Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng ở huyện quảng xương (thanh hóa)...

Tài liệu Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng ở huyện quảng xương (thanh hóa) từ năm 2001 đến năm 2014

.PDF
122
366
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------*------------ TRẦN THỊ LONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG Ở HUYỆN QUẢNG XƢƠNG (THANH HÓA) TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------*------------ TRẦN THỊ LONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG Ở HUYỆN QUẢNG XƢƠNG (THANH HÓA) TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Lê Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã thoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng ở huyện Quảng Xƣơng (Thanh Hóa) từ năm 2001 đến năm 2014”. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình làm việc nghiêm túc, khoa học của bản thân tôi trên những nguồn tài liệu đáng tin cậy và có tham khảo các bài viết của tác giả đi trƣớc. Hà Nội, ngày tháng Học viên Trần Thị Long năm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5 4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ......................... 5 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 6. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 6 Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƢƠNG (TỈNH THANH HÓA) THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ............................... 7 1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng ...................................... 7 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình xóa đói giảm nghèo ở Quảng Xƣơng trƣớc năm 2001 .................................................................... 7 1.1.2. Chủ trƣơng của Đảng về xóa đói giảm nghèo................................ 15 1.2. Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2005 ...................................................................................... 20 1.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng về xóa đói giảm nghèo ..................................................... 20 1.2.2. Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng chỉ đạo thực hiện các chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo từ 2001 – 2005 .................................................... 27 Tiểu kết chƣơng 1: .......................................................................................... 38 Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƢƠNG LÃNH ĐẠO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014 ............................. 40 2.1. Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng thực hiện xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 ......................................... 40 2.1.1. Chủ trƣơng của Đảng và của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 ....................................................... 40 Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ................................................ 44 2.1.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 –2010 ...................................... 50 2.2. Chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng thực hiện xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2014 ........................................... 64 2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng thực hiện xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2014 ............................................................. 64 2.2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng thực hiện xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2014 ....................................................... 69 Tiểu kết chƣơng 2: .......................................................................................... 79 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ........................... 81 3.1. Một số nhận xét .................................................................................... 81 3.1.1. Ƣu điểm .......................................................................................... 81 3.1.2. Hạn chế ........................................................................................... 85 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................... 88 3.2. Một số kinh nghiệm .............................................................................. 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Lao động huyện Quảng Xƣơng tính đến năm 2014 ....................... 10 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp ................................... 11 Bảng 1.3: Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn ............................... 17 Bảng 2.1: Bảng phân chia tỷ lệ hộ nghèo các xã ven biển huyện Quảng Xƣơng năm 2011 ......................................................................................................... 71 Bảng 2.2: Lao động đƣợc hỗ trợ đi lao động nƣớc ngoài từ năm 2011-2014 .. 74 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ: Ban chỉ đạo CTMTQG: Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia ĐTN: Đoàn Thanh niên GQVL: Giải quyết việc làm HCCB: Hội Cựu chiến binh HĐND: Hội đồng Nhân dân HND: Hội nông dân HPN: Hội Phụ nữ KT-XH: Kinh tế - Xã hội LĐTB&XH: Lao động, Thƣơng binh và Xã hội MTTQ: Mặt trận Tổ quốc UBND: Ủy ban nhân dân XĐGN: Xóa đói giảm nghèo XKLĐ: Xuất khẩu lao động MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bƣớc vào thế kỷ XXI, các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam đang đứng trƣớc những thay đổi lớn lao có ý nghĩa bƣớc ngoặt. Những thay đổi ấy tạo ra những cơ hội và thách thức đối với đƣờng lối, chính sách phát triển, trong đó có chính sách xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Xuất phát từ quan điểm vấn đề đói nghèo không đƣợc giải quyết thì không có mục tiêu nào đặt ra nhƣ tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, ổn định, bảo đảm các quyền con ngƣời đƣợc thực hiện. Chính vì vậy Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi chính sách XĐGN là một chủ trƣơng lớn và là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về XĐGN. Nhiều nghị quyết, chỉ thị, chiến lƣợc, quyết định, chính sách quan trọng về công tác XĐGN đã đƣợc ban hành để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc. Các chƣơng trình, chính sách giảm nghèo đã huy động sức mạnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội (các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội) và sự vƣơn lên của bản thân ngƣời nghèo, góp phần tạo nên nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của Nhà nƣớc thực hiện hiệu quả công tác có ý nghĩa xã hội sâu sắc này. Kết quả, sau nhiều năm thực hiện công tác XĐGN, tỷ lệ hộ nghèo của cả nƣớc đã giảm đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống cho ngƣời dân ở nhiều địa phƣơng đặc biệt là những địa phƣơng còn nhiều khó khăn. Làm nên những thành công này là sự nỗ lực của toàn toàn đảng toàn dân, trong đó có vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam với đƣờng lối phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội cùng với sự ủng hộ giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, sự nỗ lực của nhân dân các địa phƣơng. 1 Quảng Xƣơng là một huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, phía đông giáp thị xã Sầm Sơn và Vịnh Bắc Bộ, phía nam giáp huyện Tĩnh Gia và huyện Nông Cống, phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Đông Sơn, phía bắc giáp thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa. Với diện tích rộng 200,4km2, dân số khoảng hơn 230.000 ngƣời (năm 2013). Huyện Quảng Xƣơng chia thành hai vùng rõ rệt: đồng bằng và ven biển. Song phần lớn dân số sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp, một số xã ven biển ít diện tích đất nông nghiệp, dân cƣ phải sinh sống nhờ vào nghề chài lƣới. Thiếu phƣơng tiện sản xuất, nguồn thu nhập lại bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết khí hậu. Hàng năm, cùng với nhiều địa phƣơng khác của Thanh Hóa, Quảng Xƣơng phải hứng chịu nhiều thiệt hại do các cơn bão và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gây ra. Hiện nay, Quảng Xƣơng còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng thấp kém, kinh tế phát triển chƣa đồng đều, thu nhập của ngƣời dân không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao. Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã tích cực thực hiện chƣơng trình XĐGN và thu đƣợc một số kết quả đáng kể. Tuy nhiên, do tính chất vùng miền và sự ảnh hƣởng chi phối của yếu tố lịch sử, xã hội, tự nhiên nên tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn cao. Nhiều hộ dân qua các chƣơng trình thực hiện chính sách XĐGN của tỉnh Thanh Hóa và Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng đã thoát nghèo nhƣng chƣa mang tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện công tác XĐGN, Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Xƣơng luôn chú trọng nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện các chính sách và mục tiêu nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng XĐGN của tỉnh Thanh Hóa và mục tiêu của Đảng bộ huyện đã đề ra trong chính sách kinh tế - xã hội (KT-XH) của huyện. 2 Là một ngƣời con của quê hƣơng Quảng Xƣơng, trăn trở trƣớc sự khó khăn của nhân dân trong huyện, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) từ năm 2001 đến năm 2014” làm luận văn thạc sỹ để góp phần khẳng định vai trò của Đảng bộ huyện trong lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN. 2. Tình hình nghiên cứu Quá trình phát triển kinh thế thị trƣờng và mở cửa hội nhập quốc tế đã đem đến sự thay đổi bộ mặt nền kinh tế nƣớc ta trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, điều đó cũng làm tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, làm ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống của một bộ phận ngƣời nghèo trong xã hội. Vì vậy, việc XĐGN ở nƣớc ta vẫn đang là vấn đề bức xúc đƣợc Đảng và Nhà nƣớc hết sức quan tâm. XĐGN toàn diện, bền vững là mục tiêu đặt ra trong các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở nƣớc ta hiện nay. Nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản thành sách, tạp chí phục vụ cho công tác nghiên cứu nhƣ: “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam” (1997) chủ biên GS. PTS Vũ Thị Ngọc Phùng, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội; “Đói nghèo ở Việt Nam” (2001) chủ biên Chu Tiến Quang, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội; Báo cáo phát triển của Việt Nam (2000): Tấn công nghèo đói; Ngân hàng thế giới: Đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. Các công trình đã phân tích những thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn tới sự nghèo đói. Để công tác xóa đói, giảm nghèo tiến triển vững chắc của tác giả Hồ Văn Vĩnh (2007), đề tài đề cập đến những thành tựu trong công tác XĐGN của nƣớc ta thời gian qua; Phân tích nguyên nhân của đói nghèo để tìm ra giải pháp hữu hiệu; Xác định một số giải pháp có tính chiến lƣợc (đổi mới quản lý nhà nƣớc về kinh tế, kiên quyết chống bệnh thành tích, coi trọng công tác cán bộ...). 3 XĐGN cũng là chủ đề mà nhiều ngƣời lựa chọn làm luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ: Hoàng Thị Hiền (2005): Xóa đói giảm nghèo với đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hòa Bình – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Phan Thành Biến (2008) Hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ các dự án phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh, Nxb, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Điệp (2008): Đảng bộ Hà Nam lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo trong những năm 1997 - 2005: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Đại học KHXH & NV Hà Nội. Nhìn chung, các công trình trên đã hệ thống hóa một số quan điểm, chủ trƣơng chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Hà Nam về XĐGN; hệ thống lại quá trình lãnh đạo thực hiện XĐGN của Đảng bộ các địa phƣơng, qua đó đánh giá kết quả thực hiện XĐGN, rút ra một số kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo thực hiện XĐGN ở các địa phƣơng khác nhau. Viết về tỉnh Thanh Hóa cũng đã có một số công trình nhƣ: Mai Thị Hà (2012): Đảng bộ huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010, Trung tâm đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị; Đỗ Thế Hạnh (2000): Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo ở vùng định canh định cư Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn đề XĐGN. Nêu lên đƣợc thực trạng, nguyên nhân và giải pháp thực hiện trong quá trình thực hiện công tác XĐGN của một số địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc. Viết về XĐGN ở huyện Quảng Xƣơng cũng đã có công trình “Kinh tế biển góp phần xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Thị Lƣơng, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2013. Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả mới chỉ đề cập chủ yếu đến một phần nhỏ về kinh tế trong vấn đề mối quan hệ giữa phát triển 4 kinh tế biển và XĐGN, khai thác và đánh giá những tác động của kinh tế biển với quá trình XĐGN ở Quảng Xƣơng và bƣớc đầu đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế biển để XĐGN ở huyện Quảng Xƣơng. Nghiên cứu về vai trò của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng, Thanh Hóa trong thực hiện các chính sách XĐGN thì chƣa có công trình nào cụ thể. Vì vậy, tác giả chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sỹ với mong muốn tổng kết quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng trong quá trình thực hiện công tác XĐGN từ 2001 đến năm 2014. Đây sẽ là một trong những tƣ liệu phục vụ cho nghiên cứu công tác XĐGN của huyện Quảng Xƣơng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng quán triệt và vận dụng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác XĐGN trên thực tiễn của huyện Quảng Xƣơng từ năm 2001 đến năm 2014. 3.2. Nhiệm vụ - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội (KT-XH) đối với sự phát triển của huyện Quảng Xƣơng. - Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo XĐGN của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng (Thanh Hóa) từ năm 2001 – 2014 - Rút ra những nhận xét và một số kinh nghiệm của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng lãnh đạo công tác XĐGN từ năm 2001 đến năm 2014. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển XĐGN. 5 Nguồn tư liệu Luận văn có tham khảo trên cơ sở các kết quả công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học trong nƣớc, số liệu thống kê, điều tra xã hội học của các đơn vị nghiên cứu, tổng hợp, lƣu trữ với tính chất là những gợi ý khoa học có ý nghĩa phƣơng pháp luận cho luận văn. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận sử học, phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic và sự kết hợp các phƣơng pháp đó để giải quyết vấn đề đã đặt ra trong luận văn. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp khác nhƣ phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp… để trình bày kết quả nghiên cứu phục vụ cho mục đích của luận văn. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: nghiên cứu chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng thực hiện XĐGN từ năm 2001 đến năm 2014 - Về không gian: huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa - Về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN từ năm 2001 đến năm 2014 6. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần hệ thống hóa các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng về XĐGN - Phục dựng một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng lãnh đạo, tổ chức thực hiện XĐGN từ năm 2001 đến năm 2014. - Luận văn đƣợc bảo vệ thành công sẽ là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về XĐGN ở huyện Quảng Xƣơng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng. 6 Chƣơng 1 CHỦ TRƢƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN QUẢNG XƢƠNG (TỈNH THANH HÓA) THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ huyện Quảng Xƣơng 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình xóa đói giảm nghèo ở Quảng Xương trước năm 2001 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Xƣơng là huyện thuộc đồng bằng ven biển nằm về phía đông nam tỉnh Thanh Hóa, thuộc miền đất hình thành khá muộn so với nhiều địa phƣơng khác trong tỉnh. Xƣa kia, huyện đƣợc biết đến là vùng đất nghèo của tỉnh Thanh Hóa, nƣớc mặn, đồng chua, đất đai kém màu mỡ, thời tiết khắc nghiệt… mất mùa, đói kém hay xảy ra nên cuộc sống của ngƣời dân rất khó khăn. Có lẽ cũng vì thế mà ngƣời xƣa vẫn thƣờng ví von “nhất Xƣơng, nhì Gia” (ý nói về 2 huyện Quảng Xƣơng và Tĩnh Gia), câu nói đó đã phần nào cho thấy sự cơ cực, vất vả trong cuộc sống của con ngƣời nơi đây. Với diện tích đất tự nhiên sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tính đến năm 2014 tổng diện tích tự nhiên của huyện là 200,4km2, chiếm 2,5% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.230 ha (diện tích trồng cây hàng năm 9,494 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản 732 ha, diện tích đất lâm nghiệp 370 ha) (theo số liệu thống kê, Phòng thống kê huyện Quảng Xƣơng năm 2014). Vị trí địa lý Huyện Quảng Xƣơng nằm ở phía đông nam tỉnh Thanh Hóa, thuộc miền duyên hải, chung bờ biển với Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn. Huyện 7 nằm trong tọa độ từ 19034’vĩ độ bắc và từ 105046’ đến 103053’ kinh độ Đông đến 19047’, phía bắc huyện là thành phố Thanh hóa và huyện Hoằng Hóa. Phía tây huyện là Đông Sơn và huyện Nông Cống. Phía nam Quảng Xƣơng giáp với Tĩnh Gia và nam huyện Nông Cống. Phía Bắc huyện gần cửa Hới (sông Mã) là núi Trƣờng Lệ, bên cửa Ghép (sông Yên) là núi Lau Chẹt tạo thành một đƣờng bờ biển dài hơn 18km chạy qua 9 xã nối liền đƣờng bờ biển với rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Đây là vùng đƣợc đánh giá là có tiềm năng phát triển kinh tế cao với nhiều điều kiện tự nhiên đƣợc thiên nhiên ƣu đãi. Trung tâm huyện là thị trấn Quảng Xƣơng, phía Bắc giáp xã Quảng Tân, phía Nam giáp xã quảng Phong, phía Tây giáp xã Quảng Tân. Huyện Quảng Xƣơng có đƣờng quốc lộ 1A chạy theo hƣớng Bắc – Nam từ cầu Quán Nam (Quảng Thịnh) đến cầu Ghép (Quảng Trung) dài 18km, nên thuận tiện cho việc giao lƣu kinh tế, văn hóa với các huyện khác trong tỉnh. Ngoài ra huyện còn có Quốc lộ 47 từ Thành phố Thanh Hóa đi Sầm Sơn ở phía Bắc và quốc lộ 48 từ Ngã ba Voi đi Nông Cống và hệ thống các tuyến đƣờng liên xã nên thuận tiện cho việc đi lại, giao lƣu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội. Địa giới hành chính Từ năm 1975 đến năm 2015, Quảng Xƣơng đã trải qua 6 lần điều chỉnh địa giới hành chính để hình thành và phát triển hai đơn vị là Thành phố Thanh Hóa và Thị xã Sầm Sơn (trực thuộc tỉnh). Đến năm 2012 (lần điều chỉnh thứ 5) huyện Quảng Xƣơng còn bao gồm 35 xã và 1 thị trấn. Dân số toàn huyện là 220.300 ngƣời. Mật độ dân số 1.202 ngƣời/km2. Năm 2015 tiếp tục điều chỉnh lần thứ 6, cắt 6 xã cho Thị xã Sầm Sơn, huyện Quảng Xƣơng còn 29 xã và 1 thị trấn. Điều đáng quan tâm là trong số các xã bị chia tách do điều chỉnh địa giới hành chính đều là các xã có tiềm năng và dân trí cao hơn các vùng còn lại, làm cho mặt bằng chung về KT-XH của Quảng Xƣơng gặp nhiều khó khăn hơn sau mỗi lần điều chỉnh. Trong số 36 8 xã, thị trấn còn lại (ở thời điểm nghiên cứu), nơi có diện tích lớn nhất là xã Quảng Ngọc (8,8 km2); nơi có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Quảng Xƣơng (1,1 km2). Nơi có dân số đông nhất là xã Quảng Nham (gần 14.000 ngƣời) và nơi có dân số ít nhất là xã Quảng Phúc (gần 3.000 ngƣời). Địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu Địa hình: Quảng Xƣơng có nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 22.764ha. Trong đó đất nông nghiệp là 13.775ha chiếm 60.51%, bao gồm: đất cát ven biển, đất phù sa, đất mặn, đất dầy, đất tầng mỏng. Quảng Xƣơng đƣợc bao bọc bốn phía bởi sông Mã, sông Đơ, sông Yên và biển. Ở hai đầu nối liền với hai núi đá Granit, Trƣờng lệ ở phía Bắc và Lau chẹt ở phía Nam, địa hình xen kẽ nhiều loại đất tạo ra các dải đất cao thấp, làm cho nội vùng có sự chệch đáng kể hình thành vùng đồng chiêm trũng, đồng màu và mặt nƣớc lợ nuôi trồng thủy hải sản. Phần lớn đất đai đều là đất phù sa không đƣợc bồi, đất pha cát dễ gây ngập úng rửa trôi khi mƣa và khô hạn khi nắng kéo dài. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của Duyên hải miền Trung nên Quảng Xƣơng có thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, thƣờng xuyên xảy ra thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Lào...) Sự đa dạng của địa hình góp phần để Quảng Xƣơng phát triển cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngƣ nghiệp với nhiều sản phẩm khác nhau. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên mang lại, sự đa dạng phức tạp của địa hình cũng đã tạo rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất của nhân dân. Đất đai kém màu mỡ và sự nhiễm mặn của biển ảnh hƣởng tới diện tích đất nông nghiệp trồng lúa. Quảng Xƣơng còn nằm đầu kênh tiêu của cả tỉnh, thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng của thiên tai bão lụt, mất mùa là chuyện hay xảy ra làm cho cuộc sống của ngƣời dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Vì thế công tác XĐGN cần đƣợc quan tâm để sớm tìm ra giải pháp trợ giúp, hƣớng dẫn ngƣời dân ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập và thoát nghèo. 9 1.1.1.2. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội Dân số và lao động Quảng Xƣơng là một huyện đông dân của tỉnh Thanh Hóa. Năm 2014 huyện có là 238.872 ngƣời, (gần 61 nghìn hộ) trên tổng số 36 xã, thị trấn, chiếm 7,4% dân số toàn tỉnh, là huyện có dân số đông nhất trong 27 huyện thị toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình của huyện là 284.994 ngƣời/km2 (gấp 3.7 lần mật độ dân số của tỉnh 330 ngƣời/km2). Vùng biển chiếm 1/3 dân số trong huyện chủ yếu làm ngƣ nghiệp, còn lại 2/3 dân số tập trung ở đồng bằng sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Đó là nguồn nhân lực dữ trữ cho huyện. Giai đoạn 2006-2010, dân số trong độ tuổi lao động là 133.8 nghìn ngƣời, chiếm 49.6% tổng số dân. Tuy nhiên, số lao động đã qua đào tạo và lao động có kĩ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp, gây khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ phát triển KT-XH của huyện. Bảng 1.1: Lao động huyện Quảng Xƣơng tính đến năm 2014 Chỉ tiêu Diện tích tự nhiên DS trung bình Mật độ DS Tỷ lệ tăng DS tự nhiên DS trong độ tuổi LĐ LĐ làm trong các ngành KT Nông-lâm-thủy sản CN và XD Đ/v tính Km2 Ngƣời Ngƣời/km2 % Ngƣời 2010 227,6 256.900 1.164 14,0 155.291 2012 194,3 22.300 1.202 13,7 152.124 2014 200.4 225.101 1.123 8,7 153.021 Ngƣời 149.441 149.738 145.065 Ngƣời 119.735 12 351 122.134 Ngƣời 18.073 16.760 11.561 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Xương, 2014 Gần đây, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn huyện giảm, tỷ lệ dân số phân bố trong các ngành nghề cũng có sự thay đổi theo hƣớng tăng dần ở các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, do trình độ lao động chƣa cao, hầu hết là lao động phổ thông trong nông nghiệp; tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và công tác tạo việc làm cho ngƣời lao động còn gặp nhiều khó khăn nên hàng năm vẫn có một lƣợng lớn lao động thiếu việc làm. 10 Trình độ dân trí của một bộ phận cƣ dân còn thấp, đặc biệt là các xã vùng ven biển. Trƣớc đây do những điều kiện và hoàn cảnh đặc biệt, một bộ phận cƣ dân không đƣợc học hành, không đƣợc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ (giáo dục tiểu học, y tế cơ sở, kế hoạch hóa gia đình.. ) nên nhận thức còn kém, bảo thủ, chậm đổi mới, không biết tính toán làm ăn, chi tiêu không có kế hoạch dẫn tới đời sống kinh tế còn nghèo khó. Lao động là một lợi thế của huyện nhƣng hiện vẫn chƣa đƣợc khai thác một cách hiệu quả, vì vậy thực hiện công tác XĐGN cần có chính sách phù hợp hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, kết hợp giải quyết vấn đề việc làm trên cơ sở tích cực đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn lao động, tạo thêm những điều kiện thuận lợi để ngƣời lao động có thể tự tạo việc làm và tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Đồng thời phải có biện pháp giúp cho ngƣời nghèo nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của chính họ để tự vƣơn lên thoát nghèo. Tình hình sản xuất Là một huyện đồng bằng ven biển nên Quảng Xƣơng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp đa canh: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến thủy hải sản, phát triển kinh tế biển. Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu trong sản xuất nông nghiệp Chỉ tiêu Đ/v tính 2010 2012 2014 22.499 Diện tích gieo trồng hàng năm Ha 27.288 25.538 LĐ trong ngành nông nghiệp Ngƣời 105200 100.531 100.273 Số hộ nông thôn nông nghiệp Hộ 67.100 56.853 Giá trị SX (theo giá năm 1994) Triệu đồng 393.505 504.119 517.146 Sản lƣợng lƣơng thực có hạt Tấn 120.914 122.377 106.660 Số lƣợng gia súc, gia cầm Con 72.516 62.088 57.062 69.664 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Xương, 2015 11 Khai thác, đánh bắt thủy sản Xuất phát từ vị trí địa lý, ngƣ nghiệp có vai trò quan trọng đối với một bộ phận lớn cƣ dân trong huyện. Với chiều dài bờ biển gần 18km thuộc địa phận 9 xã, có hai cửa sông ở hai đầu, từ xƣa đánh cá đã trở thành nghề truyền thống của cƣ dân ven biển, tập trung ở xã Quảng Nham, Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Lƣu. Lao động vùng biển đông, ngƣ dân cần cù chịu khó. Tuy nhiên, cuộc sống của lao động ngƣ nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, khi biển lặng thì no đủ, lúc biển động, mƣa bão thì thiếu đói, thậm chí nguy hiểm cả tính mạng. Vì vậy, tranh thủ lúc nông nhàn ngƣ dân ven biển còn có nghề đan lƣới để kiếm thêm nguồn thu nhập. Ở một số xã Quảng Chính, Quảng Nham còn có nghề làm muối. Đối với cƣ dân sống ở vùng đồng bằng, ngoài làm ruộng, ngƣời dân Quảng Xƣơng còn có nghề bắt rƣơi, cua, cáy ở vùng nƣớc lợ thuộc khu vực sông Yên phía Tây Nam huyện. Một số hộ dân đã tận dụng diện tích mặt nƣớc ở các sông, hồ để nuôi trồng thủy sản, quy mô còn lẻ tẻ, mang tính tự phát dƣới hình thức sản xuất của hộ gia đình. Vì vậy, năng suất là đạt đƣợc là không đáng kể nên thu nhập của ngƣời dân còn thấp, với nhiều hộ nghèo thì cuộc sống càng khó khăn, nguy cơ tái nghèo cao. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Quảng Xƣơng có các làng nghề thủ công truyền thống nhƣ mây tre đan Quảng Phong, Quảng Đức), nghề chiếu cói (Quảng Phúc, Quảng Vọng), nghề làm đồ mỹ nghệ (Quảng Hùng), nghề làm quạt giấy (Lƣu Vệ - Quảng Tân)… đƣợc quan tâm và tạo điều kiện để phát triển. Phần đông dân cƣ sinh sống ở vùng đồng bằng, các nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh, đầu ra cho sản phẩm và việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ còn chƣa đƣợc giải quyết nên đời sống nhân dân chƣa ổn định, nghề chính vẫn là làm ruộng, đất đai thuộc miền đồng bằng duyên hải nên kém màu mỡ, ít cho năng suất cao trong sản trồng trọt, công việc 12 đồng áng lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên sản xuất gặp nhiều bất lợi. Vì vậy, trong các chủ trƣơng phát triển kinh tế XĐGN của huyện cần chú trọng cả về phát triển các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp và sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, coi đó là một phƣơng án tốt để thu hút và tận dụng đƣợc một lƣợng lớn lực lƣợng lao động, tranh thủ những thời điểm sau mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động thất nghiệp, góp phần XĐGN và giảm bớt tình trạng trẻ em lang thang ra các thành phố lớn. 1.1.1.3. Tình hình xóa đói giảm nghèo ở huyện Quảng Xương trước năm 2001 Căn cứ vào Chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 1997 - 2000 (theo công văn số 1752/LĐTBXH ngày 20-5-1997 của Bộ LĐTB&XH ), nhằm thực hiện chƣơng trình XĐGN đúng và hiệu quả, năm 2000 Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN ở các xã, thị trấn. Qua điều ra soát, phân loại hộ nghèo, và chỉ ra các nguyên nhân gây nên nghèo đói. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đói của huyện còn khá cao. Theo số liệu báo cáo ngày 18 tháng 12 năm 1997 của Ban chỉ đạo (BCĐ) XĐGN huyện Quảng Xƣơng, toàn huyện có 11.130 hộ đói nghèo trên tổng số 35 xã, chiếm 19,6%. Trong đó, hộ nghèo là: 7.865 hộ, hộ đói là 3.265 hộ. “Một số xã còn tỷ lệ nghèo cao nhƣ: Quảng Minh 43,6%, Quảng Lợi 40,5%, Quảng Thạch 37%, Quảng Nham 35,7%, Quảng Thái 30%...” [47, tr.15]. Kết quả điều tra rà soát cho thấy hộ đói nghèo thƣờng là những hộ đông con, thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh. Một bộ phận ăn tiêu không có kế hoạch, thiếu siêng năng trong lao động sản xuất. Một số ít gặp khó khăn đột xuất hoặc các rủi ro gây ra nên rơi từ hộ trung bình xuống hộ nghèo. Nhiều trƣờng hợp hộ đói nghèo còn hạn chế trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực, không nắm đƣợc quy trình sản xuất, chậm tiếp thu cái mới nên thƣờng dẫn tới đói nghèo. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan