Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng thẻ điểm cân bằng trong đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doan...

Tài liệu Xây dựng thẻ điểm cân bằng trong đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thực phẩm thương mại đại phát

.PDF
134
1
142

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐINH HỒNG SƯƠNG XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THƯƠNG MẠI ĐẠI PHÁT CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2022 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ĐINH HỒNG SƯƠNG XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐO LƯỜNG, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THƯƠNG MẠI ĐẠI PHÁT CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG VĂN CƯỜNG BÌNH DƯƠNG – NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề cương Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Xây dựng thẻ điểm cân bằng trong đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát” làcông trì nh nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Văn Cường, chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin nào. Nội dung vàkết quả nghiên cứu đạt được làthành quả của quátrình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trung thực và khách quan; các tài liệu được sử dụng cótrí ch dẫn nguồn gốc rõràng. ĐINH HỒNG SƯƠNG i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu và tất cả các QuýThầy CôTrường Đại Học Thủ Dầu Một đã truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như các tài liệu cần thiết để tôi có đủ điều kiện hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến TS. Đặng Văn Cường là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi một cách tận tình để hoàn thành công việc này trong thời gian qua. Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân tình đến các bạn học, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi một cách trực tiếp cũng như gián tiếp để tôi cóthể hoàn thành luận văn này đúng thời hạn. Với vốn kiến thức cógiới hạn, luận văn này chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế, do đó tôi rất mong nhận được nhiều những ýkiến đóng góp xây dựng của QuýThầy Côvà các bạn bè. Trân trọng! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ .......................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lýdo chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu vàcâu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 3 3. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 5. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của nghiên cứu.............................................. 5 5.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................... 5 5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn .......................................................................... 5 6. Tổng quan các nghiên cứu trước .................................................................... 6 6.1. Nghiên cứu trong nước ............................................................................. 6 6.2. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................. 9 6.3. Khoảng trống nghiên cứu....................................................................... 12 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG (BALANCE SCORECARD) ................................................................. 15 1.1. Tổng quan về thẻ điểm cân bằng .................................................................. 15 1.1.1. Nguồn gốc vàsự phát triển của thẻ điểm cân bằng ............................... 15 1.1.2. Khái niệm thẻ điểm cân bằng ................................................................ 16 1.1.3. Hạn chế của phương pháp đánh giá thành quả tài chí nh ....................... 17 1.1.4. Việc gia tăng nổi bật của tài sản vôhì nh ............................................... 18 iii 1.2. Các yếu tố đánh giá thẻ điểm cân bằng ......................................................... 19 1.2.1. Tầm nhìn, chiến lược ............................................................................. 19 1.2.2. Phương diện tài chính (Financial) ......................................................... 22 1.2.5. Phương diện đào tạo vàphát triển (Learning and Growth) ................... 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THƯƠNG MẠI ĐẠI PHÁT ................................................................. 28 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát ............... 28 2.1.1. Giới thiệu về công ty ............................................................................. 28 2.1.2. Quátrình hình thành vàphát triển ......................................................... 29 2.2. Tổng quan kinh tế vàthị trường ngành thực phẩm tại Việt Nam ................. 30 2.2.1. Tình hình kinh tế và xu hướng phát triển tại Việt Nam......................... 30 2.2.2. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam ...................................................................................................................... 34 2.3 Thực trạng đo lường hiệu quả hoạt động tại Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát........................................................................................... 36 2.3.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm .................... 36 2.3.2. Lýdo vấn đề chưa được giải quyết tại đơn vị ....................................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 42 3.1. Thiết kế nghiên cứu định tí nh ....................................................................... 42 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 42 3.1.2. Dự đoán nguyên nhân ............................................................................ 47 3.1.3. Tác động của vấn đề đến doanh nghiệp ................................................. 51 3.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng .................................................................... 54 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu về điều kiện áp dụng thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát. .......................................................... 54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 58 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 59 4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu về điều kiện áp dụng thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát. ............................................ 59 iv 4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu về mục tiêu của từng phương diện trên thẻ điểm cân bằng ...................................................................................................... 60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................... 73 CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ....................................................................................................................... 74 5.1. Sự cần thiết của thẻ điểm cân bằng đối với doanh nghiệp ............................ 74 5.2. Khảo sát điều kiện áp dụng thẻ điểm cân bằng tại doanh nghiệp ................. 76 5.3. Xây dựng lộ trình thực hiện .......................................................................... 76 5.6. Xây dựng bản đồ chiến lược cho Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát ................................................................................................................ 78 5.6.1. Tầm nhìn (mục tiêu) .............................................................................. 78 5.6.2. Chiến lược (Định hướng) ....................................................................... 79 5.7. Xác định các thước đo, chỉ tiêu vàkế hoạch hành động của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát ....................................................................... 81 5.7.1. Xác định thước đo của phương diện tài chí nh. ...................................... 81 5.7.2. Xác định thước đo của phương diện khách hàng .................................. 83 5.7.3. Xác định thước đo của phương diện quy trì nh nội bộ ........................... 85 5.7.4. Xác định thước đo của phương diện học hỏi vàphát triển .................... 86 5.8. Xây dựng thẻ điểm cân bằng cho Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát ................................................................................................................ 90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ................................................................................... 96 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 99 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Chữ viết tắt BSC Balanced Scorecard (Thẻ điểm cân bằng) Chemical Abstracts Service (làsự xác định bằng chuỗi số định CAS danh duy nhất cho các nguyên tố hóa học, các hợp chất hóa học, các polyme, các chuỗi sinh học, các hỗn hợp vàcác hợp kim) DN Doanh nghiệp DGCA Tổng cục hàng không dân dụng GMP HACCP Good Manufacturing Practices (Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) Hazard Analysis and Critical Control Point System (hệ thống phân tích mối nguy vàkiểm soát điểm tới hạn) HQKD Hiệu quả kinh doanh HQHĐ Hiệu quả hoạt động KPI Key Performance Indicator (Chỉ số đo lường hiệu quả công việc) TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSVH Tài sản vôhình vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các chiến lược kinh doanh vàchỉ tiêu đo lường .................................. 23 Bảng 2.1 Bảng tổng hợp tình hì nh kinh doanh từ 2016-2021 (tỷ đồng) .............. 37 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động phương diện tài chí nh ......... 43 Bảng 3.2 Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến hệ thống đo lường hiệu quả ........................................................................................................................ 47 Bảng 3.3 Yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hệ thống đo lường hiệu quả. ....................................................................................................................... 49 Bảng 3.4 Yếu tố giai đoạn thực hiện ảnh hưởng đến hệ thống đo lường ............ 50 Bảng 3.5 So sánh đánh giá yếu tố tài chí nh vàphi tài chí nh ............................... 52 Bảng 4.1 Kết quả khảo sát điều kiện cóthể thực hiện thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát ....................................................... 60 Bảng 4.2 Mục tiêu cụ thể của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát dựa trên bốn phương diện thẻ điểm cân bằng ...................................................... 62 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach Alpha các mục tiêu phương diện tài chí nh .............................................................................................................................. 64 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Cronbach Alpha các mục tiêu phương diện khách hàng ...................................................................................................................... 65 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Cronbach Alpha các mục tiêu phương diện quy trì nh nội bộ .................................................................................................................... 66 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Cronbach Alpha các mục tiêu phương diện học hỏi vàphát triển .......................................................................................................... 68 Bảng 4.7 Mục tiêu cụ thể của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát dựa trên bốn phương diện thẻ điểm cân bằng (sau khi kiểm định) ...................... 70 Bảng 4.8 Kết quả phân tích EFA ......................................................................... 72 Bảng 5.1 Thẻ điểm cân bằng của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát....................................................................................................................... 91 vii DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ Hì nh 4.1 1 Môhình nghiên cứu ............................................................................. 5 Sơ đồ 1.2 Môhình chuỗi giátrị kinh doanh nội bộ ............................................. 25 Hì nh 2.1 Biểu đồ doanh thu thuần giai đoạn từ 2016-2021 (tỷ đồng) ................. 37 Hì nh 2.2 Biểu đồ lợi nhuận thuần giai đoạn từ 2016-2021 (tỷ đồng) .................. 38 Hì nh 3.1 Sơ đồ tác động của việc không đánh giá được các chỉ số phi tài chí nh 53 Hì nh 5.1 Bản đồ chiến lược các mục tiêu thẻ điểm cân bằng của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát ....................................................................... 80 viii TÓM TẮT Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát hiện là một trong những công ty dẫn đầu về thị trường bánh trung thu phân khúc trung cao cấp, là lựa chọn hàng đầu mỗi dịp lễ tết để tặng đối tác, người thân. Không dừng lại ở dòng sản phẩm bánh nướng, Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát mở rộng hoạt động kinh doanh sang thực phẩm vị Đài chế biến sẵn, vàdịch vụ cho thuê kho đông lạnh, ...Để duy trìvị thế của mình cũng như tiếp tục mở rộng thị phần quốc tế, Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát phải cóchiến lược kinh doanh và đánh giá hiệu quả hoạt động trên cả phương diện tài chí nh và phi tài chính. Hiện nay, thông tin kế toán quản trị chưa đánh giá được giátrị của tài sản vô hình đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Báo cáo kế toán quản trị mới chỉ dừng lại ở phân tích kết quả tài chính đơn thuần dựa trên báo cáo tài chính định kỳ. Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động chưa kết nối các chỉ số KPI của các bộ phận để cóbức tranh tổng quan chân thực và đầy đủ nhất về hiệu quả hoạt động vàquản lýchiến lược. Bằng phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong kế toán thông qua tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới kết hợp khảo sát và phỏng vấn trực tiếp tại đơn vị, tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát cũng như đưa ra tác động của vấn đề. Từ đó, tác giả đề xuất Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát nên vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) để đánh giá hiệu quả hoạt động tại công ty. Mục tiêu của nghiên cứu làxây dựng kế hoạch thực hiện thẻ điểm cân bằng tại công ty Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát, xây dựng mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và hành động cụ thể trên bốn phương diện của thẻ điểm cân bằng dựa trên chiến lược màCông ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát đã đưa ra. ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới nói chung vàkinh tế Việt Nam nói riêng, với sự gia nhập của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thìviệc làm thế nào để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp càng được các nhàquản trị quan tâm. Nếu như trước đây các chỉ số tài chính được xem như là một thước đo chuẩn mực để đánh giá hiệu quả kinh doanh, lànền tảng để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, hay nói cách khác doanh nghiệp luôn tìm cách vận động để tạo ra giátrị vàgiátrị đó được thể hiện bằng những con số trên báo cáo tài chí nh. Thìhiện nay, ngoài khí a cạnh tài chí nh hiệu quả hoạt động kinh doanh được xem xét đánh giá dựa trên nhiều khia cạnh vô hình khác như: sự hài lòng của khách hàng, mức độ trung thành của nhân viên, chất lượng nhân sự, quy trình hoạt động nội bộ. Tất cả những yếu tố này được kết nối với nhau vàxây dựng nên mục tiêu phát triển lâu dài của một doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác, để đánh giá hiệu quả của một tổ chức (Otley, 1987) cho rằng, các doanh nghiệp cần trả lời được năm câu hỏi: (1) Các mục tiêu chí nh làtrọng tâm của tổ chức quyết định thành công trong tương lai là gì và làm thế nào để đánh giá thành quả của nó đối với từng mục tiêu? (2) Những chiến lược vàkế hoạch nào đã được tổ chức áp dụng vàcác quy trình hoạt động nào để thực hiện thành công những chiến lược này? Làm thế nào để đánh giá và đo lường hiệu quả của các hoạt động này? (3) Mức độ hiệu quả nào màtổ chức cần đạt được trong từng lĩnh vực được xác định trong hai câu hỏi trên vàlàm thế nào để thiết lập các mục tiêu hiệu quả phù hợp? (4) Người quản lý vàcác nhân viên sẽ được khen thưởng như thế nào nếu họ đạt được mục tiêu đề ra hoặc ngược lại, sẽ phải chịu trách nhiệm gì khi không đạt được mục tiêu này. (5) Các luồng thông tin cần thiết cho phép tổ chức điều chỉnh chuỗi hành động thực hiện mục tiêu đề ra. Trên thực tế, để một doanh nghiệp trụ được trên thị trường họ đều đã và đang thực hiện các nội dung của năm câu hỏi trên; hoặc khi phỏng vấn một nhàquản trị, cấp quản lýdoanh nghiệp về năm câu hỏi trên họ đều cóthể đưa ra câu trả lời. Nhưng vấn đề nghiên cứu đặt ra ở đây là doanh nghiệp thực hiện tới đâu, ở mức 1 độ nào, bằng chứng đo lường đánh giá? Hoặc trong câu trả lời của các nhàquản trị, các cấp quản lý có đưa ra được hệ thống đo lường đánh giá hiệu quả của hoạt động, của các mục tiêu không hay chỉ dừng lại ở vế thứ nhất của câu hỏi và đánh giáhiệu quả bằng sự cảm nhận chủ quan. Đây dường như là xu hướng chung của khánhiều doanh nghiệp hiện nay, tức làhọ cóthể làm được thậm chí là đang vận dụng phần nào các phương pháp, các công cụ quản trị nhưng không thể gọi tên các phương pháp, các công cụ đó chính vì vậy màdẫn đến tì nh trạng áp dụng nửa vời, thiếu sự toàn diện không đem lại hiệu quả như mong đợi. Cụ thể ở đây là thiếu sự chuẩn hóa các thước đo cũng như chỉ tiêu đo lường đánh giá. Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát cũng không nằm ngoài xu hướng đó, là doanh nghiệp cóvốn đầu tư 100% Đài Loan sản xuất kinh doanh thực phẩm đông lạnh, bánh ngọt, bánh trung thu các loại, hệ thống ăn sáng “1 phút 30 giây”. Thành lập từ năm 2000 để tồn tại vàphát triển cho đến nay Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát đã kế thừa và phát triển khá tốt đường lối kinh doanh vàmô hì nh quản trị lúc bấy giờ; tuy nhiên trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, việc tìm kiếm một công cụ đo lường phùhợp để đánh giáhoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó thiết lập những mục tiêu vàchiến lược phát triển cụ thể dài hạn trong tương lại là điều vô cùng cần thiết. Với lập luận “không thể quản lý cái mà bạn không đo lường được”, (Robert S. Kaplan và David P. Norton, 1992) đã giới thiệu Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) như một hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động, thẻ điểm sẽ giúp công ty lượng hóa các tài sản vôhình chủ yếu như con người, thông tin và văn hóa. Từ những lập luận trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng thẻ điểm cân bằng trong đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Luận văn nhằm phân tích thực trạng trong đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại 2 Phát trong giai đoạn qua, từ đó xây dựng và đánh giá khả năng áp dụng mô hình thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng kế hoạch thực hiện Thẻ điểm cân bằng tại công ty từ năm 2023. - Xây dựng mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu và hành động cụ thể của Thẻ điểm cân bằng cấp công ty dựa trên chiến lược đã đưa ra. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát đã và đang thực hiện đánh giá, đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng phương pháp nào? Nguồn lực doanh nghiệp vàýchínhàquản trị cũng như toàn bộ nhận viên cóủng hộ thực hiện thẻ điểm cân bằng không? Mục tiêu cụ thể trên 04 phương diện thẻ điểm cân bằng của doanh nghiệp là gì? Độ tin cậy vàmức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp? Môhình thẻ điểm cân bằng với thước đo, chỉ tiêu, hành động như thế nào làphùhợp với quy mô, chiến lược vànguồn lực hiện cócủa công ty? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài làxây dựng thẻ điểm cân bằng trong đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian, nghiên cứu này giới hạn ở việc xây dựng môhình thẻ điểm cân bằng ở cấp công ty, nghiên cứu chưa đi sâu vào cấp phòng ban, chi nhánh vàcửa hàng. Về mặt thời gian, nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập tại Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021. 4. Phương pháp nghiên cứu 3 Để thực hiện nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: Đầu tiên, tác giả tiến hành phân tí ch lý thuyết về các nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến thẻ điểm cân bằng vàcác vấn đề doanh nghiệp tồn tại. Tác giả phân tí ch các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua báo cáo tài chính qua các năm và phỏng vấn cấp quản lý tại Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát. Qui trì nh thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Thu thập dữ liệu dựa trên dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để nhận ra vấn đề trung tâm từ các triệu chứng cóthể quan sát được cũng như kết hợp phỏng vấn sâu. Từ những dữ liệu đã có kết hợp khảo sát lý thuyết, chứng minh vấn đề của công ty thực sự tồn tại. Bước 2: Dự đoán nguyên nhân và tác động của vấn đề nếu không được giải quyết. Bước 3: Khảo sát lýthuyết để liệt kêcác nguyên nhân cóthể dẫn đến vấn đề trọng tâm của doanh nghiệp. Bước 4: Kiểm định nguyên nhân thực sự của vấn đề dựa vào kết quả nghiên cứu khảo sát và phỏng vấn tại công ty cũng như phân tích dữ liệu của doanh nghiệp. Bước 5: Đề xuất xây dựng thiết kế giải pháp cho công ty dựa trên điều kiện thực tế có thể áp dụng được, thông qua việc xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/ thang đo và các biến quan sát vàhiệu chỉnh biến quan sát phùhợp với thực tế. Giải pháp được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu từ lý thuyết kết hợp phỏng vấn vàkhảo sát điều kiện thực tế cóthể áp dụng tại đơn vị. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ màcác mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng vànhận diện các yếu tố được cho làphù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến xác định các nhân tố vàmức độ tác 4 động của từng nhân tố đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát. Thông qua các bước nghiên cứu vàkế thừa khái niệm vàlý luận về Thẻ điểm cân bằng của Robert S.Kaplan vàAnthony A.Atkinson (1999), nghiên cứu xác định được 4 nhân tố với 19 biến quan sát tác động đến hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát, do vậy mô hì nh nghiên cứu được đề xuất tại hình 4.1. Khía cạnh tài chính (F) Hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát Khía cạnh khách hàng (C) Khía cạnh quy trình nội bộ (T) Khí a cạnh học hỏi vàphát triển (L) (Nguồn: Tác giả đề xuất) Hình 4.1 Môhình nghiên cứu 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu khoa học cho các vấn đề lýluận về xây dựng thẻ điểm cân bằng trong việc đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh từ đó xây dựng mô hình thẻ điểm cân bằng phù hợp áp dụng tại Công ty TNHH Thực Phẩm Thương Mại Đại Phát. Làtiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp vàcác tổ chức khác trong tương lai. 5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Xây dựng bản đồ chiến lược cho công ty. Xây dựng được các mục tiêu, thang đo, chỉ tiêu vàkế hoạch hành động của bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trì nh nội bộ, học hỏi vàphát triển trong thẻ điểm cân bằng ở cấp công ty. 5 Công ty có thể áp dụng mô hì nh thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh từ năm 2023. 6. Tổng quan các nghiên cứu trước 6.1. Nghiên cứu trong nước [1] Nghiên cứu của Ngô Quý Nhâm (2011) “Thẻ điểm cân bằng và kinh nghiệm triển khai thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam”. Nghiên cứu cho rằng thẻ điểm cân bằng cóthể giúp doanh nghiệp liên kết chặt chẽ hơn mục tiêu của các phòng ban, tổ đội vàcánhân với chiến lược kinh doanh. Nhân viên cóthể thấy được sự đóng góp vào thành công của việc thực thi chiến lược nếu mục tiêu của công ty được kết nối chặt chẽ với mục tiêu của cá nhân. Nếu không cósự liên kết này, các cánhân vàbộ phận cóthể tối ưu hóa kết quả/ thành tích của họ nhưng không đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược. Nếu các mục tiêu được xác định đúng, các nỗ lực của các cánhân và bộ phận sẽ có sự tập trung và khi đó sự thành công trong triển khai đến. Nếu không, các chương trình đầu tư, kế hoạch (thực hiện mục tiêu) sẽ bị lãng phí . Đồng thời tác giả cũng đề cập đến những kinh nghiệm triển khai thẻ điểm cân bằng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, đó là: - Các cấp lãnh đạo cam kết thực hiện thẻ điểm cân bằng - Công ty cóchiến lược kinh doanh rõràng - Phát triển kế hoạch/biện pháp, ngân sách thực hiện các mục tiêu - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể, bám sát với thực tế - Xây dựng hệ thống vàcập nhật các KPI - Có chính sách lương thưởng hợp lý [2] Nguyễn Thị Thanh Hải (2013) với đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trì nh giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải”. Nghiên cứu đã nói lên tính cấp thiết của việc hoàn thiện đánh giá hiệu quả kinh doanh của DN. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững và thắng thế trước các đối thủ cạnh tranh, các DN cần phải có chiến lược và mọi hoạt động của DN cần phải tập trung vào thực hiện chiến lược. Để thực hiện 6 thành công chiến lược, các DN cần phải có hệ thống đánh giá HQKD phù hợp với chiến lược. Hệ thống đánh giá này không chỉ giúp cho các nhàquản trị đánh giá được liệu DN có thực hiện thành công chiến lược hay không mà còn phải giúp cho DN huy động được mọi nguồn lực tập trung vào thực hiện chiến lược, tránh tập trung quá mức vào các mục tiêu ngắn hạn. Để đánh giá đúng đắn HQKD, các DN cần phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD tin cậy vàphù hợp để đo lường HQKD. Kế toán, đặc biệt làkế toán quản trị cóvai tròthiết lập vàcung cấp thông tin phục vụ cho quản trị DN. Thiết kế hệ thống chỉ tiêu đánh giáphù hợp để giúp các nhàquản trị có thể đánh giá đúng đắn HQKD của DN, đồng thời huy động mọi nguồn lực vào thực hiện thành công chiến lược của DN làmột trong những nhiệm vụ của kế toán. [3] Bạch Thị Hồng (2012) “Xây dựng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động công ty cổ phần phần mềm quản lýdoanh nghiệp FAST” Nghiên cứu đã chỉ được việc vận dụng thẻ điểm cân bằng vào quản trị doanh nghiệp từ năm 2008 nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được thành công như mong muốn vìcác lýdo sau: - Vìquy mô nhỏ nên các quy trì nh quản lý lẫn lộn, nhàquản lý thường bị phân tâm bởi những công việc khác. - Việc ứng dụng thẻ điểm cân bằng vào thực tế rất khóthành công vìnógắn liền với hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp, cần phải có thời gian dài, vừa theo dõi, vừa đúc rút kinh nghiệm vàxây dựng hệ thống đo lường hoàn chỉnh. Kinh nghiệm áp dụng thẻ điểm cân bằng phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp Việt nam chưa được nhiều, chưa được phổ biến rộng rãi. - Những hiểu biết, kinh nghiệm vàcả mức độ quyết tâm thực hiện của nhà quản lý về thẻ điểm cân bằng chưa cao. Việc chưa truyền đạt các thước đo KPI đến nhân viên khiến nhân viên chưa hiểu hết về thẻ điểm cân bằng để nỗ lực cùng công ty thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Việc diễn giải chiến lược thành các thước đo cụ thể; việc xây dựng vàtổ chức đo lường các thước đo trong thực tế khá khó khăn. Theo dõi các chỉ tiêu KPI cũng là một thách thức, bởi các trưởng bộ phận ngoài quản lýchung nhân viên trong bộ phận mì nh còn phụ trách 7 về chuyên môn. Các vấn đề chuyên môn chiếm hầu hết thời gian của họ nếu các thước đo quá phức tạp, họ cũng sẽ không cóthời gian để theo dõi, tổng hợp, đánh giá. Bài nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp như sau: - Truyền đạt thông tin thẻ điểm cân bằng đến từng nhân viên thông suốt từ trên xuống dưới, về sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược của công ty, về mục tiêu và thước đo của thẻ điểm cân bằng vàcả kết quả đo lường được. - Thành lập nhóm thực thi thẻ điểm cân bằng nên cósự bảo trợ của lãnh đạo cao nhất vànên thuêmột chuyên gia tư vấn. - Công ty nên thiết kế một phần mềm thẻ điểm cân bằng thống nhất [4] Vũ Thùy Dương (2018) “Xây dựng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp May Việt Nam”. Từ kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đã đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp May Việt Nam. Luận án đề xuất giải pháp đối với các doanh nghiệp May Việt Nam để có thể xây dựng thẻ điểm cân bằng đánh giá hiệu quả hoạt động: (1) Các DN May cần xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với chiến lược phát triển chung của ngành vàsứ mệnh của doanh nghiệp; (2) Cần xây dựng vàhoàn thiện tổ chức DN; (3) Nâng cao khả năng ứng phócủa DN trước sự thay đổi của thị trường; (4) Tập trung cải thiện các yếu tố tác động đến quátrì nh ứng dụng thành công thẻ điểm cân bằng; (5) Cần phổ biến rộng rãi kiến thức về thẻ điểm cân bằng trong DN; (6) Theo dõi, đánh giá việc vận dụng thẻ điểm cân bằng trong việc đánh giá HQHĐ; (7) Cần chú trọng đến vấn đề duy trìthẻ điểm cân bằng trong DN [5] “Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC)”, Nhà xuất bản Hồng Đức (2018) là sản phẩm của Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Cuốn sách này đem tới cho độc giả nhận thức về thẻ điểm cân bằng như một công cụ quản lýchiến lược nhằm định hướng tổ chức tới kỳ vọng tương lai. Cuốn sách hướng dẫn cách thức thiết lập thẻ điểm cân bằng tại tổ chức vàmột số 8 kết quả áp dụng điển hình trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia về nâng cao năng suất vàchất lượng. Đây là cuốn sách tham khảo hữu í ch về thẻ điểm cân bằng, về phương thức quản lý về cải tiến năng suất chất lượng, góp phần hỗ trợ trong công cuộc cải tiến năng suất vàchất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam. 6.2. Nghiên cứu ngoài nước [1] Nghiên cứu của Kaplan, R. S. và D. P. Norton (2004). (Kaplan and Norton, 2004a): “Đo lường mức độ ảnh hưởng đến chiến lược của tài sản vô hình”. (Tên tiếng Anh: “Measuring the strategic readiness of intangible assets”) Kaplan vàNorton cho rằng công ty sở hữu tài sản vôhình phùhợp cólợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Việc cóthể ước tí nh giátrị vàhiệu quả của các tài sản vô hình cho phép ban lãnh đạo duy trìvị thế cạnh tranh của công ty tốt hơn. Để ước tính chính xác hơn, các nhà quản lý phải nhận ra rằng một số tài sản vô hình thông thường được kết hợp nhiều với các tài sản vôhì nh khác. Vídụ, một hệ thống thông tin tự nókhông cónhiều giátrị như khi một hệ thống thông tin kết hợp với các chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Một khía cạnh quan trọng khác của việc ước tính giátrị của các tài sản vô hì nh làchúng phải được liên kết với các chiến lược của công ty. Một khi đã được liên kết, công ty cóthể nhận ra tiềm năng đầy đủ của tài sản vô hì nh. Một lý do quan trọng cho sự kết hợp của các tài sản vôhình làchúng không bao giờ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính. Chúng chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chí nh thông qua các chuỗi nhân quả phức tạp của tập đoàn. Theo Kaplan vàNorton, có ba loại tài sản vô hì nh cần thiết để thực hiện bất kỳ chiến lược nào được xác định trong quan điểm học tập vàphát triển của Thẻ điểm cân bằng, đó là: Nguồn nhân lực, hệ thống thông tin vàtổ chức. Nguồn nhân lực được định nghĩa là các kỹ năng, tài năng và kiến thức màmột nhân viên của công ty có được. Hệ thống thông tin làmạng, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng của tổ chức. Tổ chức liên quan đến văn hóa của tập đoàn, phương thức lãnh đạo, cách các nhân viên hành động phùhợp với chiến lược của tổ chức vàkhả năng chia sẻ kiến thức của nhân viên. Bản đồ chiến lược làmột 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng