Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân thị trấn việt lâm, tỉnh hà gi...

Tài liệu Luận văn quản lý cho vay tại quỹ tín dụng nhân dân thị trấn việt lâm, tỉnh hà giang (2)

.PDF
144
792
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------ VŨ ĐỨC SƠN QUẢN LÝ CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN VIỆT LÂM , TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - NĂM 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------ VŨ ĐỨC SƠN QUẢN LÝ CHO VAY TẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN VIỆT LÂM , TỈNH HÀ GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRỊNH THỊ MAI HOA HÀ NỘI - NĂM 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai Giảng viên khoa Tài chính-Ngân hàng, trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ để tôi hoàn thành nội dung của luận văn này. Các thông tin, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Hà Giang, ngày 28 tháng 02 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Đức Sơn LỜI CẢM ƠN Đề tài luận văn tốt nghiệp “Quản lý cho vay tại Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang” là kết quả của quá trình nỗ lực, học tập và rèn luyện trong suốt thời gian theo học chƣơng trình đào tạo sau đại học tại trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội. Để đƣợc thành quả này. Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế- Đại học Quốc Gia Hà Nội và các quý Thầy, Cô giảng dạy lớp Cao học chuyên ngành Quản lý Kinh tế QH-2012-E.CH đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong quá trình học tập, đã giúp tôi nắm vững và tiếp cận kiến thức làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai, ngƣời đã hết lòng hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội đồng quản trị, ban Giám đốc và các đồng nghiệp thuộc các phòng ban của Quỹ tín dụng Thị trấn Việt Lâm, xin đƣợc cảm ơn Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 Chƣơng 1 ........................................................................................................... 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHO VAY CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN ......................................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về hoạt động Quỹ tín dụng Nhân dân trong nền kinh tế ......................................................................................... 5 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân ở một số địa phƣơng của Việt Nam .................................................. 7 1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu .......................... 8 1.2. Những vấn đề lý luận chung về quản lý hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân .................................................................................................. 9 1.2.1. Khái quát hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân ................................... 9 1.2.2. Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân ................................... 23 1.2.3. Quản lý hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân ...................... 29 1.2.4. Các nhân tổ chính ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân ........................................................................................... 41 Chƣơng 2: ........................................................................................................ 45 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN. .................................. 45 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 45 2.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .................................................. 45 2.1.2. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................... 46 2.2. Nguồn dữ liệu ........................................................................................... 47 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ............................................ 47 2.3.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu ............................................................. 47 2.3.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu ............................................................ 48 Chƣơng 3 ......................................................................................................... 49 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHO VAY TẠI QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN VIỆT LÂM .................................................................................. 49 3.1. Giới thiệu khái quát về Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang ................................................................................. 49 3.1.1. Vài nét về Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. ............ 49 3.1.2. Sự ra đời và phát triển của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang ....................................................................... 49 3.1.3. Vai trò hoạt động của QTDND Thị trấn Việt Lâm ............................... 52 3.1.4. Các hoạt động cơ bản của QTDND Thị trấn Việt Lâm ........................ 53 3.1.5. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của từng bộ phận tại Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm .................................................................. 53 3.1.6. Khái quát kết quả hoạt động của Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm trong 4 năm 2010-2013 ........................................................................... 59 3.2. Thực trạng hoạt động quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang từ năm 2010-2013........................ 62 3.2.1. Hệ thống văn bản hƣớng dẫn công tác quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm .................................................................. 62 3.2.2. Tình hình nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm .......................................................................................................... 65 3.2.3. Quản lý hoạt động cho vay của QTDND Thị trấn Việt Lâm ................ 71 3.3. Đánh giá chung hoạt động quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm ............................................................................................ 92 3.3.1. Những ƣu điểm trong quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm .................................................................................................. 93 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm ........................................................................... 95 Chƣơng 4 ....................................................................................................... 102 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHO VAY CỦA QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN THỊ TRẤN VIỆT LÂM ĐẾN NĂM 2020 ........................................................................................... 102 4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm đến năm 2020.................................................. 102 4.1.1. Những thuận lợi................................................................................... 102 4.1.2. Những khó khăn .................................................................................. 103 4.2. Định hƣớng hoạt động quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm đến năm 2020 ......................................................................... 105 4.2.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của các xã thuộc địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng Thị trấn Việt Lâm đến năm 2020 ............................ 105 4.2.2. Định hƣớng hoạt động quản lý cho vay đến năm 2020 của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm ......................................................................... 108 4.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang ............................................. 111 4.3.1. Tăng cƣờng quản lý đối với thành viên .............................................. 111 4.3.2. Đảm bảo nguyên tắc cho vay .............................................................. 112 4.3.3. Đa dạng hóa phƣơng thức cho vay...................................................... 113 4.3.4. Nâng cao chất lƣợng thẩm định khách hàng ....................................... 114 4.3.5. Xác định lãi suất và các khoản chi phí dịch vụ hợp lý ....................... 115 4.3.6. Thực hiện tốt chính sách khách hàng .................................................. 115 4.3.7. Mở rộng địa bàn hoạt động kết hợp với quản lý rủi ro ....................... 116 4.3.8. Phát triển sản phẩm mới về cho vay ................................................... 119 4.3.9. Nâng cao chất lƣợng và phát triển nhân lực ....................................... 122 4.4. Một số kiến nghị..................................................................................... 124 4.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc ................................................................ 124 4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ................................................... 125 4.4.3. Kiến nghị với hiệp hội QTDND, Ngân hàng HTX Việt Nam ............ 126 4.4.4. Kiến nghị với cơ quan hữu quan tỉnh Hà Giang ................................. 127 KẾT LUẬN ................................................................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 129 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa CĐHH Chất độc hóa học GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐQT Hội đồng quản trị LMHTX Liên Minh Hợp Tác Xã NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc QTDND Quỹ tín dụng Nhân dân QTDTW Quỹ tín dụng Trung ƣơng SX-KD Sản xuất-kinh doanh TCTD Tổ chức Tín dụng TW Trung ƣơng TNV Tổng nguồn vốn UBND Ủy ban Nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng biểu 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 Nội dung Kết quả hoạt động năm 2010-2013 của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010-2013 của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm. Kết quả huy động vốn năm 2010-2013 của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm. Nguồn vốn đi vay, vốn dự án năm 2010-2013 của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm. Lãi suất cho vay năm 2010-2013 tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm. Trang 59 66 68 69 79 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản 6 Bảng 3.6 lý cho vay năm 2010-2013 của Quỹ tín dụng 85 Nhân dân Thị trấn Việt Lâm. ii DANH MỤC HÌNH VẼ STT Sơ đồ Nội dung 1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng Nhân dân 2 Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức của Quỹ tín dụng Nhân dân 54 Thị trấn Việt Lâm iii Trang 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nƣớc ta trong tiến trình đổi mới toàn diện, yêu cầu hội nhập với thế giới đòi hỏi cần tiếp thu sáng tạo các loại hình tổ chức kinh tế tiên tiến. Trong đó có mô hình Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở. Sự hình thành phong trào HTX ở Việt Nam làm nảy sinh nhiều tổ chức HTX, trong hầu khắp các lĩnh vực kinh tế nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại...Trong bối cảnh đó HTX tín dụng cũng đƣợc hình thành bắt đầu từ những năm 1956 ở miền Bắc và năm 1983 ở miền Nam. Ở nông thôn nƣớc ta, trong thời kỳ thập niên 90, hệ thống các Ngân hàng do Nhà nƣớc quản lý chƣa có điều kiện để vƣơn tới thị trƣờng nông thôn, vì các vùng này còn vƣớng vào tệ nạn cho vay nặng lãi. Trong những năm cuối của thập niên 80, một loạt các HTX tín dụng bị đổ bể. Để ổn định tình hình chính trị xã hội, và hạn chế tệ nạn cho vay nặng lãi. Ngày 27 tháng 7 năm 1993 Thủ Tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số: 390/TTg “Về việc triển khai thí điểm thành lập Quỹ tín dụng Nhân dân”; ngày 16 tháng 8 năm 1993 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã có quyết định số: 155/QĐ-NHNN ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân” hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đƣợc ra đời trong bối cảnh đó. Ngày 27 tháng 7 năm 1993 Thủ Tƣớng Chính phủ có Quyết định số: 390/QĐ-TTg Về việc triển khai thí điểm thành lập Quỹ tín dụng Nhân dân và ngày 16 tháng 8 năm 1993 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nƣớc có Quyết định số 155/QĐ-NHNN Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân. Thực hiện quyết định 390/QĐ-TTg ngày 27 tháng 07 năm 1993 về việc cho phép triển khai đề án thí điểm mô hình Quỹ tín dụng Nhân dân. Đƣợc sự chỉ đạo và chấp thuận của Ban chỉ đạo trung ƣơng hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động từ năm 1993. 1 Hơn nữa ngày 04/06/2013 Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ký giấy phép số: 166/GP-NHNN cho phép thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo đề nghị của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng, nhƣ vậy hệ thống Qũy tín dụng Nhân dân hiện nay cũng không thuần túy nhƣ những năm trƣớc đây, các nghiệp vụ hoạt động nhiều lên, quy mô và tính phức tạp cũng hơn trƣớc. Tuy nhiên nhu cầu ngày càng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của khách hàng và của thị trƣờng. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đang dần thu hẹp bởi có sự cạnh tranh của các Ngân hành thƣơng mại, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Công thƣơng, Ngân hàng chính sách xã hội và sự nghi ngờ của cộng đồng đối với những tiếng xấu từ sự đổ vỡ của các Hợp tác xã tín dụng trƣớc đây là những thách thức lớn mà Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở phải vƣợt qua. Để đáp ứng với sự phát triển của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân nay là Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam nói chung và Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm nói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện, cải thiện công tác quản lý cho vay đảm bảo an toàn, hiệu quả của nguồn vốn đầu tƣ cho thành viên. Đồng thời đánh giá lại công tác quản trị và điều hành đặc biệt là công tác quản lý tiền vay, phân tích những mặt mạnh, hạn chế tồn tại để có những định hƣớng mang tính lâu dài và khoa học hơn để quản lý cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Thị trấn Việt Lâm ngày càng phát triển. Xong để quản lý nguồn vốn cho vay có hiệu quả đơn vị cần có sự giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học để nâng cao hơn năng lực quản trị, công tác điều hành và nhất là công tác quản lý cho vay đƣợc khoa học, an toàn và phát triển. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Thị trấn Việt Lâm” làm luận văn tốt nghiệp cao học là cần phù hợp và cần thiết. 2 2. Câu hỏi nghiên cứu của Luận văn 1. Hoạt động Quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm đã đạt đƣợc kết quả thế nào và những nội dung gì cần hoàn thiện? 2. Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm trong giai đoạn tiếp theo? 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 3.1. Mục tiêu của luận văn Luận văn phân tích đánh giá thực trạng Quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Hệ thống hóa những nội dung cơ bản về quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân. - Phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm hạn chế và tìm nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm trong thời gian từ năm 2010-2013. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm trong giai đoạn tiếp theo 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động quản lý cho vay tại Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu về Quản lý cho vay của Qũy tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm trên địa bàn hoạt động của Qũy tín dụng Nhân 3 dân Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. - Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 1996 nhƣng tập trung trong giai đoạn năm 2010-2013 của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm. 5. Những đóng góp của luận văn - Phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm hạn chế và tìm nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm trong thời gian từ năm 2010-2013. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm trong giai đoạn tiếp theo. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận chung về hoạt động quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn. Chƣơng 3: Hoạt động quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Thị trấn Việt Lâm. Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm đến năm 2020. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHO VAY CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về hoạt động Quỹ tín dụng Nhân dân trong nền kinh tế Lý luận về mô hình Hợp tác xã Tín dụng còn khá mới mẻ và trên thực tế ngày nay mô hình Quỹ tín dụng Nhân dân chƣa đƣợc biết đến, đề cập trong các chƣơng trình giảng dạy tại các chƣơng trình đại học. Tuy nhiên từ khi thành lập hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân đã có một số công trình khoa học nghiên cứu công bố dƣới dạng luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ. Những công trình này đã nghiên cứu về hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân dƣới những góc độ và phạm vi khác nhau. Một số giải pháp cũng nhƣ đề xuất của các công trình này đã đƣợc vận dụng thành công trong thực tế. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận văn nhƣ: - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lê Minh Hồng với đề tài “Giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân trong khu vực kinh tế nông thôn Việt nam" (Bảo vệ năm 2000) đã tập trung hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống Qũy tín dụng Nhân dân Việt Nam; phân tích làm rõ thực trạng của quá trình phát triển hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân Việt Nam, tác động của Quỹ tín dụng Nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống Qũy tín dụng Nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn trong thời gian tiếp theo. 5 - Luận văn cao học của tác giả Bùi Chính Hƣng với đề tài “Giải pháp xây dựng Qũy tín dụng nhân dân ở Việt Nam” (Bảo vệ năm 2003) đã tập trung hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Qũy tín dụng Nhân dân, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các Quỹ tín dụng Nhân dân trong giai đoạn củng cố, chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển Qũy tín dụng Nhân dân Việt Nam trong thời gian tiếp theo. - Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Doãn Hữu Tuệ với đề tài “ Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân Việt Nam”. (Bảo vệ năm 2010) đã tập trung nghiên cứu, trình bày một cách khoa học các cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân, phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân trong ở Việt Nam trong thời gian qua để thấy rõ những yếu kém và các nguyên nhân; qua đó nêu bật tầm quan trọng của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân. Đồng thời sử dụng các cơ sở lý luận để phân tích, đối chiếu và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm nƣớc ngoài vào vào hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Từ đó đề xuất nhóm giải pháp thiết thực có tính khả thi và có tính ứng dụng cao nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân trong thời gian tới. - Ngoài ra có nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến các khía cạnh khác nhau của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân nhƣ: “Điều hòa vốn trong hệ thống Qũy tín dụng Nhân dân” (Phạm Quang Vinh, Tạp chí Ngân hàng- Tháng 4/2001); “Một số vấn đề về mô hình tổ chức của Qũy tín dụng Nhân dân” (Trần Quang Khánh, Tạp chí Ngân hàng số 10/2003; “Cần có một luật riêng cho Qũy tín dụng nhân dân”, (Bùi Ngọc Thanh, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề- 2003); “Tổ chức và hoạt động của hệ thống Qũy tín 6 dụng nhân dân với Luật Các tổ chức tín dụng” (Văn Tạo, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề-2003); “Luật Các tổ chức tín dụng với hoạt động của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân” (Phạm Hữu Phƣơng, Tạp chí Ngân hàng, số chuyên đề-2003); “Hệ thống Qũy tín dụng Nhân dân qua hơn 2 năm củng cố, chấn chỉnh theo Chỉ thị 57 của Bộ Chính trị” (Nguyễn Đình Lƣu, Tạp chí Ngân hàng, số 1+2/2003); “Bàn về cấu trúc và chức năng, nhiệm vụ của lên minh Qũy tín dụng Nhân dân Việt Nam” (Lê Phi Phu, Tạp chí Thị trƣờng Tài chính Tiền tệ, số 7/1998); “Cần sớm hoàn chỉnh mô hình Qũy tín dụng Nhân dân cơ sở” (Hải Thành, Tạp chí Thị trƣờng Tài chính Tiền tệ, số 7/1999). 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân ở một số địa phƣơng của Việt Nam Việt Nam là quốc gia chuyển dịch mạnh mẽ từ cơ cấu nông nghiệp làm chủ lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung, đặc biệt khi hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân đƣợc hình thành và phát triển, việc áp dụng các hoạt động tín dụng nhằm hỗ trợ cho các hộ Thành viên sản xuất, kinh doanh càng đƣợc chú trọng. Nhìn nhận từ thực tiễn khách quan của đất nƣớc, đặc biệt là ở những địa phƣơng định hƣớng phát triển kinh tế hộ gia đình làm nền tảng cho phát triển kinh tế địa phƣơng, mong muốn góp phần tăng hiệu quả công tác cho vay nhằm phát triển kinh tế cho các hộ Thành viên, nhiều công trình nghiên cứu nhƣ luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, hay các công trình nghiên cứu khoa học đã tập trung khai thác và nghiên cứu về đề tài này. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả xin dẫn ra một số công trình sau: - Chuyên đề số 5-cho cộng đồng, theo quyết định số 04/2007/QÐUBDT ngày 19/7/2007 của Bộ trƣởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về chủ đề “Phát triển kinh tế hộ gia đình”. Đây là chuyên đề ban hành bởi Ủy ban dân 7 tộc, đã đƣa ra những khái niệm liên quan đến phát triển kinh tế hộ gia đình, vai trò và các bƣớc tiến hành. - Luận văn thạc sĩ của Lê Xuân Đào với đề tài “Hoàn thiện quản lý Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh KomTum” (Bảo vệ năm 2007) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Qũy tín dụng nhân dân, đánh giá mọi hoạt động của các Quỹ, phân tích chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận đã tác động đến công tác quản lý của các Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh KomTum, đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh KomTum. - Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hồng Nhung với đề tài “Một số giả pháp hoàn thiện hoạt động của các Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015” (Bảo vệ năm 2011) đã tập trung hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Qũy tín dụng nhân dân, nhận diện và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của các Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện trong hoạt động quản lý Quỹ tín dụng Nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015. 1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu Nhƣ vậy, số lƣợng các công trình nghiên cứu về Quỹ tín dụng Nhân dân là khá nhiều. Tuy nhiên, theo tác giả, các công trình chủ yếu đánh giá, tổng kết thực tiễn về cơ sở lý luận về hoạt động, quản lý của Quỹ tín dụng Nhân dân. Một số công trình đã đƣợc thực hiện từ khá lâu và đều đƣợc thực hiện trƣớc khi luật các TCTD năm 2010 đƣợc ban hành và có hiệu lực. Hiện nay bối cảnh kinh tế-xã hội và tình hình hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân đã có nhiều thay đổi, nhất là từ khi Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ƣơng chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác, tình hình suy thoái kinh tế vẫn còn diễn biến phức tạp tác động không nhỏ đến khu vực Tài chính-Ngân hàng nói chung và hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân Việt Nam nói riêng. 8 Xét trong phạm vi Thị trấn Việt Lâm huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang và Quỹ tín dụng Nhân dân Thị trấn Việt Lâm thì hiện nay chƣa có một công trình nghiên cứu đồng cấp nào đầy đủ và có tính thực tiễn. Với tinh thần tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả của các công trình nghiên cứu trƣớc đây trong luận văn này tác giả đặc biệt quan tâm đến việc làm rõ vai trò, hoạt động quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân đối với nguồn vốn đã cho vay, từ đó đi vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý cho vay, đề xuất những nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân nhằm thúc đẩy hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, bảo toàn nguồn vốn và phát triển. Vì những lẽ trên, luận văn thạc sĩ của tác giả sẽ không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đồng cấp của các tác giả trƣớc đây. 1.2. Những vấn đề lý luận chung về quản lý hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng Nhân dân 1.2.1. Khái quát hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân 1.2.1.1. Bản chất và nhiệm vụ Quỹ tín dụng Nhân dân Qũy tín dụng Nhân dân là tổ chức tín dụng hợp tác, do các thành viên trong địa bàn tình nguyện thành lập và hoạt động. Ở Việt Nam, theo quy định của Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/08/2001 của Chính phủ. “Quỹ tín dụng Nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tƣơng trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân là phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển” (Chính phủ, 2001, trang 1). 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng