Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Kỹ thuật lập trình Tìm hiểu về kiểm thử ứng dụng web, ứng dụng công cụ selenium vào kiểm thử ứng dụ...

Tài liệu Tìm hiểu về kiểm thử ứng dụng web, ứng dụng công cụ selenium vào kiểm thử ứng dụng web

.DOCX
48
562
64

Mô tả:

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ ỨNG DỤNG WEB 1.1. Kiểm thử phần mềm là gì? 1.1.1. Khái niệm. Kiểm thử phần mềm(software testing) là một cuộc kiểm tra được tiến hành để cung cấp cho các bên liên quan thông tin về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ được kiểm thử. Kiểm thử có thể cung cấp cho doanh nghiệp một quan điểm, một cách nhìn độc lập về phần mềm để từ đó cho phép đánh giá và thấu hiểu được những rủi ro trong quá trình triển khai phần mềm. (theo Wikipedia) Kiểm thử phần mềm cũng cung cấp mục tiêu, cái nhìn độc lập về phần mềm, điều này giúp đánh giá và hiểu rõ các rủi ro kiên quan khi thực thi phần mềm. Software testing, phụ thuộc vào phương pháp kiểm thử được dùng, có thể thực thi bất kỳ lúc nào trong quy trình phát triển phần mềm. Tuy nhiên, phần lớn việc kiểm thử bắt đầu sau khi có thiết kế chi tiết và sau khi code xong. Như vậy, phương pháp kiểm thử bị ảnh hưởng/ chi phối bởi phương pháp phát triển phần mềm(quy trình phát triển phần mềm) đang sử dụng. 1.1.2. Quy trình kiểm thử phần mềm. Mục đích của kiểm thử là thiết kế một chuỗi các trường hợp kiểm thử mà có khả năng phát hiện lỗi cao. Để cho việc kiểm thử đạt kết quả tốt cần có sự chuẩn bị về kế hoạch kiểm thử, thiết kế các trường hợp kiểm thử và các dữ liệu kiểm thử cho các trường hợp. Đây chính là gian đoạn đầu vào của quá trình kiểm thử. Và sản phẩm công việc của giai đoạn kiểm thử chính là “báo cáo kiểm thử” mà tài liệu hóa tất cả các trường hợp kiểm thử đã chạy, dữ liệu đầu vào, đầu ra mong đợi,.. Dưới đây là quy trình kiểm thử phần mềm được trình bày chi tiết. a. Lập kế hoạch(test plan). Mục đích: Nhằm chỉ định và mô tả các loại kiểm tra sẽ được triển khai và thực hiện. Kết quả của bước lập kế hoạch là bản tài liệu kế hoạch, bao gồm chi tiết từ các loại kiểm tra, chiến lược kiểm tra, cho đến thời gian và phân định lực lượng kiểm tra viên. Bản kế hoạch kiểm tra đầu tiên được phát triển rất sớm trong chu trình phát triển phần mềm, ngay từ khi các yêu cầu đã tương đối đầy đủ, các chức năng và luồng dữ liệu chính được mô tả. Bản kế hoạch này có thể được coi là bản kế hoạch chính(master test plan), trong đó tất cả các kế hoạch chi tiết cho các mức kiểm tra và loại kiểm tra khác nhau đều được đề cập. Lưu ý, tùy theo đặc trưng và độ phức tạp của mỗi dự án, các kế hoạch kiểm tra chi tiết có thể được gom chung vào bản kế hoạch chính hoặc được phát triển riêng. Sau khi bản kế hoạch chính được phát triển, các bản kế hoạch chi tiết lần lượt được thiết kế theo trình tự thời gian phát triển của dự án. Quá trình phát triển các kế hoạch kiểm tra không dừng lại tại một thời điểm, mà liên tục được cập nhật chỉnh sửa cho phù hợp đến tận cuối dự án. Các bước lập kế hoạch: - Xác định yêu cầu kiểm tra: chỉ định bộ phận, thành phần của phần mềm sẽ được kiểm tra, phạm vi hoặc giới hạn của việc kiểm tra. Yêu cầu của kiểm tra cũng được dùng để xác định nhân lực. - Khảo sát rủi ro: Các rủi ro có khả năng xảy ra làm chậm hoặc cản trở quá trình cũng như chất lượng kiểm tra. Ví dụ: Kỹ năng và kinh nghiệm của kiểm tra viên quá yếu, không hiểu rõ yêu cầu. - Xác định chiến lược kiểm tra: Chỉ định phương pháp tiếp cận để thực hiện việc kiểm tra, chỉ định các phương pháp kiểm tra trên phần mềm, chỉ định và công cụ hỗ trợ kiểm tra, chỉ định các phương pháp dùng để đánh giá chất lượng kiểm tra cũng như điều kiện để xác định thời gian kiểm tra. - Xác định nhân lực, vật lực: Kỹ năng, kinh nghiệm của kiểm tra viên; phần cứng, công cụ, thiết bị giả lập... cần thiết cho việc kiểm tra. - Lập kế hoạch chi tiết: Ước lượng thời gian, khối lượng công việc, xác định chi tiết các phần công việc, người thực hiện, thời gian tất cả các điểm mốc của quá trình kiểm tra. - Tổng hợp và tạo các bản kế hoạch kiểm tra: Kế hoạch chung và kế hoạch chi tiết. - Xem xét các kế hoạch kiểm tra: Phải có sự tham gia của tất cả những người có liên quan, kể cả trưởng dự án và có thể là khách hàng. Việc xem xét nhằm bảo đảm các kế hoạch là khả thi, cũng như để phát hiện các sai sót trong các bản kế hoạch. b. Thiết kế test. Mục đích: Nhằm chỉ định các Test Case và các bước kiểm tra chi tiết cho mỗi phiên bản phần mềm. Giai đoạn thiết kế test hết sức quan trọng, nó đảm bảo tất cả các tình huống kiểm tra “quét” hết tất cả yêu cầu cần kiểm tra. Các bước thực hiện: Theo mô hình chữ V, ứng với từng giai đoạn bên phát triển phần mềm thì bên kiểm thử sẽ có các hoạt động tương ứng để thực hiện kiểm thử. - Giai đoạn phân tích: Ở giai đoạn này, dựa vào các yêu cầu của khách hàng viết kiểm thử ở mức chấp nhận. Tạo list các đối tượng test, thứ tự ưu tiên test. - Giai đoạn thiết kế: Sử dụng các phương pháp để tạo Test script, test case: o Test case: Ca kiểm thử được thiết kế để kiểm tra một đối tượng có thỏa mãn yêu cầu đặt ra hay không. Một test case thường gồm 3 phần cơ bản:  Mô tả: Đặc tả các điều kiện cần có để tiến hành kiểm tra.  Nhập: Đặc tả đối tượng hay dữ liệu cần thiết, được sử dụng làm đầu vào để thực hiện việc kiểm tra.  Kết quả mong chờ: Kết quả trả về từ đối tượng kiểm tra, chứng tỏ đối tượng đạt yêu cầu. o Xác định và mô tả các Test case: Xác định các điều kiện cần thiết lập trước và trong lúc kiểm tra. Mô tả đối tượng dữ liệu đầu vào, mô tả các kết quả mong chờ sau khi kiểm tra. o Test script: Là một nhóm mã lệnh dạng đặc tả kịch bản dùng để tự động hóa một trình tự kiểm tra, giúp cho việc kiểm tra nhanh hơn, hoặc cho những trường hợp mà kiểm tra bằng tay sẽ khó khăn hoặc không khả thi. Các test script có thể tạo thủ công hoặc tạo tự động dùng công cụ kiểm tra tự động. - Chuẩn bị thực hiện: c. Thực hiện. - Tiến hành thực hiện test, thu thập metric. - Check tính thỏa đáng của test scenari, test case. - Đánh giá Software và Test Process. - Thực hiện kiểm thử dựa trên các kịch bản kiểm thử,test script, thủ tục, dữ liệu có sẵn từ bước chuẩn bị kiểm thử - Tham gia quá trình quản lý lỗi: báo lỗi, sửa lỗi.

Tài liệu liên quan