Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc ở việt nam...

Tài liệu Luận văn quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc ở việt nam

.PDF
98
537
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ QUANG TUẤN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ QUANG TUẤN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƢU QUỐC ĐẠT Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị hoặc công bố tại công trình nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể trong cơ quan và anh chị em bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của TS. Lƣu Quốc Đạt là Thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô Khoa Kinh tế Chính trị, Khoa Kinh tế Phát triển, Phòng Đào tạo cùng các giảng viên trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chƣơng trình cao học tại trƣờng. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí, đồng nghiệp trong Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài và các đơn vị khác trong Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ luận văn. Xin đƣợc cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo về và kính mong nhận đƣợc sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt đƣợc tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng trong thực tiễn. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhƣng do kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các anh chị, đồng nghiệp, bạn bè. Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam Tác giả: LÊ QUANG TUẤN Giáo viên hƣớng dẫn: TS. LƢU QUỐC ĐẠT Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Đánh giá đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam cũng nhƣ tình hình quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc. Trên cơ sở đó khuyến nghị một số giải pháp và đề xuất một số chính sách nhằm góp phần quản lý hiệu quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam. Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có cơ sở quản lý một cách hiệu quả đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam. Luận văn đã phân tích và nhận định: Quá trình thu hút, quản lý và sử dụng đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu đƣợc những kết quả đáng kể. Điều đó khẳng định chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc là phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nói chung và đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc nói riêng còn gặp không ít những khó khăn, hạn chế. Từ thực tiễn đó, luận văn đã có những đóng góp chính sau: - Hệ thống hóa và làm rõ lý luận chung về chính sách quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - Làm rõ các điểm mạnh, mặt đƣợc và chƣa đƣợc của công tác quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam - Xây dựng các quan điểm, phƣơng hƣớng và khuyến nghị một số chính sách chủ yếu. - Đề xuất các giải pháp để góp phần đẩy mạnh và quản lý có hiệu quả đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN, VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI....................... 10 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ....................................10 1.1.1. Các khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................. 10 1.1.2. Phân loại đầu tư nước ngoài ........................................................ 11 1.1. 3. Các lý thuyết chung về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ....... 11 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ...... 13 1.1.5. Cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ............ 14 1.1.6. Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư ..................................... 15 1.2. Tổng quan nghiên cứu quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ..........................16 1.2.1.Nghiên cứu về vai trò của quản lý đầu tư trực tiếp trong phát triển kinh tế-xã hội ........................................................................................... 16 1.2.2. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................................... 16 1.2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý đầu tư của chủ thể kinh tế ....... 17 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý đầu tƣ trực tiếp tại một số nƣớc ..............18 1.3.1. Singapore ...................................................................................... 18 1.3.2. Ở Thái Lan: ................................................................................... 20 1.3.3. Ở Ấn Độ: ....................................................................................... 20 1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại một số quốc gia ................................................................................................24 1.4.1. Hoa Kỳ........................................................................................... 24 1.4.2. Tại Úc ............................................................................................ 25 1.4.3. Tại Nhật Bản ................................................................................. 26 CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................. 27 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................27 2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................ 27 2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu tài liệu ..................... 27 2.1.3. Phương pháp phân tích ................................................................. 28 2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................30 2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ..................................................31 2.4. Các công cụ, phƣơng pháp phân tích số liệu, dữ liệu sơ cấp, thứ cấp ...........31 CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TỪ TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM .................................................. 32 3.1. Tổng quan đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam ....................................32 3.1.1. Một số kết quả đạt được ................................................................ 32 3.1.2. Một số hạn chế .............................................................................. 37 3.2. Thực trạng quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam ......41 3.2.1 Một số vƣớng mắc tồn tại trong công tác quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài .........43 3.3. Cơ sở thực tiễn của đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc ở Việt Nam ................44 3.3.1. Xu hướng hội nhập quốc tế thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài44 3.3.2. Trung Quốc đã và đang thực hiện chiến lược « đi ra ngoài »...... 44 3.3.3. Động lực đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc ......................... 45 3.3.4. Đặc điểm của đầu tư Trung Quốc ra nước ngoài ......................... 45 3.4. Thực trạng quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc ở Việt Nam.................45 3.4.1. Sự cần thiết phải quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam ..................................................................................................46 3.4.2 Quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam ................47 3.5. Các hình thức quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc ở Việt Nam ..51 3.5.1. Quản lý cấp Trung ương ............................................................... 51 3.5.2. Quản lý cấp địa phương ................................................................ 52 3.5.3. Một số bất cập của quản lý đầu tư trực tiếp Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay .................................................................................................... 53 3.6. Đánh giá đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam ...............................56 3.6.1. Từ phía Trung Quốc ...................................................................... 56 3.6.2. Về phía Việt Nam .......................................................................... 56 3.6.3. Đặc điểm của FDI Trung Quốc tại Việt Nam ............................... 57 3.6.4. Tác động tích cực và tồn tại của đầ u tư Trung Quố c tại Viê ̣t Nam ................................................................................................................. 57 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ KHUYẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP TỪ TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ...................................... 62 4.1. Quan điểm về đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc ở Việt Nam.........................62 4.1.1. Những cơ hội mới .......................................................................... 62 4.1.2. Những thách thức .......................................................................... 63 4.2. Khuyến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm tăng hiệu quả quản lý, sử dụng đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam đến năm 2020 ................................64 4.2.1. Mục tiêu ......................................................................................... 64 4.2.2. Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................ 65 4.2.3. Các khuyến nghị giải pháp cụ thể ................................................. 66 4.3. Đề xuất một số giải pháp chính sách quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam .....................................................................................70 4.3.1. Về luật pháp, chính sách ............................................................... 70 4.3.2. Quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ........................................................................................................ 70 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 74 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA STT KÝ HIỆU 1 BOT 2 ĐTNN 3 FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 5 KCN Khu công nghiệp 6 KCNC 6 KCX Khu chế xuất 7 NGO Tổ chức phi chính phủ 8 ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức 9 QLNN 10 UNTACD 11 USD Đô la Mỹ 12 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới 13 XHCN Xã hội chủ nghĩa 14 XTĐT Xúc tiến đầu tƣ Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao Đầu tƣ nƣớc ngoài Khu công nghệ cao Quản lý nhà nƣớc Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển Liên Hiệp quốc i DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT BẢNG NỘI DUNG 1 Biểu đồ 3.1 So sánh chỉ số tăng GDP của cả nƣớc với khu vực ĐTNN 36 2 Biểu đồ 3.2 Tỉ lệ đóng góp NSNN của khối doanh nghiệp ĐTNN 37 3 Biểu đồ 3.3 Tăng trƣởng GDP và thu hút FDI tại Việt Nam 41 4 Biểu đồ 3.4 Sơ đồ quản lý cấp phép dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 46 5 Biểu đồ 3.5 Tình hình đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam những năm gần đây 49 6 Bảng biểu 3.6 Các lĩnh vực Trung Quốc đầu tƣ trực tiếp tại Việt Nam 50 7 Biểu đồ 3.7 Các hình thức đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam 51 8 Biểu đồ 4.1 Doanh nghiệp TQ với các thông tin về chính sách, quy định và môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam 67 ii SỐ TRANG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam đƣợc ban hành lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1987, trải qua hơn 25 năm, khu vực ĐTNN đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đối mới công nghệ, khai thông thị trƣờng quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nƣớc, phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và tạo thêm việc làm. Hiện nay, khu vực ĐTNN nƣớc luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trƣởng công nghiệp và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của đất nƣớc. Chỉ tính riêng năm 2013 các doanh nghiệp FDI chiếm tới 45,4% tổng lợi nhuận và 30,5% tổng số nộp ngân sách nhà nƣớc của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Hiện nay, 58,4% vốn ĐTNN tập trung vào lĩnh vực công nghiệp – xây dựng với trình độ công nghệ cao hơn mặt bằng chung của cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng công nghiệp - xây dựng của khu vực ĐTNN đạt bình quân gần 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng trƣởng toàn ngành. Đến nay, khu vực ĐTNN đã tạo ra gần 45% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế nhƣ viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng...Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chƣa ra khỏi nấc thang khá thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành đặc biệt là công nghiệp còn thấp, theo các báo cáo của năm 2013 thì tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cao do doanh nghiệp trong nƣớc chỉ cung cấp đƣợc khoảng 26,6% tổng giá trị1. Mặc dù có tới 101 quốc gia và vùng lãnh thổ nƣớc ngoài đầu tƣ trực tiếp tại Việt Nam nhƣng chỉ riêng các nhà đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan đã chiếm 59% số dự án và 54% vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam2. 1 2 Báo cáo Đầu tƣ công nghiệp Việt Nam 2013 của UNIDO và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ Báo cáo tình hình đầu tƣ nƣớc ngoài 9 tháng năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 1 Ngoài ra, việc các nhà đầu tƣ phần lớn chỉ đến từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ cũng có những hạn chế nhất định trong phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đƣa Việt Nam từng bƣớc tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, gián tiếp tạo việc làm cũng nhƣ đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tƣ. Tinh hình quốc tế và trong nƣớc đã thay đổi nhanh chóng, trong khi kinh tế Hoa Kỳ và các nƣớc châu Âu vẫn chƣa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công, nhà đầu tƣ của các nƣớc châu Á phát triển nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…tại Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi nền kinh tế của thị trƣờng xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, EU đang còn nhiều thách thức. Do vậy, yêu cầu bức thiết là phải đa dạng hóa các đối tác hợp tác đầu tƣ, đánh giá toàn diện về một số đối tác có tiềm năng nhƣng chƣa phát triển tại khu vực ĐTNN, xác định rõ những thành công cũng nhƣ tồn tại trong công tác quản lý nhằm rút ra những luận cứ cho việc điều chỉnh và tạo cơ chế, chính sách để phát triển quan hệ đầu tƣ với các đối tác này cho giai đoạn phát triển mới. Tại báo cáo đầu tƣ thế giới năm 2013 của UNTACD, Trung Quốc vẫn củng cố vị trí là một trong các nƣớc dẫn đầu về đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Trong 2 năm gần đây, dòng vốn FDI đầu tƣ ra đã vƣợt dòng vốn FDI vào trong nƣớc. Năm 2013, đầu tƣ ra của Trung Quốc tăng 15%, đạt 101 tỷ USD, đứng thứ 3 trên thế giới. Tại Việt Nam, Trung Quốc là một trong 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ lớn nhất, mặc dù là nền kinh tế có quy mô lớn thứ 2 thế giới, tốc độ phát triển công nghiệp cao, có nhiều tƣơng đồng về chính trị, xã hội và thuận lợi về vị trí địa lý, nhƣng đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc rất khiêm tốn tại Việt Nam với 1092 dự án với 7,9 tỷ USD vốn đăng ký3, quy mô các dự án đầu tƣ trung bình cho mỗi dự án đầu tƣ của Trung Quốc chỉ hơn 6 triệu USD/dự án – đây là mức thấp so với trung bình (15 triệu USD) của các nhà đầu tƣ khác tại Việt Nam. Các dự án của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và xây dựng nhƣ khai khoáng, lắp ráp, gia công, giày da, dệt may…Số dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng cơ sở hoặc vào lĩnh vực công nghệ cao rất ít. Trang thiết bị, dây truyền máy móc trong doanh nghiệp FDI Trung Quốc còn đơn 3 Tính đến tháng 1 năm 2015 2 giản, công nghệ loại trung bình. Hơn nữa, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý doanh nghiệp, quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu, do vậy xuất hiện những hiện tƣởng biểu tình, bãi công, đình công tại các doanh nghiệp FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Những thực tế và xu hƣớng mới của nhà đầu tƣ Trung Quốc cần đƣợc nghiên cứu, quản lý sát sao để có chỉ dẫn thích hợp về hoạt động đầu tƣ của Trung Quốc ở Việt Nam, nhằm thực hiện thống nhất trong cả nƣớc, tránh tình trạng nơi ƣu ái, nơi không khuyến khích cũng nhƣ nâng cao hiệu quả quản lý. Trƣớc tình hình đó, để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn phát triển mới, Việt Nam cần có những chính sách quản lý hiệu quả để thu hút, sử dụng đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc. Vì vậy, “Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam” đƣợc học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Đánh giá đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam cũng nhƣ tình hình quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần thúc đẩy thu hút, sử dụng và quản lý có hiệu quả đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Đánh giá kết quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp khoa ho ̣c và ki ến nghị nhằm góp phần quản lý hiệu quả hoạt động đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam.. 3. Câu hỏi nghiên cứu Bản thân tên luận văn “Quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam” đã bao hàm những nội dung chính cần nghiên cứu về chính sách 3 đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, về phƣơng diện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp, về quan điểm trong việc ban hành các chính sách, về hoạt động đầu tƣ của Trung Quốc ở Việt Nam…Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ chú trọng làm rõ các nội dung sau: - Cơ sở lý luận và tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài? - Thực trạng quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam? - Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam? - Những giải pháp đƣợc đề xuất để quản lý hiệu quả đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam đến năm 2020 là gì? 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Hoạt động quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc ở Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng đầu tƣ từ Trung Quốc tại Việt Nam cũng nhƣ hoạt động quản lý. Đánh giá nhƣ̃ng kế t quả đa ̣t đƣơ ̣c trong hoạt động quản lý, tƣ̀ đó tim ̀ ra những luận cứ khoa học, đề xuất giải pháp quản lý mới có hiê ̣u quả cao. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đánh giá quá trình Quá trình quản lý đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2000 - 2014; mục tiêu, phƣơng hƣớng và đề xuất giải pháp giai đoạn từ nay đến 2020. 5. Các công trình nghiên cứu Cùng phát triển theo nền kinh tế, đầu tƣ từ Trung Quốc ra nƣớc ngoài cũng tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên số lƣợng nghiên cứu về lĩnh vực này chƣa nhiều. Các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến chủ đề “Quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam” lại càng ít hơn. Các nghiên cứu ở nước ngoài: 4 Đầu tƣ từ Trung Quốc ra nƣớc ngoài đã đƣợc các tổ chức quốc tế nhƣ OECD, UNIDO, WB, ADB nghiên cứu và báo cáo hàng năm. Các viện nghiên cứu và nhiều học giả học giả trên thế giới cũng có các công trình nghiên cứu, báo cáo về đầu tƣ ra nƣớc ngoài ở Trung Quốc nhƣ: Karl Sauvant, Richard Hoffmann, Tracy Ku, Zhu Ning Zhu, Kubny, Julia, Dylan Sutherland… Richard Hoffmann, năm 2014, trong nghiên cứu của mình Chinese outward foreign direct investment (Đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc ra nƣớc ngoài),đã nghiên cứu và phân tích rõ về nguyên nhân của động lực đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Các nguyên nhân đó là: chi phí nhân công nội địa cao, tìm kiếm các thị trường mới, tìm kiếm hợp tác và chuyển giao công nghệ… Karl Sauvant, 2013, với báo cáo nghiên cứu Challenges for China's outward FDI (Thách thức cho đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc) đã nghiên cứu về những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp Trung Quốc khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài, đặc biệt tại các thị trƣờng mới nổi tại châu Á. Đó là sự không ổn định về thể chế chính trị, chính sách thuế ngày càng tăng cao, công nghệ lạc hậu và sự yếu kém trong quản trị doanh nghiệp. Trung Quốc xác định gì khi đầu tư ra nước ngoài, là nghiên cứu nổi bật của hai tác giả Ivar Kolstad và Arne Wiig năm 2009. Nghiên cứu này nêu bật lên những mục đích cụ thể cũng nhƣ hoạt động của doanh nghiệp Trung Quốc khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Theo đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ ra bên ngoài với sự hỗ trợ về vốn của chính phủ đã ít nhiều đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể về thị trƣờng, công nghệ, lao động và đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên. Tác giả Zhu Ning Zhu trong bài phân tích “China's outbound investment has great growth potential despite "overheating" risk” (Đầu tƣ ra nƣớc ngoài ở Trung Quốc tăng trƣởng mạnh mặc dù tiềm tàng nguy cơ “quá nóng”) đƣợc đăng trên Tân Hoa Xã năm 2013, đã nêu rõ việc các doanh nghiệp tƣ nhân Trung Quốc đổ xô ra nƣớc ngoài đầu tƣ có thể gây nên những tình trạng “bong bóng” có thể đổ vỡ bất kì lúc nào. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng chƣa có những chính sách cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro cho những doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài này. 5 Phân tích của nhà nghiên cứu Kubny Julia trong bài “The impact of Chinese outward investment: evidence from Cambodia and Vietnam”( Tác động của đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc: bằng chứng từ Campuchia và Việt Nam) năm 2010 đã chỉ ra những tác động của đầu tư ra nước ngoài trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc về lao động địa phương và các công ty ở Campuchia và Việt Nam. Phân tích cho thấy những tác động tích cực đầu tư sản xuất Trung Quốc vẫn còn hạn chế, trong khi tác động tiêu cực không được tôn trọng. Công ty Trung Quốc có tác động mạnh mẽ tích cực đến lực lượng lao động trong nước, nhưng ít tương tác với các công ty địa phương, làm giảm lợi ích tiềm năng từ sự lan tỏa. Các nghiên cứu ở trong nước: Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài về FDI của Trung Quốc là tƣơng đối nhiều và liên tục đƣợc công bố khi mà nền kinh tế và dòng đầu tƣ ra của Trung Quốc vẫn tăng ổn định nhƣ hiện nay, nhƣng không có nhiều các nghiên cứu về đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam. Phân tích của tác giả Nguyễn Mại tại “Nhận diện đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam” năm 2014, đã nêu bật cần nhận diện đúng hoạt động đầu tƣ của Trung Quốc tại nƣớc ta để đánh giá tác động tích cực, đồng thời xử lý có hiệu quả các khiếm khuyết, nhằm lựa chọn chủ đầu tƣ thật sự có năng lực. Tác giả La Hoàn đã có bài viết về “Bí quyết thu hút FDI của một số nước Châu Á và bài học cho Việt Nam” năm 2013, trong đó tập trung phân tích kinh nghiệm thu hút và quản lý FDI của nước ngoài (trong đó có Trung Quốc) để từ đó đưa ra những khuyến nghị về chính sách quản lý trong lĩnh vực này đối với Việt Nam. Cuốn sách “Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Kim Bảo năm 2013, trên cơ sở phân tích về sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng nhƣ các chính sách kinh tế của Trung Quốc để đƣa ra phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam đối với Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề quan hệ đầu tƣ của hai bên. Phân tích về quan hệ kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong cuốn sách “Cơ chế hợp tác phát triển giữa các tỉnh tây bắc (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)” năm 2013, tác giả Đỗ 6 Tiến Sâm đã tập trung phân tích những ƣu nhƣợc điểm của hợp tác về mọi mặt giữa các tỉnh tây bắc và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Ngoài ra, một số khuyến nghị về các giải pháp nhằm thúc đẩy tiềm năng, thế mạnh của hai bên cũng đƣợc đề ra trong giai đoạn phát triển mới. Hầu hết những công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về FDI Trung Quốc ra nƣớc ngoài cũng nhƣ FDI của Trung Quốc tại Việt Nam là những tài liệu rất có giá trị. Các nghiên cứu này đều có những kết quả tích cực nhƣ: nêu rõ đƣợc tình hình và sự cần thiết khách quan của chính sách “đầu tƣ ra” của Trung Quốc nói chung và vào Việt Nam nói riêng; phân tích đƣợc nhiều khía cạnh của FDI Trung Quốc tại Việt Nam nhƣ: lĩnh vực đầu tƣ, địa bàn đầu tƣ, mục đích đầu tƣ..; đề cập đƣợc những tác động tích cực và tiêu cực do thu hút FDI của Trung Quốc tại Việt Nam; đƣa ra một số giải pháp thúc đẩy FDI của Trung Quốc tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên vẫn còn thiếu một số nội dung chƣa đề cập đến nhƣ: thứ nhất phân tích sâu đặc điểm của quan hệ đầu tƣ Việt Nam – Trung Quốc cũng nhƣ tác động của kinh tế, thƣơng mại; thứ hai chƣa đề cập đến thực trạng quản lý hoạt động đầu tƣ cũng nhƣ vai trò của cơ quan quản lý lĩnh vực này của Việt Nam; thứ ba phân tích những tác động kinh tế, thƣơng mại sẽ ảnh hƣởng đến phát triển quan hệ đầu tƣ giữa hai nƣớc. Nhìn chung, đây là những khoảng trống trong nghiên cứu về quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam. Trong luận văn này, tác giả sẽ cố gắng khắc phục những nội dung còn thiếu của các nghiên cứu trƣớc, đƣa ra nghiên cứu tƣơng đối khái quát và hệ thống về vấn đề này. 6. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Mặc dù nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề quản lý đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc nhƣ các công trình nghiên cứu khoa học các cấp, bài tạp chí, sách chuyên khảo, tham khảo,…. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu trong điều kiện thời gian mới, không gian mới với nhiều yếu tố tác động đan xen nhiều chiều cạnh. Đặc biệt đề tài lựa chọn hoạt động quản lý để làm trọng tâm 7 nghiên cứu với những đặc thù và điều kiện riêng thì chƣa có công trình nào đề cập tới với những lý do sau: Một là, làm rõ đặc trƣng của đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2014, đặc biệt là giai đoạn 2010-2014. Quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc cần đạt đƣợc các mục tiêu: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam; Nâng cao chất lƣợng dự án, đào tạo lao động có trình độ sản xuất cao;Xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững theo hƣớng hiện đại; Nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đóng vai trò vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển các ngành sản xuất mới, gắn kết các lĩnh vực trong kinh tế xã hội, nhất là năng lƣợng mới, công nghệ cao, công nghệ sinh học; Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, kĩ thuật, quản lý từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển thêm các dự án tại nƣớc thứ 3. Hai là, Thực trạng quản lý đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam với những thành tựu đạt đƣợc, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của nó. Việc phân tích này đƣợc bám sát theo nội dung Chỉ thị 1617/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 19/9/2011 về tăng cƣờng thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Ba là, trên cơ sở thăm dò ý kiến của các nhà đầu tƣ Trung Quốc tại Việt Nam, đƣa ra một số quan điểm, định hƣớng và giải pháp cơ bản nhằm quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn, và tổng quan nghiên cứu về quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài - Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu - Chƣơng 3: Thực trạng quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc. 8 - Chƣơng 4: Quan điểm và khuyến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm tăng hiệu quả quản lý đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam đến năm 2020. 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN, VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1. Các khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài - Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo khái niệm của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam năm 1987: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là việc tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền nƣớc ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào đƣợc Chính Phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp Liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài theo quy định của luật này. Theo quan điểm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 điều 2 , Luật đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2000 “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền nƣớc ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định của luật này”. Theo quan điểm của Hoa Kỳ - một trong những nƣớc tiến hành đầu tƣ và tiếp nhận đầu tƣ lớn nhất thế giới cho rằng “ Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nƣớc đi đầu tƣ có đƣợc từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nƣớc ngoài Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc xem nhƣ là một khoản đầu tƣ với những quan hệ, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tƣ trực tiếp) thu đƣợc lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác.Mục đích của nhà đầu tƣ trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hƣởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác đó. Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào vào quốc gia đó để được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng