Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc nin...

Tài liệu Luận văn quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh bắc nin

.PDF
122
717
122

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ THU TRANG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ THU TRANG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Quốc Trung HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chính xác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình! Bắc Ninh, tháng 01 năm 2015 Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - PGS. TS Phạm Quốc Trung - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tôi xin cảm ơn sự hợp tác của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh, các đơn vị , cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, đã giúp tôi thực hiện thành công luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Bắc Ninh, tháng 01 năm 2015 Tác giả luận văn MỤC LỤC Danh mục những từ viết tắt .......................................................................................... i Danh mục bảng ...........................................................................................................ii Danh mục hình .......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 5. Một số đóng góp của luận văn ................................................................................ 3 6. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3 7. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH ..................................... 4 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................................. 4 1.2. Lý luận chung về quản lý chi ngân sách nhà nước .............................................. 5 1.2.1. Ngân sách nhà nước ................................................................................. 5 1.2.2. Khái quát về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh ............................ 6 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh ................ 26 1.3.1. Các yếu tố khách quan............................................................................ 26 1.3.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 27 1.4. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học kinh nghiệm ............................................................................................................... 29 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 29 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình ............................................................ 31 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh ................................................ 33 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 39 2.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 39 2.1.1. Phương pháp luận ................................................................................... 39 2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 39 2.1.3. Phương pháp xử lý thông tin .................................................................. 40 2.1.4. Phương pháp phân tích thông tin............................................................ 40 2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 41 2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng quản lý chi ngân sách địa phương41 2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 41 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH BẮC NINH ..................................................................... 42 3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh ..................................... 42 3.1.1. Tổng quan về tình hình kinh tế ............................................................... 42 3.1.2. Tổng quan về tình hình xã hội ................................................................ 45 3.2. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 .............................................................................................................. 46 3.2.1. Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010-2014 .... 47 3.2.2. Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010 - 2014 ........................................................................................... 48 3.2.3. Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010-2014 ..... 58 3.3. Thực trạng quản lý chi đầu tư phát triển giai đoạn 2010-2014 .......................... 61 3.3.1. Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản ...................... 64 3.3.2. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước ............................................................. 66 3.3.3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ................................................. 67 3.4. Thực trạng kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước ............................. 68 3.5. Đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 ..... 75 3.5.1. Kết quả đạt được..................................................................................... 75 3.5.2. Hạn chế ................................................................................................... 80 3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 83 3.5.4. Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 87 Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH BẮC NINH ............................................... 89 4.1. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................................ 89 4.1.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................... 89 4.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................... 89 4.1.3. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh........................................................................................... 90 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 ............................................................................................ 92 4.2.1. Lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương ................................................................... 92 4.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên .............................. 94 4.2.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển .......................... 99 4.2.4. Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhà nước102 4.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác ..................................................................... 105 4.3. Kiến nghị (Điều kiện để thực hiện các giải pháp) ............................................ 107 4.3.1. Đối với Chính phủ ................................................................................ 107 4.3.2. Đối với Bộ tài chính ............................................................................. 108 4.3.3. Đối với Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh ..................................................... 108 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 111 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BQ 2 ĐTPT : Đầu tư phát triển 3 GDĐT : Giáo dục đào tạo 4 HCNN : Hành chính nhà nước 5 HĐND : Hội đồng nhân dân 6 KSND : Kiểm soát nhân dân 7 KTXH : Kinh tế xã hội 8 NHTM : Ngân hàng thương mại 9 NSĐP : Ngân sách địa phương 10 NSNN : Ngân sách nhà nước 11 QL 12 TCTD : Tổ chức tín dụng 13 UBND : Ủy ban nhân dân 14 XDCB : Xây dựng cơ bản : Bình quân : Quản lý i DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 Nội dung Trang Tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực 41 kinh tế Tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo Bắc Ninh Tình hình chi sự nghiệp y tế So sánh tình hình thực hiện chi thường xuyên so với dự toán được giao đầu năm Cơ cấu chi ngân sách trong ngân sách địa phương ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 Chi Đầu tư Phát triển tại các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2014 Điều chỉnh tăng (+) giảm (-) nguồn vốn triển khai so với Nghị quyết HĐND tỉnh Cấp phát thanh toán vốn đầu tư qua kho bạc nhà nước Bắc Ninh Kết quả thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư ii 47 50 57 59 61 64 65 70 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Thu ngân sách nội địa thực hiện giai đoạn 2010- 2014 41 2 Hình 3.2 Chi văn hoá thông tin và chi phát thanh truyền hình Hình 3.3 Cơ cấu chi ĐTPT Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 55 3 iii 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng một cách có hiệu quả chính sách tài chính tiền tệ, đặc biệt là chi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước nói chung, chi ngân sách nhà nước nói riêng là công cụ để Nhà nước thực hiện sứ mệnh của mình trong điều tiết, phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước có thể thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội thành công khi có nguồn tài chính đảm bảo. Điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu của NSNN. Để huy động đầy đủ nguồn thu vào ngân sách nhằm thực hiện chi tiêu của nhà nước thì những hình thức thu ngân sách phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế, các hình thức thu NSNN đã từng bước thay đổi, điều chỉnh để thực hiện nhiệm vụ tập trung nguồn thu cho NSNN, là công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng của nhà nước. Cùng với quá trình quản lý thu NSNN thì việc quản lý chi NSNN cũng có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành NSNN góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập. Cùng với tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Bắc Ninh dần dần thay đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ với các khu công nghiệp mới. Bên cạnh đó là sự phát triển của các làng nghề truyền thống trên địa bàn để phục vụ cho thành công mục tiêu đã đề ra bên cạnh sự hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách cấp trên cần phải có ngân sách địa phương.... Mặc dù thời gian qua Bắc Ninh được đánh giá là đã có bước chuyển biến tích cực, song chưa thể khẳng định được rằng đổi mới quản lý chi NSNN là những cải cách có tính hệ thống và có hiệu quả. 1 Quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại. Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính nhà nước còn thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo và còn có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống thông tin quản lý chi NSNN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN tỉnh Bắc Ninh cần tập trung phát triển có hệ thống các yếu tố thuộc về quản lý như: tổ chức, xây dựng thể chế, cung cấp thông tin, sử dụng các công cụ để phân bổ nguồn lực tối ưu, tạo ra các đầu ra và kết quả cuối cùng phù hợp với: kỷ luật tài khóa tổng thể; phân bổ nguồn lực phù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên, đảm bảo hiệu quả và hiệu lực sự cung ứng hàng hóa, dịch vụ công. Trong trào lưu cải cách chung trên thế giới, cũng như công cuộc cải cách sâu rộng trong nước, trong đó, cải cách tài chính công là một vấn đề trọng tâm, trước nhu cầu cấp thiết của Bắc Ninh nói riêng về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu làm rõ luận cứ, phương thức cũng như thực tiễn quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh là rất thiết thực, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở và sự cần thiết lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ lý luận về vấn đề quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN; + Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến năm 2014; + Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh. 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Nghiên cứu tình hình hoạt động quản lý chi Ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh. + Thời gian: Nghiên cứu từ giai đoạn 2010-2014 và định hướng đến 2020. 5. Một số đóng góp của luận văn + Phân tích thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua. Xác định những điểm mạnh, yếu, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó, từ đó rút ra bài học. + Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 6. Các câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2014 đã diễn ra như thế nào và đạt được những kết quả gì? - Để tăng cường công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới cầ n phải căn cứ vào những mục tiêu gì và thực hiện những giải pháp nào? 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu; Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động quản lý chi Ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh; Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Ninh; 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP TỈNH 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng đã và đang được rất nhiều nhà quản lý kinh tế nghiên cứu. Có một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý NSNN và quản lý chi NSNN ở trong nước như: - Quản lý chi NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Lương Quang Tịnh, Luận văn thạc sỹ năm 2000; - Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dương Ngọc Ánh, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004. - Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dương Đức Quân, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005. - Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Trần Văn Lâm, Học viện Tài chính, Hà Nội, 2006. - Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thanh Toản, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007. Các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong việc tăng cường quản lý chi NSNN ngân sách. Tuy nhiên, những công trình này chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của chi NSNN, mà chưa có công trình nào đề cập đến quản lý chi NSNN ở địa phương hay cụ thể hơn đề cập nghiên cứu, giải quyết vấn đề quản lý chi NSNN tại một tỉnh có nhiều đặc thù như tỉnh Bắc Ninh. Các nghiên cứu trên cũng chưa chỉ ra được đâu là khâu yếu kém nhất trong quản lý chi NSNN ở địa phương để có cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả chi NSNN. 4 Xuất phát từ nhận định trên đề tài: “Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Ninh” sẽ tiếp tục là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu. 1.2. Lý luận chung về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc 1.2.1. Ngân sách nhà nước 1.2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Qua nghiên cứu, tác giả hoàn toàn đồng ý với các khái niệm về ngân sách nhà nước mà Luật ngân sách nhà nước đã quy định. Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”. 1.2.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nó bao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chính quốc gia, cụ thể: (Nguyễn Sinh Hùng, 2005) - Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân; - Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp; - Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội; - Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế. Ngân sách nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau: (Nguyễn Sinh Hùng, 2005) - Hoạt động thu chi của Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định; - Hoạt động Ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của Nhà nước; 5 - Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng; - Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của Ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùng cho những mục đích đã định; - Hoạt động thu chi của Ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu . 1.2.2. Khái quát về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.2.2.1. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh Quản lý chi NSNN cấp tỉnh là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyề n sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định , phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ . (Nguyễn Thanh Toản, 2007, trang 11). Quản lý chi NSNN của cơ quan quản lý tài chính công được phân chia theo hai tuyế n : Trung ương và điạ phương . Ở trung ương, Bô ̣ Tài chin ́ h l à đầu mối quản lý chi NSTW . Ở địa phương , Sở Tài chính là đầ u mố i quản lý chi NSĐP có phân cấ p ở mức đô ̣ nhấ t đinh ̣ cho các phòng tài chính cấ p huyê ̣n và ban tài chính xã . Tuy nhiên, do hê ̣ thố ng NSNN ở Viê ̣t Nam đươ ̣c cấ u trúc theo nguyên tắc thống nhất nên NSĐP và NSTW đề u đươ ̣c Chin ́ h phủ phê duyê ̣t (hàng năm hoặc giao ổn định 3-5 năm), đươ ̣c chi tiêu theo chế đô ̣ chung. 1.2.2.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh Giố ng như mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng quả n lý khác, quản lý chi NSNN cấp tỉnh cũng bao gồ m các chức năng : hoạch định kế hoạch , chính sách, mục tiêu; tổ chức thực hiê ̣n các kế hoạch, chính sách, mục tiêu đó; kiể m tra, giám sát để quá trình thực hiện đạt đươ ̣c hiê ụ quả cao nhấ t . Song, do gắ n với tài chính công , nên quản lý chi NSNN mang mô ̣t số đă ̣c điể m riêng sau đây: (Nguyễn Thanh Toản, 2007, trang 11) Một là, quản lý chi NSNN được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trên cơ sở luật đi ̣nh. Tùy thuộc vào các chế độ chính trị khác nhau mà quản lý chi NSNN được phân quyề n khác nhau giữa các cấ p quản lý . Nế u theo chế đô ̣ liên bang thì NSTW và NSĐP tách biệt nhau do đó được chi tiêu và quản lý độc lập với nhau . Nếu theo 6 chế đô ̣ thố ng nhấ t thì NSĐP và NSTW nằ m trong NSNN do đó đươ ̣c chi tiêu và quản lý theo chế độ chung. Những dù theo chế đô ̣ chin ́ h tri ̣nào thì chi NSNN cũng đươ ̣c thể chế hóa bằ ng luâ ̣t pháp nhằ m đảm bảo tin ́ h khách qu an, minh ba ̣ch, chuẩ n hóa . Đây là điểm khác biệt quan trọng giữa quản lý chi NSNN và quản lý tài chính của các chủ thể không phải là Nhà nước. Hai là, quản lý chi NSNN vừa phục vụ mục tiêu chính trị, vừa bị chi phối bởi những nguyên tắc quản trị tài chính công. Tính chất chiń h tri ̣thể hiê ̣n ở chỗ quản lý chi NSNN hướng tới các mu ̣c tiêu chính trị như phân bổ hợp lý NSNN giữa các tầng lớp dân cư , giữa các liñ h vực và lãnh thổ khác nhau trong nền kinh tế quốc dân đã được c ấp có thẩm quyền phê chuẩ n. Nế u quản lý chi NSNN không hiê ̣u quả thì các chin ́ h sách , các mục tiêu phân bổ ngân sách của Nhà nước sẽ sai la ̣c , làm chệch hướng tác động chính trị của nhà nước, tạo cơ hội cho các nhóm đối l ập tuyên truyền làm giảm uy tín của Nhà nước . Hơn nữa, cơ quan quản lý chi NSNN có thể sử du ̣ng các phương pháp quản lý hành chính để buô ̣c các chủ thể sử dụng NSNN phải tuân thủ . Khi cần thiết , các cơ quan hành chính còn có thể áp dụn g các chế tài pháp lý đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng NSNN. Nguyên tắc quản trị tài chính công của quản lý chi NSNN thể hiện ở chỗ Nhà nước có thể sử du ̣ng các công cu ̣ và kỹ thuâ ̣t quản tri ̣ tài chính nói chung . Ở đây những kỹ thuâ ̣t quản tri ̣tài chính như dự toán , đinh ̣ mức, kế toán , quyế t toán , xử lý thâm hu ̣t, thă ̣ng dư ngân sách theo thời gian… thường đươ ̣c sử du ̣ng. Ba là, quản lý chi NSNN là một hoạt động phức tạp, nhạy cảm , đố i mặt thường xuyên với xung đột lợi ích, với nguy cơ tham ô, tham nhũng. Tính chất phức ta ̣p của quản lý chi NSNN được thể hiện ở chỗ , đố i tươ ̣ng của quản lý chi NSNN rấ t đa da ̣ng , liên quan đế n nhiề u liñ h vực của đờ i số ng xã hô ̣i như đầ u tư , chuyể n giao thu nhâ ̣p , tài trợ ,… . Hơn nữa , các chủ thể nhận tiền từ NSNN đề u có đô ̣ng cơ muố n nhâ ̣n đươ ̣c nhiề u hơn , trong khi đó thu NSNN có ha ̣n nên thường xuyên tồ n ta ̣i mâu thuẫn giữa nhu cầ u đòi hỏ i chi cao với khả năng đáp ứng nguồn chi thấp. Ngoài ra, do NSNN là tài sản công , công chức và cơ quan chi NSNN có lơ ̣i ích độc lập với NSNN , nên quản lý chi NSNN tiề m ẩ n nguy cơ công chức lơ ̣i du ̣ng 7 chính sách, chế đô ̣ quản lý k hông chă ̣t chẽ thu vén cho lơ ̣i ić h cá nhân hoă ̣c lơ ̣i ić h cục bộ của cơ quan quản lý. - Bốn là, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN khó được lượng hóa. Nế u hiê ̣u quả quản lý chi NS của khu vực tư có thể được lượ ng hóa thông qua tính toán lợi ích và lợi nhuận thì hiệu quả quản lý NSNN khó đánh giá bằng tiền . Nguyên nhân là do , mô ̣t mă ̣t , các hoạt động sử dụng NSNN thường ít dựa trên cơ chế tự trang trải và có laĩ ; mă ̣t khác , khó đánh giá bằ ng tiề n kế t quả sử du ̣ng chi NSNN cho phúc lơ ̣i xã hô ̣i . Chính vì khó lượng hóa các thước đo hiệu quả quản lý chi NSNN nên quản lý chi NSNN dễ sa vào quan liêu , duy ý chí , sai lầ m nhưng châ ̣m bi ̣phát hiê ̣n. 1.2.2.3. Ý nghĩa và vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh Trong quản lý nhà nước nói chung , quản lý chi NSNN có vi ̣trí rất quan trọng, thể hiện qua các giác đô ̣ sau: - Quản lý chi NSNN góp phần cung ứng kịp thời , đầ y đủ tài chín h cho hoạt động của Nhà nước và nhu cầ u của xã hội . Trong điề u kiê ̣n nguồ n tài chin ́ h công còn hạn hẹp, viê ̣c cung ứng tài chin ́ h đúng điạ chỉ , kịp thời, phù hợp với yêu cầu là điề u kiê ̣n cơ bản để các hoa ̣t đô ̣ng sử du ̣ng nguồ n tài chính đó đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu đã đinh. ̣ Quản lý chi NSNN góp phần để quá trình chi NSNN đáp ứng được các yêu cầ u đó . Thông qua quản lý chă ̣t chẽ các khoản chi NSNN , quản lý chi NSNN tác động đến đời sống KT-XH, giữ vững ổn định chin ́ h tri ̣ - xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như : xoá đói giảm nghèo , giải quyết việc làm , nâng cao chấ t lươ ̣ng các hoạt động mang tính cộng đồng. - Quản lý chi NSNN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN. Bằ ng công cu ̣ dự toán , quản lý chi NSNN làm cho quá trình chi NSNN mang tiń h kế hoa ̣ch cao hơn , chủ động hơn và có căn cứ khoa học hơn . Viê ̣c lâ ̣p dự toán NSNN cũng giúp cơ quan cấ p trên kiể m soát tố t hơn quá trình chi tiêu củ a cấ p dưới. Dựa vào phân tić h dự toán trong đố i chiế u với thực tế , cơ quan nhà nước có cơ sở để điều chỉnh hợp lý . Ngoài ra , với công cu ̣ chấ p hành dự toán và quyế t toán NSNN theo dự toán , quản lý chi NSNN đã tạo ra mộ t hành lang pháp lý cho phép cơ quan sử dụng NSNN tự chủ trong hoạt động của mình mà không vượt quá giới ha ̣n đươ ̣c phép . Căn cứ vào dự toán , cơ quan phê chuẩ n cũng dễ dàng lựa 8 chọn các hoạt động được ưu tiên chi NSNN , cũng như dễ dàng hơn trong chủ đô ̣ng cân đố i NS. - Quản lý chi NSNN hiệu quả hỗ trợ Nhà nước ổn định vĩ mô . Quản lý chi NSNN hiê ̣u quả cho phép Nhà nước chủ đô ̣ng chi tiêu phù hơ ̣p với thực tra ̣ng nề n kinh tế. Trong điề u kiê ̣n nề n kin h tế suy thoái , quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ ưu tiên chi NSNN cho kích cầu . Khi nề n kinh tế tăng trưởng nóng , lạm phát cao , quản lý chi NSNN hiệu quả cho phép Nhà nước cắt giảm chi ti êu Chính phủ để bình ổn giá cả,… Ngoài ra , quản lý c hi NSNN hiê ̣u quả góp phầ n tăng tích lũy của Nhà nước nhằ m sử du ̣ng để hỗ trơ ̣ phát triể n sản xuất , hình thành quỹ dự phòng của Nhà nước để ứng phó với những biến động của thị trường và thiên tai. - Quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ tạo đ iề u kiê ̣n để Nhà nước hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều tiết thu nhập dân cư, thực hiện công bằng xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quản lý chi NSNN hiê ̣u quả , mô ̣t mă ̣t , góp phần chi NSNN hợp lý , qua đó đinh ̣ hướng đầ u tư, thu nhâ ̣p và tiêu dùng hơ ̣p lý của dân cư. Tác động phái sinh tiếp theo đế n sản xuấ t là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đinh ̣ hướng của nhà nước qua vai trò kić h thić h của cung , cầ u trên thi ̣trường . Mă ̣t khác , bằ ng viê ̣c tiế t kiê ̣m chi NSNN do quản lý chi hiê ̣u quả , Nhà nước có nguồn lực tài trợ các dự án đầu tư phát triển. Ở cấp địa phương , các khoản chi phát triển c ác kết cấu hạ tầng kinh tế như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước trên địa bàn (chủ yếu do ngân sách địa phương đảm nhận) có vai trò tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý tốt các khoản chi ngân sách tại địa phương , đặc biệt là các khoản chi đầu tư phát triển , còn cho phép chính quyền địa phương hỗ trợ hình thành cá c ngành then chốt, các công trình thuộc ngành kinh tế mũi nhọn trên điạ bàn , qua đó đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển (thông qua chính sách trợ giá, hỗ trợ vốn, ưu đãi về thuế...), tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo ổn định về mă ̣t xã hô ̣i, chính trị…. Thông qua đầu tư và quản lý vốn đầu tư từ NSNN , quản lý chi NSNN sẽ tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị , giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng phát triể n và vùng sâu , vùng xa, từ đó giảm bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớp dân cư, góp phần 9 khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường. Có thể nói quản lý chi ngân sách có hiệu quả còn là yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển bền vững . - Quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ góp phần chố ng tham ô , tham nhũng , giảm nguy cơ suy thoái đạo đức của công chức, cán bộ quản lý nhà nước. Thông qua viê ̣c xây dựng dự toán có căn cứ thực tiễn và khoa học , giám sát chă ̣t chẽ quá triǹ h cấ p phát và sử du ̣ng, thực hiê ̣n quyế t toán theo đúng chế đô ̣, chính sách, quản lý chi NSNN giảm thiểu cơ hội tham ô , tham nhũng của công chức, cung cấ p thông tin , bằ ng cứ để khen chê đúng người , đúng viê ̣c, xử lý nghiêm khắ c các trường hơ ̣p chi sai chế đô ,̣ chính sách. Kế t quả của những tác đô ̣ng quản lý đó là ta ̣o ra đươ ̣c trâ ̣t tự, kỷ luật nghiêm minh trong chi tiêu NSNN . Hơn nữa, với công cu ̣ dự toán, quản lý chi NSNN góp phần làm cho quá trình chi NSNN trở nên minh bạch hơn, dễ kiể m tra, giám sát hơn. Viê ̣c đinh ̣ mức hóa, tiêu chuẩ n hóa, công khai hóa các khoản chi NSNN cũng tạo điều kiện để nhân dân giám s át hoạt động chi NSNN, qua đó ta ̣o áp lực để công chức công tâm trong thực hiê ̣n công vu ̣ sử du ̣ng NSNN. - Quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ góp phần tăng uy tín của cơ quan nhà nước, hỗ trợ thu NSNN . Thông qua quản lý các khoản chi NSNN, cơ quan sử du ̣ng NSNN buô ̣c phải sử du ̣ng tiế t kiê ̣m , đúng mu ̣c đić h NSNN . Các hành vi vi phạm bị xử lý thích đáng , thông tin về chi NSNN đươ ̣c đăng tải công khai , các hành vi sử dụng NSNN hiệu quả được khen ngợi… . Tấ t cả những h oạt động đó góp phần duy trì niềm tin của dân chúng vào sự công tâm của cơ quan và công chức nhà nước . Hơn nữa , nế u dân chúng hiể u rằ ng , mỗi đồ ng thuế của ho ̣ đươ ̣c quản lý và sử du ̣ng hiê ̣u quả thì ho ̣ sẽ tự nguyê ̣n và thoải mái hơn khi nộp thuế cho Nhà nước. 1.2.2.4. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh Trong bất kỳ thời đại nào, chi NSNN đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định, những yêu cầu đó càng trở thành bắt buộc bởi tính đa dạng, phong phú cũng như mục tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế thị trường. Thứ nhất, tính thống nhất Tính thống nhất thể hiện ở tính chất pháp lý của kế hoạch tài chính, ngân sách. Thường thì cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND địa phương) phê chuẩn kế hoạch tài chính, ngân sách. Cơ chế này đảm bảo rằng các chính sách công, các mục 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng