Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn hà nội...

Tài liệu Luận văn quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn hà nội

.PDF
118
1333
147

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN PHÚC LƢU QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN PHÚC LƢU QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Hồng Huyên XÁC NHÂN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Mọi số liệu, dữ liệu và các trích dẫn đều mang tính trung thực và có ghi chú nguồn rõ ràng. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa học và luận văn này, tôi đã đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều ngƣời. Tôi xin gửi tới những ngƣời giúp đỡ, động viên tôi lời cảm ơn chân thành nhất!. Em xin đƣợc cảm ơn thầy Lê Hồng Huyên đã tận tình góp ý, hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn. Đồng thời, cũng xin cám ơn TS. Nguyễn Phú Đức - nguyên Phó Tổng cục trƣởng - Tổng cục Du lịch Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong việc đóng góp ý kiến cho luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến vợ tôi, ngƣời đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm theo và hoàn thành khóa học này. Cuối cùng em xin gửi lời biết ơn chân thành đến tất cả thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong thời gian khóa học, đến các bạn và những ngƣời thân, những ngƣời mà ở đây không thể nêu hết tên đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này!. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội Tác giả: Nguyễn Phúc Lƣu Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Lê Hồng Huyên Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:  Mục đích nghiên cứu: Xây dựng luận cứu khoa học về quản lý du lịch di sản văn hóa, triển khai nghiên cứu thực tế, đƣa ra những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội, góp phần phát triển du lịch theo Chiến lƣợc phát triển du lịch thủ đô đến 2020, tầm nhìn 2030. Ngoài ra, xây dựng cơ sở khoa học cho việc hình thành hệ thống và cơ chế quản lý du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội, cả về lý luận và thực tiễn; đƣợc các cơ quan quản lý địa phƣơng các cấp và các công ty lữ hành Hà Nội áp dụng, bổ sung, hoàn thiện và phát triển trong tƣơng lai; mở ra hƣớng nghiên cứu mới về quản lý trong vùng “tƣơng tác” giữa Du lịch và Di sản văn hóa.  Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài cần trả lời những câu hỏi sau đây: - Du lịch di sản văn hóa là gì ? - Quản lý du lịch di sản văn hóa là gì ? - Công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội ra sao ? - Làm thế nào để quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội đạt hiệu quả tối ƣu ? Những đóng góp mới của luận văn: Trên cơ sở hệ thống hóa tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cơ bản về quản lý du lịch di sản văn hóa nói chung, thực trạng quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội theo yêu cầu phát triển du lịch chung của nƣớc ta và thế giới hiện nay. MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt ........................................................................................................ i Danh mục các bảng biểu ............................................................................................... ii Danh mục các biểu đồ...................................................................................................iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA ............. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu về quản lý du lịch nói chung ............................................ 6 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý du lịch di sản văn hóa ..................................... 7 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý du lịch di sản văn hóa .................. 10 1.2.1. Di sản văn hóa ................................................................................... 10 1.2.2. Du lịch di sản văn hóa ....................................................................... 21 1.2.3. Quản lý Du lịch di sản văn hóa ......................................................... 25 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP, CÔNG CỤ VÀ QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU . 33 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 33 2.1.1. Những phương pháp tiếp cận ............................................................ 33 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................... 33 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................... 34 2.2. Các công cụ đƣợc sử dụng .............................................................................. 36 2.2.1. Công cụ tra cứu trực tuyến ................................................................ 36 2.2.2. Các nguồn tư liệu, cơ sở dữ liệu và nguồn số liệu ............................ 36 2.2.3. Công cụ mô phỏng nghiên cứu điều tra ............................................ 36 2.3. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, các phƣơng pháp phân tích, tiếp cận đƣợc sử dụng trong đề tài...................................................................................................... 37 2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu .................................................. 38 2.5. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 39 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ...................................................................................................... 40 3.1. Tình hình phát triển du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội.................................. 40 3.1.1. Khái quát về giá trị Di sản văn hóa Hà Nội. ..................................... 40 3.1.2. Tình hình phát huy giá trị di sản văn hóa cho du lịch trên địa bàn Hà Nội. 44 3.2. Công tác quản lý Du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội ...................... 59 3.2.1. Về định hướng phát triển Du lịch di sản văn hóa Thủ đô. ............... 59 3.2.2. Về xây dựng hệ thống pháp luật và chính sách. ................................ 60 3.2.3. Tổ chức thực thi chính sách về quản lý Du lịch di sản văn hóa. ....... 62 3.2.4. Kiểm tra, giám sát thực thi chính sách pháp luật về Du lịch di sản văn hóa. ........................................................................................................ 67 3.2.5. Đánh giá và điều chỉnh chính sách. .................................................. 67 3.3. Những vấn đề cần phải giải quyết .................................................................. 68 3.3.1. Những hạn chế yếu kém trong nội dung quản lý. .............................. 68 3.3.2. Nguyên nhân hạn chế vướng mắc về phương pháp và công cụ quản lý Du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội................................................ 69 3. 4. Phân tích SWOT về Quản lý Du lịch di sản văn hóa Hà Nội. ..................... 70 CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI. .................................. 72 4.1. Dự báo về xu hƣớng phát triển du lịch và du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội...................................................................................................................... 72 4.1.1. Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thủ đô. ...... 72 4.1.2. Dự báo xu hướng phát triển du lịch của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. ............................................................................................................ 73 4.1.3. Dự báo xu hướng phát triển Du lịch di sản văn hóa. ........................ 75 4.2. Định hƣớng phát triển Du lịch di sản văn hóa Hà Nội .................................. 76 4.2.1. Du lịch di sản văn hóa Hà Nội phải gắn chặt với phát triển Du lịch di sản văn hóa Việt Nam và các nước trong khu vực. ..................................... 76 4.2.2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa........................................ 77 4.2.3. Phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển kinh tế du lịch và phát triển kinh tế xã hội nói chung. ..................................................................... 79 4.2.4. Quảng bá và nâng cao vị thế quốc gia. ............................................. 81 4.3. Một số giải pháp chủ yếu để đạt đƣợc hiệu quả trong quản lý Du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội .................................................................................................. 83 4.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch di sản văn hóa .................... 83 4.3.2. Xây dựng hệ thống chính sách quản lý Du lịch di sản văn hóa ........ 86 4.3.3. Tổ chức thực hiện chính sách ............................................................ 91 4.3.4. Kiểm tra, giám sát thực thi chính sách .............................................. 98 4.3.5. Đánh giá và điều chỉnh chính sách. .................................................. 99 KẾT LUẬN................................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................104 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CINET Cutural Information NET 2 DSVH Di sản văn hóa 3 KTXH Kinh tế xã hội 4 SVHTTDL Sở văn hóa thể thao du lich ̣ 5 UNCTAD 6 UNESCO 7 VHNT Văn hóa Nghệ thuật 8 VH,TT& DL Văn hóa, thể thao và du lich ̣ United Nations Conference on Trade and Developmet United Nations Educational Scientific and Cultural Organization i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1. Bảng 3.1 Tổng hợp khách du lịch nội địa đến Hà Nội 44 2. Bảng 3.2 Tổng hợp khách du lịch quốc tế đến Hà Nội 45 ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Biểu Nội dung Trang 1. ̣ sƣ̉ văn hóa Hà Nô ̣i so với cả nƣớc Biểu 3.1 Di tích lich 41 2. Biểu 3.2 Di sản văn hóa thế giới ta ̣i Viê ̣t Nam 42 3. Biểu 3.3 Lễ hô ̣i văn hóa Hà Nô ̣i so với cả nƣớc 43 4. Biểu 3.4 Tổng hợp khách du lịch nội địa đến Hà Nội 44 5. Biểu 3.5 Tổng hợp khách du lịch quốc tế đến Hà Nội 45 6. Biểu 3.6 Lƣơ ̣t khách đế n tham quan tƣ̀ 2011 đến 2013 48 7. Biểu 3.7 Lƣơ ̣t khách đế n tham quan tƣ̀ 2011 đến 2013 49 iii MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của Đề tài Trên thế giới, du lịch là một xu hƣớng phổ biến; du lịch toàn cầu liên tục tăng trƣởng, là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn trong GDP của các quốc gia. Du lịch trở thành ngành Kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất, góp phần vào sự phát triển và thịnh vƣợng của thế giới, khu vực, quốc gia, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển. Du lịch đƣợc coi là một trong các phƣơng thức xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Nhu cầu du lịch thế giới ngày càng đa dạng, đa cấp, đa lĩnh vực, hƣớng tới những giá trị mới thông qua trải nghiệm cá nhân trên cơ sở giá trị văn hóa, giá trị tự nhiên, giá trị sáng tạo và công nghệ. Trong các loại hình du lich nhƣ : Du lịch chữa bệnh; Du lịch nghỉ ngơi (giải trí); Du lịch thể thao; Du lịch văn hóa; Du lịch công vụ; Du lịch tôn giáo; Du lịch thăm hỏi…vv, thì nổi trội và thu hút du khách hơn cả là các loại hình du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch hƣớng về cội nguồn Văn hóa – Lịch sử, hƣớng về thiên nhiên (Danh lam – Thắng cảnh). Xét đến cùng thì loại hình Du lịch di sản văn hóa đã, đang và sẽ phát triển với nhu cầu ngày càng lớn của khách du lịch. Ở Việt Nam, thu nhập từ du lịch ngày càng lớn. Sản phẩm du lịch Việt Nam đã từng bƣớc đa dạng hóa, đổi mới không ngừng; nhƣng chất lƣợng chƣa cao, thiếu tính độc đáo, đặc sắc, thiếu tính đồng bộ và liên kết, nhiều sản phẩm trùng lặp và vòng đời sản phẩm ngắn. Việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên đã đƣợc triển khai, nhƣng do thiếu tầm nhìn dài hạn, thiếu kinh nghiệm, nên chất lƣợng, hiệu quả, thƣơng hiệu, khả năng cạnh tranh và tính bền vững chƣa cao. Các di tích di sản văn hóa chƣa đƣợc bảo tồn đúng mức, chƣa đƣợc khai thác hết giá trị để phục vụ phát triển du lịch. Loại hình Du lịch di sản đã đƣợc nêu lên từ 20 năm trƣớc, song chƣa đƣợc nghiên 1 cứu thấu đáo, chƣa triển khai có hiệu quả trong hoạt động cũng nhƣ trong quản lý. Vấn đề quản lý du lịch di sản đang có nhiều bất cập cả về lý luận và thực tiễn. Di sản văn hóa và tự nhiên của Hà Nội là một hệ thống phong phú về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên Lịch sử - Văn hóa, tất cả đã tạo nên Hà Nội – một vùng đất “Địa linh nhân kiệt” của Việt Nam và Thế giới. Hà Nội đƣợc Thế giới (UNESCO) công nhận 04 di sản thế giới và hàng ngàn di sản cấp quốc gia, cấp thành phố. Hà Nội trong những năm qua đã phát triển du lịch nhanh, mạnh, nhƣng hiệu quả chƣa cao. Các loại hình du lịch đã đƣợc đa dạng hóa, nhƣng loại hình du lịch di sản văn hóa chƣa đƣợc hình thành rõ nét, chƣa có sức hút lớn đối với khách du lịch và chƣa đƣợc quản lý để đạt hiệu quả kinh tế cao, Hà Nội còn lúng túng, chƣa có cơ chế cụ thể, quản lý nhà nƣớc thiếu hiệu lực. Đã đến lúc cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, có sở cứu khoa học và thực tiễn về những giá trị nổi trội của di sản văn hóa Hà Nội, tổ chức và quản lý chặt chẽ, hợp lý các hoạt động du lịch di sản văn hóa để du lịch di sản văn hóa Hà Nội ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, chất lƣợng, hiệu quả, có thƣơng hiệu và có sức cạnh tranh. Di sản văn hóa phải đƣợc giữ gìn, tôn tạo trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy những giá trị cốt lõi của di sản. Cần phải phân biệt rõ khái niệm di sản văn hóa và sản phẩm du lịch di sản văn hóa. Du lịch di sản văn hóa không bán di sản văn hóa, mà chỉ bán sản phẩm du lịch đƣợc xây dựng dựa trên giá trị nổi trội của di sản văn hóa . Vậy bản chất và biểu hiện thực tiễn ở đây là gì và quản lý quá trình này diễn ra nhƣ thế nào? Vấn đề cơ bản và sâu sắc này chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ, dẫn tới nhận thức trong xã hội nhầm lẫn; hậu quả là hoạt động du lịch xâm hại đến di sản văn hóa, làm giảm giá trị di sản văn hóa, cũng chính là hủy hoại giá trị sản phẩm du lịch, làm mất sức hút đối với khách du lịch, dẫn đến quản lý hoạt động du lịch lỏng lẻo, thiếu hiệu lực. 2 Trong bối cảnh khác giá trị di sản văn hóa không đƣợc khai thác và phát huy đúng mức để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hoạt đông du lịch. Mâu thuẫn luật pháp và trách nhiệm công dân giữa giá trị di sản văn hóa trƣờng tồn và giá trị kinh tế trƣớc mắt thu đƣợc, đang là thách thức cam go đối với công tác quản lý du lịch di sản văn hóa. Nghiên cứu mối tƣơng tác này đang là vấn đề cấp thiết và bức bách đối với các nhà quản lý bảo tồn di sản văn hóa và quản lý hoạt động du lịch. Nói đến “Tƣơng tác” tức là đứng ở vùng biên, vùng chập của 2 lĩnh vực “Bảo tồn di sản văn hóa” và “Phát triển kinh tế du lịch”, để nghiên cứu các giới hạn cho phép trong mọi hoạt động của phát triển kinh tế du lịch di sản văn hóa và quản lý các hoạt động này. Du lịch Hà Nội cần đi đầu trong nghiên cứu khoa học, triển khai thực tế ở lĩnh vực Quản lý Du lịch di sản văn hóa tại Hà Nội. Với các lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình với tên gọi : “Quản lý Du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài đƣợc thiết kế để tập trung trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau: “Cần phải làm gì để quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu ?” 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: Xây dựng luận cứu khoa học về quản lý du lịch di sản văn hóa, triển khai nghiên cứu thực tế, Luận văn đƣa ra những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội, góp phần phát triển du lịch theo Chiến lƣợc phát triển du lịch thủ đô đến 2020, tầm nhìn 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 3 - Thứ nhất: Du lịch di sản văn hóa là gì ? - Thứ hai: Công tác quản lý du lịch di sản văn hóa là gì ? - Thứ ba: Thực trạng công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội ? - Thứ tƣ: Cần phải có những giải pháp nào để quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu ? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣơng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động Quản lý Du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về không gian : Đề tài nghiên cứu các hoạt động quản lý du lịch di sản văn hóa (bao gồm các hoạt động quản lý du lịch di sản văn hóa tại các di sản văn hóa Thế giới) trên địa bàn Hà Nội . 3.2.2. Về thời gian : Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình thực trạng quản lý du lịch di sản văn hóa trong giai đoạn từ năm 2011 cho đến nay (đây là giai đoạn bản lề cho kế hoạch tiếp sau “2015-2020”) để từ đó đƣa ra các giải pháp khả thi trong quản lý du lịch di sản văn hóa từ nay cho đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy của đề tài, các phƣơng pháp khoa học sau đây đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu :  Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, tài liệu;  Phƣơng pháp phân tích dữ liệu, tài liệu;  Khảo sát thực tế, so sánh, đối chiếu (thu thập dữ liệu sơ cấp);  Điều tra xã hội học, tham vấn chuyên gia; 4  Tra cứu tài liệu;  Vẽ bảng biểu, Phân tích, tổng hợp, thống kê, dự báo;  Phân tích SWOT. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung nghiên cứu đƣợc trình bày trong 4 chƣơng : Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý du lịch di sản văn hóa Chƣơng 2 : Phƣơng pháp, công cụ và qui trình nghiên cứu. Chƣơng 3 : Thực trạng quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội. Chƣơng 4 : Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý du lịch di sản văn hóa trên địa bàn Hà Nội Kết luận. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về quản lý du lịch nói chung Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức cũng nhƣ sự thay đổi chính trị trên thế giới đang diễn biến ngày một phức tạp, du lịch vẫn phát triển và thậm chí còn vƣợt quá cả dự báo dài hạn và kỳ vọng. Sau khi đạt đƣợc một cột mốc lịch sử trong năm 2012 với hơn 1.053 tỷ ngƣời đi du lịch hàng năm, du lịch duy trì đƣợc đà tăng trƣởng với mức tăng trƣởng 5% vào năm 2013, đã đƣa con số ngƣời đi du lịch hàng năm lên tới 1.087 tỷ ngƣời (theo báo cáo từ UNWTO,2013). Du lịch quốc tế là ngành xuất khẩu lớn nhất trên toàn thế giới và là nhân tố quan trọng khi đánh giá tình hình kinh tế của nhiều quốc gia. Du lịch đã trở thành ngành tạo việc làm chủ yếu và khuyến khích đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, hầu hết đóng góp cải thiện chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng cũng nhƣ sự thuận lợi cho khách du lịch. Tại Việt Nam, theo tính toán của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, năm 2013, giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam tăng 7% so với năm 2012 và ƣớc tính sẽ tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2022. Cho đến nay, ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến quản lý du lịch nói chung, trong đó: Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2013 “Giải pháp phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam” nhằm giải quyết mục tiêu: làm rõ cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp phát triển thƣơng hiệu du lịch Việt Nam đáp ứng xu thế, yêu cầu phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn tới. Với những đóng góp và sự tăng trƣởng của du lịch, hoạt 6 động quản lý nhà nƣớc về du lịch nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, nghiên cứu. Điều này có thể nhận thấy qua số lƣợng tài liệu có đề cập đến vấn đề này từ các luật lệ, chiến lƣợc phát triển ngành của Chính phủ đến các kế hoạch của địa phƣơng cũng nhƣ các tài liệu hƣớng dẫn về du lịch, các công trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động này. Có thể kể đến một số công trình và tài liệu chủ yếu sau: Các chiến lƣợc, chƣơng trình nhƣ: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Thủ tƣớng Chính phủ trình bày bối cảnh, quan điểm phát triển, mục tiêu chiến lƣợc, giải pháp, chƣơng trình hành động trong báo cáo tóm tắt và báo cáo tổng hợp. Đối với Hà Nội có “Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xây dựng nội dung kế hoạch cho phát triển du lịch tại Thành phố. Chiến lƣợc ngành hay quy hoạch của Thành phố mang tính định hƣớng, tổng quát cho sự phát triển của ngành du lịch mà trong đó quản lý nhà nƣớc về kinh tế đƣợc đề cập là một trong các nội dung ảnh hƣởng đến sự phát triển đó. Một số báo cáo, công trình nghiên cứu và một số ấn phẩm trên thế giới từ lâu đã bàn về vấn đề này nhƣ: Elements of Tourism Policy in Developing: Report by the secretariat of UNCTAD, New York: United Nations, 1973. Báo cáo đề cập đến xu hƣớng ngày càng phát triển của du lịch quốc tế những nguồn lợi kinh tế lớn mà du lịch mang lại cho các quốc gia...vv. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý du lịch di sản văn hóa Trong nƣớc Cho đến thời điểm hiện tại chƣa có một nghiên cứu riêng và cụ thể nào cho việc quản lý du lịch di sản văn hóa tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, các nghiên cứu chỉ mang tính chung chung, khái quát đề cập đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa…vv. 7 Nguyễn Thế Hùng, 2007. Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Tạp chí Di sản văn hóa, số 20: hiện nay cả nƣớc có trên 4 vạn di tích, trong đó tới hết năm 2006 có 2882 di tích đã đƣợc xếp hạng di tích quốc gia và 4286 di tích đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh. Tác giả đã nêu rõ: Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc. Di tích giúp cho con ngƣời biết đƣợc cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn hoá của đất nƣớc và do đó có tác động ngƣợc trở lại tới việc hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện đại. Ngoài ra, tác giả cũng đã nhận định: Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Tác giả đã chỉ ra đƣợc tầm quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài. Tuy nhiên, trong khuôn khổ ý kiến đóng góp, tác giả mới chỉ dừng lại ở khía cạnh khuyến nghị. (Theo CINET, 2013), Di sản văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch. Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tƣơng hỗ lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi xã hội mà văn hóa đƣợc xem là nền tảng. CINET cũng nhận đinh: Du lịch là một ngành kinh tế có định hƣớng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị văn hóa đƣợc xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phƣơng trong nƣớc mà còn giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Nhận định nhƣ trên của CINET là hoàn toàn đúng đắn và nó đã tạo ra một khung tƣ 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng