Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Tích hợp liên môn địa lý 9 phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi...

Tài liệu Tích hợp liên môn địa lý 9 phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo

.DOC
34
1920
91

Mô tả:

PHỤ LỤC 1 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo Chương Mỹ - Trường THCS Lam Điền - Địa chỉ: Lam Điền - Chương Mỹ - Hà Nội Email: C2-lamdienchuongmy.edu - Thông tin về giáo viên Họ và tên: Đỗ Mạnh Thu Hồng Ngày sinh: 11/10/1977 Môn: Địa líPHỤ LỤC II Điện thoại: 0979288265. Email: [email protected] 1 PHỤ LỤC 2 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC 1. Tênchủ đề. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO - MÔN ĐỊA LÍ 9 - 2. Mục tiêu dạy học. a. Kiến thức: * Môn Địa lí: Giúp các em vận dụng các kiến thức địa lí để tìm hiểu các đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển - đảo, qua đó đánh giá được sự phát triển tổng hợp kinh tế biển và đề ra các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo qua các bài: + Bài 24 (Lớp 8). Vùng biển Việt Nam + Bài 38 (Lớp 9). Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo. + Bài 39 (Lớp 9). Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo. + Bài 40 (Lớp 9). Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí. * Môn Lịch sử: Giúp các em vận dụng các kiến thức lịch sử để thấy được vấn đề bảo vệ chủ quyền biển - đảo được thể hiện rất rõ qua các thời kì lịch sử. Thấy được sự phát triển của một trong số các ngành kinh tế biển là giao thông với việc phát triển các xưởng đóng tàu và các cảng biển lớn điển hình là thương cảng Hội An qua các bài: + Bài 26 ( Lớp 7). Quang Trung xây dựng đất nước - mục 2: Chính sách quốc phòng, ngoại giao. + Bài 27 ( Lớp 7). Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - mục 2: Kinh tế dưới triều Nguyễn *Môn Giáo dục công dân: Giúp các em vận dụng các kiến thức môn giáo dục công dân để học sinh thấy được thấy được vai trò và trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam trong vấn đề bảo vệ tài nguyên biển và bảo vệ chủ quyền biển - đảo qua bài: + Bài 14 ( Lớp 7). Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, + Bài 15 (Lớp 7). Bảo vệ di sản văn hóa. + Bài 17 (Lớp 9). Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. 2 *Môn Ngữ văn: Qua các tác phẩm văn học giúp các em thấy được hoạt động kinh tế biển chủ yếu là khai thác thủy sản của những người dân làng chài ven biển và tiềm năng về nguồn hải sản biển rất phong phú qua các bài: + Bài 19 (Lớp 8). Quê hương. + Bài 11 (Lớp 9). Đoàn thuyền đánh cá. b. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng đặt và giải quyết vấn đề, tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế. - Vận dụng các kiến thức đã học có kỹ năng giải thích, xử lí các tình huống và tổng hợp các kiến thức cơ bản về kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. - Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống. c. Thái độ: - Có tình cảm yêu quý quê hương đất nước, trau dồi tình cảm với biển và hải đảo của tổ quốc. - Có thái độ và trách nhiệm với bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc. - Có ý thức khai thác hơp lí tài nguyên biển. - Hăng hái tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường biển đảo và vận động mọi người có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường biển, đảo. d. Năng lực vận dụng của học sinh. - Thông qua chủ đề học sinh phát triển các năng lực như: Năng lực giao tiếp, hợp tác, trình bày, Ứng dụng CNTT, quản lí, sáng tạo, tự học, giải quyết vấn đề 3. Đối tượng dạy học. * Đối tượng dạy học của dự án là học sinh - Số lượng học sinh: 115 em - Số lớp thực hiện: 3 lớp - Khối lớp: 9 4. Ý nghĩa. a. Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học. - Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức đã học của các môn như địa lí, lịch sử, giáo dục công dân, văn học để tìm hiểu được những kiến thức cơ bản về tự nhiên, tài nguyên biển - đảo và khai thác tài nguyên để phát triển tổng hợp kinh tế biển cũng như vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên biển - đảo. 3 - Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về biển - đảo Việt Nam để có cách giải quyết và ứng sử đúng đắn với các tình huống thực tiễn đang diễn ra ở khu vực biển Đông Việt Nam. - Học sinh yêu thích môn học, hứng thú với môn học và qua chủ đề học sinh tìm hiểu kiến thức về biển - đảo ở nhiều môn học nhưng chỉ phải học qua môn địa lí. - Giáo viên được trang bị kiến thức một cách sâu rộng ở nhiều bộ môn để phục vụ giảng dạy môn chính của mình. Đồng thời qua đó cũng nâng cao vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. b. Ý nghĩa đối với thực tế. - Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng và bảo vệ tài nguyên và chủ quyền biển - đảo Việt Nam thông qua các hành động hàng ngày.. - Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân về vấn đề khai thác hợp lí tài nguyên biển và tinh thần yêu nước có thái độ và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: * Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu được sử dụng trong dự án: - SGK, SGV Địa lí 9, lớp 8, Lịch sử lớp 7, Văn học lớp 8, lớp 9, Giáo dục công dân lớp 7, lớp 9 - Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho học sinh THCS - Tài liệu giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho học sinh THCS - Tài liệu: Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - nhà xuất bản trẻ - Thiết bị dạy học: + Máy tính, máy chiếu, máy quay phim - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bản đồ các đường hằng hải quốc tế, bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. + Tập átlats tự nhiên Việt Nam + Lược đồ các vùng kinh tế của Việt Nam. + Tranh ảnh về các hoạt đông kinh tế biển, môi trường biển - Học liệu dạy học: www.wipikedia Bách khoa toàn thư Việt Nam http://www.biendong.vn 4 http://www.khoahoc.net http://www.google.com.vn http://vietbao.vn/ http://www.vietnamnet.vn/ http://www.monre.gov. * Mô tả các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của dự án: - CNTT được đưa vào trong dự án chủ yếu là phần mềm Powerpoint, phần mềm Violet để tạo bài giảng điện tử. Phần mềm Word - Sử dụng các phần mềm ứng dụng: Phần mềm Adobe Movie - Sử dụng mạng Internet để tra cứu thông tin. * Thời gian thực hiện chủ đề - 3 tiết: Tiết 44, Tiết 45, Tiết 46 theo PPCT 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Tổ chức dạy học dự án: I. Tên dự án: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO ( 3 tiết) II. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm của vùng biển - đảo của nước ta. Xác định và đọc tên trên bản đồ - Phân tích ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. - Trình bày được tiềm năng, sự phát triển, hạn chế và phương hướng của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển đảo, khai thác và chế biến khoáng sản biển, giao thông vận tải biển của nước ta. - Trình bày được đặc điểm của tài nguyên biển và sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo. - Nêu được một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. - Đánh giá được tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và các quần đảo của Việt Nam. - Trình bày được tình hình phát triển của ngành dầu khí ở nước ta. 2. Kỹ năng: 5 - Có khả năng làm việc cá nhân và tập thể; phát huy tính tích cực học tập - Biết cách thu thập, xử lí các thông tin, viết và trình bày báo cáo - Phát triển kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê. - Kỹ năng sử dụng công nghệ nhằm hỗ trợ việc học tập. - Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống. - Rèn luyện kỹ năng sống: + Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin. + Nghiên cứu khoa học + Kĩ năng giao tiếp: làm việc tập thể, ngoại giao để tìm kiếm thông tin, kĩ năng trình bày, diễn thuyết trước tập thể từ đó rèn tính tự tin, bản lĩnh hoạt đô nô g đô cô lâ pô cho học sinh. 3. Thái độ. - Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng địa lí. - Có tình cảm yêu quý quê hương đất nước, trau dồi tình cảm với biển và hải đảo của tổ quốc. - Có thái độ và trách nhiệm với bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc. - Có ý thức khai thác hơp lí tài nguyên biển. - Hăng hái tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường biển đảo và vận động mọi người có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường biển, đảo 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực giao tiếp, hợp tác, trình bày, Ứng dụng CNTT, quản lí, sáng tạo, tự giải quyết vấn đề III. Phương pháp + Dạy học dự án. + Thảo luận nhóm. + Sử dụng phương tiện trực quan. + Ứng dụng CNTT. IV. Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo Công nghệ - Phần cứng 6 - Máy tính, máy chiếu, máy quay, máy ảnh kỹ thuật số, máy in, máy quét ảnh - Kết nối Internet Công nghệ - Phần mềm - Cơ sở dữ liệu/ bảng tính - Ấn phẩm - Phần mềm thư điện tử, phần mềm xử lý ảnh - Trình duyệt Web, đa phương tiện - Phần mềm thiết kế PowerPoint, Hệ soạn thảo văn bản Word Tư liệu in - Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho học sinh THCS của giáo viên - Tài liệu giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo cho học sinh THCS của học sinh. - Tài liệu: Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - nhà xuất bản trẻ. - Sách giáo khoa và SGV môn Địa lí 8,9, GDCD 7,8, Lịch sử 7, Văn 8, 9 Hỗ trợ - Giấy A0, bảng để dán các sản phẩm quảng cáo cho dự án. - Bài trình chiếu Power Point - Tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu Nguồn Internet http://www.google.com.vn với các từ khóa: “Biển Đông”, “Biển đảo Việt Nam” “Kinh tế biển”, “Hoàng Sa, Trường Sa”, “Công nghiệp dầu khí Việt Nam”…. http://www.bachkim.vn http://www.biendong.net http://vietbao.vn http://www.vietnamnet.vn V. Cấp / lớp/ lĩnh vực: Cấp THCS/ lớp 9/ Địa lí, GDCD, Lịch sử.Văn học VI. Thời gian thực hiện dự án: 4 tuần VII. Nội dung chính 1. Phạm vi và một số quy chế pháp lí của vùng biển - đảo Việt Nam 7 2. Căn cứ khẳng định chủ quyền biển - đảo Việt Nam. Đặc biệt là những căn cứ về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 3. Ý nghĩa của vùng biển nước ta về các mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. 4. Đặc điểm ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. 5. Đặc điểm ngành du lịch biển - đảo. 6. Đặc điểm ngành khai thác, chế biến khoáng sản biển. 7. Đặc điểm ngành giao thông vận tải biển. 8. Thực trạng về tài nguyên môi, trường biển - đảo. 9. Nguyên nhân và phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo. 10. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và trình bày những hiểu biết về ngành công nghiệp dầu khí của nước ta. VIII. Tiến trình bày học: Hoạt động 1: Xác định chủ đề (20 phút) *Bước 1: Xây dựng chủ đề - Giáo viên đưa ra chủ đề chung học sinh cần tìm hiểu: “Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo” và đặt vấn đề để học sinh thấy được tầm quan trọng của biển – đảo Việt Nam cũng như vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển – đảo sao cho hợp lí, để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển và nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển - đảo thiêng liêng của tổ quốc. - Trên cơ sở nội dung và yêu cầu của chủ đề giáo viên và cùng học sinh đặt tên dự án và xây dựng các tiểu chủ đề cho dự án - Tên dự án: Là nhóm chuyên gia của viện Tài nguyên và môi trường biển (IMER) có nhiệm vụ đi khảo sát các đặc điểm, tài nguyên và môi trường biển – đảo của Việt Nam và đánh giá chung về tiềm năng, thực trạng và sự phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Đồng thời đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển - đảo Việt Nam. - Các tiểu chủ đề cần tìm hiểu: + Tiểu chủ đề 1: Em yêu biển đảo quê hương + Tiểu chủ đề 2: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản gắn liền với bảo vệ tổ quốc 8 + Tiểu chủ đề 3: Du lịch biển đảo – ngành công nghiệp không khói đầy tiềm năng. + Tiểu chủ đề 4: Khai thác và chế biến khoáng sản biển – ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta. + Tiểu chủ đề 5: Phát triển giao thông vận tải biển trong quá trình hội nhập nền kinh tế. + Tiểu chủ đề 6: Ý tưởng xanh cho vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo *Bước 1: Phân công nhiệm vụ - Giáo viên phát phiếu điều tra nhu cầu của học sinh từ đó phân chia nhóm cho phù hợp với năng lực từng học sinh. (phụ lục 1) - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm dựa vào phiếu định hướng học tập (phụ lục 2) để hoàn thành sản phẩm của nhóm + Nhóm 1: Tìm hiểu theo nội dung tiểu chủ đề 1 + Nhóm 2: Tìm hiểu theo nội dung tiểu chủ đề 2 + Nhóm 3: Tìm hiểu theo nội dung tiểu chủ đề 3 + Nhóm 4: Tìm hiểu theo nội dung tiểu chủ đề 4 + Nhóm 5: Tìm hiểu theo nội dung tiểu chủ đề 5 + Nhóm 6: Tìm hiểu theo nội dung tiểu chủ đề 6 - Giáo viên cung cấp cho học sinh phiếu đánh giá sản phẩm ( phụ lục 3), các phiếu cho điểm của từng nhóm (phụ lục 4) *Bước 3 Hướng dẫn thực hiện: - Các nhóm phân công công việc cho các thành viên trong nhóm. - Giáo viên cung cấp các tài liệu học tập dưới dạng bản cứng, bản mền và địa chỉ website Hoạt động 2: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc (25 phút) *Bước 1: Phác thảo đề cương Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV sẽ cùng thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu. Tiểu chủ đề 1: Em yêu biển đảo quê hương. - Vị trí, diện tích và đặc điểm tự nhiên của biển và các đảo, quần đảo lớn ở nước ta - Phạm vi và một số quy chế pháp lí của vùng biển và thềm lục địa ở nước ta. - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong vấn đề bảo vệ Tổ quốc - bảo vệ chủ quyền biển - đảo (môn GDCD) - Căn cứ khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. - Ý nghĩa của biển đối với tự nhiên, kinh tế và an ninh quốc phòng. 9 Tiểu chủ đề 2: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản gắn liền với bảo vệ tổ quốc - Tiềm năng phát triển của ngành - Đặc điểm phát triển - Những hạn chế - Phương hướng phát triển của ngành. - Tìm hiểu về tiềm năng thủy sản của biển qua các tác phẩm văn học (môn văn) - Những cột mốc sống nơi biển đông khẳng định chủ quyền biển – đảo Việt Nam Tiểu chủ đề 3: Du lịch biển đảo - ngành công nghiệp không khói đầy tiềm năng. - Tiềm năng phát triển của ngành - Đặc điểm phát triển - Những hạn chế - Phương hướng phát triển của ngành - Giới thiệu những điểm du lịch biển nổi tiếng Tiểu chủ đề 4: Khai thác và chế biến khoáng sản biển – ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta. - Tiềm năng phát triển của ngành - Đặc điểm phát triển - Những hạn chế - Phương hướng phát triển của ngành - Phân tích biểu đồ sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta. Đánh giá về ngành dầu khí ngành kinh tế biển mũi nhọn. Tiểu chủ đề 5: Phát triển giao thông vận tải biển trong quá trình hội nhập nền kinh tế. - Tiềm năng phát triển của ngành - Đặc điểm phát triển - Những hạn chế - Phương hướng phát triển của ngành. - Tìm hiểu về một cảng biển có vai trò quan trọng đối với kinh tế nước ta vào thế kỉ XVIII (môn lịch sử 7) - Kể tên các cảng biển và các tuyến đường biển quan trọng 10 Tiểu chủ đề 6: Ý tưởng xanh cho vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo - Thực trạng tài nguyên biển của nước ta - Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại môi trường biển. - Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. - Đánh giá tiềm năng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển của một số đảo ven bờ theo bảng số liệu 40.1 – SGK địa lí 9 - Học sinh với vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo * Bước 2. Yêu cầu sản phẩm của các nhóm + Nhóm 1: Bài trình bày trên MS Powerpoint về đặc điểm biển - đảo Việt Nam. Yêu cầu trình bày được - Vị trí, diện tích, đặc điểm tự nhiên biển Việt Nam. Các bộ phận và quy chế pháp lí của các vùng biển và thềm lục địa của biển Việt Nam - Nêu được những căn cứ cơ bản để khẳng định chủ quyền biển - đảo và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển, đảo đối với việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. + Nhóm 2, 3, 4, 5. Bài báo cáo Microsoft Word và Powerpoint. In ra khổ giấy A4 và trình bày trên Powerpoint về những đặc điểm các ngành kinh tế biển yêu cầu trình bày được - Tiềm năng phát triển của ngành - Đặc điểm phát triển - Những hạn chế - Phương hướng phát triển của ngành - Các vấn đề yêu cầu riêng của từng ngành + Nhóm 6. Bài trình bày trên Word và tranh vẽ trên giấy A3 về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. Yêu cầu trình bày được - Thực trạng tài nguyên biển của nước ta - Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại môi trường biển. - Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. - Đánh giá tiềm năng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển của một số đảo ven bờ theo bảng số liệu 40.1 – SGK địa lí 9 11 Hoạt động 3: Thực hiện dự án (Học sinh làm ngoài giờ trên lớp trong tuần 2,3) - GV và HS cùng xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác và nơi có thể tìm kiếm nguồn tư liệu để thực hiện dự án: thư viện (sách, báo, tạp chí, Internet, bảo tàng... Trong quá trình tìm kiếm, HS cũng có thể bổ sung thêm nguồn tài liệu. GV nên hướng dẫn HS cách khai thác, trích dẫn nguồn tài liệu - Các nhóm phân công công việc cho các thành viên theo yêu cầu sau + Thu thập tài liệu: sách báo, tạp chí, tranh ảnh; các báo cáo và các kết quả điều tra về tự nhiên, dân số, kinh tế. Nguồn tư liệu được khai thác chủ yếu qua thư viện, Internet. + Tổng hợp kết quả nghiên cứu: các thành viên của nhóm sau khi hoàn thành phần thu thập tài liệu sẽ cùng nhau báo cáo kết quả về công việc của mình với các thành viên trong nhóm. + Xử lí thông tin tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình đó, thành viên của từng nhóm sẽ trả lời các câu hỏi để làm rõ vấn đề nghiên cứu. + Thảo luận: Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận để hoàn thiện và viết báo cáo cuối cùng. - Dự kiến kế hoạch thực hiện trong 4 tuần Thời gian Tuần 1 Tuần 2,3 Công việc của giáo viên - Giới thiệu dự án - Đánh giá nhu cầu của học sinh . - Lập các nhóm dự án . - Kí hợp đồng và hướng dẫn cách đánh giá các sản phẩm - Phân công nhiệm vụ của từng nhóm - Tiến hành trên lớp 1 tiết - Kiểm tra đôn đốc và hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thành các sản phẩm Công việc của học sinh - Tham gia đánh giá nhu cầu của bản thân. - Chọn nhóm phù hợp, đặt tên nhóm - Chọn chủ đề của nhóm động não và thảo luận câu hỏi định hướng. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm - Học tập trên lớp 1 tiết - Bắt tay vào dự án. - Tìm kiếm thông tin - Hoàn thành sản phẩm 12 Tuần 4 - Kiểm tra sản phẩm các nhóm - Hỗ trợ học sinh ngoại khóa - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết - Thực hiện 2 tiết báo cáo trên lớp - Học tập theo nhóm, cá nhân ngoài giờ chính khóa - Các nhóm báo cáo các sản phẩm trước lớp - Tiến hành báo cáo 2 tiết trên lớp - HS làm việc theo nhóm được phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ ứng với các câu hỏi nô iô dung đã đặt ra. - Giáo viên theo dõi, đôn đốc học sinh, định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện. Các nhóm trao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về những công việc (kết quả) trung gian đã thực hiện được. - GV gặp HS theo lịch để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ HS về công nghệ. Hoạt động 4: Giới thiệu sản phẩm trước lớp ( 60 phút) - Mỗi nhóm cử một đại diện lên thuyết trình về tiểu chủ đề của nhóm. - Các nhóm cùng thảo luận để xây dựng một bản tổng hợp về bài học * Các bước tiến hành Bước 1. Học sinh các nhóm trình bày dự án (thời gian trình bày cho mỗi nhóm là từ 5 - 7 phút) - Các nhóm lần lượt báo cáo - Các nhóm khác và giáo viên lắng nghe, phản hồi đưa nhận xét, đánh giá - GV phát phiếu chấm cho các nhóm cho giám khảo Trong quá trình diễn ra hoạt động ngoại khóa, GV sẽ đóng vai người quan sát, người hỗ trợ và chuyên gia cố vấn hoạt động ngoại khóa. GV có thể mời thêm phụ huynh HS, các đồng nghiệp… cùng tham gia. Bước 2. Các thành viên tham dự hỏi và trao đổi thêm với HS. Bước 3. Giáo viên kết luận qua phần trình bày của các nhóm Hoạt động 5: Đánh giá, tổng kết dự án (30 phút) Bước 1. Học sinh trao đổi, thảo luận - Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng cá nhân có đóng góp tích cực. Bước 2. GV tổng kết bài học, chốt lại những điểm chính của nội dung Kết luận: 1. Biển và đảo Việt Nam. 13 - Việt Nam là quốc gia có diện tích biển rộng trên 1 triệu Km 2, đường bờ biển dài 3260km là một bộ phận của biển đông. Có 28/63 tỉnh thành phố giáp biển có 5 vùng biển là: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ (Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Quý, Thổ Chu,…Trong đó có hai đảo vào loại lớn nhất là Phú quốc và Cát Bà và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa. - Căn cứ để khẳng định chủ quyền biển – đảo: + Từ xa xưa người Việt cổ đã tới sinh sống sản xuất trên các hải đảo ven bờ. Không những vậy dân cư lạc Việt còn vượt biển tới những vùng đất xa. + Các triều đại phong kiến Việt Nam đều thấy rõ vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng + Nhiều tấm bản đồ cổ của nước ta cũng như của nước ngoài đều thể hiện chủ quyền biển – đảo Việt + Trong các sự kiện chinh hục biển cả, đáng chú ý nhất là việc ông cha chúng ta khám phá và khai thác hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa (bia chủ quyền quần đảo Trường sa năm 1930). + Từ sau khi Pháp xâm lược nước ta cho đến nay có nhiều chứng cứ thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Ý nghĩa của biển đơi với tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. + Tự nhiên: Khí hậu điều hòa hơn mang nhiều tính chất của khí hậu hải dương. Địa hình ven biển đa dạng, hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn, sinh vật phong phú và đa dạng. + Kinh tế - xã hội: Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như sinh vật phong phú, nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, sản xuất muối, khai thác cát, khoáng sản biển như ôxit titan, dầu mỏ. Phát triển giao thông vận tải biển với nhiều cảng biển và nằm gần các tuyến hàng hải biển quốc tế, phát triển du lịch biển, ven biển phát triển nuôi trồng thủy hải sản.. + An ninh, quốc phòng: Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trên các đảo có thể lập các căn cứ kiểm soát vùng biển và vùng trời đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 2. Khái quát các ngành kinh tế biển. Ngành Tiềm năng Sự phát triển Hạn chế Phương kinh tế hướng - Có nhiều loại - Sản lượng - Hải sản đang - ưu tiên phát 14 hải sản có giá trị xuất khẩu, 2000 loài cá, 100 loài Ngành tôm. Tổng trữ khai thác, lượng hải sản nuôi khoảng 4 triệu trồng và tấn. chế biến - Ngành công hải sản nghiệp chế biến hải sản đang phát triển nhanh - Tài nguyên du lịch khá phong phú. Có 120 bãi cát rộng, dài, Du lịch đẹp. biển – - Có nhiều phong đảo cảnh đẹp - Nguồn muối vô tận. - Dầu mỏ, khí đốt, ô xít titan, Khai thác cát trắng và chế biến khoáng sản biển khai thác 1,9 triệu tấn/năm (500 000 tấn gần bờ, còn lại xa bờ) bị cạn kiệt. - sản lượng đánh bắt gần bờ vượt quá 2 lần cho phép trong khi đó xa bờ mới bằng 20% khả năng cho phép. - nguồn vốn còn hạn chế triển đánh bắt xa bờ. - Phát triển nuôi trồng hải sản trên biển ven biển và trên các đảo - Phát triển đồng bộ và hiện đại ngành công nghiệp chế biến hải sản. - Mơi chỉ khai - Đa dạng hóa thác hoạt các hoạt động động tắm du lịch biển, chưa khai thác hết tiềm năng du lịch biển - Chủ yếu - Xây dựng xuất khẩu dầu các nhà máy thô nên có giá lọc dầu và trị thấp các nhà máy hóa dầu để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau - Xây dựng được nhiều khu du lịch và nghỉ dưỡng. - Khách du lịch biển ngày càng tăng - Sản xuất muối ở Sa Huỳnh, Cà Ná - Sản xuất thủy tinh, pha lê - Sản lượng khai thác dầu và khí tang nhanh. - Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất - Có nhiều thuận - Có 90 cảng - Môi trường - Hiện đại lợi để xây dựng biển có 3 cảng biển ô nhiễm hóa hệ thống 15 các cảng biển loại lớn nhất Giao như vũng, vịnh, Hải Phòng, thông vận cửa sông… Đà Nẵng, Sài tải biển Gòn - Phương tiện tàu thuyền còn thô sơ - Cảng biển còn thiếu tính đồng bộ và hiện đại cảng biển - Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu - Phát triển dịch vụ hằng hải 3. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. - Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên biển: Ô nhiễm môi trường và đánh bắt quá mức. - Sự suy giảm tài nguyên biển: Diện tích rừng ngập mặn giảm, sản lượng đánh bắt giảm, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Hậu quả: Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến du lịch biển. - Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển: + Đánh giá tiềm năng sinh vật biển. + Chuyển sang khai thác xa bờ. + Bảo vệ rừng ngập mặn, các rạn san hô ngầm ven biển. + Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. + Chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học. 4. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ. - Các đảo thích hợp nhất để phát tiển tổng hợp kinh tế biển là: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. Nhiều đảo tuy có diện tích không lớn (Cát Bà, Lí Sơn, Phú Quý …) nhưng có thể phát triển nhiều ngành kinh tế và khẳng định chủ quyền vùng biển của nước ta. - Nhận xét về ngành công nghiệp dầu khí: + Sản lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta hiện nay đều tăng. Trong đó xuất khẩu dầu thô tăng nhanh. Hầu như toàn bộ dàu tho khai thác được đều xuất khẩu dưới dạng dầu thô chưa qua chế biến. + Tình hình hoạt động của ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta: Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mở là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng. Trong đó sản lượng dầu thô khai thác hầu hết dành cho xuất khẩu, chứng tỏ ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển. Đây là điểm yếu của công nghiệp dầu khí ở nước ta. Trong khi 16 xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu đã chế biến. Bước 3. GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và kết quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm. Bước 4. Giáo viên yêu cầu học sinh làm một bài kiểm tra 20 phút 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập a. Kiểm tra đánh giá : - Học sinh là một bài kiểm tra. - Thời gian 20 phút - Đề bài : I. Trắc nghiêm. (3 điểm) Câu 1 : Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền và có chế độ pháp lí của đất liền là A. Nội thủy B. Lành hải. C. Vùng tiếp giáp lãnh hải D. Thềm lục địa. Câu 2 : Nước ta phê chuẩn công ước 1982 về Luật Biển vào năm A. 1982 B. 1984 C. 1992 D. 1994 Câu 3 : Đây là một cảng có vai trò quan trọng đối với kinh tế nước ta vào thế kỉ XVIII. Hiện nay cảng đó không còn nữa và nó thuộc tỉnh Quảng Nam A. Cảng Hội An B. Cảng Chân Mây C. Cảng Cái Lân D. Cảng Cam Ranh Câu 4. Điểm du lịch nào sau đây hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. A. Vịnh Nha Trang B. Bãi biển Non Nước C. Vịnh Hạ Long D. Đảo Phú Quốc Câu 5: Câu thơ sau. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” là thuộc văn bản nào trong chương trình ngữ văn THCS A. Cô Tô B. Đoàn thuyền đánh cá C. Quê hương D. Đập đá ở Côn Lôn II. Tự luận Câu 2. Với tư cách là hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu cho du khách về một điểm du lịch gắn với tài nguyên biển mà em biết 17 Hướng dẫn chấm I. Trắc nghiệm Câu Đáp án 1 A 2 D 3 A 4 A 5 C I. Tự luận : Học sinh giới thiệu về một điểm du lịch gắn với tài nguyên biển cần nêu được : - Vẻ đẹp/ sự hấp dẫn của điểm du lịch - Hiện trạng hoạt động du lịch - Môi trường tại điểm du lịch đó - Hành động của chúng ta để bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch b. Tiêu chí đánh giá. - Học sinh hoàn thành bài kiểm tra mức độ đạt trên 65%, tức là học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản của chủ đề. - Học sinh giải quyết được các tình huống đưa ra - Học sinh vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết được những vấn đề thực tiễn cuộc sống 8. Các sản phẩm của học sinh Chất lượng bài kiểm tra : - Tiến hành kiểm tra 115 học sinh lớp 9 ( năm học 2013 – 2014) Điểm 9 - 10 Số lượng % 36 31,3% Điểm 7 - 8 Số lượng % 56 48,7% Điểm 5 - 6 Số lượng % 23 20% Điểm < 5 Số lượng % 0 0 - Học sinh đã vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra của chủ đề - Học sinh có hứng thú học tập bộ môn cao - Bồi dưỡng tình yêu quê hương thông qua những việc làm cụ thể thiết thực 18 PHỤ LỤC 1. Nội dung các bài liên quan: Để dạy học chủ đề này, GV và HS cần sử dụng kiến thức ở các bài sau: - Môn Địa lí: + Bài 24 (Lớp 8). Vùng biển Việt Nam + Bài 38 (Lớp 9). Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo. + Bài 39 (Lớp 9). Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo. + Bài 40 (Lớp 9). Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và - Môn Lịch sử: + Bài 26 ( Lớp 7). Quang Trung xây dựng đất nước + Bài 27 ( Lớp 7). Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Môn GDCD + Bài 14 ( Lớp 7). Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, + Bài 15 (Lớp 7). Bảo vệ di sản văn hóa. + Bài 17 (Lớp 9). Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. - Môn Ngữ văn + Bài 19 (Lớp 8). Quê hương. + Bài (Lớp 9). Đoàn thuyền đánh cá. 2. Các phiếu điều tra, định hướng, chấm điểm Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH (Trước khi thực hiện dự án) Họ và tên: …………………………………………………… Lớp: ……………………… Trường: …………………… Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em. 19 1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào? Nội dung Có Không Em yêu biển đảo quê hương. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản gắn liền với bảo vệ tổ quốc Du lịch biển đảo - Ngành công nghiệp không khói đầy tiềm năng. Khai thác và chế biến khoáng sản biển – ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta. Phát triển giao thông vận tải biển trong quá trình hội nhập nền kinh tế. Ý tưởng xanh cho vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo 2. Em muốn thực hiện nhiệm vụ học tập nào trong dự án? Nhiệm vụ Đóng vai làm người xây dựng nội dung dự án. Đóng vai làm người vẽ trang, sưu tầm tranh Đóng vai người thiết kế bài trình chiếu trên Powerpoint. Đóng vai là người viết báo cáo trên phần mền Microsoft Word Đóng vai làm người báo cáo nội dung của nhóm trước tập thể lớp Có Không Phụ lục 2 PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP NHÓM 1 Yêu cầu: Sưu tầm thông tin từ SGK, Internet, sách báo, tạp chí.... em hãy hoàn thành bài trình chiếu trên Powerpoint và tranh vẽ theo gợi ý sau: 1. Bài trình chiếu - Vị trí, diện tích của biển và vị trí các đảo và quần đảo lớn ở nước ta - Phạm vi và một số quy chế pháp lí của vùng biển và thềm lục địa ở nước ta - Quyền và nghĩa vụ của công dân trong vấn đề bảo vệ Tổ quốc - bảo vệ chủ quyền biển - đảo (môn GDCD) - Căn cứ khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. - Ý nghĩa của biển đối với tự nhiên, kinh tế và an ninh quốc phòng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146