Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Luận văn phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh thanh hóa

.PDF
103
964
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG PHƢƠNG BẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH à Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HOÀNG PHƢƠNG BẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các Quý Thầy Cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trƣờng điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Với sự kính trọng và biết ơn, tôi xin đƣợc bày tỏ lời chân thành cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân đã giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tƣ liệu, tài liệu, số liệu hữu ích phục vụ cho đề tài luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Hoàng Phƣơng Bắc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ “ Phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Hoàng Phƣơng Bắc MỤC LỤC CHƢƠNG MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................3 2.1. Tình hình nghiên cứu ngành Thủy sản Việt Nam và lĩnh vực thủy sản tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................................................3 2.2. Tính cần thiết của đề tài .......................................................................................5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:..........................................................................8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................9 6. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................10 7. Kết cấu luận văn ...................................................................................................11 CHƢƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN .................................................................................................................... 12 1.1. Vai trò của ngành kinh tế thủy sản trong nền kinh tế quốc dân .........................12 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về ngành thủy sản ...................................................12 1.1.2. Vai trò cơ bản của ngành thủy sản .................................................................13 1.2. Tổng quan về phát triển bền vững ngành thủy sản ............................................18 1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững ...................................................................18 1.2.2. Phát triển bền vững ngành thủy sản ...............................................................22 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển bền vững thủy sản ....................24 1.3.1. Các nhân tố tự nhiên .......................................................................................24 1.3.2. Yếu tố hạ tầng kinh tế - xã hội……………………………………………………30 1.3.3. Yếu tố khoa học công nghệ………………………………………………………..31 1.3.4. Yếu tố tổ chức và quản lý ................................................................................32 1.3.5. Yếu tố quốc tế ..................................................................................................34 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ........................................................................... 36 2.1. Tổng quan về thủy sản Thanh Hóa và đánh giá tiềm năng thủy sán của tỉnh ....36 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa .................................36 2.1.2. Dân cƣ và nguồn nhân lực ..............................................................................42 2.1.3. Tổng quan ngành thủy sản Thanh Hóa ...........................................................45 2.2. Phân tích thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................................................48 2.2.1. Tình hình phát triển bền vững ngành thủy sản trong hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản ......................................................................................................48 2.2.2. Tình hình phát triển bền vững trong hoạt động nuôi trồng ngành thủy sản ...52 2.2.3. Tình hình phát triển bền vững trong hoạt động chế biến và tiêu thụ……….58 2.2.4. Tình hình phát triển bền vững thủy sản trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên ...............................................................................................61 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa ..........................................................................................................63 2.3.1. Những thành quả đạt đƣợc trong việc phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa ............................................................................................63 2.3.2. Nguyên nhân và hạn chế .................................................................................65 CHƢƠNG III: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 ................................................... 68 3.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển bền vững ngành Thủy sản Thanh Hóa ............................................................................................................................68 3.1.1 Quan điểm phát triển bền vững ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa .68 3.1.2. Định hƣớng phát triển bền vững tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 70 3.1.3. Mục tiêu phát triển ngành thủy sản tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa ....................70 3.2. Khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa .................................................................................................................72 3.2.1. Giải pháp nhằm phát triển bền vững hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản .............................................................................................................................72 3.2.2. Giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản Thanh Hóa ......................77 3.2.3. Giải pháp phát triển phát triển bền vững chế biến và tiêu thụ thủy sản.........83 3.2.4. Giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững thủy sản ...............................................85 3.2.5. Giải pháp về môi trƣờng và bảo vệ nguồn lợi ................................................86 3.2.6. Các giải pháp về vốn .......................................................................................87 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 91 DANH MỤC BẢNG Tên bảng Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.4 Bảng 1.5 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Nội dung Các ngành chuyên môn hóa hẹp trong cơ cấu ngành thủy sản Việt Nam Tăng trƣởng kinh tế chia theo khu vực giai đoạn 2011-2014 Giới hạn về nhiệt độ và độ mặn đối với hoạt động nuôi trồng tôm, cá tra Tính nhạy cảm của hệ thống sản xuất làm thay đổi các biến số môi trƣờng Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa đến năm 2013 Dân cƣ và nguồn nhân lực Thanh Hóa năm 2013 Cơ cấu lao động trong nền kinh tế Thanh Hóa năm 2010-2014 Trang 13 14 26 28 40 43 44 Thu nhập bình quân các khu vực trên địa bàn Bảng 2.4 tỉnh năm 2012 và 2014 44 (đơn vị tính: nghìn đồng) Bảng 2.6 Bảng 2.7 Sản lƣợng thủy sản tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 – 2014 Giá trị chế biến thủy sản từ năm 2010 – 2014 46 47 (giá so sánh 1994) Bảng 2.8 Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản [15, 16] Đơn vị tính: triệu USD, % 48 48 Bảng 2.9 Bảng 2.10 Bảng 2.11 Bảng 2.12 Bảng 2.13 Số lƣợng tàu đánh bắt xa bờ và công suất máy đánh bắt xa bờ từ năm 2010-2013 Số lƣợng tàu thuyền có động cơ khai thác hải sản Hiện trạng sản lƣợng khai thác thủy sản ở Thanh Hóa năm 2010-2013 Số trang trại nuôi trồng thủy sản tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010-2013 Bảng số liệu diện tích và sản lƣợng thuỷ sản năm 2013 49 50 53 55 DANH MỤC HÌNH Tên hình Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 3.1 Hình 3.2 Nội dung Kim ngạch xuất khẩu các loại thủy sản của Việt Nam năm 2012 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm trong giai đoạn từ 2006-2012 Mối liên hệ giữa các nhân tố trong việc nuôi trồng thủy sản Sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản Trang 16 18 78 83 CHƢƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia ven biển ở khu vực Đông Nam Á, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, hệ thống sông ngòi nhiều và khá dày nên tiềm năng thủy sản của Việt Nam đƣợc đánh giá là lớn, phong phú và có thể mang lại giá trị cao. Trong đó, Thanh Hóa là một trong những địa phƣơng có nhiều điều kiện thuận lợi cũng nhƣ tiềm năng, cơ hội để phát triển ngành thủy sản. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Thanh Hóa với 102 km chiều dài bờ biển; ngƣ trƣờng rộng lớn; năng lực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn. Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng đã và đang xây dựng, triển khai những chính sách hỗ trợ nuôi trồng và tạo đầu ra cho sản phẩm thủy sản. Sự năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản, của hàng ngàn lao động trong nghề cá là nguồn lực cơ bản mà tỉnh có thể khai thác để phát triển thủy sản theo hƣớng bền vững. Trong những năm qua, giá trị đóng góp của ngành thủy sản trong tổng thu nhập toàn tỉnh đã ngày càng khẳng định vai trò và sự cần thiết trong việc cần phải định hƣớng và triển khai các hoạt động nhằm phát triển bền vững ngành thủy sản – một ngành mà tỉnh Thanh Hóa đang có đƣợc chỗ đứng ngày càng một vững chắc trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thế giới, góp phần vào tăng trƣởng kinh tế trong tỉnh, giải quyết công ăn việc làm và thay đời sống nhân dân cho các huyện ven biển. Bắt kịp xu thế của ngành thủy sản trong cả nƣớc, thời gian gần đây thủy sản tỉnh Thanh Hóa đã có tốc độ phát triển nhanh, đóng góp nhiều vào thành tích chung của toàn ngành thủy sản Việt Nam. Năm 2011, sản lƣợng thủy sản tỉnh Thanh Hóa chiếm đến 9.36% của vùng Trung bộ và duyên hải miền trung so với tỷ trọng 8.43% trong năm 2005. Điều này khẳng định sự phát triển của thủy sản tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội đồng thời giữ vững an ninh - 1 quốc phòng khu vực này. Xác định tầm quan trọng của thủy sản trong đời sống kinh tế - xã hội địa phƣơng, Thanh Hóa đã xác định chiến lƣợc: lấy thủy sản làm kinh tế "mũi nhọn", cùng với mục tiêu tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập ở vùng nông thôn. Đây là sự lựa chọn hợp lý, cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh. Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành thủy sản Thanh Hóa vẫn chƣa thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm năng phong phú vốn có. Sự phát triển hiện tại trong các mảng lĩnh vực của thủy sản kém về nhiều mặt so với các tỉnh khác trong vùng . Các hoạt động mới chỉ tập trung đánh bắt cá ven bờ, khâu chế biến còn thủ công, chƣa có tầm nhìn vĩ mô cho sự phát triển chung của ngành thủy sản, mang tính công nghiệp hóa, chuyên môn hóa cao.... Những hạn chế của thủy sản Thanh Hóa vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để, và đƣợc đánh giá vẫn đang trong vòng luẩn quẩn: sản xuất tự phát, nguồn nguyên liệu không ổn định, dịch bệnh thƣờng xuyên, nguồn lợi cạn kiệt; hạ tầng yếu kém, công nghệ, chất lƣợng hàng hóa, năng lực cạnh tranh chƣa cao. Điều này khiến cho cuộc sống ngƣ nông dân còn bấp bênh, nhiều vấn đề xã hội về hoạt động, hỗ trợ cũng nhƣ các nhân tố khác ảnh hƣởng đến nghề cá vẫn tồn tại và làm giảm khả năng phát triển của ngành thủy sản. Các hoạt động sản xuất chế biến thủy sản đang diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh, đa dạng đã gây sức ép lớn về nhiều mặt đối với nguồn nguyên liệu, nguồn khai thác, trong giới hạn nhất định đã ảnh hƣởng đến chính hiệu quả sản xuất của ngành. Phát triển thủy sản Thanh Hóa thời gian qua chú trọng lớn đến mục tiêu kinh tế, chƣa kết hợp hài hoà các mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trƣờng; tập trung lợi ích trƣớc mắt, ít quan tâm định hƣớng phát triển lâu dài để nhằm đáp ứng những nhu cầu trong tƣơng lai, đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng có tính chất lâu dài về tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sinh thái, xã hội. Nhìn chung, quá trình phát triển vừa qua thiếu tính bền vững về môi trƣờng, nguồn lợi tự nhiên, thiếu tính bền vững của các vấn đề KT- XH nghề cá. 2 Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngành thủy sản có những mục tiêu mới, không chỉ là cung cấp đủ thực phẩm cho ngƣời dân, mà phải trở thành một trong những ngành đóng góp cho tăng trƣởng của nền kinh tế, phát triển tốc độ cao với chi phí sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trƣờng, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề xã hội nghề cá. Nhƣ vậy, thủy sản cần đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế cần ƣu tiên xem xét phát triển theo hƣớng bền vững của tỉnh Thanh Hóa Để đạt những mục tiêu trên đòi hỏi ngành thủy sản Thanh Hóa cần có sự tìm kiếm phƣơng thức phát triển mới và chuyển biến cho phù hợp. Từ đó cho thấy, xây dựng định hƣớng lâu dài với những giải pháp phát triển bền vững ngành Thủy sản Thanh Hóa là việc làm cần thiết và cấp bách. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Phát triển bền vững ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế nhằm góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ngành Thủy sản Việt Nam và lĩnh vực thủy sản tỉnh Thanh Hóa Về ngành thủy sản Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm cả ở góc độ kỹ thuật, góc độ kinh tế. Thời gian gần đây có các công trình nghiên cứu lớn nhƣ: - "Phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển - một năm thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ", đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã có những đánh giá quan trọng trong công tác triển khai, thực hiện của Ủy ban nhân dân các tỉnh, về các chủ trƣơng và chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản, những kết quả đã đạt đƣợc trong công tác nuôi trồng về diện tích, năng suất và sản lƣợng, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đồng thời, đề tài này cũng tiếp tục làm rõ những vấn đề về nguyên nhân khách quan, chủ quan và khó khăn còn tồn tại đối với các khu vực các tỉnh ven biển. Song, đây là đề tài mang tính tổng quan chung, giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng thể đối với 3 nuôi trồng thủy sản trên cả nƣớc. Đề tài có giá trị lý luận cao đối với việc đƣa ra những định hƣớng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. - "Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" vừa đƣợc Chính phủ phê duyệt. Đây chính là nền tảng xây dựng phƣơng hƣớng, định hƣớng cũng nhƣ mục tiêu phát triển của Việt Nam nói chung và các địa phƣơng nói chung. Mục tiêu chung của Quy hoạch tổng thể là ngành thủy sản cơ bản đƣợc công nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục phát triển toàn diện, hiệu quả bền vững, trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế, từng bƣớc nâng cao thu nhập và mức sống của nông, ngƣ dân; đồng thời bảo vệ môi trƣờng sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Theo đó, quy hoạch của các địa phƣơng, trong đó có Thanh Hóa cũng cần phải phù hợp với nội dung Quy hoạch này. - "Định hƣớng phát triển thủy sản Việt Nam đến 2010", đề tài khoa học cấp Bộ do GS.TS Hoàng Thị Chỉnh làm chủ nhiệm. Nội dung đề tài phân tích rõ các vấn đề nội tại cũng nhƣ các giải pháp định hƣớng phát triển thủy sản trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21. Đây là một trong số những nghiên cứu tổng hợp phân tích và đƣa ra định hƣớng cho sự phát triển 10 năm của ngành Thủy sản Việt Nam. Đây cũng là một trong số những tài liệu tham khảo tốt về mặt lý luận, đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu so sánh các thời kỳ trong lĩnh vực thủy sản. - "Những giải pháp thị trƣờng cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam", đề tài khoa học cấp Bộ do GS.TS Võ Thanh Thu làm chủ nhiệm. Đề tài có tính thực tiễn cao, một số giải pháp khuyến nghị có khả năng áp dụng vào thực tế. Nội dung nghiên cứu là tài liệu tốt đối với việc tham vấn các giải pháp đối với hoạt động chế biến và tiêu thụ thiên về xuất khẩu thủy sản. 4 - “Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông cửu long đến năm 2015, và định hƣớng đến năm 2020”( 2009) Bộ Nông nghiệp phát triển Nông thôn- Viện Kinh tế và quy hoạch Thủy sản. Tài liệu này chủ yếu phục vụ hoạt động phân tích tình hình thực tế và định hƣớng quy hoạch. Từ các kết quả thu đƣợc đối với hoạt động thủy sản trong vùng, và căn cứ mức độ phù hợp áp dụng tại địa bàn tỉnh thì nội dung quy hoạch là nguồn tài liệu tốt để đề xuất các giải pháp, mô hình để đƣa ra khuyến nghị quy hoạch hợp lý phù hợp với địa phƣơng. - Lâm Văn Mẫn (2006) Phát triển bền vững ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông cửu long đến năm 2015, Luận văn Tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố HCM, Hồ Chí Minh. - Tạ Kim Sen (2014) Xuất khẩu thủy sản tỉnh Thanh Hóa, thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và phân tích trƣớc đây đều mang lại những ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Các nội dung nghiên cứu đã phân tích toàn diện ngành thủy sản Việt Nam đầy đủ các khía cạnh nhƣ: khai thác, nuôi trồng, chế biến, đến tiêu thụ thủy sản, đồng thời đƣa ra các định hƣớng phát triển, các quy hoạch đối với ngành và nhiều giải pháp thực hiện. Trong nhiều năm qua, hoạt động liên quan đến phát triển ngành thủy sản đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các cơ quan quản lý thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các vấn đề khác nhau của hoạt động thủy sản đã đƣợc phân tích khá sâu sắc và cặn kẽ. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu phát triển thủy sản còn đặt trong mối liên hệ mật thiết với các vấn đề tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sinh thái, giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo. Nhờ đó, nhận thức về phát triển thủy sản đã trở nên phổ biến hơn. 2.2. Tính cần thiết của đề tài 5 Các công trình nghiên cứu nghiên cứu ngành Thủy sản Việt Nam và lĩnh vực thủy sản tỉnh Thanh Hóa nói trên cơ bản đã đánh giá tƣơng đối đầy đủ các vấn đề phát triển tổng thể, hài hòa kinh tế - xã hội – môi trƣờng ngành thủy sản Việt Nam nói chung, thủy sản tỉnh Thanh Hóa nói riêng theo hƣớng phát triển bền vững. Tuy nhiên, các nội dung nghiên cứu ngành thủy sản Thanh Hóa một cách tƣơng đối toàn diện trên khía cạnh mối tƣơng quan với quy hoạch phát triển tổng thể vùng nhằm mục tiêu phát triển bền vững chƣa thực sự nổi bật. Thông qua am hiểu cá nhân và điều tra thực tiễn của cá nhân, tác giả đánh giá: riêng ngành Thủy sản Thanh Hóa cần phải đƣợc nghiên cứu và quản lý theo hƣớng đồng bộ và tổng thể hơn, không phân biệt, phân chia thành các địa phƣơng riêng biệt trực thuộc tỉnh. Điều này đƣợc rút ra từ một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, là sự tƣơng đồng về địa hình, chế độ thủy văn, điều kiện khí hậu, hệ thống thủy lợi liên thông giữa các địa phƣơng trong tỉnh. Theo đó, có thể nhận định đƣợc sự tƣơng đồng trên cơ sở bắt nguồn từ các yếu tố sinh thái, các đặc điểm thủy, lý, hóa trong quá trình phát triển thủy sản toàn tỉnh. Thứ hai, sự tƣơng đồng về các điều kiện cũng nhƣ môi trƣờng tại các địa phƣơng, đồng bộ trong quy trình chăn nuôi, khai thác, xử lý cũng tạo ra những hệ quả tƣơng đồng. Có thể nói một số vấn đề liên quan nhƣ ảnh hƣởng tiêu cực của khai thác cạn kiệt tài nguyên, sản xuất và tiêu thụ thủy sản, ô nhiễm môi trƣờng do xử lý thủy sản trong quá trình chế biến hay bệnh dịch tại các huyện… Thứ ba, những nghiên cứu trƣớc đây đối với đề tài thủy sản tại Thanh Hóa đƣợc dựa trên số liệu và thực tế quản lý, tổ chức sản xuất đối với từng địa phƣơng. Nội dung quy hoạch phát triển thủy sản giữa các huyện trong tỉnh Thanh Hóa thiếu tính đồng nhất trong toàn tỉnh nói riêng đồng bộ với quy mô vùng nói chung, làm giảm sự phát triển của kinh tế tổng thể vùng. Không những vậy, hoạt động cạnh tranh theo hƣớng tự phát đã tác động tiêu cực đến công tác quản lý chất lƣợng con giống và chất lƣợng nguồn nƣớc, dẫn đến khó kiểm soát đƣợc tình trạng dịch bệnh 6 lây nhiễm giữa các địa phƣơng trong vùng, hay khó quản lý tình trạng cạnh tranh mua bán nguyên liệu đầu vào, tìm thị trƣờng tiêu thụ,... Thứ tƣ, cho đến nay, ngành thủy sản Thanh Hóa chƣa thực sự hoàn thiện xây dựng chiến lƣợc phát triển trên phạm vi toàn tỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc chƣa có căn cứ và cơ sở lựa chọn bố trí khu vực phát triển thích hợp với từng loại thủy sản căn cứ vào thích ứng của các huyện, các tiểu vùng dựa trên các lợi thế về điều kiện kinh tế xã hội. Có thể nói, những nhân tố mới trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa tác động không nhỏ đến phát triển ngành Thủy sản Thanh Hóa trong tƣơng lai mà những nghiên cứu trƣớc đề cập chƣa thực sự sâu. Từ những lý do trên, tác giả nhận định thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát hiện và có hƣớng điều chỉnh kịp thời để định hƣớng quy hoạch phát triển bền vững đối với ngành thủy sản Thanh Hóa. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận, đánh giá tiềm năng và các nhân tố tác động, mục tiêu của đề tài luận văn nhằm hƣớng đến gồm 3 nội dung chính: Một là, dƣới góc nhìn theo quan điểm phát triển bền vững, luận văn nghiên cứu và vận dụng lý thuyết phát triển bền vững để phân tích thực trạng ngành Thủy sản tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua (xem xét các khía cạnh về khai thác, nuôi trồng và chế biến, tiêu thụ thủy sản…) Hai là, xuất phát từ những nội dung nghiên cứu nhằm làm rõ những mâu thuẫn cụ thể giữa phát triển kinh tế thủy sản với bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng sinh thái; từ đó, nhận diện, đánh giá những vấn đề kinh tế - xã hội đang nảy sinh trong quá trình phát triển thủy sản tại Thanh Hóa. Cuối cùng, căn cứ những vấn đề nghiên cứu, những nhận định và đánh giá đã đƣợc minh chứng và làm rõ ở các nội dung trên, tác giả đƣa ra và khuyến nghị hệ 7 thống giải pháp nhằm hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hƣớng tầm nhìn xa hơn. Từ những mục tiêu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận văn gồm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, hình thành các căn cứ thực tiễn về phát triển bền vững ngành thủy sản nói chung. - Phân tích hiện trạng, tình hình cũng nhƣ đánh giá tổng quan về ngành thủy sản Thanh Hóa những năm qua (mốc từ năm 2010 trở lại đây). Căn cứ số liệu và dẫn chứng một số hoạt động phát triển thủy sản trên địa bàn một số huyện của tỉnh, từ đó đƣa ra các đánh giá về thực trạng và phát hiện vấn đề. - Căn cứ những nội dung phát hiện từ nhiệm vụ nghiên cứu 2, đƣa ra một số định hƣớng nhằm khuyến nghị các giải pháp tổng thể cho ngành thủy sản Thanh Hóa với định hƣớng bền vững. Thông qua những lý luận cơ bản về phát triển bền vững, tác giả cũng đề xuất những định hƣớng và tầm nhìn phát triển (theo quan điểm ngƣời viết) về phát triển thủy sản Thanh Hóa theo hƣớng bền vững, tầm nhìn 10-20 năm tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề về khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ thủy sản; Tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực để phát triển thủy sản. Việc sử dụng các nguồn lực xét trên quan điểm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Thời gian: từ năm 2010 đến năm 2013; và đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp phát triển thủy sản bền vững đến năm 2020. - Về nội dung: Quá trình phát triển bền vững ngành thủy sản đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ quản lý kinh tế. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tiếp cận khoa học: Cách tiếp cận khoa học của luận văn chú trọng tiếp cận với xu thế phát triển Thủy sản bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn và Chƣơng trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại các địa phƣơng của Thanh Hóa và một số tỉnh/Thành phố tiêu biểu. Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu các công trình khoa học đã đƣợc thừa nhận, nội dung luận văn chọn lọc những bài học kinh nghiệm đã đƣợc tổng kết từ các nƣớc trong khu vực và các địa phƣơng sản xuất thủy sản trong nƣớc, đồng thời căn cứ các định hƣớng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển bền vững kinh tế - xã hội làm cơ sở phân tích, đề xuất các giải pháp. Ngoài ra, với chuyên ngành đã học, luận văn có vận dụng một số lý thuyết của các tổ chức, các nhà khoa học về khía cạnh kinh tế, môi trƣờng trong và ngoài nƣớc về phát triển bền vững dựa trên nền tảng kinh tế học, xã hội học, sinh thái học để làm luận cứ chứng minh cho nhận định của tác giả. Nghiên cứu kế thừa: Hoạt động nghiên cứu kế thừa đƣợc sử dụng và thể hiện thông qua các nội dung thu thập thông tin, số liệu thống kê, từ thông tin trong ngành hay các trang tài liệu khác. Ngoài ra, Luận văn cũng căn cứ vào các số liệu thống kê dạng thô. Thông qua các số liệu và nội dung cần phân tích, từ đó đƣa ra các nhận định, đánh giá và quan điểm của cá nhân tác giả.Kế thừa những quan điểm, cơ chế chính sách, các quy hoạch của ngành và của tỉnh Thanh Hóa để đƣa ra những giải pháp thực tiễn phù hợp với tình hình từng địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, cũng từ các số liệu này, luận văn tổng hợp các nội dung liên quan đến chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, qua hoạt động nghiên cứu phân tích so sánh vấn đề, từ đó rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. Phương pháp khảo sát thực địa: Ngoài ra, để bổ sung nội dung thông tin và nghiên cứu thực tiễn, tác giải cũng thực hiện điều tra khảo sát thực địa tại một số vùng sinh 9 thái đặc trƣng ven biển thuộc huyện Kim Sơn và vùng thủy sản nội đồng thuộc các huyện. Khảo sát một số cơ sở sản xuất giống, chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các bản đồ địa lý kinh tế và môi trƣờng sinh thái của Thanh Hóa để phân tích, đánh giá tiềm năng và quy hoạch không gian phát triển đối với ngành Thủy sản. Thông qua đây, tác giả cũng có những đánh giá hiệu quả việc xóa đói giảm nghèo của ngƣời dân khi chuyển đổi cơ cấu nông thôn, hƣớng trọng tâm sang hoạt động phát triển thủy sản. 6. Đóng góp của luận văn Từ mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu trên, kế thừa các kết quả của các công trình trƣớc, những đóng góp của luận văn bao gồm: Các khía cạnh, các mặt của hoạt động thủy sản tỉnh Thanh Hóa đƣợc nghiên cứu theo hƣớng chung trong một tổng thể theo quan điểm phát triển bền vững. Qua đó, tổng hợp rút ra một số bất cập của ngành thủy sản Thanh Hóa trong thời gian qua trong sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng và những vấn đề xã hội. Kết hợp với những đánh giá về thực trạng ngành, luận văn đƣa ra hệ thống các giải pháp để phát triển bền vững ngành thủy sản Thanh Hóa. Trong đó đề xuất những giải pháp cho từng lĩnh vực nhƣ khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ, dựa trên cơ sở khai thác một cách hợp lý các nguồn lực, đồng thời bảo vệ môi trƣờng, nâng cao hiệu quả kinh tế, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội trong tỉnh. Luận văn cũng nghiên cứu những đề xuất, những kiến nghị về phát triển thủy sản Thanh Hóa, sự phối hợp chung thống nhất giữa các ngành hữu quan (nông nghiệp, khoa học – công nghệ, tài nguyên môi trƣờng, tài chính, ngân hàng, thƣơng mại, kế hoạch và đầu tƣ) nhằm tạo điều kiện phát triển đồng bộ, toàn diện và bền vững ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng