Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội...

Tài liệu Luận văn quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội

.PDF
136
947
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM HOÀNG THẢO QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM HOÀNG THẢO QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ DẬU Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế , đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Dậu đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ...................................................................................... ii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ..................................................5 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý Bảo hiểm thất nghiệp và những vấn đề liên quan .................................................................................................................5 1.1.1.Tình hình nghiên cứu Bảo hiểm thất nghiệp ...................................................5 1.1.2.Tình hình nghiên cứu về quản lý Bảo hiểm thất nghiệp .................................7 1.1.3 Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................8 1.2. Cơ sở lý luận về Quản lý bảo hiểm thất nghiệp ...................................................8 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu .....................................................................................8 1.2.2 Nguyên tắc quản lý ........................................................................................13 1.2.3 Nội dung quản lý ...........................................................................................14 1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng.......................................................................................26 1.2.5.Tiêu chí đánh giá: .........................................................................................27 1.3.Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới và bài học cho Việt Nam ..29 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới ............................29 1.3.2 . Bài học cho Việt Nam..................................................................................33 CHƢƠNG 2: NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............34 2.1 Nguồn tài liệu ......................................................................................................34 2.1.1 Tài liệu thứ cấp .............................................................................................34 2.1.2 Thu thập và xử lý tài liệu ..............................................................................35 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................36 2.2.1.Phương pháp phân tích – tổng hợp ...............................................................36 2.2.2. Phương pháp logic và lịch sử ......................................................................37 2.2.3 Phương pháp thống kê, mô tả .......................................................................38 2.2.4 Phương pháp so sánh ....................................................................................39 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................40 3.1 Tình hình Bảo hiểm thất nghiệp và bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội..........................................................................................40 3.1.1 Thực trạng Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ...............40 3.1.2 Bộ máy quản lý bảo hiểm thất nghiệp ..........................................................49 3.2. Phân tích thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành Phố Hà Nội ..54 3.2.1 Xây dựng và thực hiện quy trình bảo hiểm thất nghiệp ................................54 3.2.2 Xây dựng và ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp .............................59 3.2.3 Tổ chức thực hiện ..........................................................................................64 3.2.4.Kiểm tra, đánh giá ........................................................................................66 3.3 Đánh giá chung về quản lý Bảo hiểm thất nghiệp trên điạ bàn thành phố Hà Nội ....70 3.3.1.Những kết quả đạt được ................................................................................70 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................72 Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .........................75 4.1. Bối cảnh mới và định hƣớng hoàn thiện Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội .....................................................................................................75 4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng tới Bảo hiểm thất nghiệp .....................................75 4.1.2.Định hướng hoàn thiện quản lý Bảo hiểm thất nghiệp .................................79 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ..80 4.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Bảo hiểm thất nghiệm ............................................80 4.2.2.Quản lý và thu hồi nợ bảo hiểm thất nghiệp .................................................81 4.2.3 Thu, chi và phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp .................................81 4.2.4 Cải cách thủ tục hành chính …………………………………………................82 4.3. Kiến nghị với cấp trên và các ban, ngành liên quan ..........................................83 4.3.1. Đối với Quốc hội ..........................................................................................83 4.3.2. Đối với Chính phủ ........................................................................................83 4.3.3. Đối với các bộ, ngành ..................................................................................84 4.3.4. Đối với HĐND và UBND thành phố Hà Nội ..............................................84 KẾT LUẬN ...............................................................................................................85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations 2 ASXH An sinh xã hội 3 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 4 BHXH Bảo hiểm xã hội 5 BHYT Bảo hiểm y tế 6 CNTT Công nghệ thông tin 7 ĐH KTQD Đại học Kinh Tế Quốc dân 8 ĐH QGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 9 GTVL Giới thiệu việc làm 10 HĐND Hội đồng nhân dân 11 ILO International Labour Organization 12 LĐTB&XH Lao động - Thƣơng binh và Xã hội 13 NLĐ Ngƣời lao động 14 NSDLĐ Ngƣời sử dụng lao động 15 NXB Nhà xuất bản 16 TCTN Trợ cấp thất nghiệp 17 TPP The Trans-Pacific Partnershi 18 TT GTVL Trung tâm giới thiệu việc làm 19 TV Tƣ vấn 20 UBND Uỷ ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG, BIỂU TT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 2 Bảng 3.1 Số lƣợng và phân bố lực lƣợng lao động năm 2014 40 3 Bảng 3.2 Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo năm 2014 42 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 6 Bảng 3.5 7 Bảng 3.6 8 Biểu đồ 3.1 So sánh thực hiện Bảo hiểm thất nghiệp của Hàn Quốc, CHLB Đức và Việt Nam Tỷ lệ thất nghiệp của lao động Hà Nội chia theo nóm tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên Cơ cấu ngƣời thất nghiệp chia theo các bậc học cao nhất đã đạt đƣợc năm2014 Tình hình thực hiện BHTN tại TP Hà Nội Thống kê các văn bản Trung ƣơng ban hành nhằm mục đích quản lý và hƣớng dẫn thƣc hiện BHTN Tỷ lệ lao động tính theo khu vực ngành nghề ii Trang 30 43 44 46 59 41 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên trong kinh tế thị trƣờng, làm giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế ảnh hƣởng đến thu nhập, đời sống dân cƣ và có thể dẫn đến bất cập trật tự xã hội. Đặc biệt, NLĐ bị thất nghiệp sẽ mất nguồn thu nhập, mất chi phí đi tìm việc, gây tâm lý nặng nề trong cuộc sống. Điều đó ảnh hƣởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trƣờng lao động; con cái họ sẽ gặp khó khăn khi đến trƣờng; sức khỏe họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dƣỡng, chăm sóc y tế… BHTN là một bộ phận của chính sách ASXH đã đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng thì nguy cơ bị mất việc làm là rất lớn, BHTN có tác dụng giảm áp lực căng thẳng, xung đột về lợi ích mỗi khi gặp khủng hoảng trong đời sống của ngƣời lao động và xã hội, giúp họ ổn định đời sống khi bị mất việc làm, là một trong những nguyên nhân dẫn đến “streess” nặng nề nhất trong đời sống của mỗi con ngƣời. BHTN giúp NLĐ khi bị mất việc làm, họ không những đƣợc hƣởng chế độ trợ cấp thôi việc mà còn đƣợc hỗ trợ tìm việc làm mới, đƣợc hƣởng BHYT trong thời gian NLĐ không có việc làm. Đặc biệt, họ đƣợc hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề mới để có nhiều cơ hội kiếm việc làm trong thị trƣờng lao động. Việt Nam là quốc gia thứ 79 trên thế giới thực hiện BHTN và là nƣớc thứ 2 trong khối ASEAN triển khai chính sách này. Việt Nam bắt đầu đƣợc triển khai thực hiện BHTN theo quy định của Luật BHXH từ ngày 01/01/2009 nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ thất nghiệp, bên cạnh đó BHTN còn hỗ trợ họ trong việc học nghề, tìm việc làm và chi trả BHYT. Thành phố Hà Nội – Thủ đô của Việt Nam là địa bàn tập trung lực lƣợng lao động đảo, số ngƣời hƣởng TCTN rất lớn. Nếu nhƣ năm 2010 mới có gần 5.000 ngƣời hƣởng BHTN, sang năm 2011, số ngƣời hƣởng bảo hiểm này đã tăng lên 3,8 lần. Năm tháng đầu năm 2015, Hà Nội đã chi hơn 82,6 tỷ đồng BHTN cho gần 25 nghìn ngƣời. (Bảo hiểm xã hội Hà Nội, 2015.)Từ khi triển khai thực hiện BHTN đến nay, Thành phố Hà Nội đã bố trí và tập huấn cán bộ, triển khai các 1 chính sách và chủ trƣơng của BHXH Việt Nam nhằm thực hiện một cách tốt nhất và hoàn thiện hơn công tác BHTN, giúp cho ngƣời lao động mất việc làm giảm bớt gánh nặng kinh tế cũng nhƣ tâm lý trong thời gian thất nghiệp đồng thời sớm tìm đƣợc công việc phù hợp, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, BHTN trên địa bàn TP. Hà Nội còn nhiều bất cập nhƣ: bảo hiểm chƣa phủ khắp các đối tƣợng; Chƣa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan bảo hiểm và cơ quan lao động để nắm chắc số lƣợng ngƣời thất nghiệp; Chƣa nắm chắc tình trạng thất nghiệp thật sự của BHTN ; Chi trả bảo hiểm còn chậm trễ...Điều đó đã ảnh hƣởng không nhỏ tới cuộc sống của ngƣời bị thất nghiệp, cũng nhƣ tình hình ASXH. Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ: do thực hiện BHTN trong thời gian chƣa nhiều; Nhận thức của NSDLĐ và NLĐ còn hạn chế; Do Chính sách BHTN chƣa thật sự hƣớng tới lợi ích của NLĐ; Do thanh tra, kiểm tra BHTN chƣa hiệu quả...Trong đó, nguyên nhân từ QL BHTN là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Chính vì thế, học viên đã chọn đề tài: “Quản lý Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn cao học của mình. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài : Thành phố Hà Nội đã QL BHTN nhƣ thế nào? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý lọai hình bảo hiểm này? Hà Nội cần có những giải pháp gì để hoàn thiện QL BHTN trên địa bàn Thành phố? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích Vận dụng lý luận cơ bản về QL BHTN, luận văn phân tích, đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của tình hình trong QL BHTN trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ khi có chính sách BHTN đến nay; Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện QL BHTN tại Thành phố trong thời gian tới. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QL BHTN. - Tổng hợp kinh nghiệm của một số nƣớc về QL BHTN và rút ra bài học cho Thành phố Hà Nội. 2 - Phân tích và đánh giá thực trạng QL BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội từ khi có chính sách bảo hiểm thất nghiệp đến nay. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện QL BHTN trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016- 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là QL BHTN theo cách tiếp cận khoa học quản lý kinh tế. Các công cụ quản lý, cơ chế và chính sách quản lý của nhà nƣớc về BHTN là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này. 3.2 Phạm vi nghiên cứu *Phạm vi không gian Luận văn tập trung nghiên cứu QL BHTN trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo quy trình đã đƣợc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định. Ở Việt Nam, QLNN đối với BHTN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc do nhiều bên tham gia gồm: Sở LĐTB&XH; Sở Tài chính; BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc… Trong phạm vi luận văn này chỉ tập trung chủ yếu vào QL của cơ quan BHXH TP. Hà Nội. *Phạm vi thời gian Đề tài nghiên cứu QL BHTN trên địa bàn TP. Hà Nội từ khi bắt đầu thực hiện BHTN (năm 2009) đến năm 2015, tầm nhìn tới năm 2020. 4. Đóng góp mới của luận văn - Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về QL BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá thực trạng QL BHTN trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện QL BHTN trên địa bàn TP. Hà Nội. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu 4 chƣơng: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý bảo hiểm thất nghiệp cấp tỉnh, thành phố Chương 2. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài 3 Chương 3. Thực trạng quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội Chương 4. Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý Bảo hiểm thất nghiệp và những vấn đề liên quan 1.1.1.Tình hình nghiên cứu Bảo hiểm thất nghiệp Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã phê chuẩn công ƣớc thất nghiệp C2 vào năm 1919. Tiếp đến các năm sau, tổ chức này cũng phê chuẩn các Công ƣớc : Công ƣớc phòng chống thất nghiệp C44, năm1913; Công ƣớc ASXH C102, năm 1952; Công ƣớc xúc tiến hỗ trợ và bảo vệ phòng chống thất nghiệp C168 năm 1991. Những Công ƣớc này là định hƣớng cho các nƣớc tham gia phê chuẩn Công ƣớc hoạch định chính sách tìm kiếm phƣơng pháp phòng chống thất nghiệp đẻ bảo vệ NLĐ và gia đình họ. Có 2 loại chính sách mà nhiều nƣớc đã hoạch định và tổ chức đó là : Chính sách BHTN và chính sách BHXH trong đó có chế độ TCTN. Để hoạch định và tổ chức hoàn thiện đƣợc những chính sách này hoàn toàn phụ thuộc và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi Quốc gia. Tuy nhiên một số nhà khoa học đã công bố những nghiên cứu của mình về BHTN và TCTN. Điển hình nhƣ Cộng hòa liên bang Đức có SCHMID.G, ở Mỹ có Wener.H và Wayne Nafziger.E, ở Anh có David.W, ở Nga có V.Páp Lốp,… Nhìn chung những công trình nghiên cứu của các tác giả tập trung chủ yếu vào phản ánh thực trạng thất nghiệp, nguyên nhân hậu quả của thất nghiệp trong một giai đoạn nhất định, ở những nƣớc hoặc khu vực nào đó trên thế giới. Có một số nghiên cứu đã tiếp cận đƣợc với BHTN và TCTN, song chỉ đƣa ra những định hƣớng về đối tƣợng tham gia, mức trợ cấp, thời gian trợ cấp thất nghiệp. Do đây là vấn đề kinh tế - xã hội đặc thù của từng nƣớc, cho nên chƣa có một công trình nào nghiên cứu về tổ chức BHTN. Chính vì vậy những nghiên cứu của các tác giả trên chỉ để tham khảo trong quá trình tổ chức BHTN ở Việt Nam. Ngay sau khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, tình hình kinh tế cũng đã có nhiều chuyển biến, nhƣng tình trạng thất nghiệp cũng đã xuất hiện và gia tăng cả ở khu vực nông thôn và thành thị.Chính vì vậy nghiên cứu về BHTN và TCTN bắt đầu thu hút đuợc sự quan tâm của các nhà khoa học và nhà quản lý. 5 Năm 1993, trong cuốn: “ Một số vấn dề về chính sách BHXH ở nuớc ta hiện nay” do NSB Lao động phát hành, tác giả Nguyễn Văn Phần đã có một bài viết với tiêu đề:“ Một số ý kiến về trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp hưu trí “. Nội dung bài viết đề cập đến khái niệm về TCTN và sự cần thiết phải có TCTN cho NLĐ trong cơ chế thị truờng. Năm 2000, TS Nguyễn Văn Định và các cộng sự của bộ môn Kinh tế Bảo hiểm- Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện một đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B2000-38-62 : “ Tổ chức BHTN ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”Tuy nhiên, do thời gian và kinh phí có hạn và khi đó luật BHXH chƣa ra đời cho nên nội dung của đề tài nay mới chỉ dừng lại ở một số nội dung chủ yếu mang tính định tính nhƣ: Sự cần thiết khách quan phải triển khai BHTN; phân tích thực trạng thất nghiệp và nêu lên một số quan điểm chung khi tổ chức triển khai BHTN ở Việt Nam. Tạp chí Trung tâm thông tin và dự báo thông tin quốc gia có 2 bài viết về lĩnh vực này với tiêu đề: “Bảo hiểm thất nghiệp sau gần 2 năm thực hiện: Thực trạng và giải pháp” - Số 59/2010 và “Thực trạng Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay và giải pháp điều hành” - Số 06/2015.Hai bài viết đã đƣa ra những số liệu cụ thể cho thấy tình trạng thất nghiệp đáng báo động ở Việt Nam giai đoạn 20102015, đồng thời đƣa ra một số giải pháp điều hành đối với 2 cơ quan quản lý là Bộ LĐTB&XH và BHXH Việt Nam nhƣ : Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lƣợng cán bộ BHTN. Bộ LĐTB&XH cũng đã có Hội thảo:“Nhìn lại kết quả triển khai BHTN2013-2014”.Hội Thảo đã chỉ ra thực trạng thất nghiệp và những bƣớc tiến rõ rệt của BHTN đã đạt đƣợc trong vòng 1 năm đó, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại nhƣ: Chính sách ban hành còn chậm so với tình hình thực tế dẫn đến việc áp dụng bị lạc hậu, tình hình nợ BHTN cũng nhƣ vi phạm quy định về BHTN chƣa giảm rõ rệt, còn tồn tại một số bộ phận ngƣời lao động chƣa nhận thức đƣợc lợi ích của BHTN, quy trình quản lý còn rƣờm rà dẫn đến khó khăn cho ngƣời thực hiện BHTN. Luận văn của tác giả Phạm Đình Thành (2008), « Bàn về mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam », Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân ; Luận văn 6 của tác giả Phạm Thị Kiều Thanh (2013), Bàn về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Luận văn Khoa Bảo hiểm trƣờng ĐH Kinh tế quốc dân ; Là 2 luận văn từ khá sớm đề cập đên BHTN Việt Nam với cái nhìn khoa học, hai luận văn đƣa ra những nghiên cứu tƣơng đối sâu sắc về ƣu và khuyết điểm của mô hình BHTN Việt Nam. Tuy nhiên, những biện pháp nhằm khắc phục khuyết điểm thì chƣa thật sự triệt để. 1.1.2.Tình hình nghiên cứu về quản lý Bảo hiểm thất nghiệp Trong cuốn sách: “ Bảo hiểm xã hội – Những điều cần biết” do NXB Thống kê phát hành năm 2001, PGS-TS Nguyễn Văn Kỵ có bài viết: “ Luật BHXH và vấn đề BHTN”. Nội dung bài viết tập trung vào khía cạnh: Khi xây dựng Luật BHXH ở Việt Nam có nên hay không nên đề cập đến vấn đề BHTN? Năm 2003, tại Hội thảo khoa học : “Hoàn thiện chính sách tài chính đảm bảo an sinh xã hội” do Bộ Tài Chính tổ chức, TS Đặng Anh Duệ đã có bài báo tham luận:“ Để xây dựng và thực hiện chế độ BHTN ở Việt Nam”. Bài báo này chủ yếu tập trung nêu lên sự cần thiết phải có chế độ BHTN trong hệ thống các chế độ BHXH ở Việt Nam và điều kiện về mặt tài chính để xây dựng và thực hiện chế độ này. Tạp chí Cộng sản số 124/2014có bài: “Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thời gian gần đây và giải pháp”. Công trình đƣa ra những thống kê về tình hình thực hiện BHTN tại Việt Nam đồng thời vạch ra những tham luận có giá trị để khắc phục những thiếu sót. Năm 2004, TS. Nguyễn Huy Ban và các cộng sự tại BHXH Việt Nam đã thực hiện một chuyên đề khoa học: “Nghiên cứu những nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam”. Trong chuyên đề này, một số nội dung của BHTN đã bƣớc đầu đƣợc đề cập, một số quan điểm khi lựa chọn hình thức TCTN ở nƣớc ta đã đƣợc đƣa ra. Song, việc phân biệt giữa BHTN và TCTN chƣa đƣợc nghiên cứu, vấn đề tổ chức BHTN ở nƣớc ta chƣa đƣợc làm rõ. Năm 2013, TS. Đặng Văn Thành – ĐH Lao động – Xã hội đã thực hiện luận văn: “ Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam hiện nay”. Trên cơ sở phân tích chính sách BHTN trong gần 4 năm, luận căn đã đƣa ra những quan điểm hoàn thiện chính sách, đặc biệt là sự so sánh giữa hai mô hình QL BHTN là: Mô hình QL liên kết giữa 2 ngành LĐTB&XH - BHXH Việt Nam hiện nay đang thực hiện và mô 7 hình BHXH Việt Nam thực hiện độc lập. Chỉ ra mô hình tối ƣu nhất, phù hợp với Việt Nam trong thời gian tới. 1.1.3 Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về QL BHTN và những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và sâu sắc, từ khung khổ lý thuyết tới thực tiễn quản lý BHTN trên địa bàn TP. Hà Nội. Điều đó cho thấy còn có khoảng trống trong nghiên cứu về QL BHTN nói chung, QL BHTN trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. Các câu hỏi cần đƣợc tiếp tục làm rõ, đó là: Thứ nhất, Nội dung, nhân tố ảnh hƣởng và tiêu chí đánh giá QL BHTN là những gì? Thứ hai, Thành phố Hà Nội đã QL BHTN nhƣ thế nào? Thứ ba, Thành phố Hà Nội và các ban, ngành liên quan cần có những giải pháp gì để hoàn thiện BHTN tại địa bàn? 1.2. Cơ sở lý luận về Quản lý bảo hiểm thất nghiệp 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu 1.2.1.1 Khái niệm *Thất nghiệp: Là tình trạng ngƣời lao động muốn có việc làm mà không tìm đƣợc việc làm, hoặc tình trạng ngƣời lao động đang làm việc mà bị mất việc làm. Thất nghiệp là một trong những “căn bệnh” phổ biến của nền kinh tế. Đó là, tình trạng của nền kinh tế, trong đó, một bộ phận của lực lƣợng lao động không có việc làm, họ đang tích cực đi tìm việc. Thất nghiệp làm cho NLĐ không có thu nhập, trong khi luôn phải tốn kém những chi phí đi tìm việc làm. Hơn nữa, thất nghiệp làm cho đời sống tinh thần của NLĐ và gia đình họ luôn nặng nề. Các nhà xã hội học cho rằng: thất nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây nên các tệ nạn xã hội. Thất nghiệp có ảnh hƣởng lớn không chỉ đến NLĐ, mà còn đến toàn bộ nền kinh tế, đó là: sự lãng phí nguồn nhân lực (đặc biệt là sự lãng phí nguồn nhân lực chất lƣợng cao), kéo theo sự lãng phí các nguồn lực kinh tế khác; sự giảm sút tổng sản lƣợng của nền kinh tế… Ngoài ra, khi có tình trạng thất nghiệp, xã hội phải chi ra những khoản TCTN, những khoản chống và khắc phục các tệ nạn xã hội do thất nghiệp. Có nhiều tiêu chí để phân loại thất nghiệp. Cụ thể: 8 Căn cứ vào loại hình thất nghiệp, có thể phân chia thất nghiệp thành những loại sau: Thất nghiệp theo giới tính; Thất nghiệp theo lứa tuổi; Thất nghiệp theo vùng lãnh thổ; Thất nghiệp theo ngành nghề; Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc… Căn cứ vào lý do thất nghiệp, có các loại thất nghiệp sau: - Thất nghiệp do bỏ việc, họ là những ngƣời tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau nhƣ tiền công thấp, công việc không phù hợp, địa điểm làm việc xa,... - Thất nghiệp do mất việc, là NLĐ không có việc làm do chủ sử dụng lao động cho thôi việc vi một lý do nào đó. - Thất nghiệp do mới vào, họ là những ngƣời lần đầu tiên tham gia vào lực lƣợng lao động, nhƣng chƣa tìm đƣợc việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm. - Thất nghiệp do quay lại, họ là những NLĐ đã rời khỏi lực lƣợng lao động, nay muốn quay lại làm việc nhƣng chƣa tìm đƣợc việc làm. Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, có thể thấy những loại thất nghiệp dƣới đây: - Thất nghiệp dai dẳng, là mức thất nghiệp tối thiểu không thể giảm đƣợc trong một nền kinh tế năng động. Dạng thất nghiệp này gồm những ngƣời tạm thời không có việc làm trong thời gian chuyển công việc trong một nền kinh tế mà lực lƣợng lao động và các công việc tìm ngƣời luôn thay đổi. - Thất nghiệp do cơ cấu, là thất nghiệp do không có sự đồng bộ giữa tay nghề, trình độ đƣợc đào tạo với cơ hội có việc làm khi nhu cầu và sản xuất thay đổi. Nó xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối giữa cung và cầu cục bộ trên thị trƣờng lao động. - Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi cầu chung về lao động giảm xuống. Nguyên nhân chính của hiện tƣợng này là do nền kinh tế suy thoái, tổng cầu giảm, kéo theo cầu lao động giảm. - Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trƣờng xảy ra khi tiền công bị ấn định cao hơn mức tiền lƣơng cân bằng, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bộ phận lao động yếu thế trên thị trƣờng. Mức tiền lƣơng này do Chính phủ ấn định hoặc do sức ép của công đoàn, nghiệp đoàn. - Thất nghiệp do công nghệ do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, máy móc thiết bị thay thế con ngƣời, chỉ cần một số ít 9 ngƣời vận hành, một bộ phận NLĐ trong các dây chuyền sản xuất bị dôi ra, trở thành thất nghiệp công nghệ. - Thất nghiệp chu kỳ xuất hiện do kinh tế phát triển mang tính chu kỳ. Trong giai đoạn suy thoái, mức cầu chung về lao động giảm và do vậy làm gia tăng thất nghiệp. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và mang tính quy luật Phân loại thất nghiệp theo quan điểm hiện đại - Thất nghiệp tự nguyện là thất nghiệp do không chấp nhận mức lƣơng hiện hành của thị trƣờng nên không đi làm, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc. - Thất nghiệp không tự nguyện là thất nghiệp do không tìm đƣợc việc làm, mặc dù có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc với mức lƣơng hiện hành của thị trƣờng lao động. - Thất nghiệp tự nhiên. Là mức thất nghiệp xảy ra khi thị trƣờng lao động ở trong trạng thái cân bằng. ở mức thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. Ngoài ra, còn có các loại thất nghiệp khác nhƣ thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp do thời vụ, thất nghiệp bán phần, thất nghiệp toàn phần. * Bảo hiểm thất nghiệp BHTN ra đời mang yếu tố khách quan, gắn liền với nền kinhtế thị truờng. Mối quan hệ gữa các bên tham gia bảo hiểm chỉ tồn tại và phát huy vai trò khi có sự quản lý vĩ mô của Nhà nuớc. Nhà nuớc với tƣ cách là chủ thể quản lý phải sử dụng các công cụ quản lý nhằm thực hiện đuợc mục tiêu chiến lựơc của Nhà nƣớc trong đó có chính sách BHTN. Dƣới góc độ pháp lý, chế độ BHTN là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả TCTN để bù đắp thu nhập cho NLĐ bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đƣa ngƣời thất nghiệp trở lại làm việc. Nhƣ vậy,có thể nhận thấy: - Chủ thể QL là Nhà nuớc. - Đối tƣợng BHTN là những NLĐ tham gia đóng BHTN và chủ sở hữu lao động. Chỉ NLĐ nào tham gia đóng BHTN mà bị thất nghiệp thì mới đuợc hƣởng lợi từ BHTN. Chủ sở hữu lao động đuợc coi là đối tƣợng của chính sách BHTN khi họ 10 phải tuân thủ theo những qui định của Nhà nƣớc về nghĩa vụ đóng góp tài chính hỗ trợ NLĐ khi họ bị thất nghiệp. BHTN là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tài chính thông qua việc đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của nhà nƣớc, nhằm hỗ trợ về mặt thu nhập cho NLĐ trong thời kỳ họ bị mất việc làm, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm mới trong thị trƣờng lao động. Nhƣ vậy có thể thấy BHTN vừa là công cụ góp phần giải quyết thất nghiệp vừa là một chính sách xã hội rất quan trọng. Với cách tiếp cận này, BHTN có hai chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích. Với chức năng bảo vệ, BHTN tổ chức bù đắp thu nhập cho ngƣời thất nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho họ có cơ hội quay trở lại thị trƣờng lao động. Với chức năng khuyến khích, BHTN khích thích ngƣời thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng đi làm việc. Qua hai chức năng này có thể thấy, BHTN không chỉ có ý nghĩa đối với NLĐ mà còn có ý nghĩa đối với cả NSDLĐ và nhà nƣớc. Đối với NSDLĐ, do có BHTN, nên khi thất nghiệp xảy ra đối với NLĐ, NSDLĐ không phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất việc làm cho họ. Hơn nữa, khi NLĐ biết rõ nếu thất nghiệp mình sẽ đƣợc trợ cấp thất nghiệp, họ sẽ yên tâm làm việc cho doanh nghiệp hơn. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Đối với nhà nƣớc, nhờ có BHTN nên gánh nặng ngân sách sẽ giảm hơn khi thất nghiệp xảy ra (thƣờng vào thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân sách nhà nƣớc eo hẹp lại phải chi nhiều cho các vấn đề xã hội khác). Mặt khác, khi có trợ cấp thất nghiệp, vấn đề căng thẳng xã hội sẽ không xảy ra, nhà nƣớc không còn phải lo đối phó với các cuộc biểu tình, không phải chi nhiều ngân sách để giải quyết các tệ nạn xã hội, tội phạm do nguyên nhân thất nghiệp gây ra. *Quản lý bảo hiểm thất nghiệp Một cách tổng quát nhất, quản lý đƣợc xem là quá trình "tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, đó là sự kết hợp giữa tri thức và lao động trên phƣơng diện điều hành. Dƣới góc độ chính trị: quản lý đƣợc hiểu là hành chính, là cai trị; nhƣng dƣới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Dù duới góc độ nào đi chăng nữa, quản lý vẫn phải dựa những cơ sở, nguyên tắc đã đƣợc định sẵn và nhằm đạt đƣợc hiệu quả của việc quản lý, tức là mục đích của quản lý. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất