Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu...

Tài liệu Luận văn pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra ở việt nam hiện nay [tt]

.PDF
27
714
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI ĐẶNG THANH HÀ PH¸P LUËT VÒ KH¾C PHôC HËU QU¶ THIÖT H¹I ¤ NHIÔM M¤I TR¦êNG BIÓN DO DÇU Tõ TµU G¢Y RA ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 62 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thu Hạnh 2. PGS.TS. Bùi Thị Đào Phản biện 1:……………………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi…..giờ……ngày…..tháng…năm…. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành hàng hải Việt Nam hiện đang là một trong những ngành mũi nhọn được Nhà nước chú trọng mở rộng và phát triển. Đội tàu biển Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về chất và lượng, tổng trọng tải đội tàu tăng nhanh hàng năm, trẻ hóa và chuyên dụng hóa từng bước với tầm hoạt động toàn cầu hơn. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với sự phát triển này khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển cũng sẽ tăng lên, mật độ tàu bè hoạt động trên biển sẽ dày hơn và rủi ro tai nạn trên biển cũng sẽ ngày càng tăng gây hại tới sinh mạng con người, thiệt hại tài sản quốc gia, đặc biệt là tới môi trường sinh thái biển và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân sống dựa vào biển. Nguy cơ ô nhiễm dầu ngày càng tăng do hoạt động thăm dò và khai thác dầu thô gia tăng. Lượng dầu sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cũng tăng lên do nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển (ÔNMT biển) do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam từ trước đến nay còn thiếu hiệu quả và còn nhiều bất cập. Nguyên nhân của những hạn chế đó là do những bất cập về thể chế, thiếu chính sách mang tính phối hợp liên hoàn về phòng ngừa, ứng phó và bồi thường thiệt hại ÔNMT biển của tất cả các bộ ngành liên quan; sự hạn chế về năng lực của các cán bộ làm công tác ứng phó và giải quyết bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. Việc phác họa bức tranh tổng thể về việc khắc phục thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời hệ thống hóa, phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra, kết hợp đề xuất tham gia các công ước quốc tế về môi trường phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung theo thông lệ quốc tế có tính đến hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam và đề xuất các giải pháp khác nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra tại Việt Nam là cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là nghiên cứu tổng quát các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh vấn đề ô nhiễm dầu và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra; qua đó, định hình các vấn đề lý luận cơ bản, xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung làm sáng tỏ các nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất, phân tích và làm rõ lý luận cơ bản về pháp luật khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam. - Thứ hai, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. - Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay. 3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống pháp luật thực định và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT trong vùng nước cảng biển và trên các vùng biển Việt Nam do dầu thải ra hay thoát ra từ hoạt động của tàu (từ năm 1990 đến nay), đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, luận án “Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam hiện nay” được thực hiện theo hướng tiếp cận đa ngành, trong đó đặt luật Hành chính trong mối quan hệ giao thoa với các ngành luật khác. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống văn bản pháp luật thực định về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra, các quan điểm mang tính lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các quan điểm của Đảng về chiến lược biển, về phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và về xây dựng nhà nước pháp quyền cũng là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của luận án. 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp luật học so sánh và phương pháp chuyên gia. 5. Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận án Điểm mới chủ yếu của luận án là xây dựng được hệ thống lý luận khoa học pháp lý về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam; mô tả đầy đủ và toàn diện hệ thống pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra; hạn chế, bất cập và nguyên nhân; từ đó đưa ra sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra dựa trên luận cứ khoa học về mặt lý luận và thực tiễn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ở Việt Nam. Luận án sẽ là công trình khoa học có giá trị tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, là tài liệu giúp cho các cơ quan trong việc hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành bốn chương với tên gọi cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về pháp luật khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra Chương 4: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra hiện nay 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Về khái niệm môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển do dầu, ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Khái niệm môi trường biển, ÔNMT biển, ÔNMT biển do dầu, ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra đã được phân tích, nghiên cứu trong một số tài liệu và công trình nghiên cứu [20], [24], [27], [65], [67] dưới góc độ khoa học và pháp lý; tuy nhiên, dưới các góc độ và lăng kính tiếp cận khác nhau, một số khái niệm vẫn còn nhiều tranh cãi, đây chính là cơ sở để luận án tiếp tục tìm hiểu và phân tích chặt chẽ hơn các khái niệm, từ đó phát triển và bổ sung thêm theo hướng nghiên cứu và hoàn thiện dưới góc độ luật học. 1.1.2. Về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu là các hoạt động nhằm làm sạch đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu; đồng thời bao gồm cả việc đánh giá thiệt hại, giải quyết hậu quả, bồi thường thiệt hại đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với sự cố tràn dầu. Đây được coi là công việc phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể, nhiều quốc gia khác nhau. Trong quá trình kinh doanh khai thác tàu, chủ tàu hoặc người quản lý tàu, người thuê tàu phải chịu trách nhiệm về những rủi ro, tổn thất gây ra cho người khác. Đồng thời, chủ tàu hoặc người quản lý, người thuê tàu phải có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại phát sinh do tàu của mình gây ra. Đây là các vấn đề đã được các tác giả phân tích tại các tài liệu [8], [9], [21], [27], [31]. 1.1.3. Về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Pháp luật về phòng ngừa và khắc phục sự cố ÔNMT biển do dầu vẫn là những quy định pháp luật đơn lẻ, rời rạc, không mang tính hệ thống, không thống nhất và khó áp dụng; trách nhiệm hành chính áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính vẫn còn nhiều hạn chế do những bất cập liên quan đến thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp xử lý vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; thiếu các quy định về tính toán thiệt hại, lượng giá tổn thất, cơ chế giám sát; chưa có hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp bảo đảm; lực lượng cán bộ khoa học công nghệ và môi 5 trường của địa phương còn mỏng, thiếu kinh nghiệm và trình độ do đó gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán, đòi bồi thường thiệt hại môi trường biển do ô nhiễm dầu là những nội dung được các tác giả đề cập trong các tài liệu [10], [20], [21], [65], [91]. 1.1.4. Về giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra - Các giải pháp về hoàn thiện khung pháp luật về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra: Các giải pháp có thể kể đến như: (1) bổ sung và hoàn thiện các quy định về việc lượng giá các thiệt hại kinh tế do ô nhiễm dầu trong văn bản pháp luật trong nước; (2) hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu; (3) tăng cường tham gia, ký kết và nội luật hóa các điều ước quốc tế về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải là các giải pháp mà các tác giả đã đề cập trong các công trình nghiên cứu: [9], [10], [20], [21], [31], [65], [67] . - Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra: Các giải pháp có thể kể đến như: (1) nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra (mô hình tổ chức, cơ chế phối hợp, chức năng nhiệm vụ…); (2) nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong công tác phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu; (3) tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và các chủ thể liên quan đến phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu… là những vấn đề được các tác giả đề cập đến trong công trình nghiên cứu [9], [10], [20], [21], [31], [65], [67] . 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu 1.2.1. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được Qua nghiên cứu các công trình, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến ÔNMT biển do dầu, phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu như đã đề cập ở trên, có thể đưa ra một số nhận xét đánh giá về các kết quả nghiên cứu trước đây đã đạt được như sau: a) Về lý luận: - Các nhà nghiên cứu đã phân tích các khái niệm cơ bản về môi trường biển, ÔNMT biển, ÔNMT biển do dầu, trách nhiệm bồi thường và chi phí phát sinh do thiệt hại về ÔNMT biển do dầu... 6 - Việc tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra để từ đó nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước cũng là một trong các vấn đề được các tác giả đề cập đến. - Để có được nhận thức sâu và cái nhìn tổng quát về bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu, một số tác giả tiếp cận dưới các góc độ như yếu tố lỗi, cơ chế bảo đảm bồi thường (bảo hiểm bắt buộc, quyền truy đòi trực tiếp đối với người bảo hiểm, ký quỹ, xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết vấn đề trách nhiệm và thủ tục bồi thường). b) Về thực trạng: - Các nghiên cứu được thực hiện đã đánh giá tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng ngừa và khắc phục thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. Trên cơ sở đó, các tác giả đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật cũng như những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. - Nghiên cứu quá trình hình thành và nội dung từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu nói chung và ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra nói riêng trong mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với các đòi hỏi về phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng các yêu cầu về an ninh chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng…Kết quả nghiên cứu đó bước đầu cho thấy sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu qua các giai đoạn khác nhau và xem xét yếu tố kế thừa cũng như tiếp thu những cái mới phù hợp yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển. c) Về giải pháp: Kết quả các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra một số nhóm giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. 1.2.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu Mỗi một công trình nghiên cứu đều có những hạn chế nhất định do bị giới hạn về thời gian hoặc do giới hạn phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu khác nhau. Từ những kết quả nghiên cứu đó đạt được nói trên đặt ra cho nghiên cứu sinh những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, đó là: a) Về lý luận - Khái niệm môi trường biển, ÔNMT biển, ÔNMT biển do dầu: với việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó, luận án cần kế thừa và làm rõ hơn các khái niệm trên. Luận án cũng đặt ra vấn đề làm rõ và đi sâu phân tích, nêu bật các 7 khái niệm về ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. - Khi sự cố tràn dầu xảy ra, việc tổ chức ứng phó sự cố và xử lý ở giai đoạn ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Việc nghiên cứu các khái niệm và các bước tiến hành trong quy trình ứng phó sự cố tràn dầu là một trong các vấn đề mà luận án cần nghiên cứu. - Việc xác định rõ các chi phí được chi trả trong việc đòi bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu, bên cạnh phân tích nguyên tắc xác định mức độ thiệt hại, căn cứ xác định mức độ thiệt hại, căn cứ tính toán mức độ thiệt hại cũng được luận án tập trung nghiên cứu. Tại Việt Nam, từ phương diện lý luận đến thực tiễn đều cho thấy sự mờ nhạt về mảng kiến thức này. Việc xác định thiệt hại đối với môi trường tự nhiên trong một số lần sự cố tràn dầu vẫn phải nhờ đến tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế. - Luận án cần đi sâu và làm rõ khái niệm, nguyên tắc, nội dung, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra, để từ đó có cái nhìn tổng thể, khách quan về hệ thống pháp luật này. b) Về thực trạng - Các nghiên cứu trước đó được thực hiện chủ yếu tập trung vào việc phân tích, làm rõ các vấn đề thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ đất liền, từ rò rỉ tự nhiên, từ hoạt động khai thác dầu. Nội dung về xử lý và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ít được đề cập hoặc đề cập sơ lược. Việc đi sâu phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra là vấn đề mà luận án cần tiếp tục giải quyết. - Quan điểm và cách tiếp cận các công trình nghiên cứu trước đây được thực hiện dưới góc nhìn Luật Kinh tế và Luật Quốc tế. Việc phân tích các vấn đề thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra với cách tiếp cận đa ngành, liên ngành, lấy khía cạnh luật Hành chính làm trung tâm đặt trong mối quan hệ nghiên cứu với các ngành luật khác cũng là một trong các nhiệm vụ đặt ra trong Luận án. c) Về giải pháp Trên cơ sở nhận thức lý luận cũng như đánh giá thực trạng pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu, luận án có nhiệm vụ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại 8 ÔNMT biển do dầu từ tàu. Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện pháp luật, việc kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cũng rất cần thiết, đó chính là những bảo đảm pháp lý cho việc áp dụng các quy định pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. 1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, trên cơ sở tình hình nghiên cứu đề tài, luận án đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu trọng tâm sau: Thứ nhất, ở nước ta hiện nay, khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra được pháp luật quy định đã đầy đủ chưa? Mức độ như thế nào? Thứ hai, thực tiễn thi hành và những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra? Thứ ba, những giải pháp nào để đảm bảo việc khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra được thực thi có hiệu quả trong điều kiện nước ta hiện nay? 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở nền tảng các nghiên cứu về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra, NCS bước đầu xác định các giả thuyết nghiên cứu cho luận án như sau: Thứ nhất, pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm biển do dầu từ tàu gây ra mới chỉ dừng lại ở một số văn bản mang tính đơn lẻ, không thống nhất và tính pháp quy chưa cao; Các hành vi vi phạm đã được cố gắng chi tiết hóa trong các nghị định của Chính phủ nhưng chưa đầy đủ, nhiều hành vi vi phạm còn chưa được đề cập đến; Các quy định xử phạt của Việt Nam không có sự thống nhất; Chế tài xử phạt mặc dù có nhưng còn thấp; Việt Nam chưa tham gia nhiều công ước quốc tế liên quan đến khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra…. Thứ hai, việc thực thi pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: đường lối, chính sách của Đảng, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội qua từng thời kỳ, ý thức pháp luật…; Thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra còn nhiều hạn chế, bất cập. Thứ ba, để đảm bảo cho việc khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra được thực thi có hiệu quả trong điều kiện hiện nay ở nước ta hiện nay cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế pháp lý; nâng cao nhận thức, ý 9 thức pháp luật của các chủ thể thi hành và tăng cường các giải pháp khoa học kỹ thuật và các giải pháp hỗ trợ khác có liên quan... KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Có thể nói, các công trình nghiên cứu trước đây đã có những đóng góp quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn đồng thời tạo ra những tiền đề để tác giả tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung phân tích, làm rõ nội dung xử lý, khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ đất liền, từ rò rỉ tự nhiên, từ hoạt động khai thác dầu, nội dung xử lý và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra ít được đề cập hoặc đề cập sơ lược. Việc nghiên cứu, đánh giá các tài liệu trong nước và ngoài nước theo các nhóm vấn đề nghiên cứu của luận án giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan, từ đó, đặt ra các vấn đề tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đề xuất và luận giải những vấn đề mới cần làm sáng tỏ, đảm bảo được giá trị khoa học và thực tiễn của luận án. CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIỆT HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN DO DẦU TỪ TÀU GÂY RA 2.1. Lý luận về ô nhiễm môi trƣờng biển và khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trƣờng biển do dầu từ tàu gây ra 2.1.1. Khái niệm và biểu hiện của ô nhiễm môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra 2.1.1.1. Khái niệm môi trường biển Môi trường biển đã được định nghĩa tại Chương 17 của Agenda 21. Giá trị của định nghĩa trên ở chỗ nó đã chỉ ra được các yếu tố cấu thành và giá trị cơ bản của môi trường biển; đồng thời, nó cũng được nêu ra tại các văn kiện có tầm ảnh hưởng lớn và phù hợp với quan điểm bảo vệ môi trường toàn cầu hiện đại. Tuy nhiên, định nghĩa trên vẫn chưa mô tả hết được những yếu tố cấu thành của môi trường biển. 2.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường biển 10 Từ góc độ khoa học, vào năm 1981, Nhóm chuyên gia về các khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển (Joint Group of Experts on the Scientific Aspects of Marine Pollution - GESAMP) đưa ra định nghĩa về ÔNMT biển. Từ góc độ pháp luật quốc tế, thuật ngữ ÔNMT biển được đề cập chính thức tại Công ước Luật Biển 1982 (Điều 1, Khoản 4). Tiếp theo hai định nghĩa nêu trên, thuật ngữ ÔNMT biển còn được định nghĩa trong Tuyên bố Putrajaya về hợp tác khu vực cho sự phát triển bền vững các biển Đông Á. Mặc dù được cho là có bước phát triển lớn về mặt học thuật, song các định nghĩa về ÔNMT biển trong cả ba (03) tài liệu nêu trên hiện vẫn đang nhận được nhiều tranh luận. 2.1.1.3. Ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Theo số liệu thống kê của Chương trình môi trường thế giới của Liên hợp quốc năm 1999, 50% ô nhiễm là từ đất liền; 6% từ tai nạn tàu thuyền và 18% là do hoạt động của bản thân con tàu gây ra. Như vậy, tỷ lệ ô nhiễm biển từ tàu là 24%. Xét riêng nguồn ô nhiễm do tàu thuyền gây ra có thể từ dầu, các chất thải độc hại, rác và các chất thải khác. Trong số đó, thì ô nhiễm do dầu từ tàu vẫn là nguồn ô nhiễm chính. Vì thế, khi nói đến ô nhiễm biển từ tàu, người ta thường hiểu là ô nhiễm biển do dầu từ tàu gây ra. 2.1.2. Thiệt hại và khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra 2.1.2.1. Thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Nói đến thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra nói riêng và thiệt hại môi trường nói chung là nói đến hai loại thiệt hại: loại thứ nhất là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường; loại thiệt hại thứ hai là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố chung, thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra còn bao gồm yếu tố riêng do tính đặc thù của loại thiệt hại này. Xác định thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra là một vấn đề phức tạp. Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về căn cứ, nguyên tắc xác định thiệt hại có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn áp dụng và tính toán thiệt hại làm cơ sở đòi bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. 2.1.2.2. Khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra là các hoạt động cần được tiến hành sau khi có ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường xảy ra. Khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra được đặt ra với các nội dung sau: (1) Tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu: là hoạt động thuộc về 11 trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, từ các cơ quan có thẩm quyền, các chủ thể gây sự cố cho đến các chủ thể bị thiệt hại hay tổ chức, nhân dân địa phương. Có thể thấy được vai trò và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan ở những khâu cơ bản trong tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu như sau: cung cấp thông tin, tiếp nhận, xử lý thông tin, tổ chức các hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu; (2) Bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra là một dạng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là loại trách nhiệm phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật mà không cần có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu có thể được hiểu là việc một hay nhiều chủ thể (người có nghĩa vụ) phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại phát sinh do hành vi gây ô nhiễm dầu của mình gây ra đối với tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm dầu gây ra (người có có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan); (3) Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm: bên cạnh trách nhiệm khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra (xử lý, ứng phó, bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra), các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật còn phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự; (4) Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra: trong hoạt động hàng hải, khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra do nhiều chủ thể thực hiện, gồm: Nhà nước; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng hải và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác; các tổ chức đoàn thể quần chúng, cộng đồng dân cư. Với góc độ tiếp cận của luận án, tác giả tập trung phân tích chủ thể là hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra. 2.2. Lý luận về pháp luật khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trƣờng biển do dầu từ tàu gây ra 2.2.1. Khái niệm pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra:“Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức xử lý ứng phó và trách nhiệm bồi thường cũng như các trách nhiệm pháp lý khác áp dụng với chủ thể có hành vi vi phạm nhằm bảo vệ môi trường biển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm dầu đó”. 2.2.2. Nguyên tắc của pháp luật về khắc phục thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra 12 Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra bao gồm các nguyên tắc: nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành; nguyên tắc tôn trọng các yêu cầu về phát triển bền vững; nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với Hiến pháp và thống nhất với các luật chuyên ngành; nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu; nguyên tắc xây dựng và thực hiện đồng bộ với các biện pháp về kinh tế, khoa học công nghệ, về tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức của người dân; nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp, liên kết giữa các chủ thể tham gia thực hiện; nguyên tắc đảm bảo nhanh chóng và kịp thời; nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. 2.2.3. Nội dung, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra 2.2.3.1. Nội dung cơ bản của pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra: Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra phải trả lời các câu hỏi: một là, những hoạt động nào chịu sự điều chỉnh của pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra?; hai là: những loại trách nhiệm pháp lý nào được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra?; ba là, những cơ quan quản lý nhà nước nào được giao thẩm quyền quản lý về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra? Để trả lời câu hỏi đó, trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, những câu hỏi trên được xác định cụ thể như sau: một là, hoạt động tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu và bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra chịu điều chỉnh của pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra; hai là, các loại trách nhiệm pháp lý thường được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra là trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự; ba là: hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra gồm hệ thống các cơ quan có thẩm quyền chung và hệ thống các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn. 2.2.3.2. Vai trò của pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra: Thứ nhất, pháp luật về khắc phục hậu quả 13 thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra góp phần thực thi nguyên tắc của pháp luật môi trường, pháp luật dân sự và pháp luật hàng hải; Thứ hai, pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị thiệt hại bởi hành vi làm ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra; Thứ ba, pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra giúp nâng cao nhận thức, góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường biển của người dân; Thứ tư, pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra nhằm thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 2.2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Thứ nhất, đường lối, chính sách của Đảng: Cũng giống như các hệ thống pháp luật khác, pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra chịu ảnh hưởng chi phối trực tiếp bởi quan điểm, chính sách, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Thứ hai, nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội: Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra cũng chịu sự chi phối bởi nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Thứ ba, ý thức pháp luật: Việc thực thi pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra còn kém hiệu quả và còn nhiều bất cập do ý thức pháp luật của các chủ thể thi hành. Ngoài những yếu tố cơ bản nêu trên, pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như tính hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, việc áp dụng các công cụ kinh tế cũng như các giải pháp về khoa học kỹ thuật… 2.2.3.4. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra nằm trong hệ thống pháp luật nói chung, do vậy, khi xây dựng, hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra đòi hỏi đáp ứng được các tiêu chí chung của hệ thống pháp luật, đó là: Tính toàn diện của pháp luật; Tính đồng bộ của pháp luật; Tính phù hợp của pháp luật. Ngoài những tiêu chí chung trên thì xuất phát từ những đặc trưng riêng của pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra phải bảo đảm các 14 tiêu chí sau: Thứ nhất, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra phải bảo đảm tính răn đe và trừng phạt; Thứ hai, trách nhiệm khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do hành vi làm ÔNMT phải bảo đảm tính kịp thời; Thứ ba, pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra phải bảo đảm tính công bằng giữa các nhân và tổ chức. Hay nói một cách khác, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra phải đáp ứng được yêu cầu mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, nhất là đối với chủ thể là pháp nhân. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong Chương này, các khái niệm về môi trường biển, ÔNMT biển, ÔNMT biển do dầu, ÔNMT biển do dầu từ tàu được tác giả tìm hiểu, phân tích chặt chẽ hơn, từ đó phát triển và bổ sung thêm theo hướng nghiên cứu và hoàn thiện dưới góc độ luật học, tạo cơ sở về lý luận cho tác giả đi sâu nghiên cứu nội dung tại các chuyên đề tiếp theo. Dưới góc độ khoa học pháp lý, thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra, có thể nói, được xe là một dạng của thiệt hại ô nhiễm môi trường nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố chung, thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra còn bao gồm yếu tố riêng do tính đặc thù của loại thiệt hại này. Pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh và tồn tại giữa các chủ thể trong quá trình tổ chức xử lý, tính toán, ước lượng thiệt hại và trách nhiệm bồi thường cũng như các trách nhiệm pháp lý khác áp dụng với chủ thể có hành vi vi phạm nhằm mục đích bảo vệ môi trường biển, đảm bảo việc bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu được nhanh chóng, đầy đủ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng và có liên quan đến sự cố ô nhiễm dầu đó. Các nguyên tắc, nội dung, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra cũng được phân tích, làm rõ để có cái nhìn tổng thể khi nghiên cứu hệ thống pháp luật này. 15 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIỆT HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN DO DẦU TỪ TÀU GÂY RA 3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trƣờng do dầu từ tàu gây ra tại Việt Nam 3.1.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về ứng phó sự cố tràn dầu Ứng phó sự cố tràn dầu (các chủ thể tham gia, trách nhiệm của các chủ thể, trình tự hoạt động ứng phó, cơ chế phối hợp giữa các chủ thể tham gia hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu) được quy định tại Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015, Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu và các văn bản QPPL có liên quan khác. Qua việc đánh giá tổng kết thực tiễn công tác ứng phó sự cố tràn dầu từ năm 2000 đến năm 2015 cho thấy công tác ứng phó sự cố tràn dầu diễn ra khá chậm chạp và không hiệu quả do chúng ta quá mỏng về lực lượng ứng cứu, cũng như thiếu phương tiện, các trang thiết bị chuyên dụng, vị trí tập kết phương tiện, thiết bị không thuận lợi nên khó có thể tiếp cận nhanh sự cố sau khi nhận được thông tin. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu chưa thật đồng bộ và hiệu quả. 3.1.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra 3.1.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Nguyên tắc tính toán thiệt hại ô nhiễm biển hay ô nhiễm môi trường nước đã bước đầu được quy định cụ thể tại Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 6/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường (Nghị định số 03/2015/NĐ-CP). Tuy nhiên, Nghị định này mới chỉ đưa ra các nguyên tắc khung. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc xác định thiệt hại ÔNMT biển nói chung và ÔNMT biển do tràn dầu nói riêng là một vấn đề không dễ. Trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại, các cơ quan chức năng của Việt Nam gặp không ít khó khăn về vấn đề này. Đó là: thiệt hại về ÔNMT biển có những thiệt hại tiềm ẩn (như vụ rò rỉ, thải dầu từ tàu trong quá trình tàu bơm xả nước la canh hoặc trong quá trình hoạt động khác của con tàu); hầu hết các cán 16 bộ tư pháp của Việt Nam chỉ có trình độ chuyên môn về khoa học pháp lý mà không có kiến thức về kỹ thuật môi trường; quá trình xác định thiệt hại ít nhận được sự phối hợp mang tính chất thiện chí của bên gây thiệt hại làm cho quá trình xác định thiệt hại khó khăn hơn và mất nhiều thời gian. 3.1.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bảo hiểm và quỹ chi trả cho những khiếu nại liên quan đến bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Trong lĩnh vực biển, thiệt hại thường lớn, tác động đến nhiều bên sử dụng biển khác nhau và mức độ thiệt hại thường vượt quá năng lực của các cá nhân, tổ chức kinh doanh. Để bảo đảm bồi thường đầy đủ và kịp thời cho bên bị hại, các thuyền chở dầu, chế phẩm dầu hoặc các chất nguy hiểm và độc hại đều phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta chưa có các hướng dẫn về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm (ký quỹ, bảo lãnh ngân hàng hay bất cứ một loại bảo lãnh khác, mức Quỹ giới hạn, các vấn đề liên quan đến việc phân bổ, phân chia Quỹ …) dẫn đến các cơ quan có thẩm quyền lúng túng trong việc triển khai áp dụng. 3.1.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về đòi bồi thường thiệt hại đối với sự cố tràn dầu Quy trình pháp lý đòi bồi thường đối với sự cố tràn dầu được quy định tại Thông tư số 2262/TT-MTg ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu và Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu. Đối với thực tiễn đòi bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu tràn, chỉ tính riêng giai đoạn năm 1995-2004, trên các vùng biển Việt Nam đã ghi nhận được gần 50 sự cố tràn dầu với lượng dầu tràn khoảng 120.000 tấn, trong đó, chỉ có 14 vụ được bồi thường với tổng số tiền 5.501.000 USD và 886.500.000 đồng Việt Nam. Dầu tràn gây ảnh hưởng nặng nề về nhiều mặt, tuy nhiên đa phần các vụ việc, chúng ta không nhận được bồi thường đầy đủ và thỏa đáng. Sở dĩ như vậy là do: (1) các quy định pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra còn quy định chung chung và rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; (2) năng lực của các cán bộ làm công tác về bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra còn hạn chế; (3) Việt Nam thiếu đội ngũ cán bộ quản lý môi trường biển có năng lực chuyên môn cao, thiếu các chuyên gia giỏi có kinh nghiệm về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu từ tàu; (4) Các cán bộ cơ quan Tòa án còn nhiều lúng túng trong việc thụ lý các vụ án bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường do dầu, đặc biệt là các vụ án có yếu tố nước ngoài. 17 3.1.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường biển 3.1.3.1. Trách nhiệm hành chính đối với chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường biển Hiện chúng ta đã có một hệ thống các văn bản QPPL có liên quan đến việc áp dụng trách nhiệm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động hàng hải. Tuy nhiên, hệ thống các quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính vẫn còn những hạn chế sau: (1) việc quy định thời hiệu 1 - 2 năm là ngắn và có nguy cơ bỏ lọt những hành vi vi phạm pháp luật về vấn đề này; (2) các hành vi vi phạm đã được cố gắng chi tiết hóa trong các nghị định của Chính phủ nhưng chưa đầy đủ, nhiều hành vi vi phạm còn chưa được đề cập đến, do đó đã không thể tiến hành xử phạt được; (3) thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc cảng vụ hàng hải hiện nay là còn thấp và chưa phù hợp. Mặc dù tình trạng vi phạm pháp luật hành chính là phổ biến trên thực tế, tuy nhiên số tiền xử phạt thu được ít và hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng pháp luật về vấn đề này còn có một số hạn chế sau đây: (1) Việc xử lý vi phạm hành chính trong nhiều vụ việc còn chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng cá nhân, tổ chức coi thường pháp luật và tái phạm nhiều lần; (2) Khi phát hiện ra vụ việc vi phạm pháp luật, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn yếu dẫn đến việc xử lý còn chậm, gây nhiều hậu quả bất lợi cho môi trường; (3) việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường nói chung và trong quản lý đối với hoạt động hàng hải nói riêng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. 3.1.3.2. Trách nhiệm hình sự đối với chủ thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường biển Thời gian gần đây, tình hình tội phạm về môi trường ngày càng tăng lên về mặt số lượng và nghiêm trọng hơn về mặt hậu quả, trong đó có tội phạm về môi trường. Việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự về trách nhiệm pháp lý cho thấy mức hình phạt là tiền còn thấp nên chưa đủ sức răn đe; việc truy cứu trách nhiệm hình sự trên thực tế rất khó áp dụng vì cần nhiều các trang thiết bị, phương tiện hiện đại. 3.1.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về các cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra Việc quản lý khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra được tổ chức thực hiện bởi hệ thống các cơ quan có thẩm quyền chung và các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn. Qua nghiên cứu thực trạng pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do 18 dầu từ tàu gây ra có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, về nguyên tắc, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển nhưng các chức năng cụ thể lại giao cho các ngành. Hiện có tới khoảng 15 Bộ, ngành liên quan trực tiếp và có chức năng quản lý nhà nước về biển; Thứ hai, mặc dù mới được thành lập nhưng chức năng cũng như sự hoạt động của Tổng cục Biển và Hải đảo còn một số điểm bất hợp lý. Trên thực tế, hoạt động triển khai thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm soát ÔNMT biển trong hoạt động hàng hải nói chung và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra nói riêng vẫn còn có những bất cập. 3.1.5. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra 3.1.5.1. Những kết quả đạt được trong việc quy định và thực tiễn thi hành pháp luật về khắc phục hậu quả thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra: Việt Nam đã từng bước cụ thể hóa các quy định pháp luật về phòng chống ÔNMT biển nói chung và khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển nói riêng; các quy định trách nhiệm pháp lý, chế tài xử phạt đã từng bước được quy định rõ ràng, chặt chẽ; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng đã được triển khai sâu rộng tới các chủ thể có liên quan; các quy định về lượng giá thiệt hại, thiết lập Quỹ chi trả tạm thời lấy từ nguồn ngân sách nhà nước cho các chủ thể tham gia hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu đã được quy định (dù mới chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc); xây dựng và kiện toàn hệ thống các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra, tổ chức ứng phó và giải quyết bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra; trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu cũng đã được trang bị cơ bản... 3.1.5.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân mang tính chủ quan và có những nguyên nhân mang tính khách quan ảnh hưởng đến hoạt động khắc phục hậu quả thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra, cụ thể: hệ thống pháp luật quy định về ứng phó và bồi thường thiệt hại ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra về cơ bản đã khá toàn diện nhưng tản mạn, phân tán, chồng chéo và nằm rải rác tại các văn bản quy phạm pháp luật; chế tài xử lý đối với các hành vi gây ÔNMT biển do dầu từ tàu gây ra chưa đủ mạnh, chưa đủ tác động răn đe đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật; vấn đề lượng giá thiệt hại ÔNMT biển do dầu còn bỏ ngỏ; Việt Nam chưa phải là thành viên của Công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng