Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở vi...

Tài liệu Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở việt nam từ thực tiễn quận long biên, thành phố hà nội

.PDF
83
1
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI --------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC LAN Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI --------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC LAN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu trong luận văn chưa được công bố trong công trình khoa học nào khác. Các số liệu trong luận văn được lấy từ các báo cáo công khai, có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực trong luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Ngọc Lan LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Thị Vân Anh, người đã trực tiếp chỉ bảo tôi tận tình suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Ban lãnh đạo, các thầy cô giáo Trường Đại học Mở Hà Nội, đặc biệt các thầy cô giáo khoa Sau Đại học đã truyền thụ cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong lĩnh vực Luật kinh tế. Tôi chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân quận Long Biên, đặc biệt phòng Kinh tế đã cung cấp số liệu chân thực, đầy đủ cho tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã sát cánh động viên tôi. Vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế mà thực tiễn lại luôn thay đổi nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được các đóng góp chân thành từ các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Ngọc Lan MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….1 1. Tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………..1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ……………………………………………………2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu …….…………………………………...……..4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...………………………………………… …5 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………..6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn……………………………………7 7. Bố cục của luận văn ……………………………………………………………7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát về thực phẩm và an toàn thực phẩm……………………………….8 1.1.1. Khái niệm thực phẩm……………………………………………………….8 1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm ……………………………………………...9 1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của an toàn thực phẩm …………………………………...13 1.2. Khái quát pháp luật về an toàn thực phẩm và trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm…………………………………...14 1.2.1. Khái quát pháp luật an toàn thực phẩm …………………………………...14 1.2.1.1. Khái niệm pháp luật an toàn thực phẩm ………………………………...14 1.2.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam ………………………………………………………………..16 1.2.2. Khái quát các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm…………..20 1.2.3. Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm…….......................................................................................................……21 1.2.3.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm pháp lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm………….………………………………...21 1.2.3.2. Các loại trách nhiệm pháp lý …………………………………………... 24 Kết luận chương 1………………………………………………………………..26 Chương 2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TẠI QUẬN LONG BIÊN 2.1. Các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh …………..……………………………………………….…….27 2.2. Các loại trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân, kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ……………………………………………...33 2.2.1. Trách nhiệm hình sự ………………………………………………………33 2.2.2. Trách nhiệm dân sự………………………………………………………..40 2.2.3. Trách nhiệm hành chính…………………………………………………...45 2.2.4. Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật………………………………49 2.2.5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật……………...50 2.3. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm tại quận Long Biên.....51 2.3.1. Thực trạng an toàn thực phẩm tại Việt Nam và tại quận Long Biên ……..51 2.3.2. Những mặt đạt được trong việc thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại quận Long Biên…………………………………………………………………..56 2.3.3. Những tồn tại trong việc thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm tại quận Long Biên và nguyên nhân…………......................................…………………..58 Kết luận chương 2………………………………………………………………..60 Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC THI TẠI QUẬN LONG BIÊN 3.1. Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật………………………………61 3.1.1. Đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và khả thi khi xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm…….61 3.1.2. Đảm bảo đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm……………………………………………………………………………..62 3.2. Giải pháp về hoàn thiện văn bản pháp luật………………………………….62 3.2.1. Rà soát các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm…………………….62 3.2.2. Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm…………....63 3.2.3. Hệ thống và đồng bộ hóa các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm.….65 3.2.4. Tăng cường nguồn lực cho hoạt động xây dựng pháp luật an toàn thực phẩm……………………………………………………………………………...65 3.3. Giải pháp về thực thi văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm……………..66 3.3.1. Tăng cường nguồn lực cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm luật an toàn thực phẩm……………………………………………….66 3.3.2. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm……………..67 3.4. Giải pháp đảm bảo thực thi Luật an toàn thực phẩm tại quận Long Biên…..69 3.4.1. Địa phương phải có các văn bản triển khai cụ thể đến từng phường về việc thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm……………………………….69 3.4.2. Có hình thức xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm……………………………………………………………………………...70 3.4.3. Chuẩn bị nhân lực quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, tận dụng nguồn lực vốn có của địa phương như tổ trưởng dân phố, các ban ngành đoàn thể và chính nhân dân trong địa bàn…………………..70 Kết luận Chương 3……………………………………………………………….72 KẾT LUẬN………………………………………………………………………73 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề lúc nào cũng được xã hội quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. An toàn thực phẩm không những được quan tâm ở những nước phát triển, có trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến mà còn ở cả các nước đang phát triển và kém phát triển. Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, một nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa kinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường mà quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho người dân của quốc gia đó. Việt Nam cũng là một trong những nước rất coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, tình trạng mất an toàn thực phẩm ngày càng diễn ra nhiều trong xã hội, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do quá trình sản xuất, chế biến trong nước và ngoài nước không rõ nguồn gốc gây bức xúc trong dư luận. Tình hình sản xuất thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, sử dụng các chất phụ gia không rõ nguồn gốc, thành phần nguyên liệu, quy trình sản xuất không đúng như đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước, quảng cáo không đúng sự thật…vẫn diễn ra. Việc mất an toàn thực phẩm không những trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, suy giảm chất lượng giống nòi, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của đất nước, mất cơ hội giao thương với nước ngoài, giảm phát triển du lịch…Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất trong chế biến thực phẩm còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, ô nhiễm nguồn nước, nguồn không khí, ô nhiễm đất…không chỉ thế hệ hôm nay mà còn tồn dư hàng chục thậm trí trăm năm sau. Vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ ở nước ta mà được cả cộng đồng quốc tế coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế trong nước và hội nhập với thế giới. Nhận thức được vấn đề quan trọng 1 trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm, ngày 17/6/2010 tại kỳ họp thứ 7 khóa XII, Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật an toàn thực phẩm năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. Luật an toàn thực phẩm ra đời đánh dấu bước tiến của quá trình đổi mới về cách thức quản lý cũng như nhìn nhận của toàn xã hội về vấn đề an toàn thực phẩm. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, thực tiễn áp dụng như thế nào ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội? hiệu quả ra sao? Để trả lời cho câu hỏi này, học viên chọn đề tài: “Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam từ thực tiễn tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, ở các góc độ khác nhau đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề an toàn thực phẩm cụ thể: - Công trình nghiên cứu: “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật Hình sự Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” - Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hoàng Trí Ngọc, năm 2009, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội; Luận văn đã tìm hiểu định nghĩa khoa học của khái niệm tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, làm rõ các đặc điểm riêng của loại tội này. Đánh giá thực trạng vi phạm quy định an toàn thực phẩm, thực tiễn xử lý các vụ việc vi phạm về hình sự và phi hình sự. Luận văn đưa ra những vấn đề cần khắc phục, đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về vi phạm an toàn thực phẩm. - Luận văn thạc sỹ luật học: “Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm” của tác giả Nguyễn Ngân Giang năm 2012, Đại học Luật Hà Nội; Luận văn đề cập đến một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn pháp lý về an toàn thực phẩm. Rà soát các hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm, đánh giá hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn 2 thực phẩm, xác định rõ trách nhiệm pháp lý của các đối tượng trong xã hội đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm. - Luận văn thạc sỹ luật học: “ Thực tiễn pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Lê Thị Linh, năm 2016, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở nước ta, đưa ra phương pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm. - Luận văn thạc sỹ luật học: “Xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” của tác gỉa Hoàng Thị Lan Nhi năm 2018, Đại học Luật Hà Nội. Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể đi sâu vào chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Đưa ra các phương pháp hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện ở nước ta, cụ thể trên địa bàn quận Long Biên. - Luận văn thạc sỹ luật học: “Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh – qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị” của tác giả Nguyễn Nữ Linh Tâm năm 2008, Trường Đại học Luật , Đại học Huế. Luận văn đã làm rõ một số cơ sở lý luận về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh. Luận văn nghiên cứu thực tế thi hành quy định về án toàn thực phẩm. Nêu ra những ưu điểm, khuyết điểm, vấn đề cần khắc phục và giải pháp hoàn thiện pháp luật an toàn thực phẩm trong kinh doanh. 3 Các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu về vấn đề an toàn thực phẩm nhưng chỉ dừng lại ở tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn nhất định, nguyên nhân và giải pháp, hoặc chỉ nghiên cứu về mặt lý luận, đưa ra con số thực tiễn điều tra về an toàn thực phẩm. Mặt khác, do thời gian nghiên cứu đã lâu, nhiều quy định của pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung, những đánh giá về thực trạng cũng như thực tiễn áp dụng có nhiều điểm không còn phù hợp. Vì vậy, luận văn nghiên cứu đề tài này tập trung vào việc phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm hiện nay ở Việt Nam từ thực tế quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Từ đó, nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật, đồng thời là cơ sở để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn với đề tài: “Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội” có nhiệm vụ và mục đích cụ thể như sau: Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam từ thực tiễn thi hành tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Tìm ra những ưu điểm, những hạn chế, bất cập, yếu kém và những vấn đề còn tồn tại từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ khái niệm an toàn thực phẩm, pháp luật về an toàn thực phẩm và trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực 4 phẩm …để tạo cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những bất cập, khó khăn vướng mắc trong thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm, qua đó có cơ sở thực tiễn cho giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam. - Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn xác định định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu (i) Các loại trách nhiệm pháp lý của các chủ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017; Luật an toàn thực phẩm năm 2010 có hiệu lực từ 01/7/2010; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định số 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật an toàn thực phẩm…và một số văn bản pháp luật có liên quan. (ii) Nghiên cứu thực thi quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với hành vi vi pham pháp luật an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm, Bộ luật hình sự và có luật khác có liên quan. Luận văn không nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của các chủ thể khác dẫn dến hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở Viêt Nam. 5 Luận văn tập trung vào nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm tại quận Long Biên giai đoạn các năm 2018 - 2019 – 2020 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tác giả sử dụng phương pháp luận trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nước ta là một nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Luận văn dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác Cải cách tư pháp, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tại Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các vấn đề đặt ra, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: Phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp phân tích văn bản, ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, logic, phương pháp khai thác tham khảo các tài liệu, sách báo liên quan đến vấn đề trách nhiệm pháp lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Luận văn “Trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội” đóng góp về mặt khoa học chủ yếu sau đây: Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận về hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm; Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Ý nghĩa thực tiễn: Trên nền tảng tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 6 về trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. 7. Bố cục của Luận văn Bố cục của luận văn gồm 3 chương (trừ phần mở đầu, mục lục, kết luận và tài liệu): Chương1: Những vấn đề chung về trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩn từ thực tiễn tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam và giải pháp thực thi tại quận Long Biên. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát về thực phẩm và an toàn thực phẩm 1.1.1. Khái niệm thực phẩm Không có một khái niệm chính thống nào để trả lời cho câu hỏi thực phẩm là gì, bởi ở mỗi một quốc gia khác nhau, mỗi một nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau lại đưa ra một khái niệm về thực phẩm. Theo khái niệm tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thực phẩm có nguồn gốc động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men như rượu, bia.1 Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm thực phẩm được quy định tại khoản 20 điều 2, Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau: “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm” Như vậy, thực phẩm được hiểu là những sản phẩm được con người ăn hoặc uống, những thực phẩm hàng ngày trong cuộc sống con người như: thịt, cá, trứng, sữa… nhưng không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. Theo Luật An toàn thực phẩm 2010, các loại thực phẩm bao gồm: 1 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 8 - Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thủy hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến. (Khoản 21 Điều 2). - Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng. (Khoản 22 Điều 2). - Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. (Khoản 23 Điều 2). - Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen. (Khoản 24 Điều 2). - Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm. (Khoản 25 Điều 2). - Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. (Khoản 26 Điều 2). - Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. (Khoản 27 Điều 2).2 1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với sức khỏe của từng cá nhân trong cộng đồng mà còn cả với sự phát triển kinh tế xã hội. Thực phẩm không an toàn không những chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đối 2 Luật an toàn thực phẩm 2010 9 với sức khỏe từng con người mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế, là gánh nặng cho chăm sóc sức khỏe. An toàn thực phẩm là một khái niệm rộng, hiểu theo nhiều nghĩa: Là biện pháp, công cụ, cơ chế đảm bảo thực phẩm không gây hại cho con người. Hiểu theo nghĩa hẹp thì an toàn thực phẩm là một môn khoa học dùng để mô tả việc chế biến, xử lý, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp như phòng ngừa, phòng chống bệnh tật được gây ra từ thực phẩm. Vệ sinh nghĩa là phải sạch sẽ, an toàn nghĩa là không nguy hại đến sức khỏe của con người, môi trường… thực phẩm còn gồm các thao tác cần thiết khi chế biến để phòng tránh các nguy cơ gây hại cho sức khỏe. An toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những điều cần phải làm để đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển trong khu vực phải đối mặt với vấn đề và nguy cơ rất lớn này. Thực phẩm có thể là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển, từ đó truyền bệnh sang con người, động vật gây ngộ độc thực phẩm và gây hại ra cả môi trường xung quanh. Các thực phẩm biến đổi gen, các tác động của thực phẩm biến đổi gen đến sức khỏe của con người ở hiện tại, thế hệ tương lai, ô nhiễm môi trường, phá hủy đa dạng sinh học đang là cuộc tranh luận vô cùng gay gắt và đáng được quan tâm. Đối với các nước phát triển như Hoa Kỳ… có những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt đối việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, đảm bảo thực phẩm luôn được an toàn khi đến tay người tiêu dùng thì ở các nước đang phát triển và kém phát triển, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm quá thấp, việc quản lý vấn đề an toàn thực phẩm kém, yếu, thiếu dẫn đến các nước này thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh tật và tử vong. 3 3 Vi.wikipedia.org 10 Thực phẩm an toàn (hay thực phẩm sạch) từ lâu đã là mối quan tâm của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, bởi việc sử dụng thực phẩm không an toàn (thực phẩm bẩn) là mối nguy cơ lớn đến sức khỏe con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành nhiều nghiên cứu và đi đến kết luận, thực phẩm không an toàn có thể gây ra những vấn đề rất lâu dài với sức khỏe của người dùng. WHO ước tính có đến hơn 200 loại bệnh liên quan đến thực phẩm không an toàn. Hàng năm có 600 triệu người (khoảng 1/10 tổng dân số thế giới) bị ốm, 420.000 người bị chết, 33 triệu năm sống khỏe mạnh bị mất, khoảng 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong trên thế giới là do nguyên nhân từ thực phẩm bẩn. Khái niệm thực phẩm an toàn (hay thực phẩm sạch) khá rộng và trừu tượng, nên có nhiều quan niệm khác nhau. Theo WHO, thực phẩm đạt mức an toàn không gây hại cho con người, là khi không chứa hoặc chứa hàm lượng ở mức chấp nhận được các chất ô nhiễm hay vi khuẩn mà bình thường có thể gây nhiễm độc, hoặc bất kỳ chất nào khác có thể khiến thực phẩm trở nên có hại cho sức khỏe. Nói cách khác, thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng do các loại ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học hay các hình thức ô nhiễm khác gây ra. Gắn liền với khái niệm thực phẩm an toàn là khái niệm an toàn thực phẩm. WHO định nghĩa, an toàn thực phẩm có nghĩa là bảo đảm thực phẩm sẽ không gây hại cho con người cả trong quá trình chuẩn bị và/hoặc khi đã sử dụng. Nhằm thống nhất ý chí và hành động của các quốc gia trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, kể từ năm 1962, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã xây dựng nên Bộ quy tắc về thực phẩm và thành lập Ủy 11 ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế – cơ quan liên chính phủ với 165 nước thành viên, nhằm xác lập các tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm cũng như tổ chức thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn cầu. Ngay từ thời điểm năm 1994, đã có 146 quốc gia thừa nhận và áp dụng bộ quy tắc về thực phẩm. Các quốc gia này đã cùng nhau xác định 237 tiêu chuẩn về hàng hóa thực phẩm, 41 quy tắc về kỹ thuật và vệ sinh thực phẩm, đánh giá ảnh hưởng của 185 loại thuốc bảo vệ thực vật với an toàn thực phẩm, xác định được 3.274 hạn mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật được phép có trong thực phẩm, đánh giá mức độ an toàn của 760 loại chất phụ gia, 25 loại chất gây ô nhiễm và 54 loại thuốc thú y với thực phẩm. 4 Khái niệm an toàn thực phẩm có nội dung lớn hơn khái niệm vệ sinh thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây ngộ độc đối với con người. Mất an toàn thực phẩm có nguyên nhân từ các vi sinh vật, các yếu tố vật lý và các chất hóa học khác. Vì vậy, an toàn thực phẩm việc đảm bảo các biện pháp, các điều kiện từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, vận chuyển, bảo quản … nhằm đảm bảo cho thực phẩm luôn sạch, an toàn đối với người tiêu dùng, không gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe hiện tại và lâu dài của người tiêu dùng. Vì vậy, an toàn thực phẩm là đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành như nông nghiệp, thú y, y tế, cơ sở chế biến…đòi hỏi sự quan tâm và trách nhiệm của các cấp từ trung ương đến địa phương và cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩ về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP), đảm bảo an toan trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm nhiều yếu tố như: đất trồng không nhiễm bẩn, nguồn nước tưới không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý, giống tốt và cây con khỏe mạnh, sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau… 4 Bqlattp.bacninh.gov.vn 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất