Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Tổng quan về biển đảo việt nam ở miền đông nam bộ (tập 1)...

Tài liệu Tổng quan về biển đảo việt nam ở miền đông nam bộ (tập 1)

.PDF
146
1
98

Mô tả:

NGUYỄN VĂN HIỆP – PHẠM NGỌC TRÂM (Chủ biên) TỔNG QUAN VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ (TẬP 1) Bình Dương, 8-2017 MỤC LỤC Chuyên đề 1 : ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ............................................................................................................................. 1 1.1. Mở đầu .......................................................................................................................... 1 1.2. Đặc điểm tự nhiên biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ..................................... 2 1.3. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 23 Chuyên đề 2 : ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH VÀ CƯ DÂN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ .............................................................................................. 24 2.1. Sự thay đổi địa lý hành chính ..................................................................................... 24 2.2. Dân cư ......................................................................................................................... 30 Chuyên đề 3: TIỀM NĂNG VỊ THẾ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ........................................................................................................................... 45 3.1. Tiềm năng vị thế biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ ..................................... 45 3.2. Phát huy tiềm năng vị thế biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ trong tiến trình Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá và hội nhập ........................................................... 51 3.3. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 58 Chuyên đề 4 : CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ................................................................................... 59 4.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ ...... 59 4.2. Cảng biển .................................................................................................................... 62 4.3. Cảng cá, bến cá ........................................................................................................... 64 4.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy – hải sản ......................................................... 66 4.5. Tiểu kết luận chuyên đề .............................................................................................. 71 Chuyên đề 5 : VĂN HÓA VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ .................................................... 72 5.1. Mở đầu ........................................................................................................................ 72 5.2. Văn hóa truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ ............................................... 73 5.3. Làng nghề truyền thống của cư dân ven biển ở Đông Nam Bộ ................................. 96 Chuyên đề 6: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TRƯỚC THẾ KỶ XX ..................................................... 105 6.1. Tình hình quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (thế kỷ XVII – XVIII) .................................................................................................................. 105 6.2. Tình hình quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ trong nửa đầu thế kỷ XIX ......................................................................................................... 109 6.3. Côn Đảo – dưới sự thống trị của thực dân Pháp từ 1861 đén đầu thế kỷ XX .......... 120 6.4. Xây dựng và phát triển cảng biển Sài Gòn từ 1860 đến đầu thế kỷ XX .................. 123 6.5. Xây dựng hệ thống phòng thủ tuyến biển Đông Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX ........ 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 135 Chuyên đề 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 1.1. Mở đầu Nghiên cứu về biển đảo Đông Nam Bộ là chủ đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm vì đây là vấn đề không chỉ có giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế mà còn bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Chiến lược biển Việt Nam năm 2007 xác định: “khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong; tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước… phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước”1. Để nghiên cứu biển đảo Đông Nam Bộ thao tác quan trọng đầu tiên là phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên vùng biển đảo Đông Nam Bộ. Đã có khá nhiều tác phẩm đề cập đến Điều kiện tự nhiên vùng biển đảo Đông Nam Bộ như: Viện Đông Nam Á (1996), Biển với người Việt cổ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (2009), Biển Đông, Nxb Khoa học Tự nhiên Công nghệ , Hà Nội. Bên cạnh đó cũng có một số sử sách đề cập đến vấn đề này như: Chân Lạp phong thổ ký (1296) của Châu Đạt Quan, Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn, Thanh thư về tàu thuyền cận duyên miền Nam Việt Nam của Viện Battelle Memorial, Đặc khảo về Hoàng sa và Trường sa… Phần lớn các công trình nêu trên giúp cho người đọc có cái nhìn tổng thể về biển đảo Việt Nam nói chung, biển đảo Đông Nam Bộ nói riêng. Trong tác phẩm Trường sa – Hoàng sa lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế, của Nguyễn Q. Thắng, do Nhà xuất bản Trí thức xuất bản năm 2008 cũng đề cập đến những vấn đề như khí hậu, lịch sử hành chính, giao thông hàng hải và vị thế biển đảo Việt Nam và biển đảo Đông Nam Bộ; là một trong những nguồn tài liệu có giá trị cho các công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên biển đảo Đông Nam Bộ. 1 Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” 1 Nhìn chung, những công trình trên cho ta cái nhìn toàn diện, cung cấp nhiều tư liệu quý giá về điều kiện tự nhiên vùng biển đảo Đông Nam Bộ. 1.2. Đặc điểm tự nhiên biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ 1.2.1. Vị trí địa lý biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía Bắc - Tây Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp Biển Đông, phía Tây - Tây Nam giáp Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông - Đông Nam giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Đông Nam Bộ có diện tích tự nhiên 23.605 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước. Trong số 6 tỉnh, thành Đông Nam Bộ có 2 tỉnh, thành tiếp giáp với Biển Đông là Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí địa lý Đông Nam Bộ, cực Bắc 12017B tại xã Bù Gia Mập, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước; điểm cực Nam (trên đất liền) là 10019B ở phường 1, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.; điểm cực Tây là 105048 Đ ở xã Tân Bình huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh; điểm cực Đông (trên đất liền) là 107035Đ ở xã Bình Châu huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bờ biển Đông Nam Bộ2 dài 127 km, được tính từ ranh giới giữa huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đến ranh giới huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Gò Công Đông3 (tỉnh Tiền Giang). (Hình 1) Vùng biển Đông Nam Bộ thuộc vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú có điều kiện phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản; lại gần tuyến đường biển quốc tế có khả năng phát triển giao thông vận tải biển; thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu sinh thái…đã trở thành nơi nơi nghỉ mát, du lịch nổi tiếng như: Vũng Tàu, Cần Giờ. Từ cuối thế kỷ 18, cửa biển Cần Giờ là đồn trấn giữ quan trọng bậc nhất về mặt quân sự và thương mại vào Gia Định, Sài Gòn, Gò Công, Mỹ Tho. Các hải cảng nhỏ sớm được định hình trong quá trình di dân của người Việt như cảng Cần Giờ, Cần Giuộc, Nhà Bè… 2 3 Trong đó, bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dài 114 km, bờ biển TP.Hồ Chí Minh dài 13 km. Lấy sông Vàm Cỏ làm ranh giới 2 Vị trí các tỉnh, thành Đông Nam Bộ trong vùng Nam Bộ Nguồn: google.com/maps Đông Nam Bộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nổi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đặc biệt là phát triển kinh tế biển, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch… Vùng ven biển Đông Nam Bộ là khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng trưởng cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề cao, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ; có hệ thống đô thị phát triển, các khu công nghiệp phát triển mạnh trở thành trung tâm và đầu mối giao lưu của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế, được gắn kết bởi đường bộ, đường biển, đường hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội Vùng cũng như mở rộng các quan hệ kinh tế liên vùng và quốc tế. 3 1.2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình Đông Nam Bộ tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình so với mặt nước biển chuyển dịch trong biên độ từ 20 đến 200m theo hướng từ Tây Nam lên Đông Bắc. Cấu trúc địa chất cơ bản của Đông Nam Bộ gồm ba tầng. Tầng trên cùng là đá ba zan trẻ, dày khoảng 100 m bị phong hóa tạo thành lớp đất đỏ ba zan. Tầng tiếp theo là lớp phù sa cổ. Dưới cùng là đá gốc cát kết, đá phiến. Toàn bộ bề mặt địa hình Đông Nam Bộ có thể chia thành 4 vùng chính, bao gồm đất đỏ bazan phía Đông Bắc (Bắc Bà Rịa, Long Khánh, Bình Long, Phước Long); vùng đất phù sa cổ thuộc khu vực trung du (các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, Tây Ninh); vùng đất phù sa mới gồm rẻo phía Nam (tỉnh lỵ các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương hắt về phía biển); và vùng đồng bằng trũng thấp Đồng Tháp Mười. Trên bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng các núi đá xâm nhập granit xuất hiện trên mặt bình nguyên đất đỏ dưới các dạng núi đơn độc vươn cao trên đồng bằng. Cao nhất là núi Bà Đen (Tây Ninh, 986m) đến các núi Chứa Chan (Đồng Nai, 818m), Bà Rá (Bình Phước, 733mm), Mây Tàu (Bà Rịa, 716m), Thị Vải (Bà Rịa, 446m)… Ngoài ra còn rất nhiều núi khác như núi Cậu, núi Lớn, núi Nhỏ, núi Nứa, Minh Đạm, Bửu Long, Châu Diên, Châu Thới, núi Ông Trịnh, núi Dinh, núi Thị… Vùng biển Đông Nam Bộ có diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoảng 300.000 2 km . Địa hình bờ biển Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng bồi tụ cửa sông tạo nên các bãi bồi và bãi triều rộng lớn, phù sa màu mỡ là môi trường thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển nhất ở nước ta. Bờ biển ở miền Đông Nam bộ có độ dài sát mép nước trên 130 km, gồm hai đoạn cao và thấp khác nhau. Lấy điểm phân định mũi bán đảo Bãi Trước (Vũng Tàu) hắt về phía đông qua Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, bờ biển cao gồm những giồng, đụn, bãi cát trải dài. Phía ngược lại là đoạn trũng sình lầy và vô số các cửa rạch ăn sâu vào Rừng Sác. Đặc biệt ở thềm lục địa phía Nam - thuộc vùng biển Đông Nam Bộ đã xác định được các bể trầm tích Tân sinh có trử lượng dầu khí lớn. Trên vùng biển Đông Nam Bộ ở độ sâu 50 m nước cách bờ 40-60 hải lý, nền đáy bằng phẳng, ít dốc. Chất đáy phổ biến là bùn, cát, vỏ sò, trong đó đáy bùn chiếm khoảng 50% diện tích. Về phía Tây Bắc Côn Đảo, đáy biển có các hố trũng sâu, các hố này có lien quan đến các khe nứt kiến tạo do núi lửa cổ và theo thời gian được các dòng chảy qua các eo biển mài mòn theo thời gian. 4 1.2.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ Nằm trong miền khi hậu phía Nam, vùng biển đảo Đông Nam Bộ có đặc điểm một vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và phân hoá sâu sắc theo mùa, với lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.000 mm. Mùa khô tháng 6, thường bị hạn, ít mưa. Trên vùng đất thấp, mưa dưới 2.000 mm. Từ vùng Bà Rịa – Vũng Tàu đến cửa sông Đồng Nai lượng mưa dưới 1.500mm, mua khô kéo dài 5- 6 tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Những diễn biến bất thường từ năm này qua năm khác rất nhỏ, không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế. Tuy vậy, trong những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu nên lượng mưa thay đổi, lưu lượng nước tăng vào mùa mưa và suy giảm vào mùa khô, gây trượt lở đất, sụt lún, xói mòn, hoang hóa đất, gia tăng lũ quét, hạn hán làm thiệt hại tới đời sống kinh tế của địa phương. Vùng biển Đông Nam Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí tượng thủy văn đại dương, hơi thiên về khí hậu xích đạo. chủ yếu chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa Đông Bắc (tốc độ trung bình 1-5m/s) và Tây Nam (tốc độ trung bình 3-4m/s). Ngoài ra còn có gió Chướng (tốc độ trung bình 4-5m/s). Cường độ gió không cao, cực đại đạt 30 m/s. Dông nhiều, tháng 5 có nhiều dông nhất (có 20 ngày dông), trung bình 100 - 140 ngày dông/năm. Ít có bão xảy ra (tần suất 4,2%/năm), khi có bão thường đi kèm hiện tượng nước biển dâng cao 2 - 3 m, có hại tới các công trình ven biển. Hàng năm cho phép các tàu thuyền đánh cá hoạt động khoảng 250 ngày. Nhiệt độ trung bình trong đất liền là 270C (ở Côn Đảo 26,90C), nhiệt độ thấp nhất hàng năm là 180C. Tổng số ngày mưa 120 - 140 ngày/năm. Độ ẩm trong đất liền trung bình khoảng 82% (Côn Đảo 80%) và thấp nhất có thể đến 48%. Độ bốc hơi trung bình năm thấp hơn lượng mưa. Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa và theo độ sâu. Tuy nhiên nhìn chung nhiệt độ trung bình tầng mặt nước ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ dao động khoảng 24 - 290C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 270C. Độ ẩm trung bình dao động từ 77,42 - 79,3% và tương đối ổn định, chênh lệch giữa tháng có độ ẩm cao nhất với tháng thấp nhất khoảng 5%. 5 Ở Đông Nam Bộ có các hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, và hệ thống các lưu vực sông nhỏ khác nằm ở vùng ven biển. Mật độ sông ngòi tương đối thưa, dưới 0,5 km/km2. Hệ thống sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ 3 Việt Nam. Chế độ dòng chảy của các sông trong vùng Đông Nam Bộ được phân chia thành 2 mùa rõ rệt – mùa khô và mùa mưa (mùa lũ). Hàng năm, mùa lũ kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11, tuy nhiên, thời gian này không đều ở từng vùng. Đỉnh lũ thường rơi vào tháng 10, lưu lượng dòng chảy vẫn còn lớn cho đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 - 4 năm sau, mực nước trên các sông suối xuống thấp, gần như khô kiệt. Do cấu trúc địa hình và phân bố dòng chảy nên vào mùa mưa lũ thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ tại các khu vực có địa hình thấp, ven các sông suối. Vào mùa khô lại có nguy cơ thiếu nước tại một số khu vực. Phần thượng lưu và trung lưu của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai không bị ảnh hưởng bởi chế độ triều, chế độ dòng chảy ảnh hưởng lớn bởi việc điều tiết của các hệ thống công trình hồ chứa lớn. Phần hạ lưu chịu tác động của triều, xâm nhập mặn (chế độ triều của khu vực cửa sông vùng Đông Nam Bộ mang tính chất bán nhật triều không đều với biên độ triều vào loại lớn của Việt Nam). Do đó, chế độ thuỷ văn ở hạ lưu chịu sự chi phối với các mức độ khác nhau của các yếu tố như chế độ dòng chảy từ thượng lưu về; chế độ triều biển Đông và các hoạt động khai thác có liên quan đến dòng chảy và hoạt động của dòng sông ngay tại hạ lưu. 4 Thủy triều trên địa bàn Đông Nam Bộ thuộc chế độ triều hỗn hợp, thiên về bán nhật triều không đều, một ngày lên xuống hai lần, biên độ triều dao động trung bình từ 2 – 3,5 m. Biên độ triều cường đạt từ 3 – 4 m. Ảnh hưởng của thủy triều sâu vào đất liền 170 km đối với hệ thống sông Đồng Nai. Do đó, xâm nhập mặn là yếu tố cần quan tâm đối với vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn. Mức độ xâm nhập mặn chịu ảnh hưởng của lưu lượng dòng chảy ở thượng lưu về, xâm nhập mặn tăng dần vào cuối mùa lũ, đạt trị số cao nhất vào cuối mùa kiệt. Các hồ chứa lớn như Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ,... được xây dựng và vận hành đã góp phần tăng lưu lượng dòng chảy cho hạ lưu vào các tháng mùa khô. Vùng biển Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu (dòng hải lưu gió mùa Thái Bình Dương và dòng Keiroshio chảy qua eo biển Lugvon, có hướng chảy Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông Đồng Nai (Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Bộ TN&MT, 2003; Báo cáo Tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý khai thác, sử dụng nước, Bộ TN&MT, 2009): 4 6 trùng với hướng gió mùa. Do hoạt động của các dòng hải lưu nên dòng chảy ở biển Đông Nam Bộ có sự khác biệt giữa hai mùa. Vào mùa hè, vùng biển có độ sâu từ 50 – 200m, các dòng chày cục bộ có hướng chảy trùng với các dòng hải lưu theo hướng Bắc – Nam. Trong khi đó, ở phía Nam quần đảo Côn Sơn lại có hai dòng chảy diễn ra ngược chiều nhau. Độ mặn nước biển cũng có sự khác biệt giữa hai mùa cũng như giữa các vùng nước ven bờ với vùng nước ngoài khơi. Vào mùa khô (từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau), do lưu lượng nước sông đổ ra biển nhỏ, độ mặn của nước biển ở tầng nước mặt đến tầng đáy lớn hơn 32o/oo. Vào mùa mưa (từ tháng 5 tới tháng 10) lượng nước ngọt của các sông đổ ra biển mạnh xuất hiện hiện tượng phân tầng nước rỏ rệt. Lớp bề mặt có độ muối thấp hơn 32o/oo, nồng độ muối ở ven bờ giảm từ 5 – 8% so với mùa khô. Trong vùng biển của Đông Nam Bộ còn có hiện tượng chuyển động thẳng dứng của nước biển, thường gọi là hiện tượng “nước trồi”. Hiện tượng “nước trồi” có ý nghĩa rất lớn trong khoa học và kinh tế. dòng “nước trồi” làm hòa tan các chất dinh dưỡng trầm tích dưới đáy biển và mang chúng lên phần mặt nước. Nhờ các chất dinh dưỡng này đã thúc đẩy sự phát triển nhanh của các thực vật phù du. Đây là nguồn thức ăn cho các động vật phù du khác. Theo dây chuyền thực phẩm, chung là nguồn thức ăn cho các động vật khác. Do vậy, vùng có “nước trồi” thường là vùng giàu có nhất về các loại hải sản, đặc biệt là loài cá. Trong vùng biển của Đông Nam Bộ có các vùng “nước trồi”, nơi đây đã hình thành 5 bãi cá chính (Bắc Cù Lao Thu, Nam Cù Lao Thu, Côn Sơn, Cửa Sông Cửu Long, Ngư trường cá nổi Vũng Tàu - Phan Thiết), 4 bãi tôm (Cù Lao Thu, Nam Vũng Tàu, cửa sông Cửu Long, Đông Nam mũi Cà Mau) và 3 bãi mực tập trung cao ở biển Phan Thiết và Vũng Tàu - Côn Đảo. 1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên Vùng biển Đông Nam Bộ có diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoảng 300.000 km . Địa hình bờ biển Đông Nam Bộ chủ yếu là dạng bồi tụ cửa sông tạo nên các bãi bồi và bãi triều rộng lớn, phù sa màu mỡ là môi trường thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển nhất ở nước ta. Bờ biển ở miền Đông Nam bộ có độ dài sát mép nước trên 130 km, gồm hai đoạn cao và thấp khác nhau. Lấy điểm phân định mũi bán đảo Bãi Trước (Vũng Tàu) hắt về phía đông qua Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, bờ biển cao gồm những giồng, đụn, bãi cát trải dài. Phía ngược lại là đoạn trũng sình lầy và vô số các cửa rạch ăn 2 7 sâu vào Rừng Sác. Đặc biệt ở thềm lục địa phía Nam - thuộc vùng biển Đông Nam Bộ đã xác định được các bể trầm tích Tân sinh có trử lượng dầu khí lớn. 1.2.4.1. Dầu khí Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất và rất quan trọng đối với cả nước là dầu mỏ và khí đốt, trữ lượng dầu mỏ chiếm khoảng 93,3% trữ lượng dầu đã xác minh của cả nước; trữ lượng khí chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước5. Dầu mỏ và khí đốt là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng hiện nay và là nguồn nguyên, nhiên liệu cho công nghiệp hóa dầu, công nghiệp điện trong tương lai. Trữ lượng dầu mỏ trên vùng biển Đông Nam Bộ Chỉ tiêu Trữ lượng tiềm năng (quy đổi, triệu m3) Dầu (triệu m3) Khí (tỷ m3) Trữ lượng đã xác minh đến cuối 1999 (quy đổi, triệu m3) Cả nước Đông Nam Đông Nam Bộ so Bộ cả nước (%) 1.500 - 3.500 957 1.500 1.130 Dầu (triệu m3) 429 400 93,29 Khí (tỷ m3) 617 100 16,20 Nguồn: Tổng cục dầu khí Việt Nam Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Đông Nam Bộ phân bố chủ yếu tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Bể Cửu Long, là bể có điều kiện khai thác tốt nhất do nằm không xa bờ, trong vùng biển nông (độ sâu đáy  50 m), thuộc khu vực không có bão lớn. Trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu và 28-41 tỷ m3 khí. Hiện nay có 12 mỏ đang khai thác như Bạch Hổ, Rồng, Đồi Mồi, Rạng Đông, Phương Đông, Hồng Ngọc, Pearl, Topaz, Sư Tử Cục xúc tiến thương mại, http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam/2452-ba-ria-vung-tautiem-nang-va-phat-trien-phan-1.html 5 8 Đen, Sư Tử Vàng, Tê Giác Trắng, Cá Ngừ Vàng6. Theo nguồn thông tin từ Cục xúc tiến thương mại, mỏ Bạch Hổ có trữ lượng 100 triệu tấn dầu và 25-27 tỷ m3 khí và được khai thác thương mại từ giữa năm 1986; mỏ Rồng có trữ lượng 10 triệu tấn dầu và 2 tỷ m3 khí; mỏ Hồng Ngọc và Rạng Đông có trữ lượng 50-70 triệu tấn dầu và 10-15 tỷ m3 khí 7. Tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng sản lượng của các mỏ dầu khí của Việt Nam đang khai thác là 440,64 triệu m3 quy dầu, trong đó sản lượng khai thác từ các mỏ dầu khí ở bể Cửu Long chiếm trên 82%. Mỏ Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa nước ta và được khai thác thương mại từ giữa năm 1986. Sản lượng khai thác mỗi ngày khoảng 38.000 tấn dầu thô, chiếm đến 80% sản lượng dầu thô của Việt Nam. Mỏ Rồng - Đồi Mồi được đưa vào khai thác từ cuối năm 1994. Trữ lượng vào khoảng 178 triệu thùng dầu thô. Trung bình mỗi ngày khai thác được 20.000 thùng. Tính đến tháng 9 năm 2013, sản lượng khai thác là 1 triệu tấn dầu8. Mỏ Rạng Đông chính thức đưa vào khai thác vào tháng 8 năm 1998. Sản lượng khai thác trung bình khoảng 40.000 thùng/ ngày9. Mỏ Sư Tử Trắng được phát hiện từ năm 2003. Trữ lượng của mỏ này đạt khoảng 300 triệu thùng dầu thô và 3-4 tỷ m3 hơi đốt. Sư Tử Trắng được khai thác vào cuối năm 2012. Sư Tử Vàng được phát hiện vào năm 2001 và được đưa vào khai thác vào gần cuối năm 2008. Đây là mỏ dầu lớn thứ 4 ở Việt Nam với sản lượng khai thác dự kiến là 65.000 thùng dầu/ngày. Mỏ Sư Tử Đen được phát hiện vào năm 2000 và được đưa vào khai thác từ cuối năm 2003. Ước tính sản lượng khai thác ban đầu vào khoảng 60.000 thùng dầu/ngày. Mỏ Sư Tử Nâu được phát hiện vào năm 2010 với trữ lượng 560 triệu thùng dầu thô. Sản lượng khai thác mỗi ngày khoảng 90.000 thùng10. Bể Nam Côn Sơn: trong 60 cấu tạo đã phát hiện, có nhiều cấu tạo đã khoan thăm dò và có dấu hiệu dầu như: Dừa, Mùa (lô 08), Đại Hùng, Thanh Long (các lô 05; 11; 12; Tiềm năng và triển vọng dầu khí trên biển Việt Nam, http://bientoancanh.vn/Tiem-nang-va-trien-vong-dau-khitren-bien-Viet-Nam_C13_D4324.htm 7 Cục xúc tiến thương mại, http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam/2453-ba-ria-vung-tautiem-nang-va-phat-trien-phan-2.html 8 Petrotimes, http://petrotimes.vn/news/vn/du-an/mo-nam-rong-doi-moi-ghi-dau-cot-moc-1-trieu-tan-dau.html 9 Năng lượng Việt Nam, http://congnghedaukhi.com/dau-khi-trong-nuoc/pvep-tang-so-huu-tai-mo-rang-dong/# 10 Phương Linh, http://congnghedaukhi.com/dau-khi-trong-nuoc/3460/ 6 9 06; 04). Hiện nay có 4 mỏ đang khai thác, trong đó có 2 mỏ dầu như Đại Hùng, Chim Sáo và 2 mỏ khí Lan Tây, khí condensate Rồng Đôi-Rồng Đôi Tây. Ngoài ra đang chuẩn bị khai thác mỏ khí Hải Thạch-Mộc Tinh. Các mỏ có triển vọng là Đại Hùng, Thanh Long, Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Rồng Bay. Mỏ Đại Hùng được phát hiện vào năm 1988, đưa vào khai thác từ tháng 10 năm 1994, trữ lượng khai thác khoảng 50 triệu tấn dầu, 8-10 tỷ m3 khí đồng hành và 0,19 triệu tấn condensate. Sơ đồ vị trí Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn Nguồn: http://www.idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/2007 Mỏ khí Lan Đỏ được phát hiện vào cuối năm 1992 và được đưa vào khai thác vào cuối năm 2012. Trữ lượng khí ở mỏ Lan Đỏ 14 tỷ m3. Sản lượng khai thác trung bình 5 triệu m3/ngày, hàng năm có thể cung cấp cho thị trường 2 tỷ m3 khí11. Mỏ Lan Tây được phát hiện năm 1993 và đưa vài khai thác năm 2002 với trữ lượng là 37 tỷ m3 và 13 triệu thùng condensate. Sản lượng khai thác trung bình 16 triệu m3/ngày và có khả năng cung cấp trong vòng 15 năm12. 11 Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Kinh-doanh/Cong-ty-Dau-khi-TNK-Viet-Nam-don-dongkhi-dau-tien-tu-mo-Lan-Do/14708.tctc 12 Năng lượng Việt Nam, http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dau-khi-viet-nam/10-nam-khai-thac-an-toan-lo-061va-don-dong-khi-dau-tien-tu-mo-lan-do.html 10 Các mỏ khác như Thanh Long, Mộc Tinh, các cấu tạo 12B, 12C, Rồng Bay đến nay được đánh giá trữ lượng là nhỏ, chưa có hiệu quả khai thác thương mại. Chất lượng dầu thô các mỏ đang khai thác như Bạch Hổ, Rồng và Đại Hùng có ưu điểm hàm lượng lưu huỳnh thấp, song nhược điểm là hàm lượng paraphin cao. Một số mỏ đang và sẽ bị giảm trữ lượng khai thác trong vài năm tới. Tuy nhiên, khả năng khai thác khí rất lớn nhưng sản lượng khai thác còn tuỳ thuộc vào quy mô thị trường. Khả năng khai thác các bể được đánh giá như sau: Bể Cửu Long từ 1,5-2,2 tỷ m3/năm; Bể Nam Côn Sơn khoảng 2,7-6,5 tỷ m3/năm. Do vậy việc phát triển các hộ tiêu thụ khí sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sản lượng khí khai thác trong 10-15 năm tới. Mặc dù sản phẩm dầu có trữ lượng lớn, nhưng các mỏ hiện nay chỉ có thể khai thác tối đa khoảng 20 triệu tấn/năm. Do vậy, muốn tăng sản lượng khai thác trong những năm tới cần phải đẩy mạnh thăm dò, xác minh trữ lượng để huy động vào khai thác. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương. Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Tánh Linh (Bình Thuận), Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu... 1.2.4.2. Tài nguyên phục vụ phát triển du lịch Đông Nam Bộ có bờ biển dài 327 km13, trong đó bờ biển ở hair đảo dài khoảng 200 km. Bờ biển ở đất liền dài 127 km, trong đó hơn 150 km có bãi cát thoai thoải, nước trong xanh. Biển Đông Nam Bộ có đặc tính nắng ấm quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 đến 29oC, có thể dùng làm bãi tắm quanh năm14. Một số bãi tắm đẹp như Chí Linh, Thùy Vân, Bãi Dứa, Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu (thành phố Vũng Tàu), Thùy Dương (Long Hải), Hồ Tràm, Hồ Cốc (huyện Xuyên Mộc), Đất Dốc, Bãi Cạnh, Bãi Đầm Trâu, Bãi Hòn Tre, Bãi Hòn Cau (Côn Đảo). Theo Viện Kỹ thuật biển (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), bãi biển từ mũi Nghinh Phong (thành phố Vũng Tàu) đến xã Bình Châu (Xuyên Mộc) có tới 90% là bờ cát, rất phù hợp cho hoạt động du lịch tắm biển và nghỉ dưởng. Bên cạnh những bãi cát dài và đẹp, Đông Nam Bộ còn có Trong đó bờ biển đất liền 127 km, bờ biển hải đảo 200 km. Cục xúc tiến thương mại, http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam/2453-ba-ria-vung-tautiem-nang-va-phat-trien-phan-2.html 11 13 14 nhiều vũng, vịnh, rừng dự trử sinh quyển, rừng quốc gia… rất lý tưởng cho việc hình thành các cơ sở dịch vụ du lịch. Nằm trong miền khi hậu phía Nam, vùng biển đảo Đông Nam Bộ tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Những diễn biến bất thường từ năm này qua năm khác rất nhỏ, không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế. Đây chính là một trong những lợi thế để phát triển du lịch biển và khai thác hải sản. Với vị trí nằm liền kề đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất cả nước, cửa ngõ phía tây nối với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia thông qua mạng đường bộ xuyên Á, cửa ngõ phía đông có hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thị Vải, khu vực Đông Nam Bộ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đặc biệt là du lịch. Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên và nhân văn để phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển… Đến Đông Nam Bộ, du khách có dịp tham quan Thành phố Hồ Chí Minh được ví như “Hòn ngọc Viễn Đông” với lịch sử hơn 300 năm, nơi có nhiều di tích cách mạng, công trình kiến trúc cổ như bến cảng nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, dinh Độc Lập, đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện thành phố hay hệ thống các ngôi chùa cổ: Giác Lâm, Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viên...; các nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...; các bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Phụ nữ Nam Bộ, Hồ Chí Minh, Mỹ thuật, Lịch sử Việt Nam... Thành phố cũng đầu tư nhiều khu du lịch như Vàm Sát – Cần Giờ, Thanh Đa, Bình Quới, Một thoáng Việt Nam; nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hòa, công viên Nước, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên... thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc đô thị và công trình văn hóa, các tỉnh còn lại của Đông Nam Bộ cũng tập trung nhiều điểm du lịch đặc sắc và ấn tượng như: núi Bà Đen - khu du lịch với hệ thống cáp treo đầu tiên ở Việt Nam, vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát – nơi có hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là hệ chim nước quý hiếm, hồ Dầu Tiếng – một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á (Tây Ninh); núi Châu Thới, vườn cây ăn trái Lái Thiêu (Bình Dương); thác Mơ, núi Bà Rá, trảng cỏ Bàu Lạch (Bình Phước); núi Dinh, Côn Đảo, bãi tắm Long Hải, bãi Sau, bãi Dứa, suối khoáng nóng Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu); vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) - một trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam được UNESCO công nhận, nơi lưu trữ một trong 5 khu đất ngập nước Ramsar của Việt Nam (Bàu Sấu)… 12 Bên cạnh đó, các di tích lịch sử, văn hóa cũng là một nét hấp dẫn thu hút du khách đến Đông Nam Bộ, điển hình như tượng chúa Jesus, Bạch Dinh (Bà Rịa – Vũng Tàu); chùa Bà, chùa Hội Khánh (Bình Dương); di tích Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc Bom Bo, căn cứ Tà Thiết (Bình Phước); khu mộ cổ Hàng Gòn, di chỉ khảo cổ Óc Eo (Đồng Nai); tòa thánh cao đài Tây Ninh, di tích cách mạng Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh); Bà Rịa Vũng Tàu nổi tiếng là thành phố du lịch biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bởi sự ưu đãi về thiên nhiên lẫn các di tích nhân văn kỳ thú. Với tiềm năng du lịch phong phú, đặc sắc, Đông Nam Bộ sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển của du lịch cả nước. 1.2.4.3. Tài nguyên rừng Diện tích rừng của Đông Nam Bộ không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước chiếm một phần ba diện tích đất tự nhiên của vùng. Bao phủ hầu hết vùng bán bình nguyên phía Bắc và phía Đông Bắc là những cánh rừng nguyên sinh với thảm thực vật và động vật đặc trưng của vùng Á nhiệt đới. Mạn Đông Nam Sài Gòn kéo về phía biển là khu rừng ngập mặn cộng sinh với hàng ngàn chủng loại thủy sản. Ngoài ra, ở miền Đông Nam bộ còn có những trảng cây thấp như dầu, ngành ngạnh, le, khộp… và hàng ngàn héc ta rừng trồng - cao su - trải hầu khắp các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha. Rừng Đông Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh. Vườn quốc gia Côn Đảo trải dài 14 hòn đảo nằm trong quần đảo Côn Lôn, được bao bọc bởi đường hành lang biển rộng 4 km. Vườn có 3 hệ sinh thái chính gồm rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, rừng đồi cát khô, rừng đước và rừng sau đước. Theo kết quả khảo sát sơ bộ, vườn có khoảng 361 loài cây thuộc về 22 lớp, 71 họ, 191 giống đại diện cho vùng khu hậu Việt Nam, trong đó có 26 loại cây lấy gỗ (với nhiều loại cây gỗ qúi như lát, quăng, sao, giáng hương...) và có 76 loại cây thuốc dân tộc. Khu rừng còn có 100 loài chim và thú lưỡng cư thuộc 50 họ và 22 lớp : 18 loại động vật có vú; 62 loài chim; 19 loài bò sát; 6 loài ếch và 150 loại động vật thân mềm. Động vật qúi có Sac đen, Sac da đỏ, Sac bay, khỉ vàng, đại bàng biển, trăn... Vùng biển quanh đảo còn có những bãi Hải Sâm lớn. Những bãi biển của hòn Bảy Cạnh, hòn Tre Lớn là nơi sinh đẻ của Voọch và đồi mồi. Nhiều hang, vách đá của hòn Cau, hòn Tre Nhỏ, vịnh Đầm Tre ... là 13 nơi trú ngụ của chim yến. Gần đây, những di tích lịch sử văn hoá cổ còn được phát hiện. Côn Đảo có đầy tiềm năng để phát triển thành một trong những trung tâm du lịch thiên nhiên hấp dẫn nhất vùng Đông Nam Á. Rừng Sác - Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740 ha, trong đó, vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha15. Đây là một khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được khôi phục, chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất ở Việt Nam và toàn thế giới. Đây cũng là địa điểm lý tưởng phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái. Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành “lá phổi” đồng thời là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp khu vực Đông Nam Bộ. Bản đồ tổng thể Cần Giờ nguồn: http://nhadatcangio.vn/tintuc,1191/dinh-huong-phat-trien-can-gio.html 15 https://vi.wikipedia.org/wiki 14 Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên, có tổng diện tích là 70.548ha, trong đó phần diện tích thuộc Đồng Nai: 39.108ha; phần diện tích thuộc tỉnh Lâm Đồng: 26.969ha; phần diện tích thuộc tỉnh Bình Phước: 4.469ha. Cát Tiên không những có cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên Cát Tiên có khí hậu độc đáo. Địa hình có sông suối bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giữ nguyên vẹn, vừa trở thành nơi qui tụ hầu hết các kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ. Ðây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. Rừng có nhiều cây cổ thụ như bằng lăng, gỗ đỏ. Hệ thực vật có hơn 1.362 loài thực vật bậc cao, hơn 440 loài cây gỗ quý, hàng trăm loại cây dược liệu, 133 loài hoa phong lan... Về động vật có 62 loài thú, 121 loài chim, có những loài chim quý hiếm như trĩ lông đỏ, cò quắm xanh, tê giác một sừng, voi...16 Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu khá đa dạng về thành phần thực vật, gồm 750 loài thuộc 123 họ, trong đó có 732 loài đã được định danh, với nhiều loài quý hiếm như cẩm lai Bà Rịa, gõ đỏ, gõ mật, giáng hương, bình linh nghệ, dầu cát..., riêng loài dầu cát được xem là loài cây đặc hữu của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu. Theo kết quả điều tra về tài nguyên động vật rừng đã xác định có 205 loài có xương sống thuộc các lớp ếch nhái, bò sát, chim và thú (chiếm khoảng 91% các loài động vật trong toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), một số loài quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới và Việt Nam như khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, gà lôi hông tía, cu li nhỏ, rùa núi vàng... Khu bảo tồn còn có khoảng 43 km sông, hồ, suối thường có nước quanh năm và khoảng 17 km bờ biển, mực nước thoai thoải, bãi cát sạch, mịn, bằng phẳng, là nơi lý tưởng hình thành các loại hình du lịch sinh thái. 1.2.4.4. Tài nguyên nước Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và là nguồn năng lượng quan trọng trong hoạt động sống của con người và sinh vật. Hầu hết tất cả các hoạt động sống của con người trong các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, giải trí, môi trường…đều gắn liền với tài nguyên nước. Nguồn nước mặt vùng Đông Nam Bộ khá đa dạng, đáng kể nhất là hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn và sông Thị Vải. Lượng nước mưa trung bình trong vùng 1.500 - 2.000 mm tương ứng với 183 tỷ m3. 16 http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/items/1343 15 Lưu vực sông Đồng Nai có tổng diện tích 40.000 km2, tổng lượng dòng chảy năm 37 tỉ m3. Sông Đồng Nai có một nguồn thủy năng phong phú, với nhiều bậc thang thuỷ điện và nguồn nước dồi dào là nguồn cấp nước cho toàn bộ khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, tổng lượng nước mặt của Đông Nam Bộ phân bố không đều giữa các mùa một phần là do lượng mưa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian, gây nên lũ lụt thường xuyên và khô hạn trong thời gian dài. Lượng mưa thay đổi theo mùa và thời điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Mùa khô ở Đông Nam Bộ kéo dài từ 6 đến 9 tháng và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 20 - 30% lượng nước của cả năm. Vào thời điểm này, thường bị thiếu nước - bất thường hoặc cục bộ. Để khắc phục việc thiếu nước, trên hệ thống sông Đồng Nai đã xây dựng các hồ chứa Dầu Tiếng, Trị An, Thác Mơ, Đơn Dương, Hàm Thuận - Đa Mi - Cầu Đơn, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Srok Phu Miêng và Phước Hòa. Ngoài ra còn có một số hồ ở phía Đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ lưu vực Hớn Quản, tỉnh Bình Phước chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, rồi đổ vào sông Đồng Nai ở mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè và gọi là sông Nhà Bè (tức là dòng hợp lưu của hai sông Đồng Nai và Sài Gòn). Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn từ lưu vực hồ Dầu Tiếng đến ngã ba sông Đồng Nai, chảy qua tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3/s, bề rộng khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu có chỗ tới 20 m, diện tích lưu vực trên 5.000 km2. Sông Sài Gòn không chỉ là nguồn cấp nước thô cho các nhà máy cấp nước (Nhà máy Nước Tân Hiệp, công suất 300.000 m3/ngày, đêm) phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp trên lưu vực mà còn có vai trò quan trọng trong phát triển giao thông vận tải, du lịch, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và công nghiệp trên lưu vực. Sông Thị Vải nằm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có lưu vực hơn 700 km2 với chiều dài khoảng 32 km. Tuy sông Thị Vải không dài và rộng nhưng sâu và có dòng chảy mạnh, mang nhiều phù sa tạo cho vùng ven vịnh Gành Rái một vùng đầm lầy rộng lớn, là nơi sinh trưởng lý tưởng của thảm động thực vật nước mặn. Ngoài ra, sông Thị Vải có tính chất của một vũng biển, kín gió, không bị bồi lắng, gần bờ biển quốc tế nên 16 có ý nghĩa rất lớn về giao thông đường thuỷ, đặc biệt là một số vị trí có thể xây dựng cảng nước sâu cho phép các tàu có trọng tải từ 50.000 tới 80.000 tấn có thể ra vào dễ dàng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có rất nhiều hồ chứa, đập thủy lợi như hồ Đá Đen (diện tích 487 ha với dung tích khoảng 33 triệu m3), hồ Suối Dao Châu Đức (dung tích khoảng 1 triệu m3), hồ Đá Bàng (dung tích 11,35 triệu m3), hồ Bút Thiềng - Long Điền (dung tích 2,4 triệu m3), hồ Sông Ray, hồ Xuyên Mộc (Xuyên Mộc); hồ Châu Pha, hồ Gia Kèo (Tân Thành)… hàng năm cung cấp một lượng nước khá lớn cho địa phương. Nước ngầm tàng trử trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài nguyên nước ở Đông Nam Bộ. Nguồn nước ngầm ở Đông Nam Bộ có trữ lượng khá lớn, mực nước sâu từ 50 - 200 mét, phân bố chủ yếu khu vực Biên Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu... Nguồn nước ngầm vùng ven biển Đông Nam Bộ cũng khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày đêm, tập trung vào ba khu vực chính là: Bà Rịa – Long Điền 20.000 m3/ngày đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày đêm; Long Đất – Long Điền 15.000 m3/ngày đêm. Ngoài ba vùng trên, khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3/ngày đêm. Nước ngầm khu vực Đông Nam Bộ nằm ở độ sâu 60 - 90 m, có dung lượng dòng chảy trung bình từ 10 - 20 m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng. Các nguồn nước ngầm có thể cho phép khai thác tối đa 500.000 m3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp đủ nước cho nông nghiệp, công nghiệp và cho sinh hoạt. Hiện nay tại một số vùng việc khai thác nước ngầm diễn ra khá mạnh mẽ, mực nước ngầm có xu hướng giảm dần như ở Đông Hưng Thuận; Thạnh Lộc; Tân Chánh Hiệp (Thành phố Hồ Chí Minh). 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan