Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng phá...

Tài liệu Luận văn quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng phát triển nghệ an

.PDF
106
532
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o------- NGUYỄN THỊ MAI NHÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o------- NGUYỄN THỊ MAI NHÀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ THÁI HÀ XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM KẾT Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng các số liệu, tài liệu do Chi nhánh NHPT Nghệ An phát hành, đảm bảo hoàn toàn chính xác và không có sự thay đổi, chỉnh sửa. Đồng thời, tác giả cũng cam kết luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân, không có sự sao chép, chỉnh sửa từ bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. LỜI CẢM ƠN Luận văn “Quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An” đƣợc hoàn thành nhờ sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, các đồng nghiệp, đặc biệt là sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS-TS Trần Thị Thái Hà Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà nội . Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu nhƣng đây là một đề tài rộng, bên cạnh đó thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Đây là một công trình nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn nên tác giả rất hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp phần nào vào công tác Quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Đồng thời, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài thực sự có hiệu quả hơn. MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. ii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC ................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ..................... 5 1.2. Tổng quan về đầu tƣ phát triển. ..................................................................... 6 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 7 1.2. 2. Đặc điểm, vai trò của đầu tƣ phát triển ..................................................... 8 1.3. Quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc ......................... 8 1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc ..................... 8 1.3.2. Đặc điểm của quản lý hoạt động Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc ............... 9 1.3. 3. Nội dung, vai trò của quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc .................. 10 1.3.4. Các loại hình tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc ............................................. 13 1.3.5. Sự khác biệt giữa hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển và của các tổ chức tín dụng khác. ......................................................................................... 15 1.4. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng của tín dụng đầu tƣ của NHPT ................ 16 1.4.1. Quy mô tín dụng đầu tƣ............................................................................. 16 1.4.2. Đối tƣợng cho vay ..................................................................................... 18 1.4.3. Địa bàn cho vay ......................................................................................... 18 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ của Ngân hàng Phát triển.............................................................................................................. 18 1.5.1. Yếu tố khách quan ..................................................................................... 18 1.5.2. Yếu tố chủ quan......................................................................................... 21 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 26 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 26 2.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng .................................................... 26 2.1.2. Cách tiếp cận ............................................................................................ 27 2.1.3. Nguồn tƣ liệu ............................................................................................ 27 2.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 27 2.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 29 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHPT NGHỆ AN ......................... 30 3.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh NHPT Nghệ An ............................................................................................................................. 30 3.1.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam........................................... 30 3.1.2. Khái quát về Chi nhánh NHPT Nghệ An.................................................. 35 3.2. Kết quả hoạt động tại Chi nhánh NHPT Nghệ An...................................... 36 3.2.1. Thực trạng cho vay vốn tín dụng đầu tƣ phát triển tại Chi nhánh NHPT Nghệ An .............................................................................................................. 37 3.2.2. Thực trạng tình hình thu hồi nợ vay vốn tín dụng đầu tƣ ......................... 39 3.2.3. Dƣ nợ tín dụng đầu tƣ theo phân ngành kinh tế ........................................ 41 3.2.4. Tình hình huy động vốn và quản lý nguồn vốn ........................................ 42 3.3. Phân tích tình hình cho vay qua các tiêu chí ................................................ 44 3.3.1. Tiêu chí đánh giá sự gia tăng quy mô cho vay.......................................... 44 3.3.2. Sự đa dạng của đối tƣợng cho vay ........................................................... 47 3.3.3. Địa bàn cho vay ........................................................................................ 49 3.4. Đánh giá hoạt động TDĐT trung và dài hạn tại Chi nhánh NHPT Nghệ An. ............................................................................................................................. 50 3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 50 3.4.2. Hạn chế ...................................................................................................... 55 3.4.3. Nguyên nhân ............................................................................................. 57 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM QUẢN LÝ TỐT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHPT NGHỆ AN .... 66 4.1. Đánh giá nhu cầu tín dụng trung và dài hạn của tỉnh Nghệ An ................... 66 4.1.1. Tình hình phát triển của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua ...................... 66 4.1.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của tỉnh Nghệ An .............................. 68 4.1.3. Nhu cầu vốn tín dụng đầu tƣ trung và dài hạn tỉnh Nghệ An. .................. 72 4.2. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ trung và dài hạn của Chi nhánh .................................................................................... 73 4.2.1. Các giải pháp đối với Chi nhánh NHPT Nghệ An.................................... 73 4.2.2. Các giải pháp đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam............................. 84 4.3 Kiến nghị ...................................................................................................... 90 4.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ................................................................... 90 4.3.2. Đối với UBND tỉnh Nghệ An ................................................................... 91 4.3.3. Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành ............................................................ 92 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nguyên nghĩa 1. CĐT Chủ đầu tƣ 2. CP Cổ phần 3. CLLS Chênh lệch lãi suất 4. CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 5. DA Dự án 6. DAĐT Dự án đầu tƣ 7. DN Doanh nghiệp 8. ĐTPT Đầu tƣ phát triển 9. HĐTD Hợp đồng tín dụng 10. KT-XH Kinh tế xã hội 11. NHPT Ngân hàng Phát triển 12. NHTM Ngân hàng thƣơng mại 13. NSNN Ngân sách nhà nƣớc 14. ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức 15. QLNN Quản lý nhà nƣớc 16. SĐT Sau đầu tƣ 17. SXKD Sản xuất kinh doanh 18. TDĐT Tín dụng đầu tƣ 19. TDĐTPT Tín dụng đầu tƣ phát triển 20. UBND Ủy ban Nhân dân 21. VDB Ngân hàng Phát triển Việt Nam 22. WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới 23. XDCB Xây dựng cơ bản i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2011-2014 ..............37 Bảng 3.2. Tình hình cho vay vốn tín dụng đầu tƣ tại Chi nhánh NHPT Nghệ An giai đoạn 2010-2014 .........................................................................................................38 Bảng 3.3. Tình hình thu nợ gốc, dƣ nợ, nợ quá hạn vốn tín dụng đầu tƣ tại Chi nhánh NHPT Nghệ An giai đoạn 2010-2014 ............................................................39 Bảng 3.4. Tình hình thu nợ lãi vốn tín dụng đầu tƣ tại Chi nhánh NHPT Nghệ An giai đoạn 2010-2014 ..................................................................................................40 Bảng 3.5. Dƣ nợ TDĐT theo phân ngành kinh tế giai đoạn 2010-2014 ...................42 Bảng 3.6. Tình hình HĐV tại Chi nhánh NHPT Nghệ An ......................................43 Bảng 3.7. Số lƣợng doanh nghiệp và dự án vay vốn TDĐT .....................................45 Bảng 3.8. Dƣ nợ tín dụng và tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2010-2014 ....................46 Bảng 3.9. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn so với tổng dƣ nợ giai đoạn 2010-2014..................................................................................................................47 Bảng 3.10. Cơ cấu thành phần kinh tế vay vốn TDĐT tại CN NHPT Nghệ An giai đoạn 2010-2014 .........................................................................................................48 Bảng 3.11. Số lƣợng địa bàn vay vốn TDĐT giai đoạn 2010-2014 .........................49 Bảng 3.12: Số việc làm từ các dự án năm 2011-2014 ..............................................53 ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng nhƣ hiện nay đã đặt nền kinh tế nƣớc ta trƣớc nhiều cơ hội và không ít thử thách. Yêu cầu đặt ra là phải đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Để thực hiện nhiệm vụ đó cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta còn nhiều khó khăn, ngân sách nhà nƣớc hạn hẹp thì hình thức tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc tỏ ra rất ƣu việt trong việc huy động và quản lý nguồn lực của Nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển. Thông qua hình thức tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển đa dạng hơn, bền vững hơn không những từ nguồn vốn ngân sách mà còn thu hút đƣợc một khối lƣợng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ đối với nền kinh tế, hoạt động tín dụng đã quản lý và sử dụng nguồn vốn ƣu đãi hiệu quả hơn, phù hợp hơn với các ƣu tiên phát triển của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Góp phần phát triển cân đối nền kinh tế. Ở tỉnh Nghệ An thời gian qua tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc nói chung và tín dụng đầu tƣ của nhà nƣớc thông qua Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An nói riêng đã góp phần phát triển một số dự án trọng điểm, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian gần đây nền kinh tế trong và ngoài nƣớc có nhiều bất ổn, thị trƣờng tiền tệ diễn biến phức tạp. Hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại làm cho tốc độ tăng trƣởng chậm, chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh không đƣợc ổn định, vẫn còn tồn tại những 1 hạn chế nhất định, chƣa thực sự phát huy tốt công cụ chính sách của Nhà nƣớc Xuất phát từ những lý do đó việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động Tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An” là cần thiết để có những giải pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển cho phù hợp và phát huy hơn nữa vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở lý luận đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động Tín dụng đầu tƣ tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. Từ đó đánh giá những mặt đạt đƣợc, chƣa đạt đƣợc và nguyên nhân. Đƣa ra đề xuất, các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ tại Chi nhánh NHPT Nghệ An 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ trung và dài tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An để thấy đƣợc vai trò, đặc điểm và có đƣợc sự hiểu biết cần thiết về nó, đƣa ra các lý luận thực sự đúng đắn, áp dụng kiến thức của bản thân vào việc làm sáng tỏ vấn đề. Từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc phát triển mạnh mẽ hơn góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Nghệ An ngày càng đi lên nhằm đƣa Nghệ An trở thành một tỉnh mạnh của đất nƣớc 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn này nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 2 + Địa điểm: tỉnh Nghệ An. + Nội dung tiếp cận/vấn đề nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi và lĩnh vực nghiên cứu còn cần nhiều thay đổi nên đề tài chủ yếu tập trung giải quyết các câu hỏi chính: - Các yếu tố quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc? - Các hạn chế ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại Chi nhánh NHPT Nghệ An ? - Vai trò của Nhà nƣớc đối với quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển là nhƣ thế nào ? 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Nghiên cứu tại chỗ: Bằng sƣu tầm, đọc và phân tích các tài liệu, bài nghiên cứu khoa học trên tạp chí, báo chuyên ngành, sách chuyên khảo, tham luận hội thảo khoa học, các công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ… để hệ thống hóa các lý luận về Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc. Tổng hợp và đánh giá thực tiễn: Trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc, tiến hành thống kê; phân tích; tổng hợp, so sánh, đối chứng… để rút ra các nội dung cần nghiên cứu của đề tài là nâng cao chất lƣợng tín dụng đầu tƣ trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An thời gian qua. Tham khảo ý kiến của khách hàng là các công ty, doanh nghiệp thuộc diện vay vốn tín dụng đầu tƣ trung và dài hạn tại Chi nhánh về nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc. Xem xét những mặt ƣu thế cũng nhƣ hạn chế và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp đẩy mạnh cho vay tại Chi nhánh. Nguồn số liệu lấy tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An 5. Đóng góp của luận văn 3 - Phân tích rõ thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh việc quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh NHPT Nghệ An trong giai đoạn 2015-2020; Từ đó thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc phát triển hệ thống Ngân hàng Phát triển góp phần quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Nhà nƣớc đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội trong việc đầu tƣ công, ổn định chính trị - xã hội, giúp Chi nhánh hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch trong những năm tiếp theo. 6. Kết cấu của luận văn: gồm 4 chƣơng Phần giới thiệu Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng quản lý hoạt động tín dụng đầu tư trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An Chương 4. Giải pháp nhằm quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng phát triển Nghệ An 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc, tức là tín dụng ƣu đãi, là chính sách kinh tế của Nhà nƣớc đã thực hiện trong thời gian qua. Hình thức tín dụng này đầu tiên đƣợc giao cho Ngân hàng Kiến thiết (thuộc Bộ Tài chính) sau đó đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng và nay là Ngân hàng Đầu tƣ Phát triển Việt Nam thực hiện. Năm 1995, thực hiện Nghị định số 53/HĐBT về đổi mới hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Đầu tƣ phát triển chuyển sang hoạt động với vai trò là một ngân hàng thƣơng mại thông thƣờng. Do đó, việc quản lý vốn Ngân sách Nhà nƣớc để cho vay ƣu đãi đƣợc bàn giao cho Tổng cục đầu tƣ phát triển (trực thuộc Bộ Tài Chính). Nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới kinh tế, đặc biệt là đổi mới hệ thống tài chính quốc gia, tăng hiệu quả sử dụng vốn, tách bạch giữa phần vốn cấp phát và tín dụng, năm 1999 Quỹ Hỗ trợ phát triển đƣợc thành lập theo nghị định 50/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và quyết định số 231/1999/QĐ-TTg của Thủ tƣớng chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2000 thực hiện nhiệm vụ tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc. Là một ngân hàng mới thành lập, thời gian hoạt động chƣa lâu, nên các nghiên cứu về tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc cũng nhƣ về Ngân hàng Phát triển chƣa nhiều. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung tại tạp chí Hỗ trợ phát triển đƣợc xuất bản định kỳ hàng tháng. Để có thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin, tìm hiểu các nghiên cứu có nội dung tƣơng tự 5 đã đƣợc công nhận nhằm tìm ra nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn. Đó là các luận văn của các tác giả: “Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tƣ phát triển tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Tĩnh” (2007) luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Việt Hùng, trƣờng đại học Kinh tế quốc dân. “Nâng cao chất lƣợng tín dụng đầu tƣ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” (2008) luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Bạch Vân Anh trƣờng Đại học kinh tế quốc dân. “Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tƣ phát triển tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An” (2008) luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Bùi Thị Hồng Lê trƣờng Đại học kinh tế quốc dân. “Nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Bắc Ninh” (2008) luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Nam Chiến Thắng trƣờng Đại học kinh tế quốc dân. Các nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung vào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tƣ của nhà nƣớc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các Chi nhánh NHPT, đẩy mạnh cho vay TDĐT vào các lĩnh vực. Trong các luận văn các tác giả đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc, xây dựng cơ sở lý luận và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc, đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc. Đến thời điểm hiệu nay, tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An chƣa có tài liệu nào nghiên cứu về việc đẩy mạnh việc quản lý hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong khi đây là vấn đề then chốt trong việc đẩy mạnh tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc, giúp Chi nhánh hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch trong những năm tiếp theo. 1.2. Tổng quan về đầu tƣ phát triển. 6 1.2.1. Khái niệm Đầu tƣ theo nghĩa rộng, nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho ngƣời đầu tƣ các kết quả nhất định trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt đƣợc các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Theo nghĩa hẹp, đầu tƣ chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tƣơng lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt đƣợc các kết quả đó. Xuất phát từ bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tƣ đem lại, có thể phân biệt các loại đầu tƣ sau đây: - Đầu tƣ tài chính (đầu tƣ tài sản tài chính): là loại đầu tƣ trong đó ngƣời có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hƣởng lãi suất định trƣớc. Loại đầu tƣ này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản của các tổ chức, cá nhân đầu tƣ. - Đầu tƣ thƣơng mại: là loại đầu tƣ trong đó ngƣời có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá lớn hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mu và khi bán. Loại đầu tƣ này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thƣơng), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của ngƣời đầu tƣ trong quá trình mua đi bán lại. - Đầu tƣ phát triển: là loại đầu tƣ các tài sản vật chất và sức lao động để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi ngƣời dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dƣỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thƣờng xuyên gắn liền với sự hoạt động của ác 7 tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế. 1.2. 2. Đặc điểm, vai trò của đầu tƣ phát triển ĐTPT có đặc điểm khác với các loại hình đầu tƣ khác là: - Đòi hỏi một số vốn lớn do mục tiêu chủ yếu là đầu tƣ vào tài sản cố định, gồm: xây dựng, sửa chữa các công trình nhà cửa, các kết cầu hạ tầng, trang thiết bị…. - Từ khi tiến hành một công cuộc đầu tƣ cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thƣờng đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. Cũng do đó việc đầu tƣ không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế…. - Các thành quả của hoạt động ĐTPT có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn nhƣ các công trình nổi tiếng trên thế giới. - Các thành quả của hoạt động đầu tƣ là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó đƣợc tạo dựng nên. - Mọi thành quả và hậu quả của quá trình đầu tƣ chịu ảnh hƣởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian, địa lý, điều kiện môi trƣờng hoạt động. - Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tƣ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. - Cũng chính vì các đặc điểm nêu trên nên hoạt động ĐTPT đòi hỏi phải đƣợc tổ chức thực hiện một cách chu đáo, bài bản dƣới hình thức các dự án đầu tƣ. 1.3. Quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc 1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc 8 Tín dụng Nhà nƣớc là các hoạt động vay - trả giữa Nhà nƣớc với các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế phục vụ mục tiêu của Nhà nƣớc. Quản lý hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc là Nhà nƣớc thông qua các tổ chức tín dụng để quản lý các dự án đầu tƣ phát triển thuộc lĩnh vực đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích. Xét một cách thực chất, thông qua các quan hệ vay - trả, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc chính là một hình thức nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn cho ĐTPT. Ngoài nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN), Chính phủ các nƣớc thƣờng sử dụng tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc nhƣ một công cụ nhằm tài trợ cho các dự án phát triển để đáp ứng các mục tiêu phát triển KT-XH trong từng thời kỳ. Cơ quan thực hiện chức năng tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc là Ngân hàng Phát triển. Ngân hàng phát triển Việt Nam là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính; tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng; đƣợc Nhà nƣớc cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo quy định. 1.3.2. Đặc điểm của quản lý hoạt động Tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc Sự khác biệt rõ nét của hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc so với các hoạt động tín dụng khác thể hiện ở những điểm sau: - Đối tƣợng cho vay đƣợc giới hạn, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực KT-XH then chốt, cần thiết, có tác dụng thúc đẩy phát triển KT-XH hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoặc các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tƣ do hiệu suất sinh lời thấp, vốn đầu tƣ lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài. - Nguyên tắc: Chỉ tài trợ cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, hiệu quả về KT-XH, phù hợp với quy hoạch và các mục tiêu ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển KT-XH của đất nƣớc trong từng thời kỳ. 9 - Lãi suất cho vay do Nhà nƣớc quy định phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và đặc điểm phát triển KT-XH trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc. Do hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc không vì mục đích lợi nhuận, yêu cầu về lợi nhuận thấp hơn so với các NHTM nên lãi suất cho vay thƣờng thấp hơn lãi suất thị trƣờng và đƣợc NSNN bù đắp khoản thâm hụt. - Nguồn vốn cho vay là nguồn vốn của NSNN hoặc nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nƣớc để phục vụ ĐTPT theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc. - Do tập trung vào các dự án phát triển nên hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc có quy mô vốn lớn, thời hạn dài, thậm chí có thể tới vài chục năm. - Tổ chức quản lý vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc do Nhà nƣớc thành lập và chỉ đạo cả về cơ chế, nghiệp vụ cũng nhƣ tổ chức hành chính, nhân sự. 1.3. 3. Nội dung, vai trò của quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc - Nội dung của quản lý hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc Quản lý hoạt động tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc là lập kế hoạch cho hoạt động tín dụng, đƣa ra các giải pháp để thực hiện hoạt động tín dụng, kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng và tổng kết đánh giá các hoạt động tín dụng để đƣa ra các bài học kinh nghiệm. - Mục đích của tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc là hỗ trợ các dự án đầu tƣ phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chƣơng trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế bền vững. - Quản lý Tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc có một số vai trò quan trọng nhƣ sau: 10 Một là, vốn tín dụng ĐTPT làm giảm đáng kể sự bao cấp trực tiếp của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực đầu tƣ có khả năng thu hồi vốn mà trƣớc đây vẫn đƣợc Nhà nƣớc cấp không hoàn lại. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc phải đảm bảo hoàn trả đƣợc vốn vay (gốc và lãi). Chủ đầu tƣ là ngƣời vay vốn phải tính toán kỹ hiệu quả đầu tƣ, sử dụng vốn tiết kiệm vì phải hoàn trả lại cho Nhà nƣớc trong thời hạn vay vốn. Tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc là một hình thức quá độ chuyển từ phƣơng thức cấp phát vốn ngân sách sang phƣơng thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, từ đó làm giảm đáng kể áp lực về nguồn vốn đối với NSNN. Hai là, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc tạo lập tƣ duy kinh doanh và phát huy nội lực. Chính việc phải đảm bảo hoàn trả vốn vay trong thời hạn vay vốn làm cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ phải “tƣ duy”, “động não”, “suy tính” trƣớc khi quyết định đầu tƣ, sản xuất kinh doanh (SXKD) có hiệu quả, hoàn trả đƣợc vốn vay, các nhà đầu tƣ không trông chờ vào sự cấp phát không hoàn trả trực tiếp cho Nhà nƣớc. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc động viên trí tuệ, sức lực toàn dân, phát huy nội lực cho công cuộc xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ mới. Ba là, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc góp phần tích cực thực hiện đƣờng lối và chiến lƣợc phát triển KT-XH: phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trƣờng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Bốn là, vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc giúp Nhà nƣớc trong quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH -HĐH). Thông qua vốn tín dụng ĐTPT của mình, Nhà nƣớc thực hiện việc khuyến khích phát triển KT-XH của ngành, vùng, lĩnh vực nhất định theo ý đồ, chủ trƣơng, chiến lƣợc của mình. Bên cạnh các công cụ kinh tế khác nhƣ chính sách thuế, đất đai, chính sách tiền tệ… Tín 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất