Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn tp hà nội...

Tài liệu Luận văn phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn tp hà nội

.PDF
113
638
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THỊ KIM THANH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THỊ KIM THANH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƢU QUỐC ĐẠT Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là khách quan, trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc bản luận văn này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS.Lƣu Quốc Đạt đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn để tôi có đƣợc kết quả ngày hôm nay. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô khoa Kinh Tế Chính Trị, Phòng Đào tạo Sau Đại học và các thầy, cô giáo trong trƣờng đã trực tiếp giảng dạy cho tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm khuyến công TP Hà Nội, Phòng Quản lý TTCN - Làng nghề, Phòng quản lý công nghiệp Sở Công Thƣơng Thành phố Hà Nội và các phòng ban chức năng đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài. Do thời gian thực hiện luận văn có hạn, năng lực tiếp cận vấn đề của tôi còn hạn chế nên việc thực hiện luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định . Vì vậy , tôi kính mong quý thầy cô và bạn đọc góp ý để luận văn của tôi tiế p tu ̣c đƣợc hoàn chỉnh và đầy đủ hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ ............4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................4 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp tại các làng nghề ..............................6 1.2.1. Một số khái niệm chung............................................................................6 1.2.2. Vai trò của công nghiệp tại các làng nghề.............................................10 1.2.3. Nội dung phát triển công nghiệp tại các làng nghề ...............................12 1.2.4. Tiêu chí phát triển công nghiệp tại các làng nghề. ................................14 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển công nghiệp tại các làng nghề ...17 1.3. Sự cần thiết phải phát triển công nghiệp tại các làng nghề ...........................21 1.4. Kinh nghiệm thực tế ......................................................................................23 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................32 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................32 2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................................33 2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu .............................................................................33 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI ......................................................................35 3.1. Tổng quan chung và tình hình phát triển làng nghề Hà Nội..........................35 3.1.1. Tổng quan làng nghề Thành phố Hà Nội ...............................................35 3.1.2. Tình hình phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn Thành Phố ..........38 3.2. Cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp tại các làng nghề. .......................45 3.3. Thực trạng phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội. .....48 3.3.1. Chương trình truyền nghề tiểu thủ công nghiệp ....................................49 3.3.2. Chương trình về khoa học công nghệ.....................................................52 3.3.3. Chương trình về thông tin, tuyên truyền và quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề: ...............................................................................................55 3.3.4. Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất. ............................................................................................................57 3.3.5. Chương trình nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề: .................................................................58 3.3.6. Chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm làng nghề tiêu biểu: .............58 3.3.7. Chương trình hỗ trợ các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin.............59 3.3.8. Chương trình hợp tác với các tỉnh, thành phố và các chương trình khác ....59 3.4. Kết quả triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp tại các làng nghề giai đoạn 2010 đến 2015 ...............................................60 3.4.1. Kết quả thực hiện chính sách của Trung ương ......................................60 3.4.2. Kết quả thực hiện chính sách của Thành phố: .......................................61 3.4.3. Kết quả thực hiện chính sách của các quận, huyện, thị xã ....................66 3.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội ......................................................................................................67 3.5.1. Các yếu tố về tự nhiên ............................................................................67 3.5.2. Các yếu tố kinh tế ...................................................................................68 3.5.3.Các yếu tố xã hội .....................................................................................70 3.5.4. Về thị trường ...........................................................................................75 3.6. Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.............................................................................................................77 3.6.1. Những kết quả chủ yếu ...........................................................................77 3.6.2. . Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................79 3.6.3. Những vấn đề đặt ra ...............................................................................84 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ ĐẾN NĂM 2020 ...............................................................................86 4.1. Bối cảnh kinh tế xã hội mới ...........................................................................86 4.2. Định hƣớng phát triển ....................................................................................86 4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội ................................................................................................94 4.3.1. Về quản lý nhà nước ...............................................................................95 4.3.2. Về nguồn vốn cho phát triển làng nghề: ................................................95 4.3.3. Về công tác đào tạo nghề, khoa học công nghệ, môi trường: ................96 4.3.4. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, Hiệp hội, Câu lạc bộ. ...............................................................................................................96 KẾT LUẬN ...............................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................101 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Stt Nguyên nghĩa 1 CEPT/AFTA Thuế suất ƣu đãi 2 CNH Công nghiệp hóa 3 CNHNT Công nghiệp hóa nông thôn 4 CNNT Công nghiệp nông thôn 5 CN – TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 6 DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân 7 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 8 HĐH Hiện đại hóa 9 HTX Hợp tác xã 10 JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản 11 KCNLN Khu công nghiệp làng nghề 12 KT-XH Kinh tế - xã hội 13 TCMN Thủ công mỹ nghệ 14 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 15 TP Thành phố 16 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 17 SXCN Sản xuất công nghiệp 18 UBND Ủy ban nhân dân 19 WB Ngân hàng thế giới i DANH MỤC BẢNG BIỂU Stt Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 Vốn đầu tƣ 69 6 Bảng 3.6 Dự báo Dân số Thủ đô Hà Nội 71 Tổng số làng nghề UBND TP Hà Nội công nhận đến năm 2014 Kết quả thực hiện một số chính sách khuyến công về phát triển làng nghề Chƣơng trình về khoa học công nghệ phát triển làng nghề Chƣơng trình về thông tin, tuyên truyền và quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm làng nghề ii Trang 37 51 54 56 DANH MỤC HÌNH Stt Hình 1 Hình 3.1 2 Hình 4.1 3 Hình 4.2 4 Hình 4.3 5 Hình 4.4 Nội dung Hiện trạng làng nghề Thành phố Hà Nội GTSX Làng nghề trong tổng GTSX Công nghiệp thành phố Thu nhập bình quân Trang 38 91 92 Quy hoạch phát triển làng nghề TP Hà Nội đến năm 2030 Giá trị sản xuất làng nghề iii 92 93 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi đƣợc mở rộng Thủ đô Hà Nội có diện tích 3.344,6 km2, với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng, có nền văn hoá lâu đời đặc biệt là nơi hội tụ nhiều làng nghề thủ công truyền thống nhất cả nƣớc với bề dày phát triển hàng trăm năm đã sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật, mỹ thuật cao phục vụ tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Trong những năm qua ngành công nghiệp - TTCN của Thành phố Hà Nội ngày càng đổi mới và đạt đƣợc những thành tựu nhất định. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, hiệp hội ngành nghề đã quan tâm đến sự phát triển của nghề, làng nghề với sự năng động sáng tạo của nhân dân, nên nhiều nghề, làng nghề đã đƣợc khôi phục, củng cố và phát triển. Đến năm 2015 Thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề chiếm 58,8% số làng của toàn Thành phố trong đó có 287 làng nghề đã đƣợc UBND thành phố công nhận với 244 làng nghề truyền thống. Quá trình hình thành và phát triển của nghề, làng nghề truyền thống gắn liền với quá trình phát triển CN - TTCN ở nông thôn đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố, đời sống của ngƣời lao động đƣợc nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nghề, làng nghề vẫn mang tính tự phát, và gặp phải không ít những khó khăn nhƣ: thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm, khả năng cạnh tranh thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chƣa tạo nhiều thƣơng hiệu hàng hoá, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, một số sản phẩm truyền thống bị mai một, suy giảm. Cơ sở hạ tầng các làng nghề nhất là đƣờng giao thông, thông tin liên lạc chƣa đồng bộ, môi trƣờng làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, chƣa có biện pháp khắc phục 1 Để nghề, làng nghề phát huy thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững, thân thiện với môi trƣờng, tạo ra những sản phẩm có nét văn hoá độc đáo riêng của từng địa phƣơng, sử dụng nguồn lao động tại chỗ, phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân khu vực nông thôn, bảo tồn phát huy giá trị văn hoá của các làng nghề truyền thống. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng, tính thời sự phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà nội có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn. Việc phát triển kinh tế nông thôn là vấn đề tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và Thành phố Hà nội nói riêng. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội” 2. Câu hỏi nghiên cứu Kết quả của luận văn nhằm trả lời câu hỏi “Cần có giải pháp gì để phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội?” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng và đƣa ra giải pháp phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội. - Nhiệm vụ nghiên cứu: với mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau: + Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển công nghiệp tại các làng nghề. + Đánh giá thực trạng công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội và chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của phát triển công nghiệp tại các làng nghề hiện nay. 2 + Đƣa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển công nghiệp tại các làng nghề - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội. + Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển công nghiệp tại làng nghề đến năm 2020. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc bố cục thành 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp tại các làng nghề. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng phát triển công nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển công nghiệp tại làng nghề đến năm 2020 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN, VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC LÀNG NGHỀ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp tại các làng nghề nói riêng. Tiêu biểu là một số nghiên cứu nhƣ sau: Đề tài khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của GS.TS Hoàng Văn Châu (2006) đã nêu bật tiềm năng về làng nghề du lịch và sự cần thiết phải phát triển mô hình làng nghề du lịch tại một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cả những mặt đƣợc và chƣa đƣợc. Đã trình bày rõ quan điểm và mục tiêu phát triển làng nghề du lịch trong những năm tới để đƣa ra giải pháp và kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan nhằm phát triển mô hình làng nghề du lịch. Đặc biệt là trong công trình đã đề xuất phƣơng án xây dựng các tour du lịch hợp lý và hiệu quả nhất để thu hút khách du lịch đến với các làng nghề. Tác giả Liên Minh (2009) cũng đã có bài tham luận “Một số vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề‟ tại Hội thảo „Nghề và làng nghề thủ công truyền thống: Tiềm năng và định hƣớng phát triển‟ đƣợc tổ chức tại Thành phố Huế (6/2009). Ông đã đƣa ra đƣợc những nhận định về việc bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống nói chung ở Việt Nam và chủ trƣơng, chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực này. Đồng thời, ông đã đƣa ra những quan điểm; mục tiêu; định hƣớng bảo tồn và phát triển làng nghề theo vùng lãnh thổ; nội dung bảo tồn và phát triển làng nghề và một số giải pháp thực hiện bảo tồn và phát triển làng nghề. Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc “Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy CNH HĐH nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng Nguyễn Đình Phan và các cộng sự đã tập trung làm rõ thực trạng của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng và một số chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng theo hƣớng CNH-HĐH. 4 Luận án tiến sĩ: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trong quá trình CNH - HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội” năm 2000 của tác giả Mai Thế Hớn đã đi sâu phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển các làng nghề truyền thống cả các mặt đƣợc và chƣa đƣợc cũng nhƣ các vấn đề đặt ra cần giải quyết nhƣ: Chủ trƣơng, chính sách – pháp luật; vốn đầu tƣ cho sản xuất; vấn đề môi trƣờng; về thị trƣờng và tiêu thụ sản phẩm; trình độ lao động. Đề ra những giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống theo hƣớng CNH – HĐH. Công trình nghiên cứu: “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” của tác giả Bạch Thị Lan Anh năm 2010. Nghiên cứu đã chỉ ra những thuận lợi - khó khăn tồn tại trong phát triển làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm khu vực Bắc Bộ và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục khó khăn còn tồn tại. Công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ: “Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020” của tác giả Trinh Kim Liên năm 2013. Tác giả đã nghiên cứu lý luận về làng nghề và phát triển làng nghề hàng xuất khẩu, tình hình phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian qua và đƣa ra định hƣớng giải pháp phát triển làng nghề hàng xuất khẩu trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020. Bài báo “Làng nghề và bảo vệ môi trƣờng làng nghề theo hƣớng phát triển bền vững” của tác giả Chu Thái Thành đăng trên tạp chí cộng sản tháng 11 năm 2009 chỉ ra những đóng góp và thách thức trong sự phát triển làng nghề hiện nay. Bài báo cũng nêu các số liệu dẫn chứng chỉ số mức độ ô nhiêm môi trƣờng trong làng nghề. Đƣa ra các vấn đề cần giải quyết nhƣ: chú trọng chính sách phát triển bền vững làng nghề, quy hoạch không gian làng nghề, tăng cƣờng quản lý môi trƣờng tại các làng nghề, phát hiện và xử lý triệt để các làng nghề gây ô nhiễm. Bài báo “Một số giải pháp phát triển bền vững làng nghề đá mỹ nghệ Non Nƣớc” của tác giả ThS.Lê Đức Viên - Võ Thị Phƣơng Ly (Thông tin khoa học Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng. 10/2009) chỉ ra những tồn tại và đƣa ra giảỉ pháp nhằm phát triển bền vững làng nghề đá mỹ nghệ Non nƣớc. 5 Đánh giá chung: Tất cả những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu làng nghề, làng nghề truyền thống tập trung ở các lĩnh vực chính sau: + Một là, nghiên cứu tổng quan về tình hình hoạt động của công nghiệp nông thôn; thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn; + Hai là, nghiên cứu về tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp và những vấn đề môi trƣờng tác động đến làng nghề; + Ba là, nghiên cứu về tình hình SXKD của làng nghề, làng nghề truyền thống từ lao động, công nghệ, vốn, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm… trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chƣa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng phát triển công nghiệp tại làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội. 1.2. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp tại các làng nghề 1.2.1. Một số khái niệm chung 1.2.1.1. Khái niệm về phát triển Để phản ánh sự tiến bộ của một quốc gia hay một nền kinh tế trong một giai đoạn, ngƣời ta hay dùng thuật ngữ tăng trƣởng và phát triển. Tăng trƣởng: chỉ sự biến đổi về lƣợng theo hƣớng tăng lên, đi lên. Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô hoặc tốc độ gia tăng sản lƣợng, có nghĩa là tăng thêm về kết quả các hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế hay một tổ chức trong một thời kỳ nhất định. Phát triển: là nói về sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn, với trình độ và chất lƣợng cao hơn. Phát triển kinh tế đƣợc hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, bao gồm cả sự tăng lên về lƣợng và sự thay đổi tiến bộ về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo đó, phát triển công nghiệp tại các làng nghề là sự tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ cấu tổ chức sản xuất của làng nghề ở hai mức độ từ thấp lên cao thể hiện ở việc mở rộng về quy mô sản xuất, sự gia tăng về mức đóng góp cho 6 ngân sách và thu nhập bình quân một đầu ngƣời, việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề, ... 1.2.1.2. Khái niệm công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực xuất vật chất - một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội; trình độ và tính chất phát triển ngành công nghiệp là thƣớc đo đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và đƣợc coi là nền tảng, là cơ sở của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó đặc trƣng cho trình độ phát triển và vững mạnh của nền kinh tế quốc dân. Đó là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm đƣợc chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Hoạt động kinh tế này thƣờng đƣợc sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ bởi các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. 1.2.1.3. Khái niệm công nghiệp tại các làng nghề Công nghiệp tại các làng nghề là một bộ phận của công nghiệp nông thôn đƣợc phân bố ở nông thôn bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu, cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn do chính quyền địa phƣơng quản lý về mặt nhà nƣớc. Với khái niệm trên, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có các đặc điểm thuộc phạm trù công nghiệp nông thôn, cụ thể: - Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ tính thuần nông sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công công nghiệp - dịch vụ, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên. - Tạo ra nhiều việc làm mới cho ngƣời dân, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cƣ dân nông thôn. - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở nông theo hƣớng hiện đại, văn minh. - Phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng và ngành công nghiệp của cả nƣớc. Phát triển công nghiệp tại các làng nghề là quá trình tạo lập các yếu tố cần 7 thiết về vốn, kỹ thuật công nghệ, lao động, thị trƣờng và chính sách thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp tại các làng nghề. 1.2.1.4. Khái niệm làng nghề Theo quan điểm của Chính phủ và một số Bộ, ngành liên quan khái niệm về nghề và các loại hình làng nghề nhƣ sau: * Làng nghề: Là một hoặc nhiều cụm dân cƣ ấp, thôn, ấp, bản làng, buôn, phun sóc, hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tiêu chí để đƣợc công nhận làng nghề nhƣ sau: - Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. - Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. - Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nƣớc. * Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất 1 nghề truyền thống theo quy định tại thông tƣ số 116/2006, TT - BNN. Đối với những làng chƣa đạt tối thiểu 30% tổng số hộ và 2 năm sản xuất kinh doanh làng nghề ổn định nhƣng có ít nhất 1 nghề truyền thống đƣợc công nhận theo quy định của thông tƣ 116/2006, TT - BNN thì cũng đƣợc công nhận làng nghề truyền thống. Tiêu chuẩn làng nghề truyền thống ở Hà Nội: Theo Quyết định số 85/2009 QĐ - UBND ngày 2/7/2009 của UBND Thành phố Hà Nội. (1). Về thời gian: Là làng có nghề đƣợc hình thành trên 50 năm tính đến ngày làng đƣợc đề nghị xét danh hiệu làng nghề truyền thống. (2). Về kinh tế: Có giá trị sản xuất từ ngành nghề nông thôn của làng chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng. (3). Về sử dụng lao động: Có tối thiểu 30% số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. 8 (4). Bảo đảm vệ sinh môi trƣờng và an toàn lao động theo các quy định hiện hành. (5). Chấp hành tốt đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, các quy định của Thành phố và địa phƣơng. (6). Sản phẩm làm ra phải mang bản sắc văn hoá dân tộc, phải gắn với tên tuổi của làng. (7). Đối với những làng nghề chƣa đáp ứng tiêu chuẩn của môi trƣờng theo quy định tại điểm 4 vẫn đƣợc xem xét công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống khi đã có các đề án, dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi trƣờng và đề ra các biện pháp xử lý khắc phục ô nhiễm môi trƣờng. * Làng nghề mới: Là làng nghề đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình thành và phát triển. * Nghề truyền thống: Là nghề đƣợc hình thành từ lâu đời, tạo ra sản phẩm độc đáo có tính riêng biệt, đƣợc lƣu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Nghề đƣợc công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau: - Nghề đã xuất hiện tại địa phƣơng từ 50 năm tính đến thời điểm công nhận. - Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc. - Nghề gắn với tên tuổi của 1 hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi làng nghề. * Làng có nghề: Là làng đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong đó làng có số hộ, số lao động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10% trở lên. 1.2.1.5. Phân loại nghề, làng nghề * Phân loại nghề - Theo tính chất kinh tế: Dựa vào giá trị sử dụng các sản phẩm có thể phân loại nghề theo nhóm nhƣ: nghề thủ công mỹ nghệ và nghề chế biến 9 - Theo tính chất kỹ thuật: + Nghề kỹ thuật đơn giản (đan, lát, chế biến lƣơng thực, thực phẩm...). + Nghề kỹ thuật phức tạp (kim hoàn, gốm sứ, đúc đồng, chạm khảm...) * Phân loại làng nghề. Có nhiều cách phân loại làng nghề nhƣ: - Theo lịch sử hình thành và phát triển các nghề: làng nghề truyền thống, làng nghề mới... - Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh: làng nghề TTCN, làng nghề cơ khí chế tác, làng nghề dịch vụ... - Theo quy mô làng nghề: làng nghề quy mô lớn, làng nghề quy mô nhỏ... - Theo loại hình kinh doanh của làng nghề: làng nghề truyền thống chuyên doanh, làng nghề kinh doanh tổng hợp, làng nghề chuyên doanh sản phẩm truyền thống vừa phát triển ngành nghề mới... - Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề: các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp, vừa sản xuất kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp. Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp. Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu. - Phân loại làng nghề theo tác động môi trƣờng về ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn…), về ô nhiễm nguồn nƣớc (nƣớc mặt, nƣớc ngầm), về ô nhiễm chất thải rắn. Các khái niệm và phân loại nghề, làng nghề trên đây là cơ sở để Thành phố ban hành các chính sách công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống... 1.2.2. Vai trò của công nghiệp tại các làng nghề Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Công nghiệp tại các làng nghề có vai trò quan trọng và tích cực, góp phần tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch lao động từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp với hiệu quả cao hơn. Công nghiệp phát triển không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn giải quyết và tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhiều làng nghề có trên 80% lao động phi nông nghiệp. Ngoài việc giải quyết việc làm cho lao động tại các làng nghề, thì CNNT còn góp 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất