Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Tuyển tập 30 đề thi thử thpt quốc gia môn địa lý...

Tài liệu Tuyển tập 30 đề thi thử thpt quốc gia môn địa lý

.PDF
143
328
119

Mô tả:

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 1 trang) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hình dáng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi nước ta? 2. Phân tích đặc điểm dân số và mối quan hệ giữa quy mô dân số với nguồn lao động nước ta. Câu II (3,0 điểm) 1. Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Tuyến nào quan trọng nhất? Tại sao? 2. So sánh sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân khác nhau về hướng chuyên môn háo của 2 vùng. Câu III (2,0 điểm) Dựa vào Atlat điạ lí Việt Nam, chứng minh rằng ngành trồng lúa nước ta có sự phân hóa rõ rệt. Câu IV (3,0 điểm) KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CẢU NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ GIAI ĐOẠN 2000- 2012 (Nghìn tấn) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 21 902,5 38 328,0 60 924,8 67 045,8 Hàng Xuất khẩu 5 460,9 9 916,0 17 476,5 22 474,0 Hàng nhập khẩu 9 293,0 14 859,0 21 179,9 20 820,3 Hàng nội địa 7 148,6 13 553,0 22 268,4 23 751,5 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu hàng hóa vận chuyển qua các cảng do Trung Ương quản lí giai đoạn 2000- 2012. 2. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua các cảng do Trung Ương quản lí. TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu I (2,0 đ) Môn: ĐỊA LÍ (Đáp án - thang điểm có 02 trang) Ý Nội dung 1 Trình bày phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hình dáng lãnh thổ có ảnh Điểm 1,00 hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi nước ta? a) Lãnh thổ nước ta bao gồm 3 bộ phận: - Vùng đất: diện tích 331.212 km2 với hơn 4000 đảo, 2 QĐ lớn là HS, TS, đường biên giới trên 4600 km giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia, giao thông với các nước thông qua các cửa khẩu - Vùng biển: diện tích trên 1 triệu km2. Chiều dài bờ biển 3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, có 28/63 tỉnh thành giáp biển, gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền KT và thềm lục địa - Vùng trời: khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta b) Ảnh hưởng hình dáng lãnh thổ đến sông ngòi nước ta: HDLT kéo dài, hẹp ngang nên sông ngòi có đắc điểm ngắn dốc, 60% lượng nước ngoài lãnh thổ 2 Phân tích đặc điểm dân số và mối quan hệ giữa quy mô dân số với 1,00 nguồn lao động nước ta. - Đặc điểm của dân số: + Dân số đông, nhiều TP dân tộc (dẫn chứng) + Ds tăng nhanh (dẫn chứng). + Cơ cấu dân số đang có sự chuyển đổi (dẫn chứng). VN đang ở thời kì 0,25 0,25 0,25 “cơ cấu DS vàng” - Mối quan hệ Ds và lao động: dân số càng đông → lao động càng dồi dào II (3,0 đ) 1 Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Tuyến nào quan trọng nhất? 0,25 1,50 Tại sao? - Các tuyến đường sắt: HN- Đồng Đăng; HN - Lào Cai; HN - HP; HN - 0,25 Thái Nguyên; Lưu xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy; HN - Tp HCM 0,25 - Tuyến HN - TP HCM quan trọng nhất, vì: 0,25 0,25 + Là tuyến đường sắt dài nhất, nối các TTKT quan trọng nhất, nhiều vùng 0,25 KT… 0,25 + Có vai trò quan trọng khác: an ninh QP, VH… 2 So sánh sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của TD MNBB và 1,50 TN. Giải thích nguyên nhân khác nhau về hướng chuyên môn háo của 2 vùng. a) So sánh: 1,00 - Giống nhau: + Đều là vùng chuyên canh cây CN lâu năm (dc) 0,25 + Chăn nuôi GS lớn. - Khác nhau: + TDMNBB: chuyên canh cây Cn có nguồn gốc cận nhiệt , ôn đới (dc), 0,25 rau vụ đông, dược liệu, chăn nuôi trâu, bò + TN: Chuyên canh cây Cn nuồn gốc nhiệt đới(dc), chăn nuôi bò thịt, bò 0,25 sữa. 0,25 b) Giải thích: do sự khác nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, địa hình, khí hậu….) (phân tích) III Dựa vào Atlat điạ lí Việt Nam, chứng minh rằng ngành trồng lúa 2,0 nước ta có sự phân hóa rõ rệt. - Vùng trồng lúa rất phát triển: 1,0 + ĐBSCL; là vựa lúa lớn nhất, diện tích, sản lượng dẫn dẫn đầu (dc) + ĐBSH: thứ hai (dẫn chứng dt và SL) - Các vùng còn lại ngành trồng lúa phát triển mức độ khác nhau 1,0 + DHMT: tương đối phát triển do có lợi thế chủ yếu ĐB ven biển + Các vùng còn lại ít phát triển (dc) IV 1. Vẽ biểu đồ: 2,0 a) Xử lí số liệu (%) Năm 2000 2005 2010 2012 Tổng số 100 100 100 100 Xuất 24,9 25,9 28,7 33,5 nhập 42,4 38,8 34,8 31,1 35,3 36,5 35,4 Hàng khẩu Hàng khẩu Hàng nội địa 32,7 b) Vẽ biểu đồ miền đẹp, chính xác, đầy đủ (Biểu đồ khác không cho điểm) 2. Nhận xét và giải thích: - Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua các cảng do Trung Ương quản lí có sự thay đổi từ năm 2000 - 2012 (dẫn chứng) 1,0 - Giải thích: + Tác động của công cuộc Đổi mới đất nước (phân tích) + Chính sách của Nhà nước trong ngoại thương. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 Năm học: 2014 – 2015 Môn: Địa Lí - Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày những thế mạnh của thiên nhiên khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế xã hội của nước ta. 2. Tại sao việc làm đang trở thành một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay ? Câu II (3,0 điểm) 1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản của nước ta. Giải thích tại sao trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản của cả nước ? 2. Phân tích việc khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển Bắc Trung Bộ. Câu III (2,0 điểm) 1. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố tương đương cấp tỉnh của vùng Đông Nam Bộ. Tại sao việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ ? 2. Các đảo và quần đảo trong vùng biển nước ta có ý nghĩa như thế nào về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ? Câu IV (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta Giai đoạn 1999 – 2010 Đơn vị: tỉ đồng Năm Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước Tổng số 1999 2000 2005 36 219 53 035 110 919 2010 250 466 195 579 264 459 818 502 2 563 031 14 030 18 606 54 601 132 501 245 828 336 100 984 022 2 945 998 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 1999 – 2010. 2. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn trên. ------------------------------------------Hết------------------------------------------ KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 Năm học: 2014 – 2015 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ (Đáp án gồm có 3 trang) CÂU Ý NỘI DUNG I ĐIỂM 2,0 1 Thế mạnh của thiên nhiên các khu vực đồi núi: - Khoáng sản: là nơi tập trung nhiều khoáng sản có nguồn gốc nội sinh, 1,0 ngoại sinh.... Đó là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công 0,25 nghiệp. - Rừng và đất trồng... thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp... 0,25 - Các con sông miền núi có nhiều tiềm năng thủy điện. 0,25 - Tiềm năng du lịch: có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch 2 tham quan, nghỉ dưỡng ...nhất là du lịch sinh thái. 0,25 Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hôi lớn của nước ta hiện nay vì: - Sự đa dạng các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra 1,0 mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới. 0,25 - Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt. 0,25 - Năm 2005: + Cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. 0,25 + Ở khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, tỉ lệ thiếu việc làm là 4,5%. Ở khu vực nông thôn: tỉ lệ thất nghiệp là 1,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 9,3%. II 0,25 3,0 1 a 2,0 Những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta: 1,0 *Thuận lợi: - Tự nhiên + Khai thác: bờ biển dài, nguồn lợi hải sản phong phú, có 4 ngư trường trọng điểm... 0,25 + Nuôi trồng: dọc bờ biển có nhiều bãi triều đầm phá, cánh rừng ngập mặn, có nhiều sông suối ao hồ... thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt. 0,25 - Kinh tế - xã hội: nguồn lao động, các phương tiện đánh bắt, cơ sở chế biến, 0,25 thị trường, chính sách... *Khó khăn: bão, gió mùa Đông Bắc, phương tiện đánh bắt, hệ thống cảng cá, cơ sở chế biến, môi trường ô nhiễm, nguồn lợi thủy sản giảm... 0,25 b Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiểm tỉ 1,0 trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản của cả nước, vì: 2 - Giá trị sản lượng nuôi trồng tăng nhanh. 0,25 - Nước ta có nhiều điều kiện để nuôi trồng. (dẫn chứng). - Nhu cầu đối với thủy sản nuôi trồng ngày càng lớn, nguyên liệu cho công 0,25 nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng thị trường trong nước, quốc tế tăng. 0,25 - Chính sách tạo điều kiện thuận lợi của Nhà nước cho phát triển ngành thủy sản, trong đó có hoạt động nuôi trồng... 0,25 Việc khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển Bắc Trung Bộ. 1,0 -Vùng đồi trước núi: + Có thế mạnh về chăn nuôi gia súc (trâu, bò). Đàn trâu khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn trâu cả nước), đàn bò khoảng 1,1 triệu con 0,25 (chiếm 1/5 đàn bò cả nước). + Đất ba dan (diện tích không lớn, nhưng màu mỡ) là nơi hình thành một số 0,25 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè) - Ở vùng đồng bằng: + Phần lớn đất cát pha, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) không thật thuận lợi cho cây lúa. Đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm. 0,25 + Một số vùng có điều kiện thuận lợi... thâm canh lúa. Bình quân lương thực đầu người tăng khá (năm 2005 đạt khoảng 348 kg/ người). III 0,25 2,0 1 - Đông Nam Bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, 0,5 Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. - Việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của Đông Nam Bộ vì: + Đông Nam Bộ có một mùa khô sâu sắc và một mùa mưa có lượng mưa 0,25 lớn; do vậy nhiều nơi bị khô hạn và ngập nước theo mùa. + Giải quyết nước tưới cho vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà làm tăng diện tích đất trồng và 0,25 nâng cao hệ số sử dụng đất trồng hằng năm, khả năng đảm bảo lương thực, 2 thực phẩm của vùng cũng khá hơn. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo: - Tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ phần đất liền. - Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu 0,25 quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. 0,5 - Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. 0,25 IV 3,0 1 Vẽ biểu đồ a. Xử lí số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn 1999 – 2010. Đơn vị % Năm 1999 2000 2005 2010 Công nghiệp khai thác 14,7 15,8 11,3 8,5 Công nghiệp chế biến 79,6 78.7 83,2 87,0 5,7 5,5 5,5 4,5 100,0 100,0 100,0 100,0 Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước Tổng số b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ miền 0,5 1,5 - Đẹp, chính xác, đủ chú giải, số liệu, tên biểu đồ... - Thiếu mỗi yêu cầu trên trừ 0,25 điểm - Học sinh vẽ dạng biểu đồ khác: không cho điểm. 2 Nhận xét: - Trong cơ cấu: chiếm tỉ trọng cao nhất là công nghiệp chế biến, tiếp đến là công nghiệp khai thác, và cuối cùng là công nghiệp sản xuất phân phối điện, 0,25 khí đốt và nước. Dẫn chứng. - Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng: + Từ năm 1999 đến năm 2000: Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt 0,25 và nước. Dẫn chứng. + Từ năm 2000 đến năm 2010: Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công ngiệp khai thác và công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước. Dẫn chứng. *Lưu ý: Nếu thí sinh không nêu được dẫn chứng chỉ cho 1/2 số điểm của ý. ------------------------------------------Hết------------------------------------------ 0,5 Sở GD&ĐT Hải Phòng Trường THPT Lê Qúy Đôn ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ LẦN II Năm học 2014-2015 (Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề) Câu I. (2,0 điểm) 1. Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã từng viết: “Trường Sơn Đông, trường Sơn Tây bên nắng đốt, bên mưa quây”. Hãy cho biết hiện tượng “nắng đốt” và “mưa quây” xảy ra ở sườn nào của dãy Trường Sơn và vào mùa nào? Giải thích hiện tượng trên. 2. Hãy nêu những thế mạnh và hạn chế về nguồn lao động của nước ta. Câu II. (3.0 điểm) 1. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa dạng và đang có sự chuyển dịch rõ rệt. Tại sao có sự chuyển dịch như vậy? 2. Trình bày thế mạnh để phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Câu III. (2,0 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam, kết hợp với kiến thức đã học, hãy: 1. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2007 và giải thích. 2. Phân tích ý nghĩa của việc đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, hoạt động này đang gặp phải những khó khăn gì? Câu IV. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: DÂN SỐ CẢ NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn người) Năm Khu vực Cả nước Thành thị Nông thôn 1990 2000 2005 2010 2013 66016.7 77630.9 82392.1 86932.5 89708.9 12880.3 18725.4 22332.0 26515.9 28874.9 53136.4 58905.5 60060.1 60416.6 60834.0 (Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê 2014) 1. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị, nông thôn của nước ta qua các năm trên. 2. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra các nhận xét và giải thích. ---------Hết-------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam); không được sử dụng các tài liệu khác.  Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………........................Số báo danh: ……...……… Chữ kí của giám thị 1: .…………………........Chữ kí của giám thị 2: ...…………………... ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN II - 2015 - MÔN ĐỊA LÍ Câu Ý Nội dung chính cần đạt 1 Hiện tượng “nắng đốt” và “mưa quây xảy.... Điểm 0,5 - Hiện tượng “nắng đốt” xảy ra ở sườn phía đông của dãy Trường Sơn, 0,25 hiện tượng “mưa quây” xảy ra ở sườn phía Tây của dãy Trường Sơn. - Trong thời gian đầu mùa hạ với sự hoạt động của gió mùa Tây Nam. 0,25 Giải thích hiện tượng 0,5 - Vào đầu mùa hạ ở nước ta, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc ẤĐD di 0,25 chuyển theo hướng tây nam vào nước ta, gặp dãy Trường Sơn đã gây mưa ở sườn tây. - Khi vượt qua dãy Trường Sơn tạo ra hiện tượng gió “phơn” khô nóng cho sườn đông Trường Sơn (đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam 0,25 của khu vực Tây Bắc). 2 Thế mạnh về nguồn lao động của nước ta. - Số lượng: Có nguồn lao động đông, dồi dào, tăng nhanh (dẫn chứng). 0,5 0,25 Nguồn LĐ dồi dào năm 2005 nước ta có 42,53 triệu l/động chiếm 51,2 % dân số. I Tăng nhanh: Mỗi năm có thêm1 triệu Lđ 0,25 - Chất lượng: Lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống của DT (đặc biệt trong SX N-LN&tiểu thủ CN...) được tích lũy qua nhiều thế hệ, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ phát triển VH y tế, giáo dục. Hạn chế về nguồn lao động của nước ta. 0,5 - Số lượng đông, tăng nhanh nên đã gây KK cho việc giải quyết VL và 0,25 các vấn đề XH... - Chất lượng: So với yêu cầu hiện nay, LLLĐ có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. Tỉ lệ LĐ chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn (khoảng 75%) - LĐ còn thiếu tác phong công nghiệp và tính kỉ luật chưa cao. - Về phân bố: Không đều, nhất là LĐ có chuyên môn kĩ thuật giữa các vùng (ĐBằng thừa LĐ, miền núi thiếu LĐ. LĐ có kỹ thuật tập trung ở 0,25 các đô thị) 1 Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối 1,50 đa dạng và đang có sự chuyển dịch rõ rệt. Tại sao có sự chuyển dịch như vậy? a) Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa 1,00 dạng và đang có sự chuyển dịch rõ rệt * Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta tương đối đa dạng: - Theo cách phân loại hiện hành gồm 3 nhóm với 29 ngành: 0,25 + Nhóm công nghiệp khai thác 4 ngành + Nhóm công nghiệp chế biến 23 ngành + Nhóm công nghiệp sản phân phối điện, khí đốt, nước gồm 2 ngành 0,25 + Hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác như CN năng lượng, CN chế biến LT-TP, CN dệt may, CN hóa chất-phân bóncao su, VLXD, CN cơ khí- điện tử… do có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu, LĐ & thị trường tiêu thụ. - Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng: + Tăng nhanh tỉ trọng của công nghiệp chế biến (dẫn chứng). II 0,25 + Giảm tỉ trọng của công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất 0,25 phân phối điện, khí đốt, nước (dẫn chứng). b) Có sự chuyển dịch là do: 0,50 - Kết quả của công cuộc Đổi mới nền KT.... 0,25 - Đáp ứng quá trình công nghiệp hóa,HĐH đất nước. - Phù hợp với yêu cầu hội nhập của thị trường khu vực & thế giới. - Chính sách bảo vệ nguồn tài nguyên. 0,25 - Trình độ tay nghề người LĐ được nâng cao cùng với sự trang bị công nghệ hiện đại nên sản phẩm CN của nước ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh được với các nước. 2 Trình bày thế mạnh để phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ. 1,50 a. Thế mạnh về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 0,75 - Vị trí thuận lợi: ĐNB nằm trong vùng KT trọng điểm phía nam; tiếp 0,25 giáp với ĐBSCL, Tây Nguyên, DHNTB, biển Đông là những vùng giàu tiềm năng và ĐNB có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông để phát triển một nền KT mở. - Nguồn nguyên liệu tại chỗ từ nông, lâm, thủy sản phong phú. Tài 0,25 nguyên nổi bật (Khoáng sản, đất, sinh vật … điển hình là dầu khí ở thềm lục địa.) - Nguồn nguyên liệu từ các vùng :... ? 0,25 b. Thế mạnh về kinh tế-xã hội 0,75 - Dân đông, nguồn lao động dồi dào có chất lượng dẫn đầu cả nước và 0,25 thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. - Cơ sở vật chất kĩ thuật và CSHT hoàn thiện bậc nhất cả nước, đặc biệt 0,25 là GTVT, TTLL, khả năng cung cấp điện, nước phát triển đồng bộ và hiện đại. - Có những chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư 0,25 trong và ngoài nước… Có một nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển. Có thị trường tiêu thụ lớn. 1 * Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2000 - 1,00 2007 và giải thích. - Lập bảng: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN QUA CÁC NĂM 0,25 2000; 2005; 2007 (%) Năm 2000 2005 2007 100 100 100 Thủy sản khai thác 73.8 (1) 57.2 (1) 49.4 (2) Thủy sản nuôi trồng 26.2 (2) 42.8 (2) 50.6 (1) Toàn ngành III - Nhận xét: 0,25 + Cơ cấu có sự thay vị trí năm 2000 và 2005 tỉ trọng ngành TS đánh bắt lớn hơn ngành nuôi trồng..... 2007 ngành nuôi trồng có tỉ trọng lớn hơn ngành đánh bắt.... + Sự chuyển dịch: Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm dần, giảm liên tục từ 73,8% (2000) xuống 49,4% (2007), giảm 24,4% 0,25 Thủy sản nuôi trồng tăng tỉ trọng tăng dần, tăng liên tục…(dẫn chứng) - Giải thích: sự thay đổi trên là do +Tốc độ tăng sản lượng TS nuôi trồng nhanh hơn TS đáng bắt. 0,25 + Nguồn lợi thủy sản khai thác đang tiến dần tới giới hạn (dấu hiệu cạn kiệt), chính sách bảo vệ nguồn lợi tài nguyên thủy sản… + Các lợi thế đối với thủy sản nuôi trồng đang được phát huy (ĐKTN, KT-XH… + Hiệu quả kinh tế từ thủy sản nuôi trồng đem lại lợi ích lớn (KT-XH, MT), đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của thị trường… 2 * Ý nghĩa của việc đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ: 1,00 - Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ đang có nguy cơ cạn kiệt. 0,25 - Hướng tới hiệu quả kinh tế cao về sản lượng đánh bắt và các loài thủy sản có giá trị (cá ngừ đại dương…) - Nhằm khẳng định chủ quyền biển, đảo, góp phần bảo vệ an ninh – quốc 0,25 phòng vùng biển. - Giải quyết VL.... * Hoạt động này đang gặp phải những khó khăn: Phương tiện đánh bắt 0,25 còn hạn chế…Vấn đề an ninh - chủ quyền tại các ngư trường đánh bắt xa 0,25 bờ chưa ổn định…Thiên tai thường xuyên.... 1 Vẽ biểu đồ 2,00 - Lập bảng xử lí số liệu: CƠ CẤU TỈ TRỌNG DÂN SỐ PHÂN THEO KHU VỰC THÀNH THỊ, 0,5 NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2013 (Đơn vị %) Năm IV 1990 2000 2005 2010 2013 Cả nước 100 100 100 100 100 Thành thị 19.5 24.1 27.1 30.5 32.2 Nông thôn 80.5 75.9 72.9 69.5 67.8  Vẽ biểu đồ:  Đơn vị% 1,50 2 Nhận xét và giải thích: 1,00 *Nhận xét: - Sự chuyển dịch:Từ 1990 đến 2013, trong vòng 23 năm: Cơ cấu dân số 0,25 phân theo khu vực có sự thay đổi theo hướng: giảm dần tỉ trọng dân nông thôn,tăng dần tỉ trọng dân thành thị, cụ thể là: + Tỉ trọng dân nông thôn giảm liên tục từ 80,5% (1990) xuống 67,8% (2013), giảm 12,7% + Tỉ trọng dân thành thị tăng liên tục từ 19,5% (1990) lên 32,2% (2013), tăng 12,7% - Cơ cấu: tỉ trọng dân nông thôn luôn lớn hơn tỉ trọng dân thành thị nhiều 0,25 1990 tỉ trọng dân nông thôn nhiều hơn dân thành thị 4 lần, 2013 nhiều hơn 2 lần. - Sự chuyển dich tích cực, nhưng còn chậm * Giải thích: - Sự chuyển dịch trên (Dân thành thị tăng) do là kết quả của quá trình 0,25 CNH-HĐH đất nước (Chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động CN và Dịch vụ…). Quá trình CNH-ĐTH đang được đẩy mạnh. Dân nông thôn di chuyển lên thành thị để kiếm việc làm. Mở rộng ranh giới hành chính. - Dân số vẫn chiếm tỉ trọng cao ở khu vực nông thôn là do nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành CNH, với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp. 0,25 SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT Môn: Địa lý LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên:......................................................; Số báo danh: ..................; Phòng thi:.... Câu I (2 điểm) 1. Nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta? 2. Trình bày các thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay? Câu II (3 điểm) 1. Phân tích việc khai thác thế mạnh phát triển kinh tế biển ở Đồng bằng sông Hồng. Tại sao nói Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về du lịch? 2. Tây Nguyên bao gồm những tỉnh nào? Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? Câu III (2 điểm) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy: 1. Kể tên các huyện đảo thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ. Các huyện đảo đó thuộc tỉnh, thành phố nào? 2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế từ năm 2000 đến năm 2007 và giải thích tại sao có sự thay đổi đó? Câu IV (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2006 VÀ 2012 (Đơn vị - Triệu USD) Năm 2006 2012 Hàng xuất khẩu Tổng giá trị 39826,2 114529,2 Công nghiệp nặng và khoáng sản 14428,6 48228,2 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 16382,4 43298,7 Nông, lâm, thủy sản 9015,2 23002,1 1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng ở nước ta năm 2006 và năm 2012. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng ở nước ta năm 2006 và năm 2012. ...............Hết.............. (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài). SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Câu I II HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: Địa lý Nội dung Điểm 1. Nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta 1,0 - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi 0,25 0,25 thấp (dẫn chứng) - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng (dẫn chứng) 0,25 - Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (dẫn chứng) 0,25 - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người) 2. Trình bày các thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay * Những mặt mạnh của nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta dồi dào (dẫn chứng) - Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, ... - Chất lương người lao động ngày càng được nâng cao về mọi mặt nhờ sự phát triển của các ngành giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao. * Hạn chế - Lực lượng lao động có trình độ vấn còn ít... - Lao động còn thiếu ác phong công nghiệp - Lao động phân bố chưa hợp lý giữa các ngành, giữa các vùng lãnh thổ... 1. Phân tích việc khai thác thế mạnh phát triển kinh tế biển ở Đồng bằng sông Hồng. - Nghề cá + Có ngư trường vịnh Bắc Bộ, có nhiều bãi tôm, bãi cá; có nhiều đảo, rạn đá, nơi tâp trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. + Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông... thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản + Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển trong những năm gần đây. - Du lịch biển + Có bãi tắm (Đồ Sơn...), các đảo ven bờ (đảo Cát Bà...), vườn Quốc gia (Cát Bà), khu dự trữ sinh quyển (Xuân Thủy)... + Phát triển du lịch biển - đảo (nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu sinh quyển, tham quan...) - Khai thác khoáng sản: Khí đốt ở Tiền Hải, làm muối ở Diêm Điền, Quất Lâm... - Giao thông vận tải biển + Có nhiều cửa sông lớn thuận lợi xây dựng hải cảng; vùng biển rộng lai có nhiều đảo thuận lơi cho giao thông vận tải biển. + Có cụm cảng Hải Phòng được đầu tư xây dựng và ngày càng hoàn 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 thiện với nhiều cảng lớn... + Có các tuyến giao thông biển nội địa, tuyến Quốc tê... * Tại sao nói Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về du lịch 0,5 - Tài nguyên tự nhiên: Có bãi tắm (Đồ Sơn...), các đảo ven bờ (đảo Cát 0,25 Bà...), vườn Quốc gia (Cát Bà, Cúc Phương...), khu dự trữ sinh quyển (Xuân Thủy), sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng, hang dộng caxtơ... - Tài nguyên nhân văn: Nơi tập trung nhiều di tích văn hóa lịch sử, dược UNECO công nhận là di sản Thế giới về Vật thể Hoàng Thành 0,25 Thăng Long, 82 bia Tiến sĩ..., di sản phi vât thể... + Tâp trung nhiều lễ hội (dẫn chứng), làng nghê, kho tàng dann gian... + Di sản tổng hợp (tự nhiên, văn hóa) Tràng An -Tam Cốc - Bích Động + Hà Nội trung tâm du lịch quốc gia, Hải Phòng trung tâm du lich vùng 2. Tây Nguyên bao gồm những tỉnh: 1,5 - Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. (nếu kể được 3 0,5 tỉnh được 0,25) * Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên - Thuận lợi 0,25 + Đất đỏ ba dan mầu mỡ, có tầng phong hóa dầy được phủ trên các bề mặt 0,25 cao nguyên rộng lớn thuận lợi hình hành vùng chuyên canh có quy mô lớn 0,25 + Khí hậu cận xích đạo phân hóa theo mùa ... 0,25 + Khí hậu cận xích đạo phân hóa theo độ cao địa hình... - Hạn chế mùa khô kéo dài thiếu nước cây trồng, mùa mưa gây xói mòn đất III 1.Kể tên các huyện đảo thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ. Các huyện đảo đó thuộc tỉnh, thành phố nào - Huyện đảo Hoàng Sa – TP Đà Nẵng - Huyện đảo Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi - Huyện đảo Trường Sa – tỉnh Khánh Hòa - Huyện đảo Phú Quý – tình Bình Thuận 2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế từ năm 2000 đến năm 2007 và giải thích tại sao có sự thay đổi đó - Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế từ năm 2000 đến năm 2007: + Tỉ trong công nghiệp khu vực nhà nước có xu hướng giảm (dẫn chứng) + Tỉ trong công nghiệp khu vực ngoài nhà nước có xu hướng tăng (dẫn chứng) + Tỉ trong công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng (dẫn chứng) - Giải thích: Đây là kết quả của công cuộc Đổi mới và Hôi nhập 1. Vẽ biểu đồ 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2,25 - Xử lý số liệu CƠ CẤUGIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNGCỦA NƯỚC TA NĂM 2006 VÀ 2012 (Đơn vị %) Năm 2006 2012 Tổng giá trị 100 100 Công nghiệp nặng và khoáng sản 36,2 42,1 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 41,1 37,8 Nông, lâm, thủy sản 22,7 20,1 R1= 1đv, R2= 1,7đv Vẽ hai biểu đồ hình tròn có R1= 1đv, R= 1,7đv, chia đùng theo cơ cấu có đầy đủ tên và chú giải (thiếu tên, chú giải... mỗi ý trừ 0,25 điểm) vẽ biểu đồ khác không chấm 2. Nhận xét IV - Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi 0,5 0,25 1.5 0,75 0,25 + Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng (dẫn chứng) 0,25 + Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm (dẫn chứng) + Tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản có xu hướng tăng (dẫn chứng) - Giải thích: Công nghiệp nặng và khoáng sản tăng chủ yếu xuất khẩu dầu mỏ, còn tỷ trọng các mặ hang khác giảm la do có tốc độ tăng chậm hơn. 0,25 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I. (2 điểm) 1. Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. 2. Nêu các thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Việc phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi gây ra những khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Câu II. (3 điểm) 1. Nêu những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta. Tại sao việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp lại góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta? 2. Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo? Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa có ý nghĩa như thế nào về tài nguyên - môi trường, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng? Câu III. (2 điểm) Sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Kể tên các trung tâm công nghiệp và quy mô của chúng ở vùng Đồng bằng Sông Hồng . 2. Giải thích tại sao Hà Nội lại trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước? Câu IV. (3 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây: SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: nghìn tấn) Vùng Năm 2005 Năm 2010 Cả nước 35832,9 39988,9 Đồng bằng Sông Hồng 6398,4 6803,4 Đồng bằng Sông Cửu Long 19298,5 21569,8 Các vùng khác 10136,0 11615,7 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta năm 2005 và 2010. 2. Nhận xét và giải thích về sản lượng và cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta. ---------------- Hết -------------Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong khi làm bài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan