Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh...

Tài liệu Luận văn quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh hà na

.PDF
97
826
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM QUỐC HƢNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM QUỐC HƢNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Phan Huy Đƣờng Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là bài viết độc lập của bản thân tôi và với sự giúp đỡ của ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS, TS. Phan Huy Đƣờng. Những số liệu, dữ liệu và các thông tin đƣợc đƣa ra trong luận văn đƣợc trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt....................................................................................................... i MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH ..................................................... 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................................... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục ........................................................................................................................... 10 1.2.1. Sự nghiệp giáo dục và chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục................................. 10 1.2.2. Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ....................................................... 15 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục . 22 1.2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước liên quan đến chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục của một số địa phương trong nước và bài học cho Hà Nam ............ 24 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 31 2.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................................ 31 2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 31 2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ......................................................... 32 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp ..................................................................... 33 2.2. Nghiên cứu các lý thuyết chi NSNN ........................................................................ 33 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM .................................................. 35 3.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động giáo dục tỉnh Hà Nam . 35 3.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 35 3.1.2. Tình hình hoạt động của sự nghiệp giáo dục..................................................... 36 3.1.3. Cơ cấu nguồn vốn chi cho sự nghiệp giáo dục .................................................. 41 3.2. Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Nam ............................................................................................................................ 46 3.2.1. Tình hình chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục ..................................................... 46 3.2.2. Thực trạng quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục...................................... 49 3.2.3. Đánh giá tình hình chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam .... 57 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ......................................................... 62 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ...................................................................................... 62 4.1. Định hƣớng phát triển sự nghiệp giáo dục của Nhà Nƣớc và của tỉnh Hà Nam trong thời gian tới ...................................................................................................................... 62 4.1.1. Định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của Việt Nam ................................. 62 4.1.2. Định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hà Nam trong thời gian tới ..... 65 4.2. Quan điểm hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam ..................................................................................................................... 66 4.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Nam phải được tiến hành trên cơ sở đường lối chính sách phát triển nền kinh tế xã hội và đổi mới quản lý ngân sách nhà nước theo đúng luật định ........................................... 66 4.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Nam phải gắn liền với việc quy hoạch lại mạng lưới giáo dục đào tạo nhằm thiết lập trật tự và phát triển khu vực này theo hướng xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo 66 4.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phải tiến hành đồng thời với công tác cải cách hành chính trong quản lý ngân sách nói chung và quản lý ngân sách cho giáo dục đào tạo tỉnh Hà Nam nói riêng phù hợp với tiến trình cải cách hành chính của Nhà nước ........................................................ 67 4.2.4. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Nam theo hướng tiết kiệm và hiệu quả .......... 68 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam .................................................................................................................................. 68 4.3.1. Hoàn thiện quản lý khâu lập và phân bổ dự toán chi ........................................ 68 4.3.2. Hoàn thiện mô hình, cơ chế quản lý chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Hà Nam .............................. 72 4.3.3. Hoàn thiện quy trình lập và phân bổ dự toán, cấp phát, thanh quyết toán các nguồn kinh phí chi cho giáo dục đào tạo ..................................................................... 75 4.3.4. Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại các cớ sở giáo dục đào tạo ..................................................................................... 77 4.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN cho giáo dục .. 79 4.3.6. Tăng cường việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục .... 81 4.4. Kiến nghị................................................................................................................... 83 4.4.1. Kiến nghị với cơ quan Trung ương .................................................................... 83 4.4.2. Kiến nghị với địa phương .................................................................................. 84 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 86 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 87 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Stt Nguyên nghĩa 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo 3 HSG Học sinh giỏi 4 KBNN Kho bạc Nhà nƣớc 5 KTXH Kinh tế xã hội 6 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 7 QLGD Quản lý giáo dục 8 THCS Trung học cơ sở 9 THPT Trung học phổ thông 10 XDCB Xây dựng cơ bản i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Để đánh giá sự tiến bộ về văn hoá xã hội ngày nay ngƣời ta dựa trên các chỉ tiêu cơ bản nhƣ: thu nhập, tuổi thọ, trình độ giáo dục....Các nƣớc trên thế giới đều ý thức đƣợc rằng giáo dục - đào tạo không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững. Quốc gia nào có giáo dục - đào tạo tốt, trình độ cao thì đạt đƣợc năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao, ngƣợc lại nạn thất học tăng lên sẽ làm đất nƣớc nghèo đi và lắm tệ nạn xã hội. Trong xu hƣớng hội nhập, toàn cầu hoá đang mở ra trƣớc mắt, một nền kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển thì đòi hỏi phải có những con ngƣời có trình độ hiểu biết thực sự. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu đƣa đất nƣớc trở thành một nƣớc có nền công nghiệp hiện đại, nền văn hoá tiên tiến, gắn tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội. Muốn vậy phải có đội ngũ tri thức, các nhà kinh doanh, quản lý, chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực mà nền tảng của nó là giáo dục. Giáo dục đƣợc coi là chìa khoá tiến vào tƣơng lai. Mặt khác, để có đƣợc đội ngũ cán bộ lao động có đủ năng lực tiếp cận với những công nghệ hiện đại, những phƣơng pháp quản lý tiên tiến thì giáo dục - đào tạo phải luôn đi trƣớc một bƣớc đối với các ngành kinh tế khác, giáo dục - đào tạo phải là cơ sở để tạo tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế. Để làm đƣợc điều đó phải quán triệt những quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém của sự nghiệp giáo dục- đào tạo hiện nay để từ đó đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội. Giáo dục không thể thực hiện đƣợc trong một thời gian ngắn mà là một quá trình gắn kết của nhiều cấp, bậc học và diễn ra trong nhiều năm. Chúng ta 1 cần phát triển giáo dục trên cả ba phƣơng diện: mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và phát huy hiệu quả. Điều đó đòi hỏi phải đƣa sự nghiệp sự nghiệp giáo dục phát triển trong toàn xã hội, vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi địa phƣơng và áp dụng cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ. Trong văn kiện của Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Chính vì tầm quan trọng đó của giáo dục cho nên những khoản chi NSNN cho giáo dục cũng đặc biệt đƣợc coi trọng. Trong những năm qua nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc chi cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn và là một khoản chi quan trọng của ngân sách nhà nƣớc (NSNN). Tuy nhiên, có một thực tế phát sinh là: Mặc dù những khoản chi này rất lớn nhƣng vẫn không đáp ứng đƣợc đầy đủ các nhu cầu của ngành giáo dục nhƣ mua sắm đồ dùng, trang thiết bị dạy học, tiền lƣơng chi trả cho cán bộ công nhân viên v.v… (hơn nữa, trong tƣơng lai NSNN có xu hƣớng giảm các khoản chi thƣờng xuyên để tăng cƣờng cho các khoản chi đầu tƣ phát triển). Chính vì thế, để sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển, thì bên cạnh các khoản chi NSNN cần phải có những biện pháp mới thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tƣ cho giáo dục, đồng thời cũng phải tăng cƣờng công tác quản lý đối với các nguồn vốn này, tránh tình trạng sử dụng lãng phí kém hiệu quả. Trên phạm vi tỉnh Hà Nam, trong những năm qua, chi từ NSNN cho giáo dục - đào tạo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong điều kiện của Hà Nam là một tỉnh có điểm xuất phát thấp, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp thì vấn đề quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, có hiệu quả các khoản chi ngân sách cho giáo dục đào tạo lại càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là yêu cầu cấp bách đặt ra cho địa phƣơng trong giai đoạn 2 hiện nay. Do đó, công tác quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo tỉnh Hà Nam cần đƣợc quản lý chặt chẽ theo pháp luật, khoa học, phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng. Xuất phát từ thực tế đó nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế 1.2. Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo Là học viên cao học ngành Quản lý Kinh tế, với các kiến thức đã đƣợc học và từ thực tiễn công tác của mình, học viên tổng hợp, phân tích, luận giải chính sách và các hoạt động quản lý kinh tế có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020. Tác giả thấy đây là đề tài phù hợp với chuyên ngành Quản lý kinh tế mà mình đƣợc đào tạo. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu Công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay nhƣ thế nào? Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cho giáo dục, đề tài tập trung làm rõ thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 2020. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Luận giải cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cho giáo dục. + Phân tích thực trạng quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam trên cơ sở lý luận đã xây dựng. + Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam và nguyên nhân của những hạn chế. + Đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý chi NSNN cho giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Nghiên cứu quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trong phạm vi tỉnh Hà Nam. + Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2014. + Vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng quản lý chi NSNN cho giáo dục tỉnh Hà Nam những năm 2010-2014 và định hƣớng chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đến năm 2020 cùng những giải pháp để đạt đƣợc định hƣớng đó. 4. Ý nghĩa khoa học của công trình nghiên cứu Sau khi luận văn đƣợc hoàn thành, đề tài luận văn đƣợc thực hiện sẽ đem lại các kết quả sau: - Đề tài làm rõ thực trạng về quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam. - Đề xuất đƣợc phƣơng hƣớng và một số giải pháp để nâng cao việc 4 quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam. - Làm tài liệu tham khảo cho học tập nghiên cứu các ngành liên quan đến quản trị kinh doanh, cho các cán bộ hoạch định chính sách quản lý chi NSNN. 5. Bố cục của luận văn Với mục đích và đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu đã đƣợc xác định, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc thiết kế thành 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và cơ sở lý luận, thực tiễn về Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn cấp tỉnh. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Chi NSNN đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nó thƣờng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và phát triển quyền lực của nhà nƣớc. Cùng với sự phát triển đó, nó đòi hỏi một lý thuyết nhất quán và toàn diện để hiểu về chi NSNN và quản lý hiệu quả nó. Tác giả ngƣời Mỹ Mabel Waker đã quan tâm nhiều về tài chính công mà cụ thể là vấn đề phân bổ chi ngân sách, trong“Municipal Expenditures” - Nguyên lý chi tiêu, đƣợc xuất bản năm 1930, bà Mabel Waker đã tổng quan về lý thuyết chi NSNN và phát minh ra lý thuyết xác định và khuynh hƣớng phân bổ chi NSNN, Cũng nhận ra điều này, V.O. Key (1940) đã viết bài báo nỗi tiếng “The lack of a Budgetary Theory” - Sự thiếu hụt một lý thuyết ngân sách. V.O. Key đã chỉ ra các vấn đề khi không có lý thuyết ngân sách và phân tích tầm quan trọng của nó trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng nhƣ gia tăng hiệu quả phân bổ ngân sách của chính phủ. Những năm gần đây, trên thế giới đã có một loạt công trình đƣợc công bố về vấn đề quản lý giáo dục. Ngay từ năm 1991, khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu cải tổ, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc Trung Quốc đã nhận ra tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế đất nƣớc và vào thời điểm đó, ngày 15/4/1991, Shengliang Deng, Trƣờng Đại học Saskatchewan, Saskatoon, Trung Quốc và Yinglou Wang, Trƣờng Đại học Giao thông Tây An, Trung quốc, tác giả của bài “Quản 6 lý giáo dục ở Trung Quốc: Quá khứ, hiện tại và tƣơng lai” đã thuyết phục ngƣời đọc rằng: Quản lý giáo dục ở Trung Quốc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu và là cơ sở cho quá trình phát triển, cải tổ kinh tế. Tuy nhiên, quản lý giáo dục ở Trung Quốc vẫn đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng nhƣ: sự thiếu hụt giáo viên có đủ điều kiện, chƣơng trình giảng dạy không tƣơng xứng, điều kiện làm việc của giáo viên còn thiếu và trệch hƣớng đi so với nhu cầu của xã hội. Tất cả những vấn đề đó đe dọa tới sự cải tổ kinh tế Trung Quốc. Bởi vì, chỉ có đào tạo ra những con ngƣời tốt mới là nền tảng cho sự thành công của các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Từ cơ sở đó, bài báo đã tổng quan lại hệ thống quản lý giáo dục của Trung Quốc, thảo luận những vấn đề hiện tại và đề ra những giải pháp cho quản lý giáo dục Trung Quốc. Hai tác giả nhấn mạnh quản lý giáo dục là quản lý trên nhiều mặt điểm khác với phạm vi nghiên cứu của nghiên cứu sinh): giáo viên, học sinh, sinh viên và ngƣời lãnh đạo các cấp của giáo dục, tài chính dành cho giáo dục. Khi nghiên cứu sự tiến triển của các lý thuyết về ngân sách nhà nƣớc trong thời gian qua nhƣ: từ phƣơng thức ngân sách theo khoản mục, phƣơng thức ngân sách theo công việc thực hiện, phƣơng thức ngân sách theo chƣơng trình, cho đến phƣơng thức ngân sách theo kết quả đầu ra. Martin, Lawrence và Kettner đã so sánh và chỉ ra sự tiến triển trong các lý thuyết ngân sách trên trong nghiên cứu (1996) “Measuring the Performance of Human Service Programs” - Đo đạc thực hiện các chƣơng trình dịch vụ con ngƣời, và chỉ rõ đƣợc ƣu thế vƣợt trội của phƣơng pháp quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Ngân sách theo kết quả đầu ra trả lời câu hỏi mà các nhà quản lý tài chính công luôn phải đặt ra đó là: “nên quyết định nhƣ thế nào để phân bổ X đôla cho hoạt động A thay vì cho hoạt động B”. Estelle James, Elizabeth M. King and Ace Suryadi – Bộ văn hóa và giáo dục, Jakarta, Inđônêxia (1999) đã đi vào so sánh hiệu quả của quản lý tài 7 chính giáo dục khối công lập và khối dân lập, đƣa ra những khẳng định bƣớc đầu qua bài: “Tài chính, quản lý chi phí giữa các trƣờng công lập và tƣ thục ở Inđônêxia”. Bằng việc điều tra, phân tích số liệu của những vấn đề liên quan nhƣ: chi phí, hiệu quả của nó tƣơng ứng với mức chi phí bỏ ra, thu nhập của cán bộ công nhân viên chức trong các trƣờng học, số sinh viên đƣợc tuyển dụng sau khi tốt nghiệp các trƣờng dạy nghề, cao đẳng và Đại học,…để đƣa ra những giải pháp khắc phục tình trạng quản lý tài chính ở khối các trƣờng dân lập mang lại hiệu quả hơn khối các trƣờng công lập. Năm 2003, Peter Lorange, Pergamon, tác giả của cuốn sách “Cách nhìn mới về quản lý giáo dục- thách thức đối với nhà quản lý” đã bắt đầu bằng những lập luận cơ bản của mình dựa trên những thuyết về kinh tế, văn hóa,… để tìm ra cách thức quản lý giáo dục mang tính hiện đại. Tác giả đề cập khá nhiều đến làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc học, cách thức của ngƣời quản lý ảnh hƣởng đến sản phẩm giáo dục, những chủ thể trong xã hội sẽ thẩm định lại sản phẩm giáo dục, đặc biệt tác giả nhấn mạnh và khẳng định, chất lƣợng đào tạo tốt, ngƣời quản lý về lĩnh vực giáo dục có tầm nhìn sẽ định hƣớng đƣợc nhu cầu thị trƣờng,… Mặc dù, có rất nhiều điểm mới về quản lý giáo dục so với những công trình công bố trƣớc đó, nhƣng đi vào phân tích chuyên sâu để tìm ra giải pháp cho một khía cạnh, ví dụ: quản lý tài chính giáo dục, hay thiết kế quy trình quản lý tài chính, tìm nguồn tài chính khác ngoài nguồn NSNN cho các trƣờng Đại học công lập, đồng thời xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân loại trƣờng Đại học công lập có khả năng tự chủ tài chính thì chƣa thể hiện trong các công trình nghiên cứu đã công bố. Công trình nghiên cứu của tác giả sẽ đi vào giới hạn cụ thể của quản lý tài chính các trƣờng Đại học công lập (quản lý thu - chi - quản lý tài sản công) trên cở sở đó phân loại những trƣờng đại học công lập có khả năng tự chủ toàn bộ và những trƣờng không có khả năng tự chủ toàn bộ. 8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, Thời gian gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục. “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trƣờng phổ thông Hà Nội” của tác giả Nguyễn Duy Phong đi tìm giải pháp để quản lý tài chính của các trƣờng phổ thông. Đề tài tập trung phân tích cơ chế quản lý tác động đến hiệu quả quản lý của các trƣờng phổ thông trên một địa bàn. Năm 2008, luận án của tác giả Nguyễn Anh Thái - Học viện tài chính đã đƣợc bảo vệ với đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trƣờng Đại học ở Việt Nam”. Nếu nhƣ, công trình của tác giả Nguyễn Duy Phong, tác giả đề xuất giải pháp quản lý tài chính cho khối các trƣờng phổ thông, thì tác giả Nguyễn Anh Thái tập trung phân tích nội dung cơ chế chính sách để quản lý tài chính đối với các trƣờng Đại học nói chung. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính dành cho các trƣờng Đại học mà tác giả Nguyễn Anh Thái mang tính hàn lâm, nặng về lý thuyết. Tác giả đã dừng lại ở việc nêu vấn đề: tạo nguồn tài chính đa dạng cho đào tạo, xây dựng cơ chế kiểm soát, chính sách học phí, học bổng, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý đối với các trƣờng đại học, mà chƣa luận giải sâu sắc. Năm 2004, PGS.TS Nguyễn Công Giáp - Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục - tác giả của cuốn sách “Kinh tế học giáo dục”, cũng đã nêu ra những tất yếu của việc quản lý giáo dục ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục. Luận án tiến sĩ kinh tế : “Hoàn thiê ̣n cơ chế lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc gắn với kế hoạch phát triể n kinh tế - xã hô ̣i ở Việt Nam” của tác giả Ngô Thanh Hoàng (2013) đã chỉ ra cơ chế lâ ̣p dự toán Ngân sách Nhà nƣớc theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn đã bắt đầ u đƣợc nghiên cứu và thử nghiê ̣m ở Việt Nam , tuy nhiên làm thế nào để có đƣợc cơ chế đồ ng bô ̣ , hoàn thiê ̣n nhằm gắn kế t cơ chế lâ ̣p dự toán với kế hoạch phát triể n kinh tế xã hô ̣i để đạt đƣợc các mục tiêu kế hoạch phát triể n kinh tế xã hô ̣i vẫn là mô ̣t thách thức 9 không chỉ cho những nhà nghiên cứu mà còn cho cả các nhà quản lý thực tiễn. Luận án nghiên cứu các nội dung khoa học chủ yếu liên quan tới lập kế hoạch phát triển KTXH và lập dự toán chi NSNN cũng nhƣ cơ chế gắn kết giữa lập dự toán chi NSNN với kế hoạch phát triển KTXH ở Việt Nam trong những năm qua, phân tích cơ chế gắn kết giữa lập dự toán chi NSNN hàng năm theo Luật Ngân sách 2002 với kế hoạch phát triển KTXH từ đó so sánh, phân tích, liên hệ tìm ra một số giải pháp liên quan đến cơ chế gắn kết. “Đổi mới quản lý đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho đào tạo đại học, sau đại học ở Việt Nam” trên tapchicongsan.org.vn ngày 10/07/2012 của tác giả Phùng Văn Hiền - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã đƣa ra vấn đề công tác đào tạo đại học, sau đại học ở nƣớc ta ngày càng tác động sâu sắc, toàn diện vào việc đổi mới chƣơng trình giáo dục, cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lĩnh vực quản lý đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho bậc học này còn bộc lộ những khiếm khuyết cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới về chủ trƣơng, chính sách. Do vậy, Nhà nƣớc cần thay đổi về chính sách đối với các đối tƣợng thụ hƣởng để thực hiện công bằng trong việc cấp ngân sách nhà nƣớc (vì ngân sách nhà nƣớc là tích lũy của toàn dân), không phân biệt giữa công lập và tƣ thục. Nhƣ vậy, cho đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu về quản lý chi NSNN cho giáo dục, đào tạo cả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tại tỉnh Hà Nam. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục 1.2.1. Sự nghiệp giáo dục và chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục 1.2.1.1. Sự nghiệp giáo dục Hoạt động giáo dục là một động đặc biệt bởi sản phẩm của nó đặc biệt, đó là sản phẩm con ngƣời. Phát triển giáo dục không chỉ là sự nghiệp riêng 10 của một quốc gia nào mà là sự nghiệp chung của toàn xã hội, của mọi quốc gia. Sự phát triển của sự nghiệp giáo dục đem lại lợi ích chung cho toàn nhân loại, là điều kiện giúp cho đời sống của mỗi ngƣời trong cộng đồng ngày càng đƣợc nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự nghiệp giáo dục. Theo nghĩa rộng, giáo dục đƣợc hiểu là sự truyền bá và lĩnh hội tri thức để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của con ngƣời. Theo nghĩa hẹp gắn với hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục là quá trình đào tạo con ngƣời một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua việc tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội có hệ thống tri thức của xã hội loài ngƣời; nhằm giúp con ngƣời phát triển toàn diện, có lý tƣởng, đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành, bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân. Từ hai quan niệm trên về giáo dục cho thấy rõ bản chất hoạt động và mục tiêu của giáo dục. Bản chất hoạt động của giáo dục là truyền đạt và lĩnh hội tri thức. Sự truyền đạt và lĩnh hội đó có tác động qua lại lẫn nhau để ngƣời học chủ động lựa chọn, lĩnh hội, sáng tạo và phát triển tri thức mới đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Có thể nói giáo dục là hoạt động của thế hệ trƣớc truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động, sản xuất. Giáo dục trƣớc hết là sự tác động từ nhân cách này đến nhân cách khác, tác động từ nhà giáo dục tới ngƣời đƣợc giáo dục và sự tác động qua lại giữa những ngƣời đƣợc giáo dục với nhau. Thông qua môi trƣờng học tập trong giáo dục cũng nhƣ trong các mối quan hệ xã hội mà nhân cách con ngƣời đƣợc hình thành. Và với sự phát triển của hệ thống giáo dục đã thúc đẩy sự phát triển con ngƣời và đƣa tới những thành công của xã hội. Trong sự phát triển của nhân loại, con ngƣời vừa là đối tƣợng cống hiến, vừa là đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ từ sự phát triển đó. Trong sự tiến hóa 11 của lịch sử, con ngƣời đƣợc xem là trung tâm, con ngƣời là nhân tố quyết định đến mọi hoạt động của xã hội. Vì vậy trên hết vấn đề giáo dục con ngƣời có vai trò rất lớn và ngày càng đƣợc coi trọng. Cùng với khái niệm giáo dục, ngƣời ta còn nói tới khái niệm đào tạo. Thực chất quan niệm này chia hệ thống giáo dục quốc dân thành hai khối là khối giáo dục và khối đào tạo hay sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp đào tạo. Giáo dục nhằm trang bị cho ngƣời học vốn kiến thức phổ thông cơ bản nhất về tự nhiên, xã hội, sức khoẻ, môi trƣờng, khoa học, nghệ thuật, hƣớng nghiệp… để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực nội tại cá nhân. Từ đó, giúp ngƣời học có thể học tiếp tục lên những bậc học cao hơn mang tính chuyên môn và nghề nghiệp, tự học, học suốt đời, tham gia lao động sản xuất, chung sống với cộng đồng theo những chuẩn mực chung của xã hội và phù hợp với trình độ phát triển của xã hội. Đào tạo là quá trình phát triển con ngƣời một cách có hệ thống các tri thức chủ yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo… nhằm giúp con ngƣời có vốn kiến thức, tự phát triển và vận dụng vốn kiến thức của bản thân để thực hiện những nghề nghiệp, nhiệm vụ chuyên môn nhất định. Từ đó, quan niệm về đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay và các giai đoạn tiếp theo là các hoạt động học tập, đào tạo hoặc đào tạo, nghiên cứu do các cơ sở đại học tổ chức và thực hiện nhằm đảm bảo cung cấp cho ngƣời học một số tri thức, kỹ năng nghề nghiệp tƣơng ứng với trình độ và theo đúng chƣơng trình, thời gian do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền đã quy định cho đào tạo ở bậc đại học. Hệ thống giáo dục, đào tạo ở nƣớc ta hiện nay gồm các cấp và các loại hình sau: - Giáo dục mầm non bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo. - Giáo dục phổ thông bao gồm bậc tiểu học, phổ thông cơ sở (cấp II) và phổ thông trung học ( cấp III). 12 - Giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. - Giáo dục đại học bao gồm trình độ cao đẳng và trình độ đại học. - Giáo dục sau đại học bao gồm trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ. Nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực đang có những bƣớc phát triển không ngừng, để nhanh chóng hoà nhập đƣợc thì đòi hỏi trình độ và năng lực cá nhân của con ngƣời Việt Nam. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục phải là nền móng, cá nhân phát triển toàn diện mới đƣa đất nƣớc hoà mình vào sự phát triển chung của các nƣớc trên thế giới. 1.2.1.2. Chi ngân sách Nhà nước và chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục * Chi NSNN Chi NSNN là m ột trong hai nội dung cơ bản của hoạt động NSNN, là quá trình phân ph ối, sử dụng quỹ NSNN do quá trình thu t ạo lập nên nhằm duy trì sự tồ n tại, hoạt động bình thƣờng của bộ máy nhà nƣ ớc và th ực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Chi ngân sách nhà nƣớc bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc; chi trả nợ của Nhà nƣớc; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. * Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục là khoản chi thuộc nhóm chi hoạt động sự nghiệp cho lĩnh vực văn - xã, thuộc phạm vi chi thƣờng xuyên của NSNN. Chi NSNN cho giáo d ục - đào t ạo gắn liền với cơ cấu, nhiệm vụ của ngành trong mỗi giai đoạn lịch sử và đƣợc xem xét ở các giác độ khác nhau. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức của ngành giáo dục - đào tạo có thể hiện cơ cấu chi NSNN cho giáo dục - đào tạo gồ m: - Chi ngân sách cho hệ thống các trƣờng học gồ m có: + Chi ngân sách cho ệh thống các trƣờng mầm non và các trƣờng phổ thông. + Chi ngân sách cho các trƣ ờng đại học, các học viện, các trƣờng cao đẳng, các trƣờng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất