Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh nghệ an...

Tài liệu Luận văn phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh nghệ an

.PDF
105
706
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------- o0o --------- MAI SỸ THANH SƠN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------- o0o --------- MAI SỸ THANH SƠN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Hà Văn Hội Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi. Số liệu sử dụng trong luận văn đƣợc thu thập, thông kê có cơ sở khoa học, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn đƣợc kế thừa nhiều kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, các kế thừa đó đều đƣợc đƣa ra trong luận văn dƣới dạng trích dẫn, nguồn gốc trích dẫn đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. TÁC GIẢ Mai Sỹ Thanh Sơn LỜI CẢM ƠN Muốn thành công bạn phải nỗ lực thực hiện, kết quả sẽ đến. Với nhiều nỗ lực, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn của mình với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của nhiều ngƣời mà có lẽ tôi không bao giờ quên đƣợc. Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn đáng kính là PGS.TS.Hà Văn Hội đã giúp đỡ tôi trong suốt hành trình bắt đầu thai nghén cho đến khi hoàn thành đề tài, các thầy cô giáo TS.Trần Quang Tuyến, PGS.TS.Phạm Thị Hồng Điệp, TS.Nguyễn Thị Hoài đã trao đổinhiều ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.Các thầy, cô không những cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu về khoa học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi, mà còn là những động viên tinh thần lớn lao đối với tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc ở Bộ Y tế, sở y tế Nghệ An, bảo hiểm xã hộiViệt Nam đã cung cấp cho tôi nhiều ý kiến chuyên môn, số liệu điều kiện thuận lợi để tôi thu thập dữ liệu cho luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ, vợ và 2 con đã giúp tôi có đủ thời gian, vật chất và đặc biệt là tinh thần rất lớn để tôi có thể tập trung vào công việc này. Có thể do một số hạn chế nên kết quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn, tuy nhiên tôi cũng muốn dành tặng kết quả này cho những ngƣời thân trong gia đình đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian qua. Và cuối cùng tôi muốn dành tặng luận văn này cho ngƣời cha kính yêu khi còn sống đã luôn nhắc nhở động viên tôi phải không ngừng học tập để trở thành con ngƣời hiểu biết và có ích cho xã hội. Ngƣời viết Mai Sỹ Thanh Sơn MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ 6 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Y TẾ NGHỆ AN .................................... 13 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 13 1.1.1. Lý luận về dịch vụ và dịch vụ y tế ................................................... 13 1.1.2. Nội dung và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ y tế.............................................................................................................. 14 1.1.3. Sự cần thiết, điều kiện và giải pháp phát triển dịch vụ y tế ............ 18 1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ y tế ................................... 22 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ y tế ............................... 22 1.2.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ y tế .................................................... 30 1.2.3. Điều kiện cơ bản để phát triển dịch vụ y tế ..................................... 34 1.2.4. Nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ y tế ................ 34 1.3. Sự cần thiết khách quan phải phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An........................................................................................................ 39 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 41 2.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp .......................................................... 41 2.2. Phƣơng pháp thống kê, thu thập dữ liệu ............................................... 44 2.3. Phƣơng pháp so sánh ............................................................................. 45 2.4. Phƣơng pháp case study ........................................................................ 48 2.5. Phƣơng pháp chuyên gia ....................................................................... 50 1 2.6. Phƣơng pháp phân tích SWOT ............................................................. 51 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ................................ 55 3.1. Thực trạng phát triển mạng lƣới, quy mô cơ sở y tế ............................. 55 3.1.1. Thực trạng phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ......................... 55 3.1.2. Đầu tư của NSNN cho lĩnh vực y tế ................................................ 61 3.2. Thực trạng về phát triển các loại hình dịch vụ y tế ............................... 63 3.2.1. Y học dự phòng ................................................................................ 63 3.2.2. Khám bệnh, chữa bệnh .................................................................... 64 3.3. Chất lƣợng cung cấp dịch vụ y tế .......................................................... 66 3.3.1. Chất lượng nguồn nhân lực............................................................. 66 3.3.2. Phát triển chuyên môn kỹ thuật cao ................................................ 69 3.4. Chỉ số sức khỏe của ngƣời dân tỉnh Nghệ An: ..................................... 71 3.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................................................................ 75 3.5.1. Điểm mạnh....................................................................................... 75 3.5.2. Điểm yếu .......................................................................................... 76 3.5.3. Cơ hội .............................................................................................. 77 3.5.4. Thách thức ....................................................................................... 78 3.6. Chính sách nhà nƣớc tác động đến phát triển dịch vụ y tế tại Nghệ An ...................................................................................................................... 78 3.6.1. Chính sách của chính phủ ............................................................... 78 3.6.2. Chính sách của địa phương............................................................. 80 2 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ................................................... 82 4.1. Định hƣớng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến 2020 và tầm nhìn 2030 ................................................................. 82 4.1.1. Định hướng phát triển chung .......................................................... 82 4.1.2. Định hướng phát triển cụ thể .......................................................... 82 4.2. Đề xuất một số giải pháp cơ bản ........................................................... 84 4.2.1. Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế .................................... 84 4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...................................... 86 4.2.3. Đẩy mạnh xã hội hoá và lộ trình tự chủ về tài chính của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế ................................................................................. 88 4.2.4. Phát triển đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ y tế ........... 88 4.2.5. Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ................................................ 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 7 Bảng 3.6 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 11 Bảng 3.11 12 Bảng 3.12 13 Bảng 3.13 14 Bảng 3.14 15 Bảng 3.15 Nội dung Quy mô giƣờng bệnh của các cơ sở y tế tuyến tỉnh trên địa bàn Nghệ An năm 2014. Quy mô giƣờng bệnh của các cơ sở y tế tuyến huyện trên địa bàn Nghệ An năm 2014. Quy mô giƣờng bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn Nghệ An năm 2014. Giƣờng bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An Tỷ lệ khoa/phòng theo phân hạng bệnh viện của một số bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Nghệ An NSNN cấp cho ngành y tế Nghệ An hằng năm Tình hình tham gia BHYT tại tỉnh Nghệ An Kết quả tiêm chủng cho các cháu dƣới 1 tuổi trên địa bàn tỉnh Nghệ An Số lƣợt ngƣời khám bệnh trên địa bàn Nghệ An Số lƣợt ngƣời bệnh điều trị nội trú trên địa bàn Tỉnh Nghệ An Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực y tế ở Nghệ An Nhân lực cán bộ y tế phân theo tuyến tại Nghệ An Một số chỉ số về phát triển nhân lực y tế của Tỉnh Nghệ An Phát triển chuyên môn kỹ thuật cao tại các bệnh viện ở Nghệ An (Năm 2013). Chỉ số sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An 4 Trang 56 57 58 59 60 62 62 64 65 65 67 67 68 70 72 DANH MỤC HÌNH TT Hình 1 Hình 2.1 Mô tả phƣơng pháp phân tích SWOT 54 2 Hình 3.1 Cơ cấu các nhóm đối tƣợng tham gia BHYT 63 3 Hình 3.2 Tuổi thọ trung bình theo vùng, ƣớc tính năm 2013 73 4 Hình 3.3 Tỷ suất tử vong trẻ em dƣới 5 tuổi theo vùng 74 5 Hình 3.4 Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi theo vùng, năm 2013 75 Nội dung 5 Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. Ký hiệu BHYT BHXH BS BYT BVĐK CSSK CNH, HĐH CHDCND ĐD GB GDSK HGĐ HNĐK KCB KTV NSNN PKĐK TPCP TTBYT TYT UBND XHH YHCT Nguyên nghĩa Bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội Bác sỹ Bộ Y tế Bệnh viện đa khoa Chăm sóc sức khỏe Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cộng hòa dân chủ nhân dân Điều dƣỡng Giƣờng bệnh Giáo dục sức khỏe Hộ gia đình Hữu nghị đa khoa Khám chữa bệnh Kỹ thuật viên Ngân sách nhà nƣớc Phòng khám đa khoa Trái phiếu chính phủ Trang thiết bị y tế Trạm y tế Ủy ban nhân dân Xã hội hóa Y học cổ truyền 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển lĩnh vực y tế luôn là ƣu tiên hàng đầu của mỗi một quốc gia. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng cuộc sống và là động lực tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Dịch vụ y tế là một hàng hóa không những liên quan đến sức khỏe đời sống của con ngƣời, nguồn lực của cả quốc gia mà còn liên quan đến sự phát triển lâu dài và bền vững của quốc gia đó. Đối với Việt Nam, lĩnh vực y tế đƣợc nhà nƣớc và cả xã hội đặc biệt quan tâm. Ngày nay, với sự phát triển về lĩnh vực y học trên thế giới, đầu tƣ của nhà nƣớc, mạng lƣới y tế của các địa phƣơng đã từng bƣớc đƣợc củng cố, cơ sở vật chất ngày càng đƣợc cải thiện, nhiều loại hình dịch vụ y tế phát triển ngày càng đa dạng. Hoạt động của các cơ sở y tế đang dần chuyển sang cung cấp dịch vụ y tế với nhiều mô hình và hình thức tổ chức nhƣ những doanh nghiệp dịch vụ thực sự. Trƣớc những biến chuyển nhanh nhƣ vậy, vấn đề phát triển dịch vụ y tế nhƣ thế nào để hoạt động này đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn của ngƣời dân đang đặt ra cho những nhà quản lý nhà nƣớc về kinh tế nhiều vấn đề cần giải quyết. Chiến lƣợc phát triển y tế của Việt Nam đã chỉ rõ: Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế. Nhà nƣớc tiếp tục tăng đầu tƣ đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế công lập và ngoài công lập. Khuyến khích các nhà đầu tƣ thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở y tế chuyên khoa có chất lƣợng 7 cao. Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập theo hƣớng tự chủ, công khai, minh bạch. Trong quá trình phát triển trong lĩnh vực y tế, xuất hiện mẫu thuẫn giữa lợi ích đầu tƣ và lợi ích cho xã hội nên còn nhiều biến tƣớng tiêu cực dẫn đến nhiều vấn đề nổi cộm cho xã hội liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế. Nhiều tiêu cực trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đang gây tác hại lớn đến dƣ luận xã hội trong đó công tác quản lý nhà nƣớc đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, đổi mới cơ chế quản lý y tế còn bộc lộ nhiều yếu kém. Những năm qua, nhiều công cụ và phƣơng pháp của các nhà quản lý kinh tế về y tế đã đƣợc đƣa ra và đƣợc thể chế hóa vào các văn bản pháp luật, trong hoạt động chỉ đạo của các cấp quản lý trong hệ thống Nhà nƣớc. Tuy nhiên, tại Nghệ An, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc vẫn còn khá nhiều hạn chế, vƣớng mắc dẫn đến việc phát triển dịch vụ y tế chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội và mục tiêu đã đề ra. Nghệ An có diện tích 1.649.025 ha, là tỉnh lớn nhất cả nƣớc. Nghệ An hiện có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Địa phƣơng này có địa hình phức tạp, lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết rất khắc nghiệt, dịch bệnh thƣờng diễn ra nhiều, quanh năm. Không những thế, Nghệ An là địa phƣơng đông dân đứng thứ 4 trong cả nƣớc, hiện dân số hơn 3 triệu ngƣời, nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,0 %, nhu cầu đƣợc sử dụng dịch vụ y tế rất lớn. Chính vì vậy, đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ y tế. Nghệ An có số lƣợng các tổ chức cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh rất đa dạng. Tính đến năm 2014, Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 38 bệnh viện, có 4 bệnh viện Bộ, ngành đóng trên địa bàn, tổng số giƣờng bệnh đạt 7.081 giƣờng, 480 trạm y tế xã/phƣờng/thị trấn. Hiện nay có 9 bệnh viện tƣ 8 nhân hoạt động trên địa bàn, con số này hiện chỉ ít hơn so với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, quy mô phát triển của các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế mặc dù phát triển mạnh về chiều rộng chƣa thực sự chú trọng phát triển theo chiều sâu, mạng lƣới các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đƣợc phân bố chƣa thực sự phù hợp với địa hình và vị trí địa lý, tự nhiên, theo quy hoạch vùng dẫn đến ảnh hƣởng tới sự phát triển thị trƣờng dịch vụ y tế. Ngoài ra, chất lƣợng dịch vụ y tế vẫn chƣa làm thỏa mãn đƣợc nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân địa phƣơng. Nhiều trang thiết bị hiện đại đƣợc đầu tƣ nhƣng chƣa phát huy đƣợc công suất sử dụng, giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế nhiều lúc đang gây bức xúc cho ngƣời bệnh, quy trình tổ chức KCB chƣa hoàn toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất đến với ngƣời dân địa phƣơng. Chính vì vậy, phát triển dịch vụ y tế, quản lý nhà nƣớc để phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh, hoàn thiện. Dựa trên những thực tế nhƣ trên, tôi chọn đề tài: "Phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An" làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ quản lý kinh tế của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận văn là thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu a. Tại sao cần phải phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An ? b. Thực trạng cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay nhƣ thế nào ? 9 c. Để phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần phải có điều kiện gì ? 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý luận về dịch vụ y tế, phát triển dịch vụ y tế và sự cần thiết phải phát triển dịch vụ y tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An, qua đó tìm ra đƣợc những ƣu điểm, nhƣợc điểm trong quản lý y tế về phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đƣa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ y tế ở Nghệ An theo mục tiêu đã đề ra, đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân và của xã hội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Các dịch vụ y tế cung cấp cho ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An có nhiều lĩnh vực: cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y học dự phòng nâng cao sức khỏe; phục hồi chức năng, y dƣợc học cổ truyền, sản xuất và phân phối thuốc, vật tƣ tiêu hao (VTTH) ... Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài không đề cập đến phát triển dịch vụ y tế đối với các lĩnh vực thuộc mạng lƣới sản xuất, kiểm nghiệm, phân phối thuốc, VTTH đóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Không gian: Nghiên cứu kết quả phát triển dịch vụ y tế thông qua kết quả cung cấp dịch vụ y tế về khám bệnh, chữa bệnh, y học dự phòng của hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An. (Không nghiên cứu kết quả của các bệnh viện trực thuộc bộ, ngành đóng trên địa phƣơng do không thuộc chức năng quản lý nhà nƣớc của Sở Y tế Nghệ An). 10 Thời gian: Giới ha ̣n pha ̣m vi thời gian nghiên cƣ́u trong luận văn là từ năm 2010 đến nay, có tham khảo số liệu của những năm trƣớc đó và các số liệu của tỉnh bạn trong và ngoài nƣớc. Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa đối với những nhà hoạch định chiến lƣợc phát triển y tế, quản lý y tế của ngành y tế Nghệ An trong thời gian 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Lý do đề tài lựa chọn thời gian nghiên cứu từ 2010 đến nay: Đây là thời gian lĩnh vực y tế Nghệ An ảnh hƣởng nhiều từ các định hƣớng và chính sách về phát triển y tế, có thể coi đây là thời gian "nóng" nhất trong các giai đoạn hình thành và phát triển ở nhiều góc độ, đối với cả hệ thống các cơ sở công lập và các ngoài công lập. Nhiều cơ sở ngoài công lập đang đi vào phát triển ổn định, nhiều dịch vụ kỹ thuật cao đang đƣợc triển khai ở các cơ sở đầu ngành của tỉnh. Thời gian này cũng chính là cột mốc quan trọng đầu tiên tỉnh Nghệ An đang thực hiện quy hoạch phát triển mạng lƣới khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2011-2020, những năm đầu tiên thực hiện quyết định số 2579/QĐUBND.VX của UBND tỉnh Nghệ An ngày 24/6/2013 về việc phê duyệt đề án "Nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013 đến 2020". Ngoài ra đây là thời gian tổng kết thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 16/11/2006 của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy về "Nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến 2010 và những năm tiếp theo", bắt đầu thực hiện Quyết định số 3232/QĐ-UBND.VX của UBND tỉnh Nghệ An ngày 11 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 4/4/2014 của ban thƣờng vụ tỉnh ủy về "Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Nghệ An đến năm 2020". Cuối cùng, đây cũng là giai đoạn quan trọng đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện quyết định 97/2007/UBND-CNXD ngày 29/8/2007 của UBND tỉnh 11 Nghệ An về việc "Phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc trung bộ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2020". 4. Những đóng góp mới của luận văn - Luận giải đƣợc sự cần thiết khách quan phải phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y tế ở Nghệ An giai đoạn từ 2010 đến nay, dựa trên các tiêu chí để lƣợng giá, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập trong quản lý nhà nƣớc trong phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp và định hƣớng phát triển dịch vụ y tế ở Nghệ An trong thời gian tới. Góp phần vào đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển dịch vụ y tế Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chƣơng 4: Một số giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ y tế trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. 12 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Y TẾ NGHỆ AN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Lý luận về dịch vụ và dịch vụ y tế Dịch vụ là một lĩnh vực rất rộng, dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất xã hội. Ngoài lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất ra, trong tổng sản phẩm quốc dân, sự đóng góp của khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Theo đà phát triển của lực lƣợng sản xuất xã hội và sự tiến bộ văn minh nhân loại, lĩnh vực dịch vụ phát triển hết sức phong phú. Theo C.Mác khi nghiên cứu về khái niệm dịch vụ cho rằng: "Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lƣu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con ngƣời thì dịch vụ ngày càng phát triển". Nhƣ vậy, với định nghĩa trên, C.Mác đã chỉ rõ nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ. Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì song song với nó dịch vụ cũng sẽ ngày càng phát triển. Còn Adam Smith từng định nghĩa rằng: "Dịch vụ là nghề hoang phí nhất trong tất cả các nghề nhƣ cha đạo, luật sƣ, nhạc công, ca sỹ opera, vũ công .... Công việc của tất cả bọn họ tàn lụi đúng lúc nó đƣợc sản xuất ra". Từ định nghĩa này, ta có thể nhận thấy rằng Adam Smith có lẽ muốn nhấn mạnh đến khía cạnh "không tồn trữ đƣợc" của sản phẩm dịch vụ, tức là đƣợc sản xuất và tiêu thụ đồng thời. Theo các tác giả Hoàng Thị Thu Hƣơng, 2011 trong luận văn với đề tài: Phát triển dịch vụ y tế thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kinh tế phát triển - Trƣờng đại học Đà Nẵng), tác giả Đoàn Thị Xuân Mỹ, năm 2011 trong luận văn: Phát triển dịch vụ y tế ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi (Luận văn thạc sỹ kinh tế - Trƣờng đại học Đà Nẵng) và tác 13 giả Bùi Thị Hằng, 2011 trong luận văn: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ y tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Bình Định (Luận vặn thạc sỹ kinh tế - Trƣờng đại học Đà Nẵng) đều cho rằng bản chất dịch vụ y tế thực chất là hàng hóa và dịch vụ y tế chính là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tƣơng tác giữa ngƣời cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe. Các tác giả đều đồng quan điểm cho rằng dịch vụ y tế là một dịch vụ đặc biệt, bao gồm các hoạt động đƣợc thực hiện bởi nhân viên y tế nhƣ: khám, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ phục vụ chăm sóc ngƣời bệnh và gia đình ngƣời bệnh. Không giống các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ y tế có những đặc điểm riêng nhƣ ngƣời mua không có quyền lựa chọn mà do bên cung ứng quyết định. Dịch vụ y tế là loại hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con ngƣời nên không giống các nhu cầu khác, khi ốm đau mặc dù ngƣời bệnh không có tiền nhƣng vẫn phải sử dụng. Dịch vụ y tế nhiều khi không bình đẳng trong mối quan hệ, đặc biệt trong tình trạng cấp cứu. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh, 2011 trong luận văn: Phát triển dịch vụ y tế tƣ nhân ở Việt Nam (Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị - Trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội) cũng có quan điểm tƣơng tự khi đƣa khái niệm dịch vụ y tế theo khái niệm hàng hóa, hàng hóa dịch vụ y tế là tất cả các loại hình dịch vụ chăm sóc, tƣ vấn liên quan đến sức khỏe con ngƣời. Tác giả cho rằng dịch vụ y tế là một trong những dịch vụ công đƣợc nhiều quốc gia quan tâm, bởi dịch vụ y tế là một hàng hóa không những liên quan đến sức khỏe đời sống của con ngƣời, liên quan đến nguồn lực của cả một quốc gia mà còn liên quan đến sự phát triển lâu dài và bền vững của toàn bộ quốc gia đó. 1.1.2. Nội dung và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ y tế Theo tác giả Đặng Thị Lệ Xuân, 2011 trong luận án tiến sỹ với đề tài: Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lý luận - thực tiễn và giải pháp (Luận án tiến sỹ 14 kinh tế - Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội), cho rằng phát triển dịch vụ y tế luôn là ƣu tiên hàng đầu của mọi chính phủ. Đảm bảo cho ngƣời dân đƣợc thụ hƣởng đầy đủ dịch vụ y tế có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng cuộc sống, phản ánh kết quả của quá trình phát triển. Hơn nữa thành quả của y tế cũng là điều kiện của sự phát triển, là động lực cho sự phát triển đất nƣớc. Tác giả Hoàng Thị Thu Hƣơng, trong nghiên cứu của mình cũng cho rằng phát triển dịch vụ y tế không chỉ là sự gia tăng thuần túy về mặt lƣợng mà nó còn là những biến đổi về mặt chất của ngành y tế mà trƣớc hết là sự chuyển dịch cơ cấu ngành theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNHHĐH) và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao chất lƣợng các loại hình dịch vụ. Theo tác giả Hoàng Thị Thu Hƣơng, Đoàn Thị Xuân Mỹ trong nghiên cứu của mình: có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ y tế nhƣ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, thái độ phục vụ ngƣời bệnh nhƣng quan trọng nhất là các chính sách của địa phƣơng dành cho y tế .... Tác giả Đặng Thị Lệ Xuân có nêu trong luận án tiến sỹ của mình, cho rằng nếu vận dụng lý thuyết kinh tế y tế (Health economics) thì thị trƣờng dịch vụ y tế Việt Nam hiện nay và trong tƣơng lai không thỏa mãn những tiêu chí của thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo. Chính vì thế khi xây dựng chiến lƣợc phát triển dịch vụ y tế cần chú ý đến vấn đề này. Một điều kiện ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ là văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời dân địa phƣơng. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Chúc trong bài: Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời dân huyện Ba Vì - kết quả theo dõi tại cơ sở thực địa dịch tễ học năm 1999 (Tạp chí nghiên cứu y học. Số 22, trang 41 - 46) cho biết về tình hình sử dụng dịch vụ y tế của ngƣời dân Ba Vì năm 1999, tỷ lệ ốm trong vòng 4 tuần là 47,7 %, và không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm kinh tế, văn hóa và nghề 15 nghiệp. Các cơ sở y tế tƣ nhân đƣợc sử dụng nhiều hơn, trong khi các trạm y tế đƣợc sử dụng với tỷ lệ thấp. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ đến khám chữa bệnh tại bệnh viện cao hơn ở nhóm tuổi có trình độ học vấn cao và nhóm cán bộ nhà nƣớc, công nhân. Không có sự khác biệt giữa các nhóm kinh tế về mô hình sử dụng dịch vụ y tế; nghề nghiệp là một yếu tố liên quan một cách có ý nghĩa thống kê đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh bệnh viện. Theo nghiên cứu của đơn vị chăm sóc ban đầu - Bộ Y tế năm 1994 đến năm 1995 tại Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Long An, Cần Thơ, thì tỷ lệ ngƣời ốm đau tự mua thuốc về nhà mà không qua khám chữa bệnh là phổ biến. Nơi cao nhất là Long An (47 %), thấp nhất là Thừa Thiên Huế (28,9 %). Theo một nghiên cứu đƣợc tiến hành qua phỏng vấn 1.000 hộ gia đình tại xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội về nơi đến khám chữa bệnh của ngƣời ốm trong vòng 2 tuần (trƣớc khi điều tra): Trạm y tế xã là 26,10 %, y tế tƣ nhân là 16,44 %, bệnh viện 20,72 %, mua thuốc tự điều trị là 30,72 %, không chữa gì là 2,41 %. Năm 1997, Lữ Ngọc Kính, Nguyễn Thành Trung và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân ở xã Hợp Tiến-Đồng Hỷ-Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ ngƣời ốm đến trạm y tế là 32,8 %. Liên quan đến vấn đền tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế tại các địa phƣơng. Các tác giả Dƣơng Đình Thiện, Phùng Văn Hoàn, Vũ Diễn và cộng sự nghiên cứu trong 2 năm 1997 - 1998 cho thấy: Chỉ có 33,8 % tổng số ngƣời dân đau ốm là đến khám tại Trạm y tế. Theo thống kê của Bộ y tế trong năm 1993 sử dụng dịch vụ y tế tại các TYT xã, phƣờng là: 38,7 %. Nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Thu Hà, năm 2003 trong luận văn của mình về đề tài: Mô tả nhu cầu khám chữa bệnh và việc sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của ngƣời dân huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. (Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trƣờng Đại học Y Hà Nội) mô tả nhu cầu KCB và việc sử dụng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất