Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn gdcd phần “công dân với ...

Tài liệu Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn gdcd phần “công dân với các vấn đề chính trị xã hội” trong chương trình giáo dục công dân lớp 11 ở trường thpt

.DOCX
78
1775
88

Mô tả:

MỤC LỤC Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG. 1.1 Phương pháp thuyết trình và mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn Giáo Dục Công Dân 1.1.1 Phương pháp thuyết trình 1.1.2 Cấu trúc phương pháp thuyết trình 1.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thuyết trình 1.1.4 Mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn Giáo Dục Công Dân 1.1.4.1 Phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại 1.1.4.2 Phương pháp thuyết trình với phương pháp giải quyết vấn đề 1.1.4.3 Phương pháp thuyết trình với phương pháp trực quan 1.2 Phương pháp dạy học tích cưc 1.2.1 Định hướng để đổi mới 1.2.2 Thế nào là tính tích cực học tập 1.2.3 Phương pháp dạy học tích cực 1.2.4 Mối quan hệ giữa dạy và học, tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm 1.2.5 Một số hình thức thuyết trình theo hướng tích cực 1.2.5.1 Thuyết trình nêu vấn đề 1.2.5.2 Thuyết trình theo kiểu thuật chuyện 1.2.5.3 Thuyết trình theo kiểu phân tích 1.2.5.4 Thuyết trình nêu vấn đề có tính giả thuyết 1.2.5.5 Thuyết trình theo kiểu so sánh tổng hợp 1.3 Nội dung chương trình Giáo Dục Công Dân lớp 11. 1.3.1 Phần một: Công dân với kinh tế 1.3.2 Phần hai: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội 1.4 Tình hình vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội” ở Trường THPT Trưng Vương 1.4.1 Khái quát tình hình trường THPT Trưng Vương 1.4.2 Thực trạng dạy học và những kết quả đạt được trong việc vận dụng PPTT trong giảng dạy phần “ Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội” ờ trường THPT Trưng Vương. Chương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN “CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI” 2.1 Chuẩn bị thực nghiệm 2.1.1 Mục đích thực nghiệm 2.1.2 Đối tượng và địa điểm thực nghiệm 2.1.3 Giả thuyết thực nghiệm 2.1.4 Kế hoạch thực nghiệm 2.2 Nội dung thực nghiệm 2.2.1 Thiết kế giáo án một số bài thuộc phần “Cộng dân với các vấn đề chính trị-xã hội” 2.2.2 Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 2.3 Kết quả thực nghiệm 2.3.1 Lập bảng kết quả thực nghiệm 2.3.2 Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm Chương 3. QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI” CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 3.1 Quy trình vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” 3.1.1 Thiết kế bài giảng theo hướng vận dụng phương pháp thuyết trình 3.1.2 Thực hiện tiến trình dạy học trên lớp 3.1.3 Thực hiện dạy học trên lớp 3.1.4 Sử dụng các phương tiện, thiết bị trong quá trình dạy học 3.1.5 Kiểm tra, đánh giá học sinh 3.2 Giải pháp vận dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” chương trình Giáo Dục Công Dân 11 3.2.1 Giải pháp đối với GV 3.2.2 Giải pháp đối với học sinh 3.2.3 Giải pháp đối với Sở Giáo dục và Đào tạo MỞ ĐẦU Tên đề tài: Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học môn GDCD phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” 1.Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới các PPDH là thay thế các PPDH chỉ đem lại cho người học sự thụ động, lệ thuộc vào người dạy bằng các PPDH khác có khả năng làm cho người học tích cực chủ động. Đổi mới PPDH đối với giáo dục và đào tạo nước ta hiện nay là nhiệm vụ tất yếu, cấp thiết. Bởi vì: Thứ nhất, khoa học kỹ thuật – công nghệ hiện nay phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi giáo dục và đào tạo vừa truyền thụ hệ thống tri thức đã có vừa cập nhật kịp thời những thông tin, tri thức mới. Thứ hai, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới đòi hỏi giáo dục và đào tạo nước ta phải xây dựng ở thế hệ trẻ các thói quen, kỹ năng tự lực, nghi vấn, suy luận, sáng tạo, phản ứng nhanh và quyết đoán trước hoàn cảnh. Thứ ba, nhiệm vụ đổi mới PPDH đã trở thành cụ thể đối với toàn ngành cũng như từng GV vì nó được xác định rõ trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị quyết TW 4 khóa VII (01- 1993), Nghị quyết TW 2 khóa VIII (02-1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt Chỉ thị số 14 (04/1999). Đổi mới PPDH trong dạy học môn GDCD hiện nay hay các môn học khác ở trường THPT là đòi hỏi cấp thiết của XH, là nhiệm vụ chuyên môn quan trọng của mỗi GV. Nhất là từ năm học 2006-2007 trở đi, chương trình phân ban THPT và sử dụng SGK mới theo quyết định của Quốc hội bắt đầu có hiệu lực. Phương pháp thuyết trình có thể kết hợp với các phương pháp khác trong hệ thống các PPDH môn GDCD trở thành nhóm các phương pháp. Khi kết hợp như vậy PPTT vừa giữ được vai trò chủ đạo vừa khắc phục những hạn chế vốn có của nó, và như vậy PPTT có thể chuyển hóa trở thành những hình thức thuyết trình mới tích cực. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ bản chất, vai trò quan trọng của PPTT trong dạy học môn GDCD, trên cơ sở đó luận chứng sự cần thiết khách quan phải tích cực hóa PPTT. Đồng thời thông qua thực nghiệm sư phạm dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” để xây dựng quy trình tích cực hóa PPTT trong dạy học môn GDCD ở trường THPT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau: Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tích cực hóa PPTT trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”. Hai là, xác lập quy trình và những điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả vận dụng PPTT theo hướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường THPT Trưng Vương Quận 1, TP Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, bước đầu đề tài chỉ tập trung luận giải cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích cực hóa PPTT và khảo sát thực trạng, tiến hành thực nghiệm so sánh PPTT truyền thống với PPTT theo hướng tích cực trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường 4. Giả thuyết khoa học Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra giả thuyết khoa học sau: Nếu vận dụng PPTT trong dạy học phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” theo hướng phát huy tính tích cực của HS thì việc học môn GDCD sẽ hiệu quả hơn so với PPTT truyền thống. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và hệ thống … Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như điều tra XH học, thực nghiệm sư phạm, lấy ý kiến của các chuyên gia, thống kê toán học … 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận làm rõ các hình thức thuyết trình theo hướng tích cực và đề ra giải pháp tích cực hóa PPTT trong dạy học môn GDCD phần “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” ở trường THPT. Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm tài liệu trong việc đổi mới phương pháp giáo dục ở trường THPT Trưng Vương Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương, 9 tiết. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH CỰC HÓA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD 1.1 Phương pháp thuyết trình và mối quan hệ của nó với phương pháp dạy học khác trong dạy học môn GDCD. 1.1.1 Phương pháp thuyết trình Theo tiếng Hy Lạp phương pháp là “Méthodos”, nó có nghỉa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định đã đặt ra từ trước. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định. Qua khái niệm trên ta thấy rằng phương pháp có một cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động, những phương tiện cần thiết, quá trính làm biến đổi đối tượng. Cho nên nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng. Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn. Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào? Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp. Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học. Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau: - Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. - Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học. - Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy. - Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnh hội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh và đế cập đến PPTT trong dạy học. Theo Phan Trọng Ngọ “PPTT là phương pháp GV sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập. Người học tiếp thu hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lý chúng tùy theo chủ thể người học và yêu cầu của người dạy học” Theo tác giả PPTT là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bày một tài liệu mới hoặc tổng kết những tri thức mà học sinh đã thu lượm được một cách có hệ thống. Từ trước đến nay, PPTT được coi là phương pháp độc thoại trong dạy học, là phương pháp cổ truyền. Dường như nó được sử dụng ở tất cả các bộ môn. Bằng phương pháp này, người ta truyền đạt cho HS những tri thức mang tính khái quát mà loài người đã thu nhận được, còn HS có nhiệm vụ lĩnh hội tri thức đó, hiểu, ghi nhớ và tái hiện, vận dụng nó trong cuộc sống. Đối với môn GDCD, PPTT có vai trò rất quan trọng. Bởi vì trong giảng dạy, GV giúp HS lĩnh hội được những kiến thức cơ bản, hiện đại, thiết thực, trừu tượng. Việc luận giải những tri thức trừu tượng, khái quát bằng những ngôn từ trong sáng, tường minh đi vào lòng người khi thuyết giảng, GV đã góp phần kích thích tư duy, rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ và phát triển tư duy cho HS. Nếu GV sử dụng tốt phương pháp này trong giảng dạy môn GDCD sẽ rất thuận lợi để giảng các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, qui luật… và có thể tránh được sự đơn điệu, thu hút được sự chú ý của HS. 1.1.2 Cấu trúc của phương pháp thuyết trình Trong quá trình sử dụng PPTT cần diễn giải một vấn đề nào đó thì người sử dụng cần phải trải qua bốn giai đoạn: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận rút ra từ vấn đề đó. - Đặt vấn đề là bước đầu tiên nhằm thông báo vấn đề dưới dạng tổng quát để kích thích sự chú ý ban đầu của học sinh. - Phát biểu vấn đề là bước nêu lên những câu hỏi cụ thể nhằm vạch ra phạm vi những vấn đề cần phải xem xét. - Giải quyết vấn đề: Bước này có thể tiến hành theo logic quy nạp hay logic diễn dịch. + Logic quy nạp là con đường nhận thức từ sự kiện, hiện tượng đến cái chung, cái khái quát, từ những trường hợp cụ thể đến quy luật, khái niệm, nguyên tắc. Theo logic quy nạp có thể có ba cách trình bày. Đó là: Quy nạp phân tích từng vấn đề đặt ra ở bước phát triển vấn đề tương đối độc lập với nhau. Vì vậy có thể giải quyết từng vấn đề, rút ra kết luận rồi chuyển sang giải quyết vấn đề khác. Quy nạp phát triển: Nêu vấn đề được giải quyết theo lối móc xích, nghĩa là giải quyết xong từng vấn đề thứ nhất thì kết luận rút ra sẽ lại làm tiền đề cho việc giải quyết vấn đề tiếp theo. Trong việc chứng minh các bài toán hình học thường gặp loại quy nạp này. Quy nạp song song – đối chiếu: Nêu vấn đề đặt ra phải giải quyết chứa đựng những mặt tương phản, đối lập. + Logic diễn dich là con đường nhận thức từ nguyên lý chung đến cái cụ thể. Theo logic diễn dich, bắt đầu đưa ra các kết luận sơ bộ khái quát, sau đó tiến hành giải quyết có thể theo ba cách: phân tích từng phần, phân tích phát triển, phân tích so sánh – đối chiếu. - Kết luận: Là bước kết thúc việc trình bày vấn đề. Nó là sự kết tinh dưới dạng xúc tích, chính xác những khái quát bản chất của vấn đề đưa ra xem xét. Cách đặt vấn đề và cách phát biểu vấn đề có thể tiến hành bằng cách thông báo tái hiện hoặc có tính vấn đề. Cách giải quyết vấn đề có thể bằng logic quy nạp hay logic diễn dịch. Điều đó chứng tỏ cấu trúc của phương pháp thuyết trình đã phản ánh mặt bên trong và mặt bên ngoài của phương pháp dạy học nói chung và phương pháp thuyết trình nói riêng. 1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau: - Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một cách sâu sắc. - Giúp học sinh nắm được hình mẫu về cách tư duy logic, cách đặt và giải quyết vấn đề khoa học, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, xúc tích thông qua cách trình bày của giáo viên. - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh qua việc trình bày tài liệu với giọng nói, cử chỉ, điệu bộ thích hợp và diễn cảm. - Tạo điều kiện phát triển năng lực chú ý và kích thích tính tích cực tư duy của học sinh, vì có như vậy học sinh mới hiểu được lời giảng của giáo viên và mới ghi nhớ được bài học.

Tài liệu liên quan