Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang...

Tài liệu Luận văn quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 trên địa bàn tỉnh bắc giang

.PDF
108
613
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ XUÂN NGỌC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- LÊ XUÂN NGỌC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NHƯ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Nguyễn Thị Bích Như Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong luận văn này là trung thực, nghiêm túc chưa được công bố và sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015 HỌC VIÊN Lê Xuân Ngọc LỜI CẢM ƠN Trước hết cho phép em được tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế chính trị trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy và giúp đỡ em trong suốt khoá học thạc sỹ. Em xin xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Bích Như đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu để em hoàn thành luận văn. Lời cảm ơn đặc biệt đến thày giáo TS Trần Đức Hiệp đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian nghiên cứu, hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới Ban Dân tộc tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, các Sở ngành thuộc UBND tỉnh Bắc Giang, UBND các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, các cá nhân và các phòng, ban ngành chức năng của 4 huyện đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015 HỌC VIÊN Lê Xuân Ngọc MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 ............................................................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................... 9 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 ........................... 13 1.2.1. Khái quát về Chương trình 135 ............................................................. 13 1.2.2. Quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 .............................................. 22 1.2.3. Chủ thể quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang..................................... 34 1.3. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 của một số địa phương... 34 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Hà Giang ......................... 34 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Thanh Hóa ....................... 37 1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bắc Giang ......................................................... 40 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nguồn vốn 135 .................................. 41 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 44 2.1. Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu .................................................... 44 2.2. Đặc điểm tỉnh Bắc Giang............................................................................. 44 2.3. Một số lợi thế kinh tế của tỉnh Bắc Giang .................................................... 47 2.4. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 48 2.5. Đặc điểm cơ quan thường trực quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang........ 49 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 TẠI TỈNH BẮC GIANG ................................................................................ 50 3.1. Khái quát về nguồn vốn từ chương trình 135 tỉnh Bắc Giang...................... 50 3.1.1. Nguồn vốn 135 đầu tư giai đoạn II (2006-2010) .................................... 50 3.1.2. Nguồn vốn được đầu tư từ năm 2011 đến 2013 .................................... 50 3.1.3. Nguồn vốn được đầu tư năm 2014 ........................................................ 51 3.2. Tình hình quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang (2006-2014) ................... 51 3.2.1. Quy hoạch nguồn vốn hay lập dự toán ................................................. 51 3.2.2. Phân bổ nguồn vốn................................................................................ 55 3.2.3. Phê duyệt, đầu tư, thực thi và quyết toán nguồn vốn.............................. 75 3.2.4. Kiểm tra giám sát .................................................................................. 76 3.3. Đánh giá chung ........................................................................................... 79 3.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 79 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 81 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở TỈNH BẮC GIANG................. 86 4.1. Bối cảnh phát triển mới của Bắc Giang........................................................ 86 4.2. Định hướng công tác quản lý nguồn vốn 135 ............................................... 87 4.3. Mục tiêu quản lý nguồn vốn 135 ................................................................. 88 4.4. Một số giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn 135 .................................. 90 4.4.1. Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang ................ 90 4.4.2. Nâng cao chất lượng công tác phân bổ nguồn vốn ................................ 94 4.4.3. Nâng cao chất lượng công tác quyết toán nguồn vốn ............................ 94 4.4.4. Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý nguồn vốn ....................................................................................................... 95 4.4.5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra quản lý và sử dụng nguồn vốn 95 4.4.6. Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính ........ 97 4.4.7. Tăng cường phân cấp quản lý các dự án thuộc chương trình ................ 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 101 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CSHT Cơ sở hạ tầng 2 CT Chương trình 3 ĐBKK Đặc biệt khó khăn 4 KT – XH Kinh tế xã hội 5 NSNN Ngân sách nhà nước 6 NSTW Ngân sách trung ương 7 THCS Trung học cơ sở 8 TSCĐ Tài sản cố định 9 TSLĐ Tài sản lưu động 10 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG BIỂU Stt Bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 Xây dựng CSHT chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010 53 2 Bảng 3.2 Xây dựng CSHT chương trình 135 giai đoạn 2011 – 2015 55 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Phân bổ nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 Trang 58 60 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu dự án hỗ trợ phát triển 5 Bảng 3.5 cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006- 61 2010 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu dự án đào tạo, bồi 6 Bảng 3.6 dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng 65 đồng của chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu hỗ trợ các dịch vụ, cải 7 Bảng 3.7 thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý 67 của chương trình 135 giai đoạn 2006 – 2010 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 Phân bổ nguồn vốn chương trình 135 giai đoạn 2011 – 2015 Kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 năm 2015 Kết quả thực hiện phân bổ nguồn vốn dự án hỗ trợ đầu tư CSHT các xã, thôn, bản ĐBKK giai đoạn 2011 – 2013 ii 69 72 73 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề nghèo đói hiện nay không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, mà nó là một vấn đề mang tính toàn cầu. Nó diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này đối với sự phát triển của nhân loại. Liên Hợp Quốc đã đề ra mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, một trong những nội dung cơ bản là “triệt để loại bỏ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực và thiếu ăn)”. Các mục tiêu này đã được 189 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nhất trí đạt được trong năm 2015. Từ những năm đầu của thập niên 90, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi cả nước. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách đã ra đời nhằm mục tiêu nâng cao đời sống của người nghèo. Một trong những chương trình thu hút được sự quan tâm của cộng đồng xã hội đó là Chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ (gọi tắt là Chương trình 135). Bắc Giang là một tỉnh miền núi, kinh tế còn chậm phát triển, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Qua giám sát cho thấy, công tác phân bổ và quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tư Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được thực hiện sớm và theo đúng quy định của Trung ương; công tác quản lý, điều hành, chỉ đạo đã có sự kết hợp giữa chính quyền với các ngành đoàn thể trong việc tổ chức triển khai thực hiện, thu hút được đông đảo lực lượng xã hội tham gia. Các công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận việc sử dụng nguồn vốn đầu tư cho các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn 135 còn bộc lộ một số hạn chế như: bố trí nguồn vốn còn dàn trải, kéo dài và 3 hiệu quả thấp; công tác lập kế hoạch đầu tư chưa tốt dẫn đến việc phải thay đổi danh mục công trình, quản lý theo dõi chưa chặt chẽ, không kịp thời điều chỉnh nguồn vốn đầu tư; công tác khảo sát, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình của đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế ở một số công trình còn nhiều sai sót; một số chủ đầu tư còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan tư vấn, các cơ quan thẩm định và nhà thầu thi công; công tác thẩm định chưa thực hiện tốt, việc kiểm tra, kiểm soát tiên lượng nên một số sai sót của nhà thầu tư vấn chưa được phát hiện để yêu cầu hoàn chỉnh; công tác phê duyệt quyết toán các công trình hoàn thành ở các huyện còn chậm, nhiều sai sót và chỉ đạo chưa kiên quyết; việc thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư trên địa bàn còn lúng túng, thẩm định dự toán mới thực hiện trên hồ sơ, chưa thẩm định được mức độ hư hỏng các hạng mục công trình... Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhiều xã triển khai chậm muộn, không bảo đảm thời vụ sản xuất, mang tính bình quân chia đều như: Hỗ trợ phân bón sai đối tượng ở xã Đông Hưng (Lục Nam); hỗ trợ gà ở Đồng Cốc, xã Giáp Sơn (Lục Ngạn). Thậm chí, nhiều cán bộ chuyên môn không nắm bắt được nhu cầu thực tế của bà con nông dân cần nuôi con gì, trồng cây gì nên hỗ trợ giống vật nuôi không phù hợp, gây lãng phí… Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện có 70% số xã trong toàn quốc lập kế hoạch kém nên dự án triển khai chậm muộn, không hiệu quả trong đó có tỉnh Bắc Giang. Mặt khác, hầu hết các xã thông tin, báo cáo tiến độ thực hiện công trình, dự án lên ban chỉ đạo cấp huyện và cơ quan thường trực cấp tỉnh chậm, không đầy đủ theo yêu cầu. Do đó, để đánh giá được rõ nét hơn kết quả, thực trạng và đưa ra được giải pháp phục vụ công tác quản lý nguồn vốn 135 những năm tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên ngành Thạc sỹ quản lý kinh tế của mình, với mong muốn có những đóng góp thiết thực, cụ thể và hữu ích cho địa phương. *Câu hỏi nghiên cứu Luận văn này hướng đến trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn từ chương trình 4 135 của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới là gì? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động quản lý nguồn vốn 135, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng, kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong việc quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Bắc Giang, từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn 135 trên địa bàn này . 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 + Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang + Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Bắc Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nguồn vốn 135 tỉnh Bắc Giang 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về thời gian: Thời gian đánh giá quá trình quản lý nguồn vốn 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 đến năm 2014 (giai đoạn II (2006 -2010) và giai đoạn III ( 2012 - 2015)). + Phạm vi về không gian: Vùng ĐBKK của tỉnh Bắc Giang bao gồm 4 huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế. + Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nguồn vốn 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nguồn vốn 135 được sử dụng chi hỗ trợ cho các dự án theo các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và duy tu bảo dưỡng công trình. Nguồn vốn 135 đầu tư thực hiện các dự án vùng ĐBKK từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đề xuất định hướng và các giải pháp quản lý nguồn vốn cho các giai đoạn tiếp theo. 4. Đóng góp mới của luận văn 5 - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động quản lý nguồn vốn 135. - Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng hoạt động quản lý nguồn vốn 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn 135 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 5. Kết cấu của luận văn Với mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đã được xác định, nội dung của Luận văn được thiết kế thành 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng quản lý nguồn vốn 135 tại tỉnh Bắc Giang. Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nguồn vốn 135 ở tỉnh Bắc Giang. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TỪ CHƯƠNG TRÌNH 135 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Quản lý và sử dụng NSNN nói chung và nguồn vốn Chương trình 135 nói riêng trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, được Đảng, Nhà nước và nhiều địa phương quan tâm. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề trên. Sau đây là một số công trình lớn có liên quan đã được công bố: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Một trong những vai trò xã hôi của đầu tư công là giảm nghèo, bài viết của các tác giả Edward Anderson, Paolo de Renzio and Stephanie Levy: “ The Role of Public Investment in Poverty Reduction: Theories, evidence and Methods” – Vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo (2006), đã đưa ra các lý thuyết và bằng chứng về vai trò của đầu tư công trong giảm nghèo thông qua chứng minh hiệu quả của đầu tư công trong tăng trưởng, sản xuất, nghèo đói và cân bằng xã hội. Đồng thời các tác giả cũng đưa ra các phương pháp thẩm định dự án đầu tư công và phân bổ tối ưu giữa các vùng nhằm đạt được mục tiêu xã hội.[15] Để đánh giả hiệu quả đầu tư công, bài viết: “ Investing in Public Investment, An Index of Public Investment Efficiency” – Khảo sát đầu tư công, một chỉ tiêu của hiệu quả đầu tư công ( tháng 2/ 2011) của tác giả Era Babla – Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou – IMF, đã đề xuất một chỉ số mới bao quát toàn bộ quá trình quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: Thẩm định dự án, lựa chọn dự án, thực hiện đầu tư và đánh giá đầu tư. Khảo sát được tiến hành gồm 71 nước, trong đó có 40 nước có thu nhập thấp, 31 nước có thu nhập trung bình, chỉ số này cho phép đánh giá, so sánh các khu vực, các quốc gia có chính sách tương tự với nhau, đặc biệt là những nơi mà nỗ lực cải cách trong đầu tư công được ưu tiên. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho phép ứng dụng khảo sát và đánh giá trên phạm vi quốc gia, trong phạm vi đầu tư công ở địa phương thì không đủ điều kiện để ứn dụng toàn bộ.[16] 7 Để chứng minh cho vai trò của đầu tư công trong tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa đầu tư công, nợ nước ngoài, và tăng trưởng kinh tế các tác giả Benedict Clements, Rina Bhattacharya, and Toan Quoc Nguyen, đã có bài phân tích: “External Debt, Public Investment, and Growth in LowQIncome Countries” – Nợ nước ngoài, đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập thấp (2003). Trong nghiên cứu này các Tác giả đã tổng quan các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mô hình tăng trưởng, mô hình đầu tư công từ đó định lượng và phân tích các tác động qua chứng minh thực tế từ các nước có thu nhập thấp (Togo, Benin, Eritrea, Mauritania, Uganda, Bhutan, Ethiopia, Mozambique, Vanuatu, Bolivia, Gambia, The Nepal, Vietnam, Burkina Faso, Ghana, Nicaragua, Yemen, Burundi, Guinea, Niger, Zambia,...)[17] Các nhà nghiên cứu không chỉ quan tâm đến phương pháp quản lý đầu tư công mà còn quan tâm đến việc đánh giá quản lý đầu tư công để từ đó tìm ra điểm yếu trong quản lý để có giải pháp tốt hơn nhằm tăng cường hiệu quả chi NSNN. Các tác giả Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và Jim Brumby đã có bài báo: “A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management” – Một cái khung chuẩn cho đánh giá quản trị đầu tư công (2010). Đây là sản phẩm của họ trong quá trình làm việc tại WB từ năm 2005 đến năm 2007, trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách tài chính cho tăng trưởng và phát triển của các quốc gia. Bài báo đã chỉ ra 8 đặc trưng cơ bản của một hệ thống đầu tư công tốt: (1) hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và chuẩn bị dự án; (2) thẩm định dự án; (3) tổng quan một cách độc lập thẩm định dự án; (4) lựa chọn dự án và ngân sách; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dự án; và (8) đánh giá dự án. Bài báo không có mục đích là đưa ra phương pháp quản lý tốt nhất cho quản lý đầu tư công, nhưng các tác giả đã chỉ ra những rủi ro chính và cung cấp một chu trình có hệ thống cho quản trị đầu tư công. Đồng thời, các tác giả cũng phát triển một khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình quản trị đầu tư công. Và mục đích cuối cùng của bài báo là thúc đẩy việc tự đánh giá quản lý đầu tư công của chính phủ, các cơ quan sử dụng ngân sách tìm ra điểm yếu từ đó 8 tập trung cải cách những thiếu sót trong quản trị và phương pháp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chi đầu tư công, hướng tới hoàn thiện quản lý chi đầu tư từ NSNN.[18] Nhìn chung, các nghiên cứu nước ngoài gần như đã trang bị toàn bộ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá quản lý chi NSNN, và các giải pháp nhằm quản lý chi NSNN hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc ứng dụng để đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp quản lý nguồn vốn từ chương trình 135 ở Việt Nam hoặc ở từng địa phương ở Việt Nam thì cần phải vận dụng linh hoạt và có những điều kiện nhất định. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Luận văn tiến sỹ của Nguyễn Thế Sáu: “ Quản lý tài chính dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”, 2006. Trong đề tài tác giả đã hệ thống lại toàn bộ những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, phần lý luận chung đã chỉ ra được những nhân tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, đánh giá thực trạng công tác này tại tỉnh Bắc Giang, thông qua đánh giá thực trạng tác giả đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý tài chính dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả chưa đưa ra được các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý này, các chỉ tiêu sẽ làm căn cứ để đánh giá thực trạng quản lý tài chính dự án, có như vậy các giải pháp đưa ra sẽ thuyết phục hơn. Phần giải pháp quá chung chưa thể hiện đó là những giải pháp được áp dụng riêng biệt để quản lý tài chính dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.[12] Luận văn “Đánh giá kết quả thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thuộc Chương trình 135 tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình (giai đoạn 2006-2010)” của tác giả Bùi Đức An: Đã nghiên cứu đánh giá được thực trạng việc thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa ra được bài học kinh nghiệm trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trên cơ sở những đánh giá kết quả thực hiện, đề tài đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng, các mặt được và chưa được của việc phát 9 triển cơ sở hạ tầng nông thôn bằng nguồn vốn chương trình 135 tại huyện Đà Bắc, đưa ra được các nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại của dự án. (Như: Công tác quy hoạch phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn chưa mang tính đột phá; cơ chế chính sách còn thiếu tính đồng bộ; Nguồn vốn còn hạn chế và đầu tư dàn trải, cơ cấu nguồn vốn đầu tư chưa hợp lý; Tình trạng chồng chéo, thiếu sự phân cấp rõ ràng trong việc xây dựng và quản lý các công trình; công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong phát triển hạ tầng chưa được coi trọng; trình độ về năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế...).[11] Trên cơ sở làm rõ căn cứ, phương hướng và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng vùng dự án, luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn ở huyện Đà Bắc trong thời gian tới. Bao gồm: Huy động đa dạng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; Công tác quy hoạch phát triển hạ tầng nông thôn; Chính sách sử dụng đất đai cho phát triển hạ tầng nông thôn; Nâng cao năng lực quản lý sự phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn; Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn; Tăng cường phân cấp quản lý trong phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn. Báo cáo "Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo" của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, năm 2005 khẳng định: Chi tiêu công là một trong các công cụ quan trọng nhất của Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo; báo cáo còn đề cập: chi tiêu công cho giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn.[6] Báo cáo “Tác động của Chương trình 135 qua lăng kính hai cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ” ( 2012) của Công ty Tư vấn Đông Dương, nhóm nghiên cứu bao gồm Phùng Đức Tùng (trưởng nhóm), Nguyễn Việt Cường, Phùng Thị Thanh Thu, Vũ Thị Bích Ngọc, Lê Đặng Trung, Phạm Thái Hưng, Nguyễn Thu Nga và Daniel Westbrook (Giáo sư Đại học Georgetown, Hoa Kỳ), James Taylor (Đại học Adelaide, Australia): Đây là công trình lớn đầu tiên của Chính phủ áp dụng một quy trình đánh giá tác động một cách có hệ thống và chuyên nghiệp. Từ những đánh giá 10 này có thể cung cấp và rút ra những bài học tốt cho các chương trình sắp tới của Chính phủ bao gồm Chương trình phát triển nông thôn mới, Chương trình 30a. Điều tra đầu kỳ 2007 và điều tra cuối kỳ 2012 đã cung cấp khối lượng thông tin khổng lồ và có chất lượng cao cho phép trả lời rất nhiều câu hỏi quan trọng mà ta không thể tìm thấy ở các chương trình khác. Nghiên cứu cũng đánh giá được khoảng cách phát triển giữa các xã thuộc Chương trình 135 và các xã khác cũng như khoảng cách giữa các hộ nghèo và không nghèo giữa hộ người Kinh và dân tộc là khó khả thi và là một thách thức lớn. Hơn nữa, đánh giá được thành công đáng kể trong thực hiện phương pháp tiếp cận có sự tham gia từ trung ương đến cơ sở.[9] Ngoài ra, đề tài đánh giá được sự đối chứng về cơ cấu nguồn vốn giữa xã thuộc Chương trình 135 và các xã khác không thực sự khác biệt. Trong khi các xã thụ hưởng có nhận được nhiều nguồn vốn hơn từ nguồn của Chương trình 135 hơn so với các xã đối chứng thì nguồn vốn từ các nguồn khác mà họ nhận được cũng bị giảm và thấp hơn các xã đối chứng. Thêm vào đó, các xã thuộc Chương trình 135 thực tế không nhận được nhiều nguồn vốn hơn so với những xã khác. “ Thực trạng và giải pháp về nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ NSNN”, tài liệu hội thảo Hà Nội năm 2008. Các bài viết trong tài liệu đã khái quát được thực trạng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ NSNN: từ cơ chế phân cấp, công tác quy hoạch, lập kế hoạch, thực hiện dự án, quyết toán đầu tư cho đến đánh giá đầu tư từ NSNN. Các bài viết cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ NSNN và các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, ở mức độ nghiên cứu bài viết để tham gia hội thảo, nên các tác giả chỉ khái quát cơ bản nhất thực trạng về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư từ NSNN, những vấn đề nổi cộm và giải pháp khắc phục chung nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN.[10] Bài báo “Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ của nước ngoài cho các xã thuộc Chương trình 135” năm 2012 trên chuongtrinh135.vn đã chỉ ra nguồn vốn thuộc Chương trình 135 đầu tư cho các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn đối với các xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được tỉnh quản lý, sử dụng đầu tư đúng mục đích, đảm bảo chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực, phục 11 vụ tốt nhu cầu đi lại, giao lưu, phát triển kinh tế, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống của bà con các dân tộc ở vùng cao biên giới phía Bắc.[20] Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo viết về kết quả của CT 135 đối với các tỉnh có các thôn, xã được thụ hưởng CT như bài viết của tác giả Đức Bảo đăng trên wesbite của chương trình 135 với bài viết “Nghệ An tổng kết chương trình 135 giai đoạn II(2006-2010)” hay bài viết của tác giả Lê Hương trên website của báo Đăklăk với bài viết tổng kết chương trình 135 giai đoạn II tại Dak Lak: “Đầu tư hiệu quả, đúng đối tượng” số ra ngày 22/03/2011 hay bài viết của tác giả Hoàng Anh đăng trên website báo Thái Nguyên www.baothainguyen.org.vn ngày 21/01/2011 với tiêu đề “Tổng kết việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn II” …Các bài báo trên với nội dung chính là tổng kết việc thự hiện CT 135 được tiến hành tại địa phương với tổng số nguồn vốn đầu tư, số công trình được xây dựng hay việc tỷ lệ hộ nghèo giảm như thế nào sau khi CT được triển khai. Và còn rất nhiều bài báo khác đăng trên rất nhiều các tạp chí khác nhau. Nhưng các bài viết nói trên chỉ mang tính chất thống kê những con số chứ chưa có một bài báo nào đánh giá tác động chủ CT đối với đời sống của người dân được thụ hưởng CT, những thay đổi trên các mặt khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội tại địa phương được thụ hưởng CT. Nhìn chung, từ những công trình trên đây cho thấy tính chất vừa cơ bản, vừa mang tính thời sự của chủ đề nghiên cứu và đã có nhiều công trình được công bố dưới nhiều hình thức về quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135. Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một vài khía cạnh về thực trạng và giải pháp của một trong những dự án của Chương trình 135, đánh giá tác động, hiệu quả của Chương trình 135 đối với đời sống kinh tế xã hội vùng ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 tại một địa bàn cụ thể như tỉnh Bắc Giang góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Bắc Giang phát triển nhanh, bền vững. Đặc biệt, là chưa có một công trình nào đã công bố trùng tên với tên của luận án này. 12 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn từ Chương trình 135 1.2.1. Khái quát về Chương trình 135 * Sự ra đời Chương trình 135 Việt Nam nằm trong những nước đang phát triển đi lên sản xuất hàng hoá với xuất phát điểm rất thấp. Một nước mà 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, 3/4 diện tích đất tự nhiên làm nông nghiệp. Đời sống của đồng bào miền núi, nhất là đồng bào các dân tộc sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh là rất khó khăn, nghèo nàn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người quá thấp. Đồng bào đã sa vào vòng “luẩn quẩn” của đói nghèo: Trình độ dân trí thấp, không biết trồng cây gì, nuôi con gì để có thể xoá đói giảm nghèo, họ chỉ biết khai thác tự nhiên để sống qua ngày mà khai thác nhiều thì tài nguyên phải cạn kiệt, đời sống của đồng bào lại càng rơi vào hoàn cảnh nghèo đói hơn. Vấn đề đặt ra đối với Đảng và Nhà nước là làm thế nào để có thể xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc vùng cao. Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để có thể tô đẹp thêm cho bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ mới và trở thành một trong những con rồng của Châu á. Đó là chúng ta phải tập trung nguồn lực của cả nước vào việc phát triển kinh tế xã hội các xã ĐBKK vùng sâu vùng xa. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá bằng những chủ trương, chính sách, những chương trình dự án như: Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát… Chương trình 135, đây là chương trình giảm nghèo lớn và quan trọng nhất, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là một trong 16 Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam được triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐTTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn I từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 13 2005. Tuy nhiên, năm 2006 Chính phủ quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010), năm 2011 là năm gián đoạn được gọi Chương trình 135 kéo dài và hiện nay là giai đoạn III (2012-2015). * Nội dung Chương trình 135 Giai đoạn I Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là: - Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số; - Phát triển cơ sở hạ tầng; - Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch. - Nâng cao đời sống văn hóa. Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí, v.v... Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Giai đoạn II Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) với những nội dung chủ yếu như sau: Mục tiêu a. Mục tiêu tổng quát - Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất