Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội...

Tài liệu Luận văn phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở hà nội

.PDF
84
904
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ DUY HƯNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ DUY HƯNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là xác thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác trước đó. Tác giả Lê Duy Hưng LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại Trường đại học kinh tế Đại học Quốc Gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, em đã nghiên cứu và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để vận dụng vào công việc hiện tại nhằm nâng cao trình độ năng lực năng lực của bản thân. Luận văn thạc sĩ “Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội ” là kết quả của quá trình nghiên cứu trong những năm học vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới TS. Nguyễn Thị Thu Hương người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng do giới hạn về trình độ nghiên cứu, giới hạn về tài liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm. Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2015 Tác giả MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... iii Mở đầu .................................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...... 4 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................. 4 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .......................................................................................... 6 1.2.1. Nguồn nhân lực của DN .................................................................. 6 1.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................................................... 9 1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực của DNNVV ......................................... 14 1.2.4Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển DNNVV Hà Nội như sau ...... 26 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................... 29 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 29 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU, XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SỔ LIỆU............... 29 2.2.1 Quy trình nghiên cứu.......................................................................... 29 2.2.2 Quy trình thu thập số liệu ................................................................... 31 2.2.3 Cách xử lý số liệu ............................................................................... 31 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2014 ........... 32 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HÀ NỘI 32 3.1.1. Đặc điểm của DNNVV tại Hà Nội ................................................... 32 3.1.2. Về số lượng DNNVV ....................................................................... 35 3.1.3. Về quy mô vốn của DNNVV............................................................. 37 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DNNVV TẠI HÀ NỘI .......................................................................................... 38 3.2.1. Tình hình phát triển nguồn nhân lực của các DNNVV tại Hà Nội ...... 38 3.2.2. Tác động từ phía Chính phủ và chính quyền thành phố Hà Nội tới phát triển nguồn nhân lực của các DNNVV tại Hà Nội ....................................... 40 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DNNVV TẠI HÀ NỘI ............................................................................................................ 44 3.3.1. Ưu điểm ............................................................................................ 44 3.3.2. Hạn chế ............................................................................................. 44 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................... 47 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020..................................................... 50 4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DNNVV TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỚI.50 4.1.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế .............................................. 50 4.1.2. Tác động của môi trường quốc tế ...................................................... 51 4.1.3. Các yếu tố về môi trường kinh doanh trong nước .............................. 52 4.1.4. Các yếu tố về DNNVV của Hà Nội .................................................... 52 4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DNNVV Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 .......................................................................................... 53 4.2.1. Định hướng phát triển DNNVV ......................................................... 53 4.2.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực DNNVV ................................ 56 4.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ............................................................................ 57 4.3.1.Nhóm giải pháp liên quan đến Nhà nước, thành phố Hà Nội .............. 57 4.3.2. Nhóm giải pháp cho các DNNVV ...................................................... 63 4.3.3. Nhóm giải pháp cho các đơn vị hỗ trợ DNNVV trên địa bàn. ............ 67 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 73 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa UBND : Ủy ban nhân dân DN : Doanh nghiệp i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tiêu chí xác định DNNVV tại Việt Nam ............................................... 12 Bảng 3.1. So sánh sự hợp tác, liên kết của DNNVV Hà Nội với các địa phương ... 35 Bảng 3.2: Số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới của Hà Nội .......................... 36 Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu về tài chính của DNNVV Hà Nội .................................. 37 Bảng 3.4: Lao động trong khu vực DNNVV Hà Nội ............................................. 38 ii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 30 Hình 2.2: Quy trình thu thập số liệu ...................................................................... 31 Hình 2.3: Quy trình xử lý số liệu ........................................................................... 31 iii Mở đầu GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc phát triển DNNVV cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, công nghệ và thị trường; tạo công ăn việc làm cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giảm bớt chênh lệch giàu nghèo; hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp lớn; duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống,…Phát triển DNNVV được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã coi phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV đã được triển khai thực hiện, cụ thể như: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP; Quyết định số 131/2011/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2011 - 2015); …Các chính sách này đã có tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đồng thời tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp trong thời gian qua. Song, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải không ít những khó khăn, bất cập, hạn chế. Chính vì những lý do đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, học viên mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội ” làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu: Tìm những giải pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội.  Để đạt mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp nhỏ và vừa - Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của DNNVV ở Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ giải quyết khó khăn trước mắt và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực của DNNVV trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Phát triền nguồn nhân lực tại các DN nhỏ và vừa bao gồm những nội dung gì và sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá ? - Thực trạng nguồn nhân lực tại các DN nhỏ và vừa hiện nay đang đặt ra những vấn đề gì và trong thời gian tới, cần thực hiện những giải pháp nào để có thể phát triền nguồn nhân lực tại các DN nhỏ và vừa? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực, trong đó tập trung nhiều hơn vào các nội dung tác động từ phía quản lý nhà nước. + Về không gian: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội + Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập, xử lý và phân tích trong giai đoạn từ 2010 đến 31/12/2014; giải pháp được đề xuất cho những năm tiếp theo. 5. Kết cấu của luận văn 2 Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bày ở 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triền nguồn nhân lực tại các DNNVV. Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các DNNVV ở Hà Nội. Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tại các DNNVV ở Hà Nội trong giai đoạn tới. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tất yếu phải quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình. Vì vậy, trong chương này, Luận văn sau khi tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực DNNVV, sẽ trình bày các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của của đất nước . Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tính đến hết 31/12/2014, Hà Nội đã có 157.121 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Nhìn chung, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Hà nội đã và đang tăng lên một cách đáng kể từ năm 2005 cho đến nay. Trong những năm gần đây theo số liệu thống kê của Cục Thuế Thành phố Hà Nội tốc độ tăng cơ học về số lượng DNNVV tăng từ 4-6% mỗi năm. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi tự đóng cửa, ngừng hoạt động do nhiều nguyên nhân trong đó quan trọng nhất là năng lực cạnh tranh thấp và chưa thích nghi được với thị trường, thiếu các nguồn lực để phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp trợ giúp cho các DNNVV ra đời, tồn tại và phát triển hết sức quan tâm. Trong bối cảnh kinh doanh theo cơ chế thị trường, quá trình sàng lọc và cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là tất yếu xảy ra. Để thắng trong cạnh tranh, nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản 4 xuất kinh doanh hiệu quả. Chính vì thế, ngày nay tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển , ngoài vấn đề tiềm năng nội lực thì doanh nghiệp rất được sự quan tâm của chính sách nhà nước, đã có nghiên cứu bởi nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tác giả, dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể một số công trình và tài liệu chủ yếu sau: . - Lê Thu Hằng (2012), “Giải pháp của chính quyền cấp tỉnh nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sỹ, trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã làm rõ được một số cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã nêu được giải pháp của chính quyền nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Phạm Văn Hồng (2007), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Luận án tiến sỹ, Trường ĐH kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận án đã làm rõ được một số cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã nêu được giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa hội nhập Quốc tế. - Lê Thị Mỹ Linh (2009), “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, Luận án tiến sỹ, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận án đã làm rõ được một số cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, các khái niệm nguồn nhân lực và giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hội nhập kinh tế. - Đỗ Thị Thủy (2008), “Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận của doanh nghiệp nhỏ và vừa và một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tại Ninh Bình. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ được một số cơ sở lý luận chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: khái niệm, vai trò và các tiêu chí, một số nội dung về phát triền nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như một số giải pháp, kiến nghị. Nhiều công trình nghiên cứu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn 5 tỉnh lẻ, và trong quá trình hội nhập, rất ít công trình nghiên cứu đối với doanh nghiệp nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại một thành phố lớn. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ ra được các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực với các doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa tại một thành phố lớn như Hà Nội. Vậy nên, đề tài này có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội. Luận văn định hướng nghiên cứu tổng quan đối với vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Phần này sau khi giới thiệu cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ phân tích các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.2.1. Nguồn nhân lực của DN Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển của doanh nghiệp. Trong phần này, Luận văn đưa ra khái niệm cơ bản nhất về nguồn nhân lực của doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá và vai trò của nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp. 1.2.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực của doanh nghiệp - Nguồn nhân lực Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người của một quốc gia, vùng lãnh thổ có khả năng huy động, quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực như một bộ phận cấu thành các nguồn lực của quốc gia như nguồn lực vật chất (trừ con người), nguồn lực tài chính, nguồn lực trí tuệ (chất xám)… Những nguồn lực này có thể huy động một cách tối ưu, tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội. Theo một hướng tiếp cận khác thì nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực của 6 con người . Nguồn nhân lực được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân. Với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. Với cách biểu hiện như vậy, nội hàm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng, mà còn chứa đựng các hàm ý rộng hơn, gồm toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Do đó, nguồn nhân lực còn được định nghĩa là “nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định” . Theo nghĩa hẹp, “nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động”. Khái niệm này chỉ nguồn nhân lực với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Có thể lượng hóa một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi quy định, có khả năng lao động, không kể đến trạng thái có hay không làm việc. Độ tuổi người lao động là giới hạn về những điều kiện cơ thể, tâm sinh lý xã hội mà con người tham gia vào quá trình lao động. Giới hạn độ tuổi lao động tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia và trong từng thời kỳ nhất định, chẳng hạn, tại Việt Nam độ tuổi lao động của Nam là 15 – 60 tuổi và của Nữ là 15 – 55 tuổi. Khi đó, khái niệm “Nguồn nhân lực bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động” chỉ khả năng đảm đương lao động chính của xã hội. Từ những phân tích trên ta có thể khái niệm nguồn nhân lực được hiểu như sau: nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, con người, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như tương lai. Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện và thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội. 7 - Nguồn nhân lực của DNNVV Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được hiểu là sự cấu thành của ba yếu tố cơ bản sau: số lượng; chất lượng và cơ cấu. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp một mặt là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, mặc khác nguồn nhân lực cũng là mục tiêu chính của sự phát triển doanh nghiệp. 1.2.1.2. Vai trò của nguồn nhân lực DNNVV Ở mỗi nền kinh tế, các DNNVV có thể giữ những vai trò với mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có một số vai trò tương đồng như nhau. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, DNNVV là khu vực có vai trò rất quan trọng, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp lớn. DNNVV còn là tiền đề tạo ra những doanh nghiệp lớn, Với những doanh nghiệp thành công, quy mô của các doanh nghiệp được mở rộng và nhiều doanh nghiệp trong số này dần dần trở thành những doanh nghiệp lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của các DNNVV đã giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động trong xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách; góp phần cân bằng ngoại tệ thông qua xuất khẩu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Sự xuất hiện ngày càng nhiều các DNNVV góp phần giải quyết vấn đề lao động dôi dư, nhàn rỗi trong xã hội và ổn định kinh tế - xã hội. DNNVV góp phần khôi phục, giữ gìn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, bước đầu tham gia vào quá trình hình thành mối liên kết DNNVV với các doanh nghiệp lớn. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với các DNNVV vì nguồn nhân lực là một nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho các DNNVV. Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó... Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan 8 trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu. - Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lược: Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, thì các nhân tố công nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó. Bên cạnh đó, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiến vị trí quan trọng. Vì thế, nguồn nhân lực có tính năng động, sáng tạo và hoạt động trí óc của con người ngày càng trở nên quan trọng. - Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận. Xã hội không ngừng tiến lên, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận. Vì thế, nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho cả doanh nghiệp và xã hội. 1.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.2.1. Khái niệm về DNNVV Có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Song, xét một cách chung nhất, DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về vốn, lao động hay doanh thu hoặc cả ba. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa (small and medium). Việc xác định quy mô DNNVV chỉ mang tính chất tương đối vì nó chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của một nước, tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích phân loại DN trong từng thời kỳ nhất định. Cần lưu ý rằng việc các nước trên thế giới phân chia các doanh nghiệp trong nền kinh tế thành bốn loại: Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa, Doanh nghiệp nhỏ và Doanh nghiệp siêu nhỏ, sự phân chia này là để có những chính sách thích hợp cho việc quản lý và hỗ trợ phát triển phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, thông qua đó để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và bền vững.Khi nói đến khái niệm DNNVV là bao gồm các loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp vừa, Doanh nghiệp nhỏ và Doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhìn chung, trên thế giới, khái niệm chung nhất về DNNVV có nội dung 9 như sau: -DNNVV là những cơ sở sản xuất, kinh doanh có tư cách pháp nhân kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong thời kỳ theo quy định của từng quốc gia. - DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là: doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ. 1.2.2.2.Tiêu chí xác định DNNVV Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có dưới 10 lao động, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. Mỗi nước có tiêu chí riêng để xác định DNNVV nước mình. Ở Việt Nam, trước năm 1998 chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào quy định tiêu chuẩn cụ thể của DNNVV. Do đó, các tổ chức có các hoạt động hỗ trợ hoặc nghiên cứu về DNNVV đưa ra các tiêu chuẩn xác định DNNVV khác nhau, tùy thuộc quan niệm hoặc định hướng mục tiêu và đối tượng doanh nghiệp hỗ trợ của tổ chức mình. Chẳng hạn, Ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra tiêu chuẩn DNNVV là những doanh nghiệp có giá trị tài sản dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng, tổng doanh thu dưới 8 tỷ đồng và số lao động thường xuyên dưới 500 người, tồn tại dưới bất kỳ hình thức sở hữu nào. Thành phố Hồ Chí Minh thì xác định những doanh nghiệp có vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng, doanh thu hàng năm dưới 10 tỷ đồng và lao động thường xuyên dưới 100 người là các doanh nghiệp nhỏ. Những doanh nghiệp trên mức tiêu chuẩn đó là các doanh nghiệp vừa và lớn (tuy nhiên không đưa ra tiêu chí cụ thể về doanh nghiệp vừa). Tổ chức UNIDO tại Việt Nam lại đưa ra tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 50 lao động, tổng số vốn và doanh thu đều dưới 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp vừa là các doanh nghiệp có số lao động từ 51-200 người, tổng số vốn và doanh thu từ 1 đến 5 tỷ đồng. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của các DNNVV, đồng thời để định 10 hướng các chính sách hỗ trợ đối tượng này, ngày 23/11/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Nghị định này thì DNNVV là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Như vậy, đối tượng được xác định là DNNVV theo Nghị định 90/2001/NĐCP bao gồm các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (đây đều là các chủ thể đăng ký hoạt sản xuất kinh doanh theo pháp luật). Theo định nghĩa trên, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thỏa mãn một trong hai tiêu thức là số lao động hoặc số vốn đưa ra trong Nghị định 90/2001/NĐ-CP đều được coi là DNNVV. Theo cách phân loại này thì số DNNNV chiếm khoảng 96% trong tổng số các doanh nghiệp hiện có ở nước ta (theo tiêu chí lao động) và chiếm 88% (theo tiêu chí vốn đăng ký kinh doanh). Để theo kịp với sự phát triển của DNNVV trên thế giới, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy phát triển các DNNVV của Việt Nam, ngày 30/6/2009 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV, thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001, theo đó DNNVV được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất