Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý dịch vụ logistics tại công ty cổ phần logistics vinalink...

Tài liệu Luận văn quản lý dịch vụ logistics tại công ty cổ phần logistics vinalink

.PDF
91
1809
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHÙNG ANH VŨ QUẢN LÝ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHÙNG ANH VŨ QUẢN LÝ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TẠ KIM NGỌC XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này , tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn , giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i. Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Tạ Kim Ngọc đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................. i Danh mục các bảng ................................................................................................... iii Danh mục các hình .................................................................................................... iv MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP..................................................5 1.1. Tổng quan nghiên cứu............................................................................................... 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về logistics và quản lý dịch vụ logistics …… 5 1.1.2. Cơ hội và thách thức trong quản lý dịch vụ logistics ở nước ta hiện nay..8 1.2. Cơ sở lý luận của quản lý dịch vụ logistics tại doanh nghiệp …………………12 1.2.1. Khái niệm và phân loại về dịch vụ logistics .….………………... 12 1.2.2. Quản lý dịch vụ logistics tại doanh nghiệp . …………………………………199 1.3. Kinh nghiệm quản lý dịch vụ Logistics của các công ty logistics trong và ngoài nƣớc và bài học kinh nghiệm cho Vinalink. .................................. ………………...277 1.3.1. Kinh nghiệm của công ty Maersk Logistics ...........................................277 1.3.2. Kinh nghiệm của công ty Transimex ......................................................288 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Vinalink. ........................................................288 CHƢƠNG 2: KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................3030 2.1. Khung khổ phân tích ...............................................................................................30 2.1.1. Thiết kế mô hình nghiên cứu ....................................................................30 2.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp ..........................................................................30 2.1.3. Phân tích dữ liệu .....................................................................................30 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................31 2.2.1. Phương pháp thống kê .............................................................................31 2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp .............................................................31 2.2.3. Phương pháp so sánh ...............................................................................31 2.2.4. Phương pháp kế thừa ...............................................................................32 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK .......................................................................33 3.1. Tổng quan về công ty Cổ phần Logistics Vinalink ...............................................33 3.1.1. Các thông tin chung về công ty ................................................................33 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................35 3.1.3. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý .......................36 3.1.4. Đặc điểm về các nguồn lực của công ty...................................................37 3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm .......................41 3.2. Thực trạng quản lý dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink giai đoạn 2012-1014 ..............................................................................................................43 3.2.1. Dịch vụ khách hàng ..................................................................................43 3.2.2. Quản lý kho ..............................................................................................46 3.2.3. Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển và đường hàng không .........48 3.2.4. Vận chuyển đường bộ ...............................................................................50 3.2.5. Dịch vụ khai thuê Hải quan .....................................................................53 3.2.6. Tạo liên kết trong chuỗi dịch vụ logistics ................................................55 3.3. Nhận xét về quản lý dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Logistics Vinalink ..56 3.3.1. Thành tựu .................................................................................................56 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. .........................................................................57 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LOGISTICS VINALINK.....................................................60 4.1. Định hƣớng quản lý dịch vụ Logistics tại Vinalink ..............................................60 4.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ Logistics của công ty đến năm 2020 ......60 4.1.2. Mục tiêu quản lý dịch vụ Logistics của công ty đến năm 2020 ...............60 4.2. Giải pháp và kiến nghị ............................................................................................61 4.2.1. Giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý dịch vụ Logistics tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink ......................................................................................61 4.2.2. Kiến nghị với Nhà nước ...........................................................................74 4.2.3. Kiến nghị với Hiệp hội .............................................................................75 KẾT LUẬN ...............................................................................................................76 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................77 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT 1 Ký hiệu ACS Nguyên nghĩa tiếng Anh Air Cargo Services Nguyên nghĩa tiếng Việt of Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng VietNam hóa Hàng không Air Way Bill Vận đơn hàng không 2 AWB 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 BL 6 CNTT 7 C/O 8 DN 9 EDI Electronic data interchange Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử 10 ERP Enterprise Resources planning Hệ quản trị doanh nghiệp tích hợp 11 FIATA International Vận đơn đƣờng biển Bill of Lading Công nghệ thông tin Certificate of Origin Chứng nhận xuất xứ Doanh nghiệp Federation of Liên đoàn các hiệp hội Giao Freight Forweader Association nhận kho vận Quốc tế 12 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 13 GPS Global Positioning System Hệ thống Định vị Toàn cầu 14 GTVT Giao thông vận tải 15 QLNN Quản lý nhà nƣớc 16 IATA 17 ICD International Air Transport Hiệp hội Vận tải Hàng không Association Quốc tế Inland Container Depot Điểm thông quan nội địa i 18 JIT Just in time 19 NCTS Noi Bai Đúng thời điểm cần thiết Cargo Terminal Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng Services 20 NVOCC Non hóa Nội Bài vessel Operatting Ngƣời kinh doanh vận chuyển common Carrier không sở hữu tàu 21 PO Purchase Order Đơn đặt hàng 22 SCM Supply chain managment Quản lý chuỗi cung ứng 23 SCSC Saigon Cargo Service Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng Corporation hóa Sài Gòn 24 SOP Standard Operating Procedure Quy trình vận hành chuẩn 25 TCS Tan Son Nhat Cargo Services Công ty TNHH Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất 26 TP.HCM Thành phô Hồ Chí Minh 27 XNK Xuất nhập khẩu 28 WCA World Cargo Alliance Liên minh Hàng hóa Thế giới 29 WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế giới ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 Danh mục các công trình xây dựng 35 4 Bảng 3.4 Danh mục máy móc thiết bị của công ty 36 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 Kết quả kinh doanh qua các năm 38 7 Bảng 3.7 Doanh thu theo từng loại dịch vụ 41 8 Bảng 3.8 Quy trình quản lý hàng tại kho 43 9 Bảng 3.9 Cơ cấu thị trƣờng quốc tế của công ty 44 10 Bảng 3.10 Tỷ lệ xe giao hàng đúng giờ qua các năm 48 11 Bảng 3.11 Lƣợng tờ khai đƣợc thông quan theo các năm 50 Danh mục các công ty đầu tƣ – liên kết Cơ cấu nguồn nhân lực công ty theo trình độ chuyên môn Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu (2012-2014) iii Trang 33 34 37 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Chuỗi logistics từ sản xuất đến tiêu dùng 10 2 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu 27 3 Hình 3.1 Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý 32 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, dịch vụ logistics đã qua nhiều giai đoạn phát triển, đến nay đang trong thời kỳ quản trị chuỗi cung ứng (SCM) với đặc trƣng nổi bật là phát triển quan hệ đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà cung cấp với ngƣời tiêu thụ và những bên liên quan. Với tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm đạt 20%-25%, logistics đã và đang trở thành một ngành dịch vụ đầy triển vọng tại Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế đất nƣớc. Theo đúng lộ trình cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), thời điểm 11/01/2014 doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đã chính thức tham gia thị trƣờng logistics để cung ứng các dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa. Đây là thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong nƣớc khi mà các doanh nghiệp nƣớc ngoài đang đầu tƣ và kinh doanh sôi động tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ trọn gói với trình độ công nghệ hiện đại, kỹ thuật quản lý tiên tiến, bề dày kinh nghiệm cùng uy tín cả trăm năm. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp logistics của nƣớc ta đóng vai trò nhƣ những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics nƣớc ngoài. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cơ bản, đơn lẻ nhƣ vận chuyển, kho bãi, làm thủ tục hải quan,… mà thiếu hẳn những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao. Thực tế, doanh nghiệp của chúng ta mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng ¼ nhu cầu thị trƣờng với một danh mục nghèo nàn về các loại hình dịch vụ logistics. Vậy các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đã có những động thái gì trƣớc biến đổi to lớn trong thị trƣờng kinh doanh đầy sôi động này thời gian tới? Ngoài việc nâng cao sức cạnh tranh thông qua đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ thông tin, nhân lực chuyên nghiệp hay phát triển dịch vụ mới thì việc tăng cƣờng quản lý dịch vụ logistics trở thành vấn đề sống 1 còn đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam nói chung trong đó có Công ty Cổ phần Logistics Vinalink. Công ty Cổ phần Logistics Vinalink với mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam đã và đang chú trọng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng ở các đầu mối trọng điểm, nhƣ Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh hƣớng tới mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ logistics. Hiện nay, ngoài việc không ngừng cải tiến, hoàn thiện những dịch vụ mà Công ty đang sẵn có Vinalink cũng đã cung cấp thêm một số dịch vụ mới, nhƣ kho bảo quản hàng, vận tải hàng hóa,... với mục đích phát triển thành công chuỗi dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, cho đến nay những dịch vụ này vẫn chỉ dừng lại ở mức trung bình mà chƣa mang lại lợi nhuận tối đa cũng nhƣ sự kỳ vọng của khách hàng. Nguyên nhân là do cách thức quản lý và triển khai hoạt động logistics của Công ty Vinalink còn nhiều hạn chế. Để nâng cao khả năng cạnh tranh hơn nữa của Công ty Cổ phần Logistics Vinalink vấn đề quan trọng đặt ra là Công ty phải tìm kiếm những giải pháp thích hợp để hoàn thiện quản lý dịch vụ logistics trong thời gian tới. Trên phƣơng diện đó, tôi đã chọn đề tài “Quản lý dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink” cho luận văn thạc sĩ của mình. Luận văn sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Vì sao dịch vụ logistics do Vinalink cung cấp còn yếu và rời rạc? 2. Công ty Cổ phần Logistics Vinalink sẽ làm gì để hoàn thiện quản lý dịch vụ logistics? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận quản lý dịch vụ logistics của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng quản lý dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần Logistics Vinalink để chỉ ra những mặt thành công, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục trong quá trình hoàn thiện quản lý dịch vụ logistics tại công ty. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Logistics Vinalink trong những năm tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Quản lý dịch vụ logistics tại Công ty Cổ phần Logistics Vinalink. 3.2. Pham vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Số liệu thống kê và khảo sát phục vụ nghiên cứu đƣợc thu thập từ năm 2012 đến hết năm 2014. Tầm nhìn của các giải pháp cụ thế đến năm 2020. - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sâu vào quản lý dịch vụ logistics trong chỗi cung ứng (Supply Chain) tại Công ty Cổ phần Logistics Vinalink, trong mối quan hệ với các thị trƣờng chính của công ty, các đối tác chính mà công ty có quan hệ và một vài công ty logistics khác không có quan hệ trực tiếp nhƣng có những nét tƣơng đồng với công ty nhằm mục đích học hỏi kinh nghiệm và so sánh đối chứng. 4. Đóng góp khoa học - Hệ thống hóa lý luận quản lý dịch vụ logistics của doanh nghiệp. - Phân tích kinh nghiệm quản lý dịch vụ logsitics của các công ty logistics trong và ngoài nƣớc. - Phân tích rõ thực trạng quản lý dịch vụ logsitics của Công ty Cổ phần Logistics Vinalink. 3 - Đƣa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ logsitics của Công ty. 5 . Kết cấu của luật văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu gồm 04 chƣơng: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận của quản lý dịch vụ logistics tại doanh nghiệp. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về logistics và quản lý dịch vụ logistics Liên quan tới đề tài luận văn đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiêu biểu là: * Các công trình nghiên cứu về logistics: - Các sách chuyên khảo chính: (1) “Logistics - Những vấn đề cơ bản”, do Đoàn Thị Hồng Vân chủ biên 2003, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội. Trong cuốn sách này, các tác giả tập trung vào giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về logistics nhƣ khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của logistics, phân loại logistics, kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên thế giới. (2) “Quản trị logistics” Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2006. Cuốn sách tập trung vào những nội dung của quản trị logistics nhƣ khái niệm quản trị logistics, các nội dung của quản trị logistics nhƣ dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, quản trị vật tƣ, vận tải, kho bãi. (3) “Quản trị logistics kinh doanh” do Nguyễn Thông Thái và An Thị Thanh Nhàn chủ biên Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2011. Giáo trình này dành chƣơng đầu tiên để giới thiệu tổng quan về quản trị logistics kinh doanh nhƣ khái niệm và phân loại logistics, khái niệm và mục tiêu của quản trị logistics, mô hình quản trị logistics, các quá trình và chức năng logistics cơ bản. 5 chƣơng còn lại đi sâu vào nội dung quản trị logistics cụ thể nhƣ dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển, quản trị các hoạt động logistics hỗ trợ, thực thi và kiểm soát logistics. - Các đề tài, dự án trọng điểm: 5 (4) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Thƣơng mại “Logistics và khả năng áp dụng, phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam”, do Nguyễn Nhƣ Tiến Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng làm chủ nhiệm và các cộng sự thực hiện 2004, đề tài tập trung nghiên cứu khía cạnh dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá. Công trình này đã phác họa một cách nhìn tổng quan về dịch vụ logistics nói chung và khả năng phát triển dịch vụ, giao nhận hàng hóa ở Việt nam; (5) Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nƣớc “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” do Đặng Đình Đào Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân chủ nhiệm đƣợc thực hiện trong 2 năm 2010, 2011 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và tiến hành thu thập số liệu thông qua điều tra, phỏng vấn ở 10 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học quy mô nhất cho đến nay liên quan đến logistics ở Việt Nam. Chủ yếu tập trung phân tích các dịch vụ logisitcs chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội... Trong khuôn khổ đề tài này, 2 cuốn sách chuyên khảo đã đƣợc xuất bản, cuốn sách chuyên khảo thứ nhất (6) sách “Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, tập hợp 26 báo cáo khoa học tại hội thảo của đề tài do đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và những ngƣời hoạt động logistics thực tiễn ở Việt Nam tham luận tại hội thảo. Kết quả nghiên cứu của đề tài đƣợc giới thiệu một cách đầy đủ và chi tiết trong cuốn sách tham khảo thứ hai (7) sách “Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” Đặng Đình Đào – Nguyễn Minh Sơn (Đồng chủ biên) Nhà xuất bản Chính trị quốc Gia. * Các công trình nghiên cứu về quản lý dịch vụ logistics: (8) “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng”, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh 6 tế Trung ƣơng (2015) của Nguyễn Quốc Tuấn, Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nƣớc (QLNN) đối với dịch vụ logistics cảng biển; đánh giá thực trạng QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. Xác định các nguyên nhân, các vấn đề yếu kém trong QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng, xác định các yếu tố tác động đến kết quả QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng đồng thời kiến nghị với các cấp QLNN và đƣa ra các giải pháp đổi mới QLNN đối với dịch vụ logistics ở cảng Hải Phòng. (9) “Hội nghị chuyên đề về quy hoạch, quản lý khai thác cảng biển và logistics” do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức ngày 29/9/2012 tại Hà Nội. Các đại biểu đại diện cho Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu đều cho rằng phát triển cảng biển gắn liền với logistics là hƣớng đi tất yếu, nhƣng cần có sự quản lý thống nhất, đồng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng, sự phối hợp của nhiều cơ quan bộ ngành, đồng thời phải tạo ra đƣợc cơ chế chính sách cụ thể hơn thì mới đạt hiệu quả cao. (10) Bài viết “Đề xuất xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển tại khu vực cảng biển Hải Phòng” của Đặng Công Xƣởng – Khoa Kinh tế vận tải biển, Trƣờng Đại học Hàng hải, đăng trên Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 28 – 11/2011, bài viết cho biết việc xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển có vai trò lớn trong chuỗi vận tải. Nó đóng vai trò thu gom, phân loại và làm các thủ tục cần thiết cho hàng hoá xuất nhập khẩu. Vì vậy, góp phần làm giảm thời gian ứ đọng hàng và giảm tối đa các chi phí liên quan. Nêu ra đƣợc vai trò, tác dụng và các chức năng chính của Trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển, cùng kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động của dịch vụ hậu cần cảng tại khu vực cảng biển cũ ở Hải Phòng, bài viết đã đƣa ra những lý do cần thiết phải xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển tại khu vực cảng biển mới của Hải 7 Phòng. Trên cơ sở khu vực địa lý, bài viết đề xuất các phƣơng án xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển, góp phần nâng cao năng lực của khu vực cảng biển Hải Phòng. Tóm lại có rất nhiều các công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics và quản trị dịch vụ logistics nhƣ các tài liệu (1), (2), (3) đã làm rõ đƣợc khái niệm dịch vụ logistics và quản trị dịch vụ logistics, đồng thời đƣa ra các phƣơng pháp nhằm quản trị lĩnh vực dịch vụ này một cách có hiệu quả. Các công trình nghiên cứu (4), (5), (6), (7), tập trung nghiên cứu và khẳng định giá trị của dịch vụ logistics đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam, lý thuyết hóa về phƣơng pháp, cách thức quản lý dịch vụ logistics, đánh giá tổng thể về hoạt động dịch vụ logistics ở Việt Nam và đƣa ra mục tiêu, chiến lƣợc cho dịch vụ logistics Việt Nam. Các công trình nghiên cứu (8), (9), (10) tập trung nghiên cứu về dịch vụ logistics cảng biển và QLNN về dịch vụ logistics cảng biển, công trình này đã hệ thống hóa về dịch vụ logistics cảng biển, khẳng định vai trò của dịch vụ logistics cảng biển trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời đề ra phƣơng hƣớng nhằm phát triển có hiệu quả đối với dịch vụ logistics cảng biển Hải Phòng. Tuy nhiên, chƣa có một nghiên cứu nào đề cập đến quản lý dịch vụ logistics tại công ty Cổ phần Logistics Vinalink. 1.1.2. Cơ hội và thách thức trong quản lý dịch vụ logistics ở nước ta hiện nay. Sau 8 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), thị trƣờng dịch vụ logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phát triển nhanh và có tốc độ tăng trƣởng cao. Nếu nhìn vào tốc độ phát triển thƣơng mại nƣớc ta, cũng là mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ logistics, sẽ thấy kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần, thị trƣờng bán lẻ trong nƣớc tăng bình quân 20-25%/năm và kết quả, ngành dịch vụ logistics cũng tăng tƣơng ứng 20-25%/năm. Tuy 8 nhiên, theo thống kê cho thấy các công ty logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nƣớc trong khu vực, và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp logistics quốc tế. Trong khi đó, các công ty nƣớc ngoài (khoảng 25 công ty đa quốc gia, chiếm tới 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam) với phạm vi hoạt động gần 100 quốc gia khác nhau. Đây là một trong những cản trở cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Bởi lẽ, trong xu thế toàn cầu hóa, chủ hàng thƣờng có xu hƣớng thuê ngoài từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù có thể tính đến vai trò của các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhƣng quan hệ này thƣờng khá lỏng lẻo và không đồng nhất. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam thấp, thua xa so với các doanh nghiệp nƣớc ngoài hiện nay là điều dễ hiểu và các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn đóng vai trò là “vệ tinh” cho các công ty logistics nƣớc ngoài, chỉ đảm nhận một số dịch vụ đơn lẻ trong hoạt động logistics nhƣ làm thủ tục hải quan, cho thuê phƣơng tiện vận tải, kho bãi… Trong bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, thƣơng mại nội địa ngày càng mở rộng, nhu cầu dịch vụ logistics càng gia tăng thì đây là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm, khắc phục để hạn chế thua thiệt ngay trên “sân nhà” đối với lĩnh vực đƣợc coi là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” của nền kinh tế, không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn đối với đất nƣớc mà còn có vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trƣởng và cơ cấu lại nền kinh tế hiện nay. 1.1.2.1. Thách thức Trên con đƣờng thực hiện mục tiêu hội nhập ngành logistics, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức nhƣ: Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế, dẫn đến chi phí logistics của Việt 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất