Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý chi thường xuyên tại tổng cục dự trữ nhà nước...

Tài liệu Luận văn quản lý chi thường xuyên tại tổng cục dự trữ nhà nước

.PDF
97
784
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ LIÊN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN TẠI TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƢỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ LIÊN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN TẠI TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƢỚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO VĂN TUẤN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận văn không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố. Tác giả Trần Thị Liên LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào Văn Tuấn đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo trƣờng Đại học kinh tế, khoa Kinh tế chính trị và Sau Đại học đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục cho hoạt động nghiên cứu của tôi. Tôi xin cảm ơn Thủ trƣởng cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn khích lệ tinh thần để tôi có đủ nghị lực hoàn thành luận văn này. Tác giả Trần Thị Liên MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................... i Danh mục các bảng ............................................................................................ ii Danh mục các hình vẽ .......................................................................................iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ....................................................................................................... 4 1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan ................................................................ 4 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề chi thƣờng xuyên ngân sách ....... 4 1.1.2. Hƣớng nghiên cứu của tác giả................................................................. 7 1.2. Tổng quan về quản lý chi thƣờng xuyên NSNN ........................................ 8 1.2.1. Khái niệm và phân loại ........................................................................... 8 1.2.2. Đặc điểm quản lý chi thƣờng xuyên NSNN ......................................... 10 1.2.3. Vai trò của chi thƣờng xuyên NSNN .................................................... 10 1.2.4. Nguyên tắc và nội dung quản lý chi thƣờng xuyên của NSNN ............ 11 1.2.5. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý chi thƣờng xuyên ............................................................................................................... 14 1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thƣờng xuyên tại một số nƣớc ......................... 19 1.3.1. Kinh nghiệm về quản lý chi thƣờng xuyên nói chung trong cơ quan hành chính nhà nƣớc của các nƣớc ................................................................. 19 1.3.2. Bài học vận dụng về công tác quản lý chi thƣờng xuyên trong cơ quan hành chính Nhà nƣớc ở Việt Nam................................................................... 22 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 26 2.1. Quá trình nghiên cứu ................................................................................ 26 2.2. Hệ thống dữ liệu thu thập ......................................................................... 26 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN TẠI TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƢỚC ........................................................................... 28 3.1. Giới thiệu chung về Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc ..................................... 28 3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc ...... 28 3.1.2. Hoạt động đặc thù của Tổng cục dự trữ Nhà nƣớc ............................... 30 3.1.3. Tổ chức bộ máy của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc.................................. 31 3.2. Nội dung quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc ....... 33 3.2.1. Hệ thống các văn bản quản lý chi thƣờng xuyên tại TCDTNN ............ 33 3.2.2. Nội dung chi thƣờng xuyên thực hiện tự chủ của TCDTNN................ 35 3.2.3. Nội dung chi thƣờng xuyên không thực hiện tự chủ của TCDTNN .... 35 3.3. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc .... 36 3.3.1. Nguồn kinh phí ...................................................................................... 36 3.3.2. Phân cấp quản lý kinh phí chi hoạt động thƣờng xuyên ...................... 39 3.3.3. Tiêu chuẩn, định mức, mức chi trong quản lý chi thƣờng xuyên ......... 42 3.3.4. Quản lý, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi .................................... 45 3.3.5. Lập, phân bổ, giao dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách ................... 47 3.4. Đánh giá về quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục DTNN ................... 50 3.4.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 50 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 58 Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN TẠI TỔNG CỤC DTNN ..................... 65 4.1. Mục tiêu, định hƣớng quản lý chi thƣờng xuyên tại TCDTNN............... 65 4.1.1. Mục tiêu quản lý chi thƣờng xuyên tại TCDTNN ................................ 65 4.1.2. Định hƣớng quản lý chi thƣờng xuyên tại TCDTNN ........................... 65 4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. ........................................................................................................ 66 4.2.1. Đổi mới quy trình lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí NSNN Công tác lập, phân bổ dự toán .......................................................................... 66 4.2.2. Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ...... 72 4.2.3. Nâng cao ý thức tự chủ tài chính và kiện toàn tổ chức bộ máy ............ 74 4.2.4. Tăng cƣờng vai trò chủ động sáng tạo trong điều hành xử lý công việc nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng ở các đơn vị DTNN khu vực ......................................................................................................................... 76 4.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ .................................. 78 4.2.6. Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa công tác quản lý tài chính ....................................................................................................... 78 4.3. Một số kiên nghị....................................................................................... 79 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ....................................................................... 79 4.3.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính (cơ quan quản lý nhà nƣớc): .................... 81 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CBCC Cán bộ công chức 2 HCNN Hành chính nhà nƣớc 3 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 4 DTNNKV Dự trữ Nhà nƣớc Khu vực 5 DTQG Dự trữ quốc gia 6 DTNN Dự trữ Nhà nƣớc 7 TCDTNN Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc 8 TSCĐ Tài sản cố định i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang Cơ cấu nguồn kinh phí hoạt động đƣợc giao tự chủ và 1 Bảng 3.1 nguồn kinh phí tiết kiệm từ hoạt động chuyên môn đặc 37 thù giai đoạn 2011-2013 2 Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn kinh phí hoạt động không giao tự chủ 38 Tình hình sử dụng kinh phí đảm bảo hoạt động đƣợc 3 Bảng 3.3 39 giao tự chủ giai đoạn 2011-2013 Tình hình sử dụng kinh phí đảm bảo hoạt động thƣờng 4 Bảng 3.4 41 xuyên không giao tự chủ giai đoạn 2011-2013 5 Bảng 3.5 Tình hình chi từ nguồn kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi 46 Thực trạng lập KH chi thƣờng xuyên tại Tổng cục 6 Bảng 3.6 49 DTNN 7 Bảng 3.7 Tình hình mua sắm trang thiết bị giai đoạn 2011-2013 ii 53 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung 1 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc 32 2 Hình 4.1 Quy trình chiến lƣợc lập ngân sách theo kết quả đầu ra 67 Trang Quy trình soạn lập dự toán ngân sách theo khuôn khổ 3 Hình 4.2 69 chi tiêu trung hạn iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động dự trữ quốc gia (DTQG) trong những năm qua ngày càng phát triển cả về quy mô và hàm lƣợng. Nguồn lực ngân sách nhà nƣớc (NSNN) chi cho DTQG ngày càng tăng cả về tỷ trọng và giá trị tuyệt đối so với tổng số chi của NSNN. Chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản phát triển cơ sở hạ tầng kho tàng, trang thiết vị kỹ thuật, trụ sở; bảo quản hàng hóa DTQG và chi thƣờng xuyên cho hoạt động của bộ máy quản lý hàng DTQG. Trong đó, chi thƣờng xuyên cho hoạt động quản lý DTQG của cơ quan quản lý chuyên trách về DTQG - Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc (TCDTNN) ngày đƣợc tăng lên theo sự phát triển của hệ thống cơ quan quản lý DTQG chuyên trách cả số lƣợng đầu mối đơn vị, ngƣời tƣơng ứng với tiền lƣơng, kinh phí nghiệp vụ chuyên môn và kinh phí bảo quản hàng hóa DTQG đƣợc tăng theo. Trong những năm qua, Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đã thực hiện quản lý chi thƣờng xuyên theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí chi thƣờng xuyên một cách hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Thực hiện quyền tự chủ, gắn với trách nhiệm của Thủ trƣởng đơn vị và cán bộ, công chức đã góp phần nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí chi thƣờng xuyên, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức trong đơn vị. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc quản lý chi thƣờng xuyên - một nguồn lực tài chính ngân sách nhà nƣớc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN cho DTQG của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đã bộc lộ những yếu kém tồn tại nhƣ lập, phân bổ và giao dự toán vƣợt định mức, chi tiêu vƣợt dự toán, sử dụng nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên vƣợt tiêu chuẩn, chế độ quy định. Chấp hành và quyết toán kinh phí chi thƣờng xuyên chƣa bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch; quy chế chi tiêu nội bộ chƣa tạo đƣợc cơ chế khuyến 1 khích cho đơn vị và cá nhân nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý chi tiêu vẫn còn lỏng lẽo, lãng phí không đúng chế độ quy định của nhà nƣớc. Vì vậy, trƣớc đòi hỏi của sự phát triển không ngừng trong hoạt động DTQG cả ở tầm vĩ mô và cấp vi mô. Trong điều kiện NSNN nói chung và NSNN chi cho DTQG nói riêng còn khó khăn hạn hẹp, đặc biệt nguồn NSNN chi thƣờng xuyên cho quản lý DTQG của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc còn phải thực hiện tiết kiệm 10% để thực hiện chế độ tăng lƣơng theo chính sách của nhà nƣớc. Quản lý tốt nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối sử dụng có hiệu quả nguồn lực NSNN đƣợc cấp đúng mục đích, tiết kiệm, công khai, minh bạch, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức, thực hiện hiện đại hóa hoạt động DTQG. Đề tài xuất phát từ đòi hỏi cấp thiết không chỉ về mặt lý luận mà cả thực tiễn hoạt động DTQG của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc đặt ra phải nghiên cứu. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc” để nghiên cứu là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc; - Đánh giá thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc để chỉ ra những mặt đạt đƣợc và hạn chế, tồn tại, nguyên nhân; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. 3. Câu hỏi nghiên cứu Tại sao phải hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc ? 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc (bao gồm kinh phí tự chủ và kinh phí không tự chủ); - Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2011 - 2013. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu, kết luận luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc. Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên tại TCDTNN Chƣơng 4. Định hƣớng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thƣờng xuyên tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc. 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan nghiên cứu liên quan Hiện nay việc quản lý chặt các khoản chi ngân sách Nhà nƣớc là một trong những nội dung quan trọng đƣợc Chính phủ đặc biệt quan tâm. Thông qua ngân sách, Nhà nƣớc huy động các nguồn lực của xã hội, phối hợp và sử dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng anh ninh của đất nƣớc. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nƣớc là yếu tố quan trọng quyết định thành công chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, đặc biệt là hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên của ngân sách Nhà nƣớc. 1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề chi thường xuyên ngân sách - Đỗ Thị Thu Trang (2012), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua kho Bạc Nhà Nƣớc Tỉnh Khánh Hòa”, Luận Văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc Khánh Hòa, cũng nhƣ yêu cầu đổi mới của công tác quản lý NSNN trong thời gian tới nhằm đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc Khánh Hòa, đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành NSNN, phù hợp với quá trình cải cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Ngoài ra Luận văn đã đƣa ra đƣợc những tồn tại trong việc kiểm soát chi thƣờng xuyên đó là: quy trình Kiểm soát chi “một cửa” chƣa đúng với quy định của Chính phủ và còn tồn tại 2 quy trình Kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc Khánh Hòa. Thứ hai, đối với công tác kiểm soát chi với các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, cũng còn một số vƣớng mắc. Thứ ba, đối với công tác Kiểm soát chi thƣờng xuyên theo Luật NSNN. Thứ tƣ, thực trạng công tác kiểm soát chi tài 4 khoản tiền gửi dự toán vẫn còn lộ ra nhiều bất cập. Hiện nay việc kiểm soát chi tài khoản tiền gửi chƣa đƣợc hƣớng dẫn thấu đáo, nhất là khối Đảng, lực lƣợng vũ trang và một số tài khoản tiền gửi của các đơn vị hƣởng kinh phí do NSNN cấp. - Thân Tùng Lâm (2012),“Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc qua kho bạc Nhà nƣớc Gia Lai”, Luận văn Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã khái quát đƣợc những vấn về chi của Ngân sách Nhà nƣớc nói chung và qua kho bạc Nhà nƣớc ở Giai Lai nói riêng. Ngoài ra luận văn đã nêu đƣợc thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên của NSNN ở Gia Lai. Để từ đó xây dựng công tác kiểm soát hoạt động chi này có hiệu quả hơn. Nhƣ vậy trong luận văn đã có đề cập đến vấn đề chi thƣờng xuyên của NSNN, cũng chỉ ra đƣợc vấn đề kiểm soát chƣa đƣợc hiệu quả. Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn hoạt động chi thƣờng xuyên của một tỉnh nên chƣa thể đánh giá đƣợc hoạt động chi thƣờng xuyên của NSNN một cách tổng thể. Bên cạnh kết quả đã đạt đƣợc, công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc Gia Lai còn bộc lộ một số hạn chế sau: Thứ nhất, việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN của Kho bạc Nhà nƣớc Gia Lai hiện nay chƣa đƣợc thống nhất còn có Kho bạc phân công 2 đầu mối thực hiện. Thứ hai, áp dụng chƣa linh hoạt cơ chế “một cửa” trong kiểm soát chi thƣờng xuyên. Thứ ba, công tác tổ chức giao dịch chƣa đƣợc hài hòa, phong cách làm việc chƣa đƣợc khoa học, cơ sở vật chất của một số Kho bạc huyện thị còn sơ sài, chƣa đáp ứng tốt cho công tác giao dịch, thanh toán. Thứ tƣ, việc bố trí cán bộ kiểm soát chi chƣa khoa học, còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên chƣa dành hết thời gian cho công tác kiểm soát chi. Thứ năm, còn có hiện tƣợng gây khó khăn, phiền hà đối với khách hàng của một số cán bộ làm công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN; trình độ chuyên môn của một số cán bộ chƣa đáp ứng công việc đƣợc giao. Thứ sáu, 5 công tác đối chiếu hàng tháng, quý và năm ở một số Kho bạc Nhà nƣớc trực thuộc Kho bạc Nhà nƣớc Gia Lai chƣa đƣợc chú trọng và chƣa kịp thời. Thứ bảy, chƣa thực hiện đúng quy định về tạm ứng và thu hồi tạm ứng; dẫn đến số dƣ tạm ứng kéo dài từ tháng này qua tháng khác. Thứ tám, việc công khai hóa các qui trình, thủ tục hành chính trong công tác giao dịch đôi lúc, đôi nơi chƣa kịp thời và đầu đủ. Thứ chín, vẫn còn có những khoản chi Kho bạc Nhà nƣớc Gia Lai kiểm soát chƣa sát với chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nƣớc. - Lê Thị Oanh (2010 - trang 12-16), “Thực trạng chi thƣờng xuyên ngân sách”, thông tin, Đại học Duy Tân. Bài thông tin đƣợc đăng trên chuyên san của Trƣờng Đại học Duy Tân chỉ nêu và đánh giá thực trạng chi thƣờng xuyên của NSNN, chƣa đƣa đƣợc tồn tại và giải pháp cho quản lý chi thƣờng xuyên đƣợc hiệu quả hơn. - Nguyễn Lan Phƣơng (2012), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi Ngân sách Nhà nƣớc cho sự nghiệp giáo dục ở huyện Từ Liêm”, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Tài chính. Luận văn đã đánh giá và đƣa ra một số vấn đề hiệu quả trong hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên của NSNN. Tuy nhiên đánh giá này chỉ là một phần trong nhiều nội dung chi thƣờng xuyên của NSNN hơn nữa chỉ đánh giá trong giới hạn không gian nghiên cứu. - Nguyễn Văn Lam, (2007), “Hoàn thiện kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc qua kho Bạc Nhà nƣớc tỉnh Bến Tre”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Tôn Đức Thắng. Luận văn đã nghiên cứu hoạt động kiểm soát chi thƣờng xuyên tại tỉnh Bến Tre. Ngoài những thành công cũng phát hiện đƣợc một số vƣớng mắc nhƣ những vƣớng mắc khi thực hiện chi NSNN theo dự toán cụ thể về thời gian và phân bổ theo dự toán, về chất lƣợng dự toán còn bất cập không hợp lý. Ngoài ra về chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi gây trở ngại trong thực 6 hiện chế độ kiểm soát chi thƣờng xuyên, thậm chí là xuất hiện những trở ngại trong hình thức cấp phát nguồn kinh phí này về các tỉnh. - Hoàng Thị Xuân (2010 - trang 18-20), “Đề xuất và giải pháp quy trình kiểm soát chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc”, Tạp chí Quản lý ngân quỹ quốc gia. Bài viết nêu lên tầm quan trọng của Ngân sách Nhà nƣớc tác động đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung và nền tài chính nói riêng, từ đó xác định việc quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩa hết sức to lớn, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Kết luận: - Các công trình nghiên cứu đã nêu những khái quát về lý luận chi thƣờng xuyên của NSNN. - Đã nêu thực trạng chi thƣờng xuyên của NSNN nhƣng bị giới hạn bởi không gian nghiên cứu khác nhau. - Chỉ ra đƣợc những tồn tại của hoạt động chi thƣờng xuyên ở các địa phƣơng từ đó đƣa ra những hƣớng giải quyết. Nhƣ vậy các đề tài nghiên cứu chƣa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc, chƣa có đề tài nào nghiên cứu tổng thể hoạt động quản lý chi thƣờng xuyên của NSNN (gồm nhiều nội dung chi), để từ đó có những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động này ở TCDTNN nhằm tiết kiệm và nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của đất nƣớc. 1.1.2. Hướng nghiên cứu của tác giả - Dựa vào những quy định của pháp luật về chi thƣờng xuyên của NSNN để xây dựng nội dung quản lý chi thƣờng xuyên của TCDTNN; - Nghiên cứu hiện trạng chi thƣờng xuyên tại TCDTNN bao gồm kinh phí tự chủ và kinh phí không tự chủ. Đánh giá những mặt đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế và chỉ ra các nguyên nhân; 7 - Đề xuất nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại TCDTNN. 1.2. Tổng quan về quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc 1.2.1. Khái niệm và phân loại - Khái niệm chi thường xuyên, quản lý chi thường xuyên NSNN + Chi thƣờng xuyên là quá trình phân phối, sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nƣớc nhằm trang trải những nhu cầu của cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng và các hoạt động sự nghiệp khác. Nói tóm lại thì chi thƣờng xuyên là quá trình phân phối sử dụng quỹ ngân sách Nhà nƣớc để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế, xã hội. + Quản lý chi thƣờng xuyên là quá trình quản lý của Nhà nƣớc đối với các hoạt động chi thƣờng xuyên của Ngân sách Nhà nƣớc thông qua các công cụ và phƣơng pháp quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu trong khoảng thời gian xác định. - Phân loại chi thường xuyên NSNN * Căn cứ vào tính chất bao gồm 4 nhóm cụ thể : - Nhóm các khoản chi cho thanh toán cá nhân gồm: tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng, học bổng học sinh sinh viên, phúc lợi tập thể, chi về công tác ngƣời có công với cách mạng và xã hội, chi lƣơng hƣu và trợ cấp bảo hiểm xã hội, các khoản thanh toán khác cho cá nhân. - Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn gồm: thanh toán dịch vụ công cộng, vật tƣ văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mƣớn, chi sữa chữa thƣờng xuyên, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. 8 - Nhóm các khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn tải sản cố định và xây dựng nhỏ gồm sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng, chi mua tài sản vô hình, mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn. - Nhóm các khoản chi khác. * Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: - Chi cho sự nghiệp kinh tế: hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế - xã hội và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế hoạt động và phát triển một cách thuận lợi.. Mục đích hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải là kinh doanh lấy lãi, do vậy ngân sách nhà nƣớc cần dành một khoản chi đáp ứng hoạt động của các đơn vị này. Chi sự nghiệp kinh tế gồm: + Chi sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp thủy lợi, sự nghiệp ngƣ nghiệp, sự nghiệp lâm nghiệp, giao thông, kiến thiết thị chính và sự nghiệp kinh tế công cộng khác. + Chi điều tra cơ bản, đo đạc địa giới hành chính các câp. + Chi về bản đồ, đo đạc cắm mốc biên giới, đo đạc lập bản đồ và lƣu trữ hồ sơ địa chính. + Chi định canh định cƣ và kinh tế mới. - Chi cho sự nghiệp văn hóa xã hội: chi sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp phát thanh, truyền hình, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trƣờng, sự nghiệp xã hội văn hóa khác. - Chi quản lý hành chính là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc thuộc bộ máy chính quyền các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng, nhƣ chi về hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, chi về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm Mặt trận tổ quốc việt nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu 9 chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam. Đối với nƣớc ta các tổ chức trên là các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của nƣớc ta, do vậy theo quy định của Luật NSNN, NSNN có trách nhiệm bố trí ngân sách đảm bảo hoạt động của các tổ chức này. - Chi trợ giá theo chính sách Nhà nƣớc. - Chi các chƣơng trình quốc gia. - Chi trợ cấp cho các đối tƣợng chính sách xã hội. - Chi cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định. - Chi trả lãi tiền cho Nhà nƣớc vay. - Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nƣớc ngoài. - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Đặc điểm quản lý chi thường xuyên NSNN Quản lý chi thƣờng xuyên có những đặc điểm thể hiện ở mục tiêu, công cụ, phƣơng tiện sử dụng nhằm đạt mục tiêu đặt ra Mục tiêu của quản lý chi thƣờng xuyên đƣợc nêu rõ trong quy định của Nhà nƣớc đó là khoản kinh phí thƣờng xuyên chủ yếu cho con ngƣời và sự việc nên nó không làm gia tăng tài sản hữu hình của quốc gia. Hơn nữa cần phải quản lý khoản chi này để nó đƣợc phân bổ đều trong năm. Để đạt đƣợc mục tiêu trên việc quản lý chi thƣờng xuyên cần phải có quá trình tổ chức, vận hành khoa học, phải sử các công cụ, phƣơng tiện mang tính liên ngành để phân bổ hiệu quả chi thƣờng xuyên nhằm đạt mục tiêu ổn định về chính trị - xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nƣớc. 1.2.3. Vai trò của chi thường xuyên NSNN Chi thƣờng xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN. Chi thƣờng xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nƣớc duy trì hoạt động bình thƣờng để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự vẹn toàn lãnh thổ quốc gia. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng