Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn ths nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại cổ phần trong...

Tài liệu Luận văn ths nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại cổ phần trong giai đoạn hiện nay

.PDF
89
79697
159

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------- NGUYỄN THỊ THÙY HOA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------- NGUYỄN THỊ THÙY HOA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC NGÂN HÀNG TMCP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI KHẮC SƠN Hà Nội – 2014 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... i Danh mục các bảng biểu ............................................................................................ ii Danh mục hình .......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHTMCP VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...............................................................5 1.1. Khái quát chung về Ngân hàng thƣơng mại .........................................................5 1.1.1. Khái niệm về NHTMCP .............................................................................5 1.1.2 Chức năng của NHTMCP ...........................................................................6 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTMCP ........................................................7 1.1.4 Các đặc điểm của hoạt động NHTMCP .....................................................8 1.2. Năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTMCP ....................................................................................................................9 1.2.1 Lý luận chung về cạnh tranh trong nền kinh tế ..........................................9 1.2.2. Phân loại các hình thức cạnh tranh trong nền kinh tế ............................10 1.2.3. Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thương mại ...................11 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .12 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTMCP trên thế giới ...18 1.3.1 Kinh nghiệm từ Mitsubitsi Tokyo Financial Group Inc ...........................18 1.3.2 Kinh nghiệm từ Citi Group .......................................................................19 1.3.3 Kinh nghiệm từ Deutsche..........................................................................21 1.3.4. Kinh nghiệm từ HSBC Holdings ..............................................................23 1.3.5. Những kinh nghiệm tham khảo có thể vận dụng đối với các NHTMCP Việt Nam ............................................................................................................25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM HIỆN NAY ...........................................................................................26 2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Việt Nam hiện nay ..................26 2.1.1.Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống NHTMCP Việt Nam ........26 2.1.2. Tình hình hoạt động của NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua ........27 2.1.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay .....................................................................................................30 2.2. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam qua các chuẩn mực quốc tế của hệ thống ngân hàng ........................................................................51 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng theo mô hình PESTE .....52 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo mô hình SWOT ................................................................................................................56 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMCP VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................59 3.1. Chiến lƣợc phát triển lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam ....................................59 3.2. Mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng thƣơng mại ...................................60 3.3. Kiến nghị đối với các Cơ quan chức năng .........................................................61 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia..............................................................................................................61 3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam và các tổ chức quản lý lĩnh vực ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành ..................................................62 3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP ............................64 KẾT LUẬN………………………………………………………………………....80 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..81 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CAR Capital Adequacy Ratio 3 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần 4 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 5 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 6 NLCT Năng lực cạnh tranh 7 TCTD Tổ chức tín dụng 8 ROA Return on Asset 9 ROE Return on Equity i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Bảng so sánh quy mô tài sản một số ngân hàng 39 2 Bảng 2.2 Bảng quy định vốn ngân hàng 40 3 Bảng 2.3 Bảng vốn điều lệ của một số ngân hàng 40 4 Bảng 2.4 Bảng so sánh vốn điều lệ với một số ngân hàng 41 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 9 Bảng 2.9 So sánh ROA của các ngân hàng 45 10 Bảng 2.10 So sánh ROE của các ngân hàng 45 11 Bảng 2.11 12 Bảng 2.12 Hệ số CAR của một số NHTMCP giai đoạn 2009-2013 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ của NHTMCP Việt Nam Dƣ nợ vay trên tổng tài sản của NHTMCP Lợi nhuận của một số NHTMCP năm 20092013 Danh sách các ngân hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ chuyển mạch Danh sách ngân hàng dịch vụ chuyển mạch Smartlink liên mạng qua Banknetvn hoặc VNBC ii 42 42 42 44 48 49 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 2.1 2 Hình 2.2 Tăng trƣởng tài sản giai đoạn 2009-T9/2014 28 3 Hình 2.3 Tăng trƣởng dƣ nợ giai đoạn 2009-T9/2014 28 4 Hình 2.4 5 Hình 2.5 6 Hình 2.6 7 Hình 2.7 Sơ đồ tổ chức Ngân hàng thƣơng mại 32 8 Hình 2.8 Sơ đồ tổ chức của VCB 33 9 Hình 2.9 Sơ đồ tổ chức của ACB 34 10 Hình 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng 43 11 Hình 2.11 12 Hình 2.12 Mô hình phân tích PESTE Số lƣợng ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 1997-2014 Tăng trƣởng huy động vốn giai đoạn 2009T9/2014 Tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2009-T9/2014 Mối quan hệ giữa tín dụng, huy động và GDP giai đoạn 2009- Thị phần tín dụng của các TCTD Việt Nam các năm iii Trang 27 29 29 30 46 55 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Thực hiện đƣờng lối của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã mở cửa biên giới buôn bán với Trung Quốc, gia nhập Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Hiệp hội mậu dịch tự do ASEAN, là sáng lập viên Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), ký hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Hoa Kỳ (BTA) và sau gần 12 năm đàm phán Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) từ ngày 07/11/2006. Quá trình tham gia thị trƣờng theo các cam kết song phƣơng và đa phƣơng tạo điều kiện hợp tác và phát triển các dịch vụ ngân hàng đồng thời là quá trình gia tăng áp lực cạnh tranh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý. Hệ thống NHTMCP tại Việt Nam cũng phải đối mặt với khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á giai đoạn 1996-1998 và khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009, cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Trong bối cảnh hiện nay, các Ngân hàng thƣơng mại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nhƣ: nợ xấu tăng cao và việc xử lý còn hạn chế, hoạt động quản lý điều hành còn nhiều bất cập, quản trị rủi ro không đáp ứng đƣợc yêu cầu, công nghệ thông tin còn lạc hậu, việc hội nhập và tiến sát với các chuẩn mực quốc tế còn vô cùng hạn chế và còn mới lạ...Nâng cao năng lực cạnh tranh, lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng thƣơng mại, từng bƣớc tiến tới hội nhập và có khả năng vƣơn mình cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng quốc tế là yếu tố sống còn đối với hệ thống NHTMCP hiện nay. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh các Ngân hàng TMCP trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.Theo đó, tôi có thể vận dụng kiến thức của các môn học chuyên ngành nhƣ: chính sách tiền tệ, quản trị Ngân hàng thƣơng mại nâng cao,... với hi vọng sẽ đóng góp một góc nhìn mới và vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động và năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay. 1 2. Tình hình nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài theo góc độ đi từ vĩ mô tới vi mô, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Việt Nam cần đƣợc nghiên cứu từ năng lực cạnh tranh quốc tế đến năng lực cạnh tranh ngành, đến doanh nghiệp và sản phẩm; từ pháp lý đến thể chế, đến kinh tế, chuẩn mực, nhân lực, kỹ thuật, nghiệp vụ... Một số đề tài về nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM nhƣ: - “Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới đang gia tăng hiện nay” của Ths. Đỗ Thế Tuấn, năm 2012, trƣờng Học viện tài chính. Kết quả nghiên cứu: Tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng và đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế đang gia tăng (2010-2012). Với đề tài này tác giả có đƣa ra các giải pháp nhƣ: tăng cƣờng vốn, khả năng quản trị trƣớc các rủi ro, năng lực cạnh tranh trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn đề cấp đến việc nghiên cứu cụ thể 1 ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhà nƣớc và trong 1 khoảng thời gian cố định. - “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập” của TS. Nguyễn Quỳnh Hoa, năm 2012, trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu: Tác giả đi sâu phân tích thực trạng của NHTM Nhà nƣớc, đặc biệt là kết quả cổ phần hóa, cải thiện môi trƣờng làm việc, cơ cấu lại mô hình tổ chức và nhân sự. Từ đó đƣa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nhóm NHTM có vốn nhà nƣớc, đặc biệt là xu thế sáp nhập, phát triển chi nhánh ra nƣớc ngoài trong tƣơng lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Phân tích tổng quan về NHTM và năng lực cạnh tranh của NHTM, đồng thời phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTM trong giai đoạn hiện nay, 2 từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực NHTMCP. Đƣa ra cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh và cơ sở lý luận chung về nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực NHTMCP. Đồng thời, đƣa ra các tiêu chí đánh giá và các chuẩn mực quốc tế đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTMCP. - Thực trạng năng lực cạnh tranh, đánh giá năng lực cạnh tranh theo các nội dung nhƣ sau: + Thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam (đánh giá theo các tiêu chí PESTE: luật pháp, kinh tế, văn hoá xã hội, công nghệ, môi trƣờng). + Thực trạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay. + Thực trạng năng lực cạnh tranh trong nội tại các ngân hàng thƣơng mại, năng lực cạnh tranh của hệ thống sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam hiện nay và xu hƣớng phát triển trong thời gian tới. (đánh giá theo SWOT). - Đánh giá năng lực theo cách đánh giá thực trạng nêu trên nhằm đánh giá một cách toàn diện và hệ thống năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, phân tích năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới nhằm rút ra bài học cho hoạt động tại các NHTMCP ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Các NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMCP. - Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian nhƣ sau: đối với các vấn đề có tính chất Quốc gia, hệ thống có thời gian nghiên cứu 5 năm, các vấn đề cụ thể của Ngân 3 hàng thƣơng mại có thời gian nghiên cứu khoảng 3 năm nhằm đáp ứng yêu cầu đề tài đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay. - Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến tháng 9/2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng đồng thời các phƣơng pháp: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp... Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn sử dụng phƣơng pháp phân tích PESTE, mô hình SWOT, để phân tích và đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay. Từ đó đƣa ra các kiến nghị, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. 6. Dự kiến những đóng góp của luận văn Việc nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP trong giai đoạn hiện nay là cơ sở để đƣa ra các giải pháp thực tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP trong giai đoạn hiện nay và định hƣớng đến năm 2020 7. Bố cục của luận văn - Tên đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh các Ngân hàng TMCP trong giai đoạn hiện nay”. - Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về NHTMCP và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam hiện nay. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái quát chung về Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm về NHTM Hoạt động ngân hàng đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và mầm mống của hoạt động ngân hàng gắn liền với các bàn đổi tiền - “Bancus”, đây chính là cơ sở để hình thành nên thuật ngữ “Bank” từ thế kỷ thứ V trƣớc Công nguyên. Và tổ chức tƣơng đối hoàn chỉnh gần với quan niệm hiện đại đƣợc hình thành sớm nhất tại Tây Ban Nha (năm 1401) - đó là Ngân hàng Bacelona, ngân hàng này có thể đƣợc xem là NHTM đầu tiên trên thế giới. Qua quá trình hình thành và phát triển, có một số khái niệm về NHTM của các nƣớc trên thế giới nhƣ sau: Theo Đạo luật của nƣớc Cộng hòa Pháp năm 1941 đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những doanh nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Ở Mỹ: “Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”. Tại Việt Nam: pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam có qui định: “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.” Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã đƣa ra khái niệm: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.” Trong đó, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả 5 các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Nhƣ vậy, NHTM là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, thực hiện giao dịch trực tiếp với các cá nhân, tổ chức kinh tế, với nội dung chủ yếu là nhận tiền gửi để cho vay, thực hiện chiết khấu, cung cấp các phƣơng tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng khác. 1.1.2 Chức năng của NHTM (i). Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của nền kinh tế Trong nền kinh tế có những chủ thể có dƣ tiền và khoản tiền đó chƣa đƣợc sử dụng một cách triệt để nhƣng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình bằng cách cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhƣng những chủ thể này có thể không quen biết nhau và cũng có thể không tin tƣởng nhau nên tiền vẫn chƣa đƣợc lƣu thông. Ngân hàng thƣơng mại với vai trò là trung gian, nhận tiền từ ngƣời muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho ngƣời muốn vay vay. Thực hiện đƣợc điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay và với số lãi suất chênh lệch có đƣợc nó sẽ duy trì họat động của mình. Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tƣ; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trƣờng chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty… (ii). Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phƣơng tiện thanh toán Thực hiện chức năng này, ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Khi các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ đƣợc đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khỏan thanh toán có giá trị lớn, ở mọi địa phƣơng mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ: chi phí lƣu thông, vận chuyển, bảo quản…). 6 Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lƣu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán..) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lƣu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lƣu thông hàng hóa. Ở các nƣớc phát triển phần lớn thanh toán đƣợc thực hiện qua sec và đƣợc thực hiện bằng việc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra việc thực hiện chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay. (iii). Chức năng tạo tiền Mở rộng tiền gửi là khả năng vốn có của hệ thống NHTM gắn liền với hoạt động tín dụng và thanh toán. Từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay, thanh toán, số tiền gửi đã đƣợc tăng lên gấp bội so với lƣợng tiền gửi ban đầu. Sự kết hợp giữa chức năng tập trung vốn cho nền kinh tế và chức năng trung gian thanh toán làm cho hệ thống NHTM có khả năng tạo tiền gửi thanh toán. Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động để cho vay, số tiền cho vay ra lại đƣợc khách gửi vào Ngân hàng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ ... 1.1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 1.1.3.1.Nghiệp vụ huy động vốn: Huy động vốn là quá trình NHTM nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân dƣới các hình thức nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá…và tiền vay của NHNN, các tổ chức tín dụng khác. Đây là một trong những hoạt động cơ bản, có tính chất sống còn đối với bất kỳ NHTM nào. Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhƣng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn chủ yếu cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lƣờng đƣợc uy tín cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. 7 1.1.3.2. Nghiệp vụ cho vay và đầu tư: NHTM đƣợc cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dƣới hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giây tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán trong nƣớc, bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng đƣợc phép thực hiện thanh toán quốc tế và cuối cùng là các hình thức cấp tín dụng khác sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn- Bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.3.3. Nghiệp vụ ngân quỹ và cung cấp dịch vụ thanh toán: Đây là hoạt động quan trọng mang tính đặc thù của NHTM. Nhờ hoạt động này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế đƣợc thực hiện một cách thông suốt và thuận lợi. Đồng thời, hoạt động này còn góp phần làm giảm đáng kể lƣợng tiền mặt lƣu hành trong nền kinh tế. Nghiệp vụ ngân quỹ và cung cấp dịch vụ thanh toán của NHTM bao gồm việc thực hiện các dịch vụ ngân quỹ nhƣ kiểm đếm, phân loại, bảo quản, vận chuyển tiền mặt,... và cung cấp dịch vụ mở tài khoản giao dịch cho khách hàng là các thể nhân, pháp nhân trong và ngoài nƣớc, cung cấp các phƣơng tiện thanh toán cho khách hàng, thực hiện dịch vụ thu chi hộ, các dịch vụ thanh toán khác. 1.1.4 Các đặc điểm của hoạt động NHTM Hoạt động của NHTM hiện nay có các đặc điểm chủ yếu nhƣ sau: Một là, hoạt động kinh doanh mang tính hệ thống cao và phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nƣớc do đó lệ thuộc rất lớn vào các quy định luật pháp trong lĩnh vực ngân hàng. Mặt khác đây là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi sự hợp tác và cạnh tranh rất cao. Hai là, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan và ảnh hƣởng trực tiếp đến tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, là một trong những ngành quan trọng nhất của mỗi quốc gia hiện nay. Ba là, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò tổ chức trung gian huy động vốn trong xã hội. Nguồn vốn để kinh doanh của 8 Ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động đƣợc và chỉ một phần nhỏ từ vốn tự có của ngân hàng. Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng nhƣ có khả năng kiểm soát, phòng ngừa và quản trị rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả. Bốn là, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ và có quy mô hoạt động rộng khắp trên toàn thế giới, đây còn là một lĩnh vực nhạy cảm do đó khi kinh doanh trong lĩnh vực này yêu cầu phải có: nguồn nhân lực chất lƣợng cao; dịch vụ cung cấp nhanh, hiệu quả, an toàn, giá cả phù hợp, công nghệ thông tin, quản trị rủi ro... 1.2. Năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM 1.2.1 Lý luận chung về cạnh tranh trong nền kinh tế Khái niệm về cạnh tranh: Cạnh tranh là một tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng, theo K.Max: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao nhất.” Nhƣ vậy, yêu cầu của quy luật cạnh tranh là các chủ thể tham gia thị trƣờng phải dùng mọi biện pháp để độc chiếm hoặc chiếm hữu ƣu thế thị trƣờng về sản phẩm cạnh tranh, nhờ đó thu đƣợc lợi nhuận kinh tế cao nhất trong phạm vi cho phép. Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh vừa là môi trƣờng, vừa là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất, kinh doanh. Cạnh tranh trong nội bộ ngành đƣa đến việc hình thành giá trị xã hội của từng loại hàng hóa, còn cạnh tranh trong toàn bộ nền kinh tế dẫn đến việc hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. - Theo quan điểm của Lê-Nin: “Xét cho cùng tính ưu việt của xã hội này hơn xã hội khác là ở năng suất lao động. Vì vậy, năng suất lao động chính là thước đo năng lực cạnh tranh của quốc gia hay mỗi doanh nghiệp.” Nhƣ vậy, thƣớc đo năng lực cạnh tranh đƣợc lƣợng hóa về số lƣợng, dễ dàng so sánh đó chính là năng suất lao động mà 1 đối tƣợng tạo ra tại 1 doanh nghiệp, 1 ngành nghề, 1 quốc gia. 9 1.2.2. Phân loại các hình thức cạnh tranh trong nền kinh tế Cạnh tranh đƣợc phân chia thành nhiều loại theo những tiêu thức khác nhau nhƣ: + Chia theo chủ thể tham gia thị trường: có 3 loại là cạnh tranh giữa ngƣời mua và ngƣời bán, cạnh tranh giữa những ngƣời mua với nhau và cạnh tranh giữa những ngƣời bán với nhau. Ở đây cạnh tranh xoay quanh vấn đề chất lƣợng và giá cả hàng hóa. + Chia theo phạm vi ngành kinh tế: có 2 loại là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành làm cho kỹ thuật phát triển còn kết quả của cạnh tranh giữa các ngành hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân do có sự phân bổ vốn đầu tƣ một cách tự nhiên giữa các ngành. + Chia theo góc độ thị trường: có 2 loại là cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Trong đó: Cạnh tranh hoàn hảo là loại cạnh tranh giá cả hàng hóa không thay đổi trong toàn bộ địa danh của thị trƣờng; Cạnh tranh không hoàn hảo là loại cạnh tranh chiếm ƣu thế trong ngành sản xuất có thể chi phối đƣợc giá cả sản phẩm của mình trên thị trƣờng. + Chia theo công đoạn sản xuất kinh doanh: có 3 loại cạnh tranh là cạnh tranh trƣớc khi bán hàng, trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng, cạnh tranh này đƣợc thực hiện bằng phƣơng thức thanh toán và các dịch vụ. + Chia theo lãnh thổ: có cạnh tranh trong nƣớc và cạnh tranh quốc tế. Cạnh tranh quốc tế là việc cạnh tranh vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia lãnh thổ, để vƣơn ra thị trƣờng thế giới. Theo Ủy ban cạnh tranh công nghiệp của Mỹ: "Cạnh tranh đối với mỗi quốc gia là mức độ mà ở đó với các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó". Trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu, cạnh tranh đối với một quốc gia đƣợc định nghĩa: “Là khả năng của mức độ đạt được thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được tỷ lệ tăng trưởng nền kinh tế cao, được xác định bằng 10 thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian”. Cạnh tranh của mỗi quốc gia phải đƣợc thực hiện một cách bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi mà quan trọng nhất là cơ sở pháp lý phù hợp thúc đẩy cạnh tranh nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Trong những khái niệm trên chúng ta thấy rằng chủ thể trực tiếp tham gia vào cạnh tranh quốc tế là các doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp là nơi thực hiện việc sản xuất hàng hóa, cung ứng các loại dịch vụ để đƣa vào thị trƣờng. Những sản phẩm, mặt hàng, các dịch vụ có khả năng, năng lực cạnh tranh cao phải đƣợc làm ra từ những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao. 1.2.3. Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thương mại Ngân hàng thƣơng mại, xét trong tổng thể nền kinh tế, cũng là một loại hình doanh nghiệp và do đó hoạt động của chúng chắc chắn cũng chịu tác động của quy luật cạnh tranh và các quy luật khác của kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, do lĩnh vực kinh doanh của NHTM là tiền tệ và các dịch vụ liên quan nên cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm hơn nhiều so với các ngành, các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Do đó cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng có những đặc trƣng sau đây: - Các đối thủ cạnh tranh trong sự ganh đua nhƣng cũng có sự hợp tác với nhau trong một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm. - Cạnh tranh ngân hàng luôn phải hƣớng tới một thị trƣờng lành mạnh, tránh xảy ra khả năng rủi ro hệ thống. - Cạnh tranh ngân hàng thông qua thị trƣờng có sự can thiệp thƣờng xuyên của Ngân hàng Trung ƣơng của mỗi quốc gia hoặc khu vực. - Cạnh tranh ngân hàng phụ thuộc mạnh mẽ vào các yếu tố bên ngoài nhƣ môi trƣờng kinh doanh, dân cƣ, tập quán dân tộc, hạ tầng cơ sở. - Cạnh tranh ngân hàng trên thị trƣờng quốc tế và khả năng xâm nhập chiếm lĩnh trên “thị trƣờng” ngân hàng quốc tế. Nhƣ vậy, trong bối cảnh hiện nay cần phải tạo ra một thị trƣờng cạnh tranh lành mạnh, tránh xảy ra tình trạng rủi ro hệ thống và từng bƣớc hoàn thiện và kiểm 11 soát các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại theo các tiêu chuẩn quốc tế. 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 1.2.4.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM - Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: "Năng lực" là những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì; khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc. "Năng lực cạnh tranh" là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trường.” Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng hoặc có đƣợc chi phí thấp hơn, đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời bảo đảm sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vƣợt qua những biến động bất lợi của môi trƣờng kinh doanh. - Năng lực cạnh tranh đƣợc thể hiện ở chỉ số Beta ngành, ở Việt Nam đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp Full Information Industry Beta nhằm cung cấp cho nhà quản lý thị trƣờng, nhà đầu tƣ, doanh nghiệp và những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính nói chung và đặc biệt là các ngân hàng nói riêng có thêm một tham số tài chính, cụ thể: “Hệ số beta (β) là một hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống, nó thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi ro tài sản của toàn thị trường. Hệ số này sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi. Hệ số beta ngành chỉ ra rằng nếu một ngành có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là mức độ rủi ro của ngành nhỏ hơn mức độ rủi ro của thị trường. Và ngược lại, hệ số beta ngành lớn hơn 1 sẽ cho biết mức độ rủi ro của ngành đó sẽ lớn hơn mức độ rủi ro của thị trường.” Nhƣ vậy, nếu ngành ngân hàng có hệ số Beta ngành lớn thì mức độ rủi ro cao và ngƣợc lại, đó cũng chính là 1 yếu tố quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh ngành ngân hàng. - Năng lực cạnh tranh còn đƣợc đánh giá ở việc sử dụng công cụ Benchmark. Bechmark là quá trình đƣợc sử dụng trong quản lý và thƣờng là quản lý chiến lƣợc. 12 Ngƣời ta sử dụng những đơn vị đƣợc coi là hàng đầu trong cùng ngành làm chuẩn mực để phát triển kinh doanh của đơn vị mình. Benchmark nghiên cứu một cách hệ thống những công ty đƣợc lựa chọn để so sánh, sau đó sử dụng thực tiễn của họ nhƣ là chuẩn đối sánh để cố gắng phấn đấu phát triển bằng hoặc vƣợt qua họ. 1.2.4.2 Tiêu chí đánh giá NLCT của NHTMCP Năng lực cạnh tranh của NHTMCP biểu hiện ở 6 tiêu chí sau đây: a. Năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận): Năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP là yếu tố quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh. Năng lực tài chính của một NHTMCP là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở quy mô vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn, chất lƣợng tài sản có, mức sinh lời và khả năng thanh khoản. - Quy mô vốn và mức độ an toàn vốn: Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu cụ thể nhƣ : quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn (CAR – Capital Adequacy Ratio) (Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN đã quy định các TCTD phải quy duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%). Tiềm lực vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Cách thức mà một ngân hàng có khả năng cơ cấu lại vốn, huy động thêm vốn cũng là một khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một ngân hàng. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng. - Chất lượng tài sản Có: phản ánh “sức khỏe” của một ngân hàng. Chất lƣợng tài sản có đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ:tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hôi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hóa danh mục đầu tƣ,… - Mức sinh lời: là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP, đồng thời cũng phản ánh kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu mức sinh lời có thể đƣợc phân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể: giá trị tuyệt đối 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng