Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Hệ điều hành Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng nông hóa và đề xuất giải pháp cải tạo đất tại trung t...

Tài liệu Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng nông hóa và đề xuất giải pháp cải tạo đất tại trung tâm sản xuất

.PDF
109
302
83

Mô tả:

VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, XÂY DỰNG BẢN ĐỒ THỔ NHƯỠNG NÔNG HÓA VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TẠO ĐẤT TẠI TRUNG TÂM SẢN XUẤT GIỐNG TRẢNG BÀNG - TÂY NINH CNĐT: LÊ CÔNG NÔNG 8280 TP.HCM – 2010 MỞ ĐẦU Đất là tài sản Quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động, đồng thời cũng là sản phẩm của lao động. Vì vậy, điều tra đánh giá tài nguyên đất đai, làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định những chiến lược khai thác nguồn tài nguyên quan trọng này là rất cần thiết và cấp bách. Tỉnh Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), có diện tích tự nhiên 402.960 ha, với dân số 1.029.894 người (2003). Tài liệu bản đồ đất tỉnh Tây Ninh đã được nghiên cứu khá nhiều và trải qua các thời kỳ khác nhau, các tài liệu này đã đáp ứng kịp thời và thiết thực cho thực tiễn sản xuất của tỉnh. Mặt khác trong những năm gần đây, dưới tác động của kinh tế thị trường việc sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động. Tình trạng biến động nói trên đã làm thay đổi rõ rệt đặc điểm, ranh giới và quy mô phân bố của nhiều loại đất; bản đồ đất không còn phản ánh đúng đặc điểm của tài nguyên đất hiện nay của nhiều vng trong tỉnh. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung, điều tra đánh giá lại chất lượng đất làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược sử dụng tài nguyên đất cho hiện tại và tương lai. Mặt khác, với những công nghệ mới về kỹ thuật bản đồ số, cần thiết phải áp dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất theo một quy định thống nhất cho vùng. Trung tâm sản xuất thực nghiệm giống Trảng Bàng là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học có thu trực thuộc Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu, được thành lập theo Quyết định số 2540/QĐ-TCCB, ngày 01/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và Trung tâm có các nhiệm vụ như sau: 1.Triển khai trồng thực nghiệm và sản xuất các giống cây có dầu, cây tinh dầu và các cây, con khác theo kế hoạch của Viện; 2. Liên kết với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận kỹ thuật mới và nguồn vốn đầu tư để xây dựng Trung tâm thành khu nông - công nghiệp công nghệ cao; 3. Xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, sản xuất thử nghiệm các sản phẩm từ cây có dầu, cây tinh dầu, các loại cây, con khác và các chế phẩm phục vụ nông nghiệp; 4. Tổ chức các dịch vụ khoa học kỹ thuật, thông tin chuyên ngành, các lớp tập huấn kỹ thuật và giới thiệu các sản phẩm; Cơ sở pháp lý/xuất xứ của đề tài Đề tài được thực hiện theo Quyết định số 6363/QĐ-BCT ngày 02/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ Khoa học và công nghệ năm 2009 cho Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu và hợp đồng số 201.RD/2009/HĐ-KHCN ngày 16/03/2009 của Bộ Công Thương ký với Viện, Hợp đồng giao khóan nội bộ số 11/HĐGK-VD ngày 7/4/2009 giữa Viện trưởng và Chủ nhiệm đề tài. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước: 1.1.1. Vị trí địa lý của tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh là một tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ có tổng diện tích đất tự nhiên 402.960 ha. Có tọa độ từ 105o48’ độ kinh đông thuộc xã Tân Bình – Huyện Tân Biên đến 106022’ thuộc xã Tân Đồng – Huyện Tân Châu và từ 10o57’ độ vĩ bắc thuộc xã Phước Chĩ – Huyện Trảng Bàng đến 11o46’ thuộc xã Tân Lập – Huyện Tân Biên. Phía Bắc và Tây của tỉnh giáp Cămpuchia, phía đông giáp tỉnh Bình Dương, phía Nam giáp Tp HCM và tỉnh Long An. 1.1.2. Những nghiên cứu về đất vùng miền Đông Nam bộ và tỉnh Tây Ninh trước năm 1975: Cùng với vùng Đông Nam bộ (ĐNB), ngay từ những năm 1930 các chuyên gia thổ nhưỡng người Pháp đã có những công trình nghiên cứu về đất và sử dụng đất ở vùng ĐNB nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng nhằm mục đích cho việc xây dựng các đồn điền Cao su. Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu và lập bản đồ đất của FR. Moorman (1958, 1959, 1961); Moorman, Goden (1960); Thái Công Tụng, Moorman (1958); Thái Công Tụng (1972, 1973). Các công trình này đã phản ánh khái quát về sự phân bố địa lý, đặc điểm một số loại đất chính và phần nào đề cập đến việc sử dụng đất. Trong đó hai tài liệu đã đóng góp những hình ảnh khái quát căn bản đầu tiên cho các khu vực phía nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng về bản đồ thổ nhưỡng và các loại đất trong vùng: 1.1.2.1. Bản đồ đất tổng quát Nam Việt Nam (General soil map of south V.N): tỷ lệ 1/1.000.000, FR. Moorman, 1961. Trên cơ sở những giải đoán không ảnh, bằng việc sử dụng các tổ hợp và các nhóm đất có cùng nguồn gốc phát sinh, tác giả đã xây dựng chú dẫn tổng quát cho bản đồ này gồm 25 đơn vị. Trong đó tỉnh Tây Ninh có các đơn vị sau: Đất phù sa không phân biệt (Undifferentiated Alluvial soil);Đất Podzolic xám trên phù sa cổ (Gray podzolic soils on old alluvial sediments); Tổ hợp đất núi (Complex of mountainous soils). Từ bản đồ đất của Moorman đã phóng ra bản đồ đất tỷ lệ 1/200.000 cho các tỉnh (1972, Bộ canh nông cũ). Trong đó bản đồ đất Tây Ninh, với các đơn vị tương tự như bản đồ của Moorman, có bổ sung về thành phần sa cấu. 1.1.2.2. Thái Công Tụng: thuộc sở Địa học biên soạn tài liệu nghiên cứu về đất đai miền cao nguyên Trung phần và miền Đông Nam phần năm 1971. Trong tài liệu này tác giả đã mô tả 5 nhóm đất chính của miền ĐNB về nguồn gốc phát sinh, tính chất lý hóa học, phân bố và khả năng sử dụng. Bao gồm: Đất Podzolic xám tương đương với đơn vị số 14 của Moorman, có nguồn gốc từ phù sa cổ sinh; Đất Latosols nâu đỏ, tương ứng với đơn vị số 8 và số 19 của Moorman, đất được hình thành do sự hủy hoại của đá basalt; Đất có ít chất hữu cơ và có đốm rỉ (Low humic gley soils), có nguồn gốc từ phù sa cổ; Đất Latosols nâu và cạn trên đá basalt (Terres brunes basaltiques), có nguồn gốc từ 2 đá bọt basalt trong điều kiện úng thủy; Đất phù sa tương ứng với đơn vị số 01 của Moorman. Thực chất tài liệu của Thái Công Tụng là làm rõ thêm các tính chất các loại đất mà Moorman đã phát hiện. Tài liệu của Moorman có tính khái quát chung toàn Miền Nam, còn tài liệu của Thái Công Tụng làm rõ thêm tài liệu của Moorman và cũng là chú giải bản đồ đất 1/200.000 các tỉnh. Đây là hai tài liệu điều tra đất đầu tiên của các tỉnh phía nam, đã gây những ấn tượng quan trọng cho những nghiên cứu về sau. 1.1.3. Những nghiên cứu về đất vùng miền Đông Nam bộ và tỉnh Tây Ninh sau năm 1975 1.1.3.1. Giai đoạn trong năm 1975 sau ngày giải phóng, trên cơ sở những tài liệu của Moorman và Thái Công Tụng, Viện quy hoạch thiết kế Nông nghiệp với một số tuyến khảo sát bổ sung đã xây dựng sơ đồ đất tỷ lệ 1/250.000 cho các tỉnh (Nguyễn Khang và ctv, 1975). Các tác giả công trình này đã chuyển đổi phân loại đất theo quan điểm phát sinh và chia đất Miền ĐNB ra 9 nhóm đất chính: Đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất đen, đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ và đất trơ sỏi đá. Tài liệu này phát hiện tương đối đầy đủ các nhóm đất chính nhưng các contour đất rất đơn điệu. Nhóm đất phèn có phát hiện nhưng không thấy rõ bản chất mà chỉ dựa vào hàm lượng SO42- và pH tầng đất mặt để chia ra đất phèn ít và phèn trung bình. 1.1.3.2. Giai đoạn năm 1977-1978, Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã tổ chức đợt điều tra khá chi tiết cho tỉnh Tây Ninh. Trên quan điểm thổ nhưỡng phát sinh học, một bảng phân loại đất với các đơn vị bản đồ được phân chia kỹ tới chủng và biến chủng, rất coi trọng các chỉ tiêu kết von, thành cơ giới, đá mẹ, độ dốc địa hình, độ dầy tầng đất mịn. Các khoanh đất được khoanh chi tiết hơn hẳn các tài liệu trước đó. Các tác giả tài liệu này đã chia đất tỉnh Tây Ninh ra 6 nhóm đất và 13 đơn vị bản đồ tương đương loại phát sinh. Bao gồm: (1) Nhóm đất phèn, có 2 đơn vị: Đất phèn nhiều; Đất phèn ít và trung bình. (2) Nhóm đất phù sa, có 3 đơn vị: Đất phù sa gley; Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng; Đất phù sa sông suối. (3) Nhóm đất xám bạc màu, có 3 đơn vị: Đất xám trên phù sa cổ; Đất xám trên macma acid và đá cát; Đất xám glây. (4) Nhóm đất đỏ vàng, có 4 đơn vị: Đất nâu đỏ trên đá bazan; Đất đỏ vàng trên đá macma acid; Đất vàng nhạt trên đá phiến sét; Đất nâu vàng trên phù sa cổ. (5) Nhóm đất thung lũng dốc tụ, có 1 đơn vị: Đất dốc tụ. (6) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá, có 1 đơn vị là: Đất xói mòn trơ sỏi đá. Đây là tài liệu làm nền tảng cho những nghiên cứu đất trên phạm vi tỉnh Tây Ninh tiếp theo và trong nhiều năm đã trở thành tài liệu đóng góp phần quan trọng trong quy hoạch và định hướng sử dụng đất trong phạm vi toàn tỉnh. 3 Tuy vậy lúc đó do việc đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, an ninh phức tạp, cũng phải kể đến những thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật... Một số vùng khảo sát với mật độ thưa, các mẫu đất chưa được phân tích đầy đủ, cũng còn phải kể đến những hạn chế về sự hiểu biết về đất phèn lúc đó. Cho đến nay tài liệu đã quá cũ và lạc hậu. 1.1.3.3. Giai đoạn những năm 1980-1988: Những năm 1980-1988, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp điều tra chi tiết xây dựng bản đồ đất ở bản đồ tỷ lệ 1/10.000 cho các nông trường và các vùng chuyên canh lúa, lạc: (1) Bản đồ đất nông trường mía Nước Trong; (2) Bản đồ đất-nông hóa vùng chuyên canh lạc huyện Gò Dầu và vùng thâm canh lúa huyện Hòa Thành... Các bản đồ đất tỷ lệ chi tiết nêu trên được xây dựng với một quy trình thống nhất, tài liệu khá chi tiết, đáp ứng tốt cho các công tác quy hoạch, chỉ đạo sản xuất. 1.1.4. Kết quả phân loại đất tỉnh Tây Ninh Theo bản đồ đất tỉnh Tây Ninh tỷ lệ 1/100.000 thì tỉnh Tây Ninh có các loại đất như sau (GS.TS Phan Liêu và ctv): a/ Đất phèn: Gồm có 3 loại: i) Đất phèn tiềm tàng; ii) Đất phèn hoạt động; iii) Đất phèn thủy phân.; chúng được phân bố và sử dụng như sau: * Đất phèn tiềm tàng: Diện tích 5.100 ha, chiếm 1/5 tổng diện tích các loại đất phèn của tỉnh. Xuất hiện ở các địa hình thấp trũng thường ngập nước thời gian dài, chúng có mặt ở xung quanh các khúc uốn hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông, phân bố rãi rác ở phía tây nam huyện Châu Thành, Hòa Thành và nối liền trên diện tích khá lớn ở huyện Gò Dầu và Bến Cầu. Đất phèn tiềm tàng được trồng 1 vụ lúa vào mùa mưa hoặc hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, năng suất lúa đạt từ 1,5 – 2,0 tấn/ha. Một phần diện tích được lên líp để trồng mía và cây ăn quả. Nếu lên líp đúng kỹ thuật (không bốc phần chứa pyrit lên mặt hoặc phải để qua 1-2 vụ để nước mưa rửa bớt phèn kết hợp với việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu chủ động, bón bột phosphorit (600 kg/ha) và bón vôi (1-3 tấn CaO/ha/vụ, bón liên tục 2-3 vụ) trước khi cấy 15-20 ngày kết hợp với bón đạm, lân, kali thích hợp thì có thể đạt năng suất lúa bình quân 5-6 tấn/ha. * Đất phèn hoạt động: Diện tích 9.335 ha, chiếm 2/5 tổng diện tích đất phèn của tỉnh. Xuất hiện ở các địa hình cao hơn, nơi có thời kỳ khô bề mặt tới 6 tháng trong năm, được phân bố rãi rác xung quanh sông Vàm Cỏ Đông từ nam huyện Châu Thành qua phía nam Hòa Thành tới bắc Bến Cầu và Gò Dầu. Ở góc tây – nam của vùng nam Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng đất phèn hoạt động xuất hiện thành những vùng rộng lớn. Đất phèn hoạt động có độ chua lớn và nhiều độc tố nên thường bị bỏ hoang hóa (cỏ năn, lác, tràm...). Nếu được lên líp và bón phân (phosphorit, vôi, tro kết hợp rữa phèn) có thể trồng mía, dứa, đậu đen, điều.. là những cây có thể chịu được đất chua. 4 * Đất phèn thủy phân: Diện tích 10.924 ha, chiếm 2/5 tổng diện tích đất phèn của tỉnh. Xuất hiện trong vùng phèn tại các địa hình cao hơn có bề mặt khô 6 tháng trong năm. Phân bố khá tập trung ở nam Châu Thành tới Hòa Thành xung quanh sông Vàm Cỏ Đông. Đất phèn thủy phân có thể trồng lúa hoặc các loại hoa màu khác. b/ Đất than bùn: Diện tích 1.072 ha, chiếm 0,26% tổng diện tích quỹ đất của tỉnh. Xuất hiện từng vệt rải rác, thường xen trong vùng phèn dọc theo hạ lưu sông Vàm Cỏ Đông tại những địa hình thấp trũng, phân bố ở huyện Châu Thành, nam Hòa Thành, Gò Dầu và Bến Cầu. Đất than bùn ngoại trừ các diện tích có lớp than bùn rất dày dùng để khai thác than, diện tích còn lại có thể trồng lúa, rau màu (cải, bầu bí, đậu, dưa...). Khi trồng trọt chú ý thoát nước, cày sâu, bón vôi. c/ Đất phù sa: Gồm có 2 loại: i) Đất phù sa có tầng loang lỗ; ii) Đất phù sa gley. Chúng được phân bố và sử dụng như sau: * Đất phù sa có tầng loang lỗ: Diện tích 1.685 ha, chiếm > 0,4% tổng diện tích quỹ đất của tỉnh. Xuất hiện ở địa hình thấp, một ít ở xa sông, mùa mưa ít ngập nước, mùa khô không ngập nước. Phân bố tập trung xung quanh sông Sài Gòn ở huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu và một vệt xung quanh rạch Bến Đá ở huyện Châu Thành. Đất phù sa được sử dụng để trồng lúa 2 vụ hoặc 1 vụ lúa – 1 vụ màu. Cần chú ý bón phân hữu cơ, vôi, tăng cường cày bừa xới xáo, bón thêm bột Phosphorit, đạm và lân. * Đất phù sa gley: Diện tích nhỏ khoảng 90 ha. Xuất hiện ở vùng có địa hình thấp không xa các sông lớn hoặc các kênh rạch, thường ngập nước từ 8-9 tháng/năm. Phân bố tập trung ở huyện Trảng Bàng. Đất phù sa gley thường được sử dụng để trồng lúa 1 vụ nhưng năng suất thấp. Trong quá trình sử dụng cần chú ý bón vôi, phosphorit, tránh bón các phân có gốc sulphat. d/ Đất xám: Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất tỉnh. Tây Ninh có diện tích 338.833 ha đất xám chiếm khoảng 84,13% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Gồm có 6 loại: i) Đất xám điển hình; ii) Đất xám có tầng loang lổ; iii) Đất xám có tầng kết von đá ong; iv) Đất xám mùn; v) Đất xám gley; vi) Đất xám đọng mùn gley. Chúng được phân bổ và sử dụng như sau: * Đất xám điển hình: Diện tích 195.875 ha. Thường xuất hiện ở các địa hình cao. Phân bố ở tất cả các huyện trong tỉnh, diện tích tập trung nhiều nhất ở huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Châu Thành. 5 Đất xám điển hình thường được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp có giá trị như cao su, mía, lạc, hoặc hoa màu như khoai lang, sắn. Độ màu mỡ của đất xám thấp vì vậy trong quá trình sử dụng cần bón nhiều chất hữu cơ (phân chuồng, thân cây sau thu hoạch, phân xanh, phân rác...), vôi, lân, đạm và kali hoặc tro thực vật kết hợp xới xáo và che phủ đất để giữ ẩm. Cần chú ý tưới nước trong mùa khô kết hợp với sử dụng và cải tạo đất hợp lý để khai thác hiệu quả và bền vững. * Đất xám có tầng loang lổ và đất xám có tầng kết von đá ong: - Diện tích đất xám có tầng loang lổ: 109.446 ha. Xuất hiện ở các địa hình cao đến vừa. - Diện tích đất xám có tầng kết von đá ong: 7.140 ha. Xuất hiện ở chân đồi, phần cuối dốc là nơi chuyển tiếp từ đồi phù sa cổ xuống đồng bằng phù sa trẻ hoặc thung lũng thấp. - Việc sử dụng hai loại đất này tương tự nhau, có thể sử dụng để trồng cao su, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Nếu có tầng đá ong ở độ sâu 50120 cm thì nên sử dụng để trồng lúa hoặc hoa màu ngắn ngày chứ không nên trồng cao su. Trong quá trình sử dụng nên chú ý bón phân hữu cơ, vô cơ, vôi kết hợp cày sâu, bừa kỹ, tiêu thoát nước tốt trong mùa mưa. * Đất xám mùn: Diện tích 18.938 ha. Xuất hiện ở những vùng thấp vừa ở triền đồi phẳng phía cuối bề mặt dốc hoặc ở phần giữa hai đồi lượng sóng, nằm xen lẫn với các loại đất xám khác. Việc sử dụng đất xám mùn tùy thuộc vào mức độ ngập nước để sử dụng trồng lúa 1 vụ, hoa màu hoặc cao su. Trong quá trình sử dụng cần chú ý thiết kế hệ thống tiêu nước để trồng màu và cây công nghiệp, tăng cường bón vôi, cân đối đạm, lân, kali. * Đất xám gley và đất xám đọng mùn gley: - Diện tích đất xám gley 10.145 ha. - Diện tích đất xám đọng mùn gley 6.025 ha. Cả hai loại đất này phân bố ở những địa hình thấp, xen lẫn với những loại đất xám khác nhất là đất xám mùn và đất xám có tầng kết von đá ong. Việc sử dụng hai loại đất này tương tự nhau, có thể trồng lúa 1-2 vụ, hoặc có thể trồng thêm 1 vụ hoa màu như khoai lang, đậu nành nếu được tiêu nước tốt. Nên bón nhiều vôi (2-4 tấn/ha), phosphorit, apatit kết hợp làm cỏ, sục bùn để hạn chế tác hại của gley. d/ Đất đỏ vàng: Gồm có 3 loại: i) Đất đỏ nâu bazan; ii) Đất vàng đỏ granit; iii) Đất vàng đỏ đá phiến. Chúng được phân bố và sử dụng như sau: * Đất đỏ nâu trên bazan: Diện tích 3.970 ha. Xuất hiện trên các mỏm đồi, ở gần biên giới Cămpuchia được rừng che phủ. Việc sử dụng loại đất này cần được chú ý để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cafe, tiêu, cacao, cao su... Trong quá trình sử dụng cần chú ý 6 chống hạn, xen canh cây ngắn ngày để phủ đất, bón vôi, super lân và kali để cân đối dinh dưỡng cho cây. * Đất đỏ vàng granit: Diện tích 1.100 ha. Xuất hiện ở các vùng đất đồi dốc, cây rừng còn che phủ. Phân bố chủ yếu ở núi Bà Đen, huyện Hòa Thành. Hiện tại chủ yếu là rừng che phủ, một ít diện tích khoảng 100 ha được dân khai phá trồng hoa màu, cần chú ý bón phân nhất là phân hữu cơ trong quá trình sử dụng. * Đất vàng đỏ đá phiến: Diện tích 1.780 ha. Xuất hiện duy nhất trên đồi 85 ở phía nam huyện Tân Biên.Chủ yếu là cây bụi thưa, dốc và xói mòn mạnh xuất hiện nhiều đá lộ đầu, khó cày bừa và canh tác.Vì vậy đất này ít được sử dụng trong nông nghiệp, chỉ nên sử dụng để trồng rừng che phủ tạo môi trường sinh thái và giữ nước. Ở Miền Nam Việt Nam các đất xám chiếm rất nhiều diện tích ở miền Nam bộ (Bình Dương, Tây Ninh, Biên Hòa). Đông Còn ở miền cao nguyên đất xám có nhiều ở phía Tây bắc Ban Mê Thuột và lan mãi chiếm các bực thềm phù sa cổ sinh của hệ thống sông ngòi của vùng này. Trước đây, năng suất lúa trên đất bạc màu rất thấp, nhưng hiện nay lại khác. Những tính chất "nghèo, chua, khô, rắn" dần dần được cải thiện.. Ở Đông Nam Bộ, rải rác một số nơi ở Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, người dân biết rõ mặt mạnh, mặt yếu, từ đó cải tạo lớp đất mặt, tăng lượng hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác như: đạm, lân và kali đi đôi với áp dụng giống mới. Do địa hình cao, đất nhẹ, dễ thoát nước nên cũng dễ tăng vụ, dễ đưa các cây trồng khác vào, hiệu quả kinh tế cao hơn lúa. Theo TS. Nguyễn Thanh Phương, Viện KHKT nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, kết quả từ mô hình đậu phộng xen mì thực hiện ở xã Cát Hiệp và Cát Lâm mở ra triển vọng tăng hiệu quả kinh tế cho các vùng đất xám bạc màu trong tỉnh. Với mô hình trên, khi áp dụng vào sản xuất không những nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên đất, giúp quá trình canh tác bền vững hơn. Theo Sở NN & PTNT Tây Ninh : Nhằm sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa vùng tưới Dầu Tiếng, Sở Nông nghiệp đã điều chỉnh, tổ chức sản xuất nông nghiệp dự kiến chuyển đổi theo hướng như sau: - Sản xuất lúa: mặc dù được đánh giá là kém lợi thế về sản xuất nhưng lúa vẫn còn là cây trồng truyền thống, đảm bảo cuộc sống cho phần lớn hộ nông dân chỉ có đất ruộng, do vậy, vẫn duy trì một cơ cấu diện tích hợp lý đất lúa; tiếp tục duy trì công tác khuyến nông, nhất là các biện pháp: “ 3 giảm, 3 tăng” để nâng cao năng suất, giảm chi phí, cải thịên thu nhập cho nông dân. Cần có chính sách hỗ trợ để đưa cơ giới vào các khâu canh tác, nhất là thu hoạch lúa nhằm giảm căng thẳng về lao động và giảm chi phí sản xuất. - Sản xuất bắp: lợi thế là có thị trường lớn, hiện tại trên địa bàn tỉnh, bắp được trồng trên đất ruộng có tưới luân canh với lúa tập trung ở 03 huyện Dương 7 Minh Châu, Gò Dầu, Trảng Bàng; trong tương lai diện tích bắp có thể mở rộng đến các huyện Châu Thành và Tân Biên. - Sản xuất lạc: là cây trồng truyền thống của tỉnh, diện tích cao nhất đạt được (năm 1995) là 41.200 ha. Tuy nhiên sản phẩm lạc nhân chủ yếu phục vụ xuất khẩu nên quy mô sản xuất phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới. Ngoài ý nghĩa kinh tế, trồng lạc còn bảo vệ và cải tạo đất, nhất là đất xám nên cần đầu tư nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác và cơ giới hoá để duy trì cơ cấu, diện tích thích hợp. - Sản xuất thuốc lá: Các Công ty nguyên liệu thuốc lá vẫn đang đầu tư trồng thuốc lá sợi vàng ở các huyện trong cơ cấu luân canh với lúa. Để phát triển thuốc lá ổn định cần tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ đã và đang được hình thành như hịện nay, thông qua hệ thống trạm, ký hợp đồng với nông dân. - Sản xuất mía đường: trên địa bàn Tỉnh có 3 nhà máy chế biến có công suất hiện tại 12.500 tấn mía cây/ ngày. Để ổn định sản xuất mía đường cần thực hiện đúng quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng nhà máy, đảm bảo cự ly vận chuyển ngắn nhất, các nhà máy và địa phương có các biện pháp kinh tế hỗ trợ nông dân để ổn định vùng nguyên liệu; tổ chức lại sản xuất của các nhà máy để giảm chi phí chế biến. - Sản xuất rau thực phẩm: khi công nghiệp và đô thị phát triển nhanh thì các vùng rau truyền thống ven đô của Tp, HCM sẽ chịu sức ép về đất đai, nguồn nước, lao động và môi trường; do vậy Tây Ninh sẽ có cơ hội tốt để phát triển rau thực phẩm. - Sản xuất hoa, cây cảnh: để phát triển hoa, cây cảnh cần ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong đó đặc biệt là công nghệ sinh học, hình thành các tổ chức hiệp hội, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là các nghệ nhân trong sản xuất cây kiểng, tìm kiếm thị trường để tổ chức sản xuất xuất khẩu. - Trồng cỏ chăn nuôi: dự báo khi gia nhập WTO, ngành chăn nuôi nước ta phải chuyển sang phương thức tập trung, khép kín với sự kiểm soát chặt chẽ về thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến. Để đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho đại gia súc, cần dành diện tích đất thích hợp trồng thức ăn xanh trong đó chủ yếu là chuyển từ đất trồng lúa. - Sản xuất cây ăn trái: theo Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam chuyển đổi đất lúa sang cây ăn trái nên thực hiện ở các huyện Hoà Thành, thị xã Tây Ninh, Dương Minh Châu có kết hợp dịch vụ du lịch. - Nuôi trồng thuỷ sản: hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản đang là hướng chuyển đổi có hiệu quả ở những khu vực có điều kiện; khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông và một số vùng trũng thấp khác có điều kiện nuôi thuỷ sản nước ngọt. Để phát triển thuỷ sản cần xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đê bao an toàn chống lũ; nghiên cưu xác định loài, giống thuỷ sản nuôi phù hợp, chuyển giao công nghệ cho người nuôi, xây dựng cơ sở giống và chế biến, bảo quản thuỷ sản. 8 1.1.5. Kết quả nghiên cứu về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng: Trong nhiều năm qua, việc nghiên cứu đã làm nổi bật được vai trò quan trọng của các nguyên tố đa lượng (N, P, K) trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, các nguyên tố trung lượng (Ca, Mg, S), đặc biệt là các nguyên tố vi lượng, mặc dù là một bộ phận không thể tách rời trong dinh dưỡng cây trồng nhưng hầu như ít được quan tâm nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu về đa lượng và vi lượng chủ yếu thông qua các thí nghiệm phun hoặc bón phân cho cây trồng, sau đó theo dõi tình hình sinh trưởng và năng suất. Như vậy, các nghiên cứu chủ yếu mang tính thăm dò – thông qua phản ứng của cây trồng mà chưa đi từ cơ sở cơ bản – đó là hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng có trong đất. Cho đến nay, có rất ít khảo sát, nghiên cứu về tính trạng vi lượng trong đất, đặc biệt trên địa bàn đất của Trung tâm sản xuất thực nghiệm giống Trảng Bàng – Tây Ninh thì hầu như chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Có thể nêu một số nguyên nhân chính của sự bất cập đó như sau: a) Trước đây, trong cơ chế cũ, vấn đề đáp ứng phân đa lượng gặp trở ngại lớn đến mức nhiều nhà sản xuất - nghiên cứu - quản lý cho rằng trong khi chưa đáp ứng đủ đa lượng thì đừng vội nghĩ đến trung, vi lượng. b) Vấn đề nghiên cứu trung lượng, đặc biệt là vi lượng bản thân nó cũng gặp khó khăn thực sự do giá phân tích mẫu quá đắt. c) Các giống sử dụng chưa phải là giống tiềm năng năng suất cao, giống lai vì vậy nhu cầu trung - vi lượng chưa cao. d) Chúng ta quá chú trọng đến năng suất tối đa mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề chất lượng sản phẩm. Biểu hiện rối loạn dinh dưỡng do thiếu trung và vi lượng thể hiện phổ biến trên thực tế, một phần do nhu cầu sinh lý của các giống mới, mặt khác do một thời gian dài khai thác tiềm năng của đất mà thiếu bổ sung các nguyên tố này làm cho đất bị suy kiệt. Về phương diện sinh lý thực vật, các nguyên tố vi lượng mặc dù được tiêu thụ với lượng ít hơn so với đa lượng, các nguyên tố trung, vi lượng vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cây trồng. Vi lượng tham gia tạo thành các enzim, coenzim, các men xúc tác sinh học, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp phytohocmôn, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, trao đổi chất và vì thế các yếu tố này sẽ điều khiển quá trình sinh trưởng cũng như tác động mạnh tới năng suất của cây trồng. Thiếu vi lượng có thể dẫn đến hiện tượng rối loạn sinh lý, cây sinh trưởng kém, năng suất cây trồng giảm mạnh. Việc thiếu nguyên tố Bo làm cho hạt phấn và vòi phấn phát triển kém, quá trình thụ tinh xảy ra không hoàn chỉnh, phôi phát triển kém và vì thế năng suất cây trồng giảm là điều dễ hiểu. Theo nhiều tài liệu sơ bộ, bội thu do sử dụng vi lượng có thể đạt 25 - 35% so với đối chứng không dùng vi lượng. Thậm chí trong một số trường hợp cá biệt, chỉ cần phun vi lượng 1 lần cho 1 chu kỳ sinh trưởng có thể cho bội thu năng suất trên 50%. 9 Đối với các nguyên tố trung lượng, hiện tượng thiếu canxi (Ca) trên đất chua cũng có thể làm cho cây phát triển kém. Đặc biệt đối với cây ăn trái, cây lấy dầu nếu thiếu Ca, tỷ lệ rụng quả sẽ cao, thành quả mềm, dễ bị tổn thương, độ axít cao và chất lượng quả thường thấp. Ngược lại với yếu tố Ca, với vùng đất xám bạc màu như ở tỉnh Tây Ninh, trong nhiều trường hợp nguyên tố lưu huỳnh (S) có thể trở nên độc đối với cây trồng. Tiếc rằng trên thực tế, bất chấp những nhận định này, nhiều phân bón chứhi a lưu huỳnh (thông thường có cộng thêm 13 S) đang được bán nhiều ở tỉnh Tây Ninh. Việc này không những gây lãng phí mà còn có khả năng phản tác dụng gây độc vì một phần không nhỏ đất ở tỉnh Tây Ninh là đất chua. Vai trò của nguyên tố trung lượng Mg đối với năng suất và chất lượng nông phẩm cũng cần phải được đánh giá đúng mức. Xác định rõ vai trò của Mg và Ca đối với từng loại đất sẽ giúp quyết định được nên chọn loại phân lân nung chảy (Thermophosphate) chứa nhiều Mg hay super lân chứa ít Mg để có thể đạt hiệu quả đầu tư cao nhất. Đã đến lúc phải xem xét vấn đề trung, vi lượng như một bộ phận cấu thành quan trọng trong giải pháp tổng thể nâng cao năng suất cây trồng, phát huy tối đa tiềm năng của đất. Sử dụng phân bón cho cây lạc: • Bón phân cho lạc là yếu tố kỹ thuật quan trọng để cây lạc cho năng suất cao. Để bón phân cho lạc, cần xác định thời kỳ bón thích hợp, lượng phân, dạng phân bón và cân đối các yếu tố dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lạc hấp thu dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao. • Phân chuồng: Là yếu tố kỹ thuật không thể thiếu để có được năng suất trong trồng lạc. Lượng phân chuồng bón cho lạc trong khoảng 8-12 tấn/ha. Phân chuồng bao gồm phân gia súc và chất độn chuồng cần được ủ thật hoai mục, tốt nhất là chuẩn bị trước khi gieo 1 tháng. Dùng toàn bộ phân chuồng để bón lót. Bón theo hàng trước khi gieo hạt. Nếu phân chuồng thật hoai mục, có thể bón trực tiếp vào hạt. • Phân đạm vô cơ: Nên dùng phân đạm vô cơ để bón lót vào 2 thời điểm: sau gieo 15 ngày (khi lạc có 2-3 lá kép) và khi lạc ra hoa. Bón phân đạm cho lạc đòi hỏi hết sức thận trọng. Nếu bón không đúng kỹ thuật, đôi khi dẫn đến giảm năng suất do hiện tượng lạc lốp đổ. Chỉ bón đạm vô cơ cho những trường hợp sau: - Lượng phân chuồng bón lót không đủ, đất xấu, thiếu dinh dưỡng. - Cây sinh trưởng kém, có biểu hiện thiếu đạm. Bộ rễ lạc tạo nốt sần kém, lượng đạm cố định do vi khuẩn cung cấp cho cây ít. 10 - Bón đạm vô cơ trên cơ sở bón lân, kali và bón vôi đầy đủ, tạo sự cân đối trong dinh dưỡng khoáng. Lượng phân đạm vô cơ có thể bón tối đa tới 40kg đạm nguyên chất cho 1ha. Phân lân • Lượng lân (P2O5) bón cho lạc khoảng 40-60kg/ha. Tất cả các dạng lân đều có tác dụng tốt đối với lạc. Các loại lân khó tiêu như apatit, tecmophotphat thì nên ủ với phân chuồng để tăng lượng dễ tiêu và chỉ dùng để bón lót, còn super lân có thể bón trực tiếp (bón thúc) cho lạc. Thời kỳ bón thúc lân cũng trùng với thời kỳ bón đạm vô cơ (khi cây lạc 2-3 lá và thời kỳ ra hoa). Lượng lân nên dùng 50% để bón lót và bón thúc 50% (bằng super lân). Phân kali • Bón kali (K2O) cho lạc phát huy tác dụng tốt trên các loại đất bạc màu, đất nghèo dinh dưỡng. Dạng kali sulphat hay kali clorua đều tốt đối với cây lạc. Lượng bón cho 1ha là 40-60kg K2O. Nên ủ kali cùng phân chuồng để bón cho lạc. Nhiều nơi dùng tro bếp thay kali để bón cho lạc cũng rất tốt vì hàm lượng kali trong tro khá cao. Hiệu quả của kali đối với lạc thường thấp hơn lân, song việc bón kali cho lạc để có năng suất cao là điều cần thiết. Bón vôi • Bón vôi cho lạc vừa nâng pH đất, cải tạo những vùng đất chua đồng thời cung cấp canxi cho cây. Bón vôi cho lạc đem lại hiệu quả tăng năng suất trên tất cả các loại đất. Vôi được bón với lượng 600-800 kg/ha chia làm 2 lần, bón lót 50% và bón thúc vào thời kỳ ra hoa rộ. • Phân vi lượng: Lạc rất cần những nguyên tố vi lượng như Mo, Bo, Cu, Mg. Không nên bón riêng rẽ từng nguyên tố vi lượng mà dùng phân vi lượng hỗn hợp để bón, như vậy sẽ hiệu quả hơn do có tác dụng hỗ trợ của các nguyên tố, làm cho hiệu quả sử dụng phân tăng. Phân vi lượng thường dùng dưới dạng phun lên lá, bón vào thời kỳ 5-6 lá, thời kỳ ra hoa rộ và phát triển quả. o Phân vi sinh: Phân vi sinh Nitrazin được sản xuất từ những chủng vi khuẩn có hoạt tính cố định đạm cao, bằng cách nhân và cố định chúng trong than bùn để sử dụng làm phân bón cho lạc. Phân vi sinh có tác dụng tốt đối với lạc trên các loại đất mới khai phá chưa trồng lạc, đất chua, đất bạc màu. Hiện nay việc sử dụng phân vi sinh cho lạc chưa nhiều vì bà con chưa quen dùng. Việc dùng phân vi sinh không những có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân vô cơ, tăng năng suất lạc, mà còn làm tăng cấu tượng đất, tăng hàm lượng các chất dễ tiêu, tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho cây trồng ở vụ kế tiếp. 11 1.1.6. Mối quan hệ đất – cây và các kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng: • Giữa đất và cây trồng có mối quan hệ rất chặt chẽ, việc phân tích, khảo sát đánh giá chất lượng đất để quy hoạch phát triển cho mỗi loại cây trồng là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho cây và khai thác tốt lợi thế về độ màu mỡ của đất. Vì vậy có thể nói rằng “đất nào – cây ấy”. • Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mỗi loại cây chúng ta phải biết được khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây (đất tốt – xấu…), yêu cầu dinh dưỡng của mỗi loại cây từ đó nghiên cứu xây dựng quy trình bón phân thích hợp, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. • Trong nhiều năm qua, nhiều nghiên cứu đã làm nổi bật được vai trò của các nguyên tố N,P,K trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên các nguyên tố trung lượng Ca, Mg, S và đặc biệt là các nguyên tố vi lượng mặc dù là một bộ phận không thể tách rời trong dinh dưỡng cây trồng nhưng hầu như ít được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu về trung, vi lượng chủ yếu thông qua các thí nghiệm phun hoặc bón vào đất sau đó theo dõi tình hình sinh trưởng và năng suất. Như vậy các nghiên cứu chủ yếu mang tính thăm dò thông qua phản ứng của cây trồng mà chưa đi từ nghiên cứu cơ bản – đó là thực trạng của chúng có ở trong đất. • Nguyễn Thị Liên Hoa và CTV (1995 – 1998) đã nghiên cứu thành công phân ACA (N,P,K, Mg, Ca, Bo…) chuyên dùng cho cây lạc thay thế tro dừa đã làm tăng năng suất lạc 30-36% so với đ/c không bón phân, tăng 15% năng suất và tăng hàm lượng dầu từ 1,5 – 3% so với bón tro dừa nguyên chất, đồng thời chi phí bón phân ACA thấp hơn 24% so với bón tro dừa nguyên chất và giá thành sản xuất 1 kg lạc vỏ sử dụng phân ACA thấp hơn so với sử dụng tro dừa là 10% đã được Bộ NN & PTNT cho phép sản xuất và được nông dân chấp nhận. • Nguyễn Thị Liên Hoa, Ngô Thị Lam Giang và ctv (1999-2004) đã nghiên cứu xây dựng mô hình thâm canh cây lạc trên đất xám (Acrisols) ở Đông Nam bộ cho thấy việc sử dụng màng phủ PE + phân ACA + vôi + phân chuồng đã cho năng suất vượt đối chứng của nông dân 25%, chi phí đầu tư thấp hơn 10% và giá thành sản xuất 1 kg lạc vở giảm 29%, đồng thời làm tăng 7% khối lượng 100 hạt, tăng 5% tỷ lệ hạt chắc, 5% tỷ lệ nhân, tăng 29% số trái/bụi. • Diệp Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Liên Hoa và ctv (1987-1999) nghiên cứu bón phân cho Dừa trên đất phèn Thủ đức – TPHCM (dừa Dâu) và Bến Lức – Long An (dừa lai PB121), cho thấy: N và P dạng thiên nhiên có ảnh hưởng rõ đến chu vi cổ thân, số lá mọc thêm, tỷ lệ ra hoa và hàm lượng dinh dưỡng tập trung trong lá. Kali chưa thấy có ảnh hưởng trong 2-5 năm đầu. Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã nghiên cứu đưa ra công thức bón phân thích hợp cho cây dừa Dâu thời kỳ kiến thiết cơ bản trên vùng đất phèn 12 nhiễm mặn nhẹ Thủ Đức (Nguyễn Thị Liên Hoa, 1982), trong đó đưa ra lượng phân/cây/năm từ năm thứ 5 trở đi: (0,7 kg Urê + 2,0 kg Super lân + 0,5 kg KCl)/cây/năm. Đối với dừa Ta, Dâu địa phương vào thời kỳ cho trái ổn định, liều lượng phân bón thích hợp là: (0,8 kg Urê + 1,2 kg Super lân + 0,8 kg KCl)/cây/năm tại xã Lương Hòa và Hưng Phong, cho năng suất tăng gấp 3050% so với bón phân theo kinh nghiệm của nông dân (Phạm Thị Lan, 2004). Lượng phân N và K2O thích hợp cho cây dừa lai PB121 thời kỳ kiến thiết cơ bản trên vùng đất phèn Bến Lức- Long An (Diệp Thị Mỹ Hạnh, 1999), trong đó đã nghiên cứu lượng phân N (dùng Ure) và K2O (dùng KCl) thích hợp cho cây dừa lai từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 (năm thứ 4 với lượng phân bón/cây/năm là: 1,0 kg Urê + 1,5 kg Super lân + 0,8 kg KCl). Kết quả điều tra khảo sát tình hình bón phân cho cây dừa Ta, Dâu đang ra trái tại xã Lương Hòa-Giồng Trôm-Bến Tre, cho thấy, 50% số hộ nông dân không bón phân, 50% còn lại có bón phân cho cây dừa, song lượng phân bón không ổn định (tùy theo điều kiện kinh tế và giá cả của trái dừa). Khi bón, loại phân được dùng chủ yếu là NPK (16:16:8) với liều lượng 1,0 kg /cây/năm, năng suất giao động từ 35-50trái/cây/năm. (Lưu Quốc Thắng, 2005). Năm 2003-2004, kết quả điều tra tại huyện Hoài Nhơn - Bình Định cho thấy 85% số hộ nông dân không bón phân cho cây dừa, năng suất trung bình chỉ đạt từ 25-30 trái/cây/năm (Phạm Thị Lan, 2004). Cây Lạc thích ứng với khí hậu bán khô hạn hoặc bán ẩm ướt, với lượng mưa khoảng 500-1200 mm/năm. Cây lạc ưa đất nhẹ, tơi xốp, từ cát pha thịt đến thịt pha cát. Giới hạn pH thích hợp là 5,5-6,5. Nhu cầu dinh dưỡng cây lạc rất lớn, nhất là đạm. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu bón đạm cho cây lại rất thấp. Do cây có vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần ở rễ, có khả năng đồng hóa được đạm khí trời để cung cấp cho cây. Nếu sản lượng thu hoạch khoảng 3 tấn quả (củ)/ha, cây lạc lấy đi cho cả quả và thân lá là 192 kg N, 48 kg P2O5, 80 kg K2O, 79 kg CaO/ha. Ngoài ra, cây còn cần rất nhiều các nguyên tố trung lượng và vi lượng khác như magiê, lưu huỳnh, đồng, kẽm, bo, molypđen, mangan, sắt v.v... Như vậy, nếu xét về tỷ lệ phân bón đa lượng cho cây, thì lạc có nhu cầu tỷ lệ N:P2O5:K2O là xấp xỉ 4-1-2. Tuy nhiên, trên thực tế, bón phân cho lạc thì lượng đạm cần bón được hạ thấp rất nhiều, do đặc điểm tự tổng hợp đạm khí trời nhờ vi khuẩn cộng sinh. Lượng canxi cây cần và lấy đi từ đất cũng tương đương lượng kali, do vậy, cần chú ý đặc điểm này. Theo một số tài liệu, lượng magiê cây hút cũng tương đương hoặc cao hơn lượng canxi. Ngoài ra, cây lạc cũng rất cần lưu huỳnh như những cây lấy dầu khác. Sử dụng phân bón cho lạc: Vôi là một yếu tố quan trọng trong phân bón cho cây lạc, nếu pH đất thấp, thì nên bón vôi bằng cách rải trên ruộng và cày bừa để trộn vào đất trước khi trồng ít nhất 10 ngày. Đối với phân đạm, chỉ nên bón lượng cao, khi không hy vọng có đủ số lượng nốt sần cần thiết. Lân và kali luôn luôn là 2 nguyên tố cần thiết cho cây họ đậu, nhưng thường ở đất tốt thì 13 hiệu lực của 2 nguyên tố này không rõ. Ngược lại, ở những đất có độ phì thấp, thì hiệu lực của 2 nguyên tố này rất rõ, nhất là đất có độ cố định lân cao. Ở Việt Nam, cây lạc thường được trồng ở những chân đất rất xấu, phần lớn là đất xám và xám bạc màu do vậy, ngoài các loại phân bón chính, nông dân thường phải bắt buộc bón "Tro dừa" như là phần thay thế cho một số nguyên tố vi lượng quan trọng mà đất thiếu. Lượng phân bón khuyến cáo dùng ở Việt Nam là: - Phân chuồng: 8-12 tấn /ha (ở miền Bắc). - Tro dừa: 1,5-2 tấn /ha (ở miền Đông Nam bộ). - Vôi bột: 300-500 kg/ha. - Phân đạm: 30-40 kg N/ha. - Phân lân: 40-60 kg P2O5/ha. - Phân kali: 40-60 kg K2O/ha. Chú ý, toàn bộ lượng phân đạm cho cây lạc nói trên, nên dùng ở dạng phân SA, vì có như vậy mới cung cấp đồng thời cho cây lượng dinh dưỡng lưu huỳnh cần thiết. Nên dùng toàn bộ lượng phân lân nung chảy. Về phân vi lượng, các cây họ đậu nói chung thường rất cần molypđen, bo và đồng. Các loại phân này thường được dùng dưới dạng vi lượng tổng hợp để phun lên lá hoặc xử lý hạt là kinh tế nhất. Hiện Xí nghiệp Phân bón Chánh Hưng đã sản xuất phân chuyên NPK "Con ó đen” cho cây lạc, có thể kết hợp dùng phân đơn theo liều lượng trên kết hợp với việc bón vôi, tro dừa và các loại phân vi lượng bổ sung nếu cần. (Nguồn:Nông nghiệp Việt Nam, ngày 10/12/2003, Số 246 (1788), tr.11) Phân bón cho Vừng: Theo kết quả nghiên cứu của TS Ngô Thị Lam Giang và ctv, 2006, cho thấy: Phân Đạm làm tăng năng suất vừng 1 cách rõ rệt, bón đến 135 kg N vẫn còn có tác dụng làm tăng năng suất (đạt 1,27 tấn/ha) so với không bón đạm (đạt 0,83 tấn/ha). Lân và kali không có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất, công thức bón phân cho năng suất cao là 135 N- 0 P205 – 30 K20 , 135 N – 30 P205 – 60 K20 và 135 N- 60 P205 – 0 K20/ha đạt năng suất từ 1,28 – 1,39 tấn/ha. Lượng phân khuyến cáo đưa vào quy trình kỹ thuật canh tác vừng là 50 N – 60 P205 – 60 K20/ha. Theo KS Đào Ngọc Hải, 2006, phun phân bón lá 16-16-8 hai lần vào 15 và 30 ngày sau gieo cho vừng đạt năng suất cao hơn đối chứng không phun 0,19 tấn/ha có ý nghĩa so sánh. Hiện nay, theo www.agroviet.com khuyến cáo bón phân cho vừng như sau: Vôi bột: 400kg/ha (bón trước khi cày bừa) + Phân chuồng: 4-5 tấn/ha + Phân NPK 500 kg/ha loại 3:9:6. Tất cả các loại phân này đều bón lót vào lần cày bừa cuối cùng (đối với đất không cày thì bón trước khi bừa). Riêng đất quá xấu bón thúc 2kg urê/sào khi vừng 2-3 lá. Tùy theo đất tốt hay xấu mà ta đầu tư phân bón nhiều hay ít, nhưng phải cân đối theo tỷ lệ 1 đạm 1 lân và 1 kali (1:1:1). Mức bón 45N + 45 P205 + 45 K20/ha. 1.1.7. Thực trạng đất canh tác ở Trảng Bàng: 14 - Đất tại Trung tâm Sản xuất giống Trảng Bàng – Tây Ninh chủ yếu là đất xám bạc màu (Haplic Acrisol), đất xấu (chua, nghèo chất hữu cơ, N, P, K, Ca, Mg…), kết cấu kém, theo số liệu phân tích (04 mẫu đất) của Trường Đại học Nông Lâm TP HCM năm 2002 - 2003 cho thấy pHKCL= 3,94 - 4,01; N tổng số = 0,03 – 0,04%; lân tổng số = 0,021 – 0,023%; lân dễ tiêu = 0,9 – 2,6 mg/100g đất; kaili tổng số = 0,006 – 0,13%; kali dễ tiêu = 0,4 -0,5 mg/100g đất; mùn = 0,4 - 0,6%; Ca = 0,2 - 0,4 meq/100g đất; Mg > 0,1 meq/100g đất,v.v… - Các nghiên cứu về cây có dầu (lạc, đậu tương, vừng, dừa …) trên đất xám tại Trung tâm Sản xuất giống Trảng Bàng – Tây Ninh chưa thấy ghi nhận về đặc điểm dinh dưỡng đất nghiên cứu. - Chưa đánh giá được hàm lượng dinh dưỡng ở các lô đang sản xuất tại Trung tâm. - Chưa có nghiên cứu xây dựng quy trình bón phân thích hợp cho các loại cây có dầu. - Năm 2007 đã được Bộ Công Thương đầu tư xây dựng được 720m kênh tưới cấp 1 có khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho các loại cây có dầu theo hướng thâm canh. - Định hướng nghiên cứu xây dựng các mô hình Nông – Công nghiệp công nghệ cao nhằm gia tăng thu nhập trên/ha hàng năm theo quyết định số 2540/QĐ-TCCB ngày 01/11/2001 về việc thành lập Trung tâm Sản xuất giống Trảng Bàng của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), trong đó có giao cho Trung tâm nhiệm vụ “Liên kết với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận kỹ thuật mới và nguồn vốn đầu tư để xây dựng Trung tâm thành khu nông công nghiệp công nghệ cao”. - Từng bước quy hoạch các khu trồng các loại cây có dầu thích hợp trên cơ sở đặc điểm dinh dưỡng đất các lô. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Đất hiện đang được nhìn nhận là hợp phần mấu chốt của môi trường, nó có thể dễ dàng hủy hoại và mất đi. Đất còn được coi là nguồn tài nguyên có hạn. Các nhà khoa học đất ở thế kỷ XXI đã và đang cùng với các nhà khoa học khác xây dựng các thể chế để chống lại sự hủy hoại đất và nêu cao vai trò của đất trong phạm vi môi trường toàn cầu. Theo Oguike, PC; Chukwu GO và Njoku NC thuộc Đại học Nông nghiệp Umudike và Viện nghiên cứu nông nghiệp Umudike - Nigeria nghiên cứu cho thấy: Nghiên cứu hiệu quả của chất thải xay lúa (rice mill waste - RMW) kết hợp có bón hoặc không bón NPK theo tỷ lệ 15:15:15 đã có ảnh hưởng đến một số tính chất hóa học của đất xám (Haplic Acrisol) vùng Umudike, Đông Nam Nigeria. Các thử nghiệm bao gồm 10 công thức (20, 10, 5 và 2,5 tấn RMW/ha kết hợp với 200 hoặc 400 kg/ha NPK, 30 tấn RMW/ha, 400 kg NPK/ha NPK và đối chứng). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối đầy đủ ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy bón RMW 30 tấn/ha đã có tác dụng làm tăng lân tổng số. Tương tự, công thức bón kết hợp 20 tấn RMW/ha + 15 NPK tại 200-400 kg/ha và bón 30 tấn RMW/ha đã làm tăng đáng kể hàm lượng chất hữu cơ (OM) điều này cho thấy tiềm năng của RMW trong việc cải thiện lý hoá tính của đất nghèo dinh dưỡng như đất xám. Theo SN Sharma; R. Prasad; MK Dwivedi; Sandeep Kumar; MR Davari và Moola Ram thuộc Viện Nghiên cứu Nông nghiệp New Delhi, Ấn Độ đã nghiên cứu trong ba năm (2001 đến 2004) để tìm hiểu tác dụng của hệ thống canh tác và ảnh hưởng của chúng đến tính chất hóa học và đặc tính sinh học của đất. Kết quả cho thấy hệ thống canh tác: Lúa - khoai tây – đậu xanh đã cho năng suất cao hơn so với đối chứng 59-89%, sản lượng tăng 18-38% và hàm lượng lân trong đất tăng 7-16% cao hơn so với hệ thống canh tác lúa - lúa mì. Tương tự hệ thống canh tác lúa - cải dầu – đậu xanh cũng đã cho kết quả năng suất cao hơn 12-15%, sản lượng tăng 1926% và hàm lượng lân trong đất tăng 11-18% cao hơn so với hệ thống canh tác lúa – lúa. Theo Majid Gholamhoseini; Amir Ghalavand ; Aria Dolatabadian ; Ehsan Jamshidi; Aydin Khodaei Joghan thuộc Trường Đại học Tarbiat Modares, Tehran, Cộng hòa Hồi giáo Iran đã nghiên cứu chế độ phân bón hợp lý cho cây hướng dương để đạt được năng suất cao và bền vững theo các chế độ tưới tiêu khác nhau. Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu quản lý phân bón tổng hợp được tiến hành trong thời gian 2005-2006 để đánh giá tác động của phân urê đến một số đặc điểm của cây hướng dương dưới các chế độ tưới tiêu khác nhau. Các kết quả đã chứng minh rằng các chế độ tưới tiêu khác nhau có tác dụng đáng kể làm tăng sản lượng hạt giống, vật chất khô, hàm lượng diệp lục, chỉ số diện tích lá (LAI) và sản lượng dầu. Nhưng các yếu tố về chất lượng hạt giống đã không bị ảnh hưởng bởi các chế độ tưới tiêu. Các tác giả đã đề xuất liều lượng tốt nhất là cung cấp 80 kg N/ha dạng urê và 50 kg N/ha phân kết hợp với 15% khoáng Zeolite. Phân bón đã được xác định là 1 yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Năm 1999 tại Đài Loan, Trung tâm kỹ thuật bón phân cho cây lương thực đã đưa ra các mức khuyến cáo để đánh giá tình trạng dinh dưỡng (đa, trung, vi lượng) ở trong đất, trong cây và ảnh hưởng của chúng tới năng suất cây trồng. Hầu hết các quốc gia Châu Á đã tái khẳng định rằng việc thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng ở trong đất là 1 trong những yếu tố làm giảm năng suất cây trồng khu vực Châu Á. Việc nghiên cứu, nhận dạng tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong mối quan hệ đất – cây trồng là một việc làm rất cần thiết để nâng cao tiềm năng của đất. Trung và vi lượng từ lâu đã được khẳng định là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Ở Fiji, trong cuốn “Hướng dẫn đánh giá các kết quả phân tích các mẫu đất nông nghiệp” đã đưa ra các ngưỡng đánh giá trung, vi lượng trong đất và trong cây cho phần lớn các cây trồng nhiệt đới. Trung tâm kỹ thuật bón phân cho cây lương thực ở Châu Á cũng đã đưa ra các thang khuyến cáo đánh giá tình trạng trung, vi lượng trong đất. Chỉ riêng ở châu Á, năm 1999, tại Đài Loan đã có một cuộc hội thảo quốc tế lớn về vi lượng đối 16 với cây trồng. Tại hội nghị này, các báo cáo của các quốc gia Châu Á đã tái khẳng định rằng thiếu hụt vi lượng là một trong những yếu tố giảm năng suất cây trồng ở vùng châu Á và nghiên cứu , nhận dạng tình trạng thiếu hụt vi lượng trong mối quan hệ đất – cây trồng là một việc làm rất cần thiết để nâng cao tiềm năng của đất. Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây lấy dầu và dùng làm thực phẩm khá phổ biến ở trên thế giới và được trồng ở 115 nước. Trung bình một vụ cây lạc lấy đi của đất 112 kg N + 27 kg P205 + 34 kg K20/ha. Tại bang Andhra Pradesh Ấn Độ đã khuyến cáo bón phân cho lạc trong điều kiện trồng lạc có tưới là : 30 kg N + 60 kg P205 + 45 kg K20/ha và trong điều kiện trồng lạc nhờ nước trời là: 20 kg N + 40 kg P205 + 20 kg K20/ha. Theo nghiên cứu của Ấn Độ, đất trồng lạc có pH > 8 hoặc pH < 6 là không thích hợp cho trồng lạc (theo www. Ikisan.com). Ngoài Đạm, Lân, Kali rất cần thiết cho sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất lạc, các nguyên tố Canxi, Lưu huỳnh, Magiê, Bo, Sắt, Đồng, Mangan, Molipđen… đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc làm tăng năng suất lạc. Tùy thuộc vào điều kiện đất của mỗi nơi, để khắc phục tình trạng thiếu hụt các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, vi lượng, nhiều kết quả nghiên cứu đã khuyến cáo liều lượng bón và phun thích hợp cho cây lạc như sau: - Canxi và Lưu huỳnh: Bón 250 -500 kg CaSO4.2H2O/ha ở độ sâu 0 – 5 cm trong vùng hình thành củ, có tác dụng cung cấp được 24% CaO + 18,6% S/ha cho cây; - Magiê: Phun qua lá 1% MgS04.7H2O; - Sắt: Bón 10 kg FeS04.7H2O/ha hoặc phun qua lá FeS04.7H2O 0,5%; - Kẽm:Bón 15 kg ZnS04.7H2O/ha hoặc phun qua lá 10 kg ZnS04.7H2O /ha; - Bo: Bón 10 kg Borax/ha hoặc phun qua lá 0,1ppm Bo vào giai đoạn nở hoa; - Đồng: Bón 2-6 kg CuS04.5H2O /ha hoặc phun qua lá 0,1% CuS04.5H2O /ha; - Molipđen: Bón 1 kg Molipđat amôn hoặc phun qua lá Molipđat amôn 200 ppm trước khi nở hoa; - Măng gan: Bón 10 kg MnS04.H2O /ha hoặc phun qua lá 0,12 kg Mn/ha Cây lạc ở Mỹ thường được khuyến cáo bón như sau: Bột đá vôi được rải ra và vùi vào đất trước khi gieo hạt nếu pH 5,5 -6,0. Lân và Kali cũng được rải ra và vùi vào đất trước khi gieo hạt với liều 45-90 kg/ha P2O5 và 50-95 kg/ha K2O, tùy thuộc vào số liệu phân tích đất Mg cũng được bón với liều 50 kg /ha MgO, nếu hàm lượng thấp và nếu không được bón vôi. Thạch cao cũng được bón lúc cây có hoa đối với giống có hạt nhỏ với mức 250-315 kg/ha CaO hay mức thấp hơn nếu bón theo hàng hoặc băng. Liều thạch cao gấp đôi như vậy được bón cho các giống hạt lớn bất kể hàm lượng canxi thế nào. Bo ở mức 0,6 kg/ha B (trừ khi mức Bo 0,5 mg B/kg đất) thường bằng con đường phun qua lá và được chia ra giữa 2 lần phun trừ nấm đầu tiên. Đối với đạm, có thể bón thúc với mức 30-40kg N/ha lúc cây con. 17 Cây Vừng (Sesamum indicum L.) là một trong những cây có dầu ngắn ngày dùng để làm nguyên liệu để sản xuất các loại dầu ăn và nhiều loại hàng thực phẩm cao cấp khác. Cây Vừng được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Theo Faostat 2005, trên toàn thế giới có 7,561 triệu ha vừng, năng suất bình quân đạt 8,78 tạ/ha, sản lượng đạt 3,32 triệu tấn và được trồng tập trung ở Ấn Độ với 2.670.000 ha chiếm 30% tổng diện tích của thế giới. Trung Quốc cũng là một trong những nước sản xuất vừng lớn trên thế giới với khoảng 670.000 – 1.000.000 ha/năm và đạt sản lượng 500.000 – 700.000 tấn. Ngoài ra Xu Đăng, Myanma và Uganda cũng có diện tích vừng trên 670.000 ha. Trung Quốc là nước có năng suất vừng cao nhất thế giới, trong đó có 4 tỉnh là Hồ Nam, An Hụy, Hồ Bắc và Giang Tây có diện tích vừng trên 33.340 ha chiếm 78,1% diện tích của cả nước, riêng Hồ Bắc là tỉnh đạt năng suất cao nhất 1.512 kg/ha vượt năng suất bình quân của cả nước Trung Quốc 50,7%. Ở Triều Tiên, những năm gần đây cây vừng cũng được xem là một trong những cây đem lại lợi ích quan trọng nhất và đang được Nhà nước quan tâm nghiên cứu và phát triển. Nghiên cứu phân bón cho vừng ở Ấn Độ cho thấy: Tại Hoshangabad, Madhya Pradesh, India lượng phân bón thích hợp cho vừng là: 60 kg N: 40 kg P2O5: 20 kg K2O/ha (Journal of Oilseeds Research, 2005 (Vol.22) (No.1) 63-65). Ở Thái lan, theo Laksanawadee Panpruik, Sootin Claimon và Pairoj Panpruik (Nhóm nghiên cứu đất và phân bón cho cây trồng cạn hàng năm, Bộ môn Khoa học đất, Bộ Nông nghiệp Thái Lan (Bangkok)) tại Hội thảo về cây vừng ở Ubon Ratchathani (Thailand), ngày 20-22 tháng 8 năm 1996, cho thấy: Phân bón đã có tác dụng làm tăng sinh trưởng và năng suất vừng có ý nghĩa thống kê ở tỷ lệ 4-4-2 kg N-P2O5-K2O/rai và không ghi nhận được sự tương tác giữa phân bón với 4 giống vừng MK.60, Ubonratchathani 1, MKS-I-84001, KU.18 tham gia nghiên cứu. Ở Úc đã nghiên cứu và khuyến cáo kỹ thuật bón phân cho 4 giống vừng: Yori 77, Aussie Gold, Edith và Beach Choice như sau: Bón 60 kg N/ha và nhu cầu phân bón cho vừng phụ thuộc vào độ phì của đất, thường sử dụng phân bón lót và không cần thiết bón thúc vì hầu hết đất thịt pha cát ở Úc đã có khá đầy đủ P, K, S, Cu, Zn và B (dẫn theo Ks. Đào Ngọc Hải). 18 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM NỘI DUNG NGHIÊN CỨU NĂM 2009 2.1. Điều tra xây dựng bản đồ đất 2.1.1. Điều tra, phân tích, đánh giá các tài liệu bản đồ, kết quả nghiên cứu có liên quan. - Thu và nghiên cứu các tài liệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến vùng nghiên cứu như: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực vật, các tài liệu đất trước đây, tình hình sử dụng đất, các loại cây trồng, năng suất, sản lượng... - Thu thập, nghiên cứu bản đồ nền: Bản đồ địa hình và bản đồ giải thửa. - Tổng hợp đánh giá các tài liệu đã thu thập được, phân tích xử lý số liệu làm cơ sở ban đầu so sánh với kết quả hiện trường. 2.1.2. Khảo sát thực địa: - Đào, mô tả phẫu diện đất, lấy tiêu bản và mẫu đất phân tích, quan trắc và xác định ranh giới đất. Theo Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn (10 TCN 68- 84), áp dụng cho Vùng đồi lượn sóng, dốc thoải, độ dốc <10o, không bị cây trồng hoặc rừng cây che phủ (vùng III1), số phẩu diện quan trắc và mô tả 60 phẫu diện, trong đó có 10 phẫu diện chính phân tích, 10 phẫu diện chính không phân tích và 40 phẩu diện thăm dò. Các phẫu diện đất phân tích cần phải đại diện cho tất cả các dạng đất, các dạng địa hình và các loại hình sử dụng đất. - Chụp ảnh cảnh quan và hình thái phẫu diện đất. Tất cả các phẫu diện đất nghiên cứu đều được chụp các loại ảnh: ảnh cảnh quan, ảnh hình thái phẫu diện đất, ảnh các loại hình sử dụng đất đại diện và các đặc trưng khác. 2.1.3. Tập hợp, kiểm tra các tài liệu, biên tập và xây dựng các tài liệu gốc - Tập hợp, kiểm tra các tài liệu, thông tin thu thập được trong quá trình khảo sát thực địa. - Xây dựng bản đồ gốc đất (bản đồ dự thảo) và Xây dựng bản đồ chính thức. - Đo và thống kê diện tích các loại đất và Biên tập ảnh phẫu diện đất và cảnh quan. - Lập hồ sơ bản tả các phẫu diện đất phân tích. 2.1.4. Số hóa bản đồ đất 2.1.5. Phân tích đất Dự kiến sẽ phân tích 6 phẫu diện đất, tương đương 24 mẫu đất. Các chỉ tiêu phân tích: 1 2 3 4 pHH2O pHKCl OM (%) N tổng số 11 12 13 14 19 Mg2+ trao đổi Na+ trao đổi K+ trao đổi CEC
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan