ sau: 2.026/ 1.856 (m) - Tải trọng không tải: 71000 (N) - Tải trọng đặt lên mâm xoay: 110000 (N) - Tải trọng toàn bộ: 183250 (N) - Cỡ lốp: 9.00 R20 Tiêu chuẩn chọn đầu kéo: - Công suất phù hợp. - Cỡ lốp nhỏ nhất có thể để tăng chiều cao chuyên chở. - Có thể lắp thêm 1 sàn trên nóc cabin để chuyên chở xe con. Giả sử ta chọn đầu kéo Freightliner Columbia 2003, 3 cầu, đường kính lốp D = 1.03 m, động cơ đặt trước cabin nên chiều dài đầu kéo tăng thêm, thuận tiện cho lắp thêm sàn chở xe con. Đây là lý do chính ta chọn đầu kéo này. Bây giờ ta kiểm tra về công suất kéo của đầu kéo này. -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 16 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------Công suất động cơ tính theo điều kiện cản chuyển động:  G. f .Vmax Nv =   2700  3  736 k .F .Vãax (N) . 35000   t Trong đó: -G: trọng lượng toàn bộ của đầu kéo và mooc kéo, G = G dk + Gmooc + Gxe con = 236400 (N) - f: hệ số cản lăn của đường, chọn f = 0.015 - Vmax: vận tốc lớn nhất của đầu kéo, Vmax = 100 km/h - k: hệ số cản không khí, k = 0.6 (Ns2/m4) - F: diện tích cản chính diện, F = B.H = 2*2.575 = 5.15 (m2) - ηt: hiệu suất truyền lực, chọn ηt = 0.85  G. f .Vmax Nv =   2700  3  236400 * 0.015 * 100 0.6 * 5.15 * 100 3  736  736 k .F .Vãax  .  . = ≈  2700 35000  35000   t  0.85 192000 (W) = 192 (kW) Công suất cực đại của động cơ: Nemax = Nv [a  b2  c3 ] Trong đó: - λ: tỉ số giữa số vòng quay của động cơ ứng với vận tốc lớn nhất của ôtô và công suất lớn nhất của động cơ, λ = 1 với động cơ Diesel - a = 0.5; b = 1.5; c = 1 với động cơ diesel Nemax = Nv 192 = [0.5  1.5  1] = 192 (kW) < 320 (kW) (công suất cực đại 2 3 [a  b  c ] của đầu kéo Freightliner) Như vậy đầu kéo Freightliner Columbia 2003 đủ sức kéo mooc. -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 17 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------2. Phương án nâng hạ mooc 2.1. Phương án nâng hạ sàn trên Sàn trên được thiết kế nhằm nâng cao số lượng xe con vận chuyển được. Song vấn đề nâng hạ sàn là một vấn đề phức tạp do số lượng xe vận chuyển lớn và phải đảm bảo an toàn. Sau đây là một số phương án nâng hạ sàn mà tác giả tham khảo được: Phương án 1: Nâng hạ bằng cụm xylanh – pittong thủy lực Hình 9: Nâng hạ bằng hai xylanh thủy lực Cấu tạo: Sàn trên: có một đầu được bắt với hai thanh đứng của khung xe (bằng khớp quay). Đầu dưới được nối với cần đẩy của pittong. Xylanh được bắt với thân xe. Nguyên lý làm việc: Bình thường sàn trên được hạ xuống . Khi dầu được cấp vào xylanh thì đẩy pittong đi lên và đẩy sàn sau lên. Như vậy tạo được không gian để chuyên chở được thêm xe một cách đơn giản. Phương án 2: Nâng hạ bằng cụm thủy lực kết hợp khâu khớp -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 18 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 10: Nâng hạ thủy lực kết hợp khâu khớp Sàn trên được nâng hạ bằng lực sinh ra tại các xylanh thủy lực. Các thanh nâng bố trí theo chữ X với các khớp liên kết đảm bảo cho mặt sàn trên luôn song song với mặt sàn tầng dưới. - Ưu điểm: + Sơ đồ dẫn động đơn giản thuận lợi cho tính toán, + Bản thân cơ cấu nâng đảm nhiệm luôn vai trò dẫn hướng, không cần có cấu dẫn hướng riêng. - Nhược điểm: + Cơ cấu nâng cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích theo phương ngang, bất lợi cho việc xếp xe. + Sử dụng nhiều xylanh thủy lực làm tăng giá thành sản phẩm. + Quỹ đạo chuyển động của sàn trên là đường cong, không phải đường thẳng. Phương án 3: Nâng hạ bằng cơ cấu khâu khớp và hệ thống thủy lực, nhưng đơn giản hơn so với phương án 2. -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 19 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 11: Nâng hạ bằng 4 xylanh thủy lực và khâu khớp Theo phương án này thì sàn trên là một dầm. Nó được dẫn động nâng hạ bằng bốn xylanh nằm ngàn dưới sàn của tầng một. Thông qua cơ cấu gồm hai thanh như hình vẽ có thể nâng hạ tầng hai một cách an toàn. - Ưu điểm: + Sơ đồ dẫn động đơn giản có lợi cho tính toán. + An toàn khi sử dụng. + Bản thân cơ cấu nâng hạ cũng là cơ cấu dẫn hướng. + Quỹ đạo chuyển động của tầng hai là một đường thẳng. + Sàn trên luôn song song sàn dưới. - Nhược điểm: + Kết cấu thành trượt phức tạp. + Tăng chiều rộng của xe. + Lực nâng của xylanh khá lớn. Phương án 4: Sử dụng khâu khớp và hệ thống thủy lực. -------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Nam Cường Ôtô – K49 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan