Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh ...

Tài liệu Luận văn quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại hà nội

.PDF
120
662
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- ĐẶNG THỊ NGỌC HOA QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HỖ TRỢ THANH NIÊN LÀM KINH TẾ TẠI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- ĐẶNG THỊ NGỌC HOA QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HỖ TRỢ THANH NIÊN LÀM KINH TẾ TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUỲNH ANH HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. PHẠM QUỲNH ANH Các số liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014 TÁC GIẢ ĐỀ TÀI Đặng Thị Ngọc Hoa LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Quỳnh Anh ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo cùng cán bộ công nhân viên Trƣờng Đại học Kinh tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Nông thôn – Trung ƣơng Đoàn, Thành đoàn Hà Nội, Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ của các quận, huyện Đoàn và các tổ, hộ, thanh niên đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu khảo sát. Tôi xin cảm ơn gia đình, chồng, ngƣời thân, bạn bè đã động viên, hỗ trợ vật chất và tinh thần giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Đặng Thị Ngọc Hoa MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các hình ........................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HỖ TRỢ THANH NIÊN LÀM KINH TẾ ........................................................................................................... 7 1.1 Một số vấn đề lí luận căn bản về thanh niên làm kinh tế đƣợc hỗ trợ vốn vay từ ngân sách Nhà nƣớc ............................................................................ 7 1.1.1 Khái niệm và nội dung hoạt động làm kinh tế của thanh niên được hỗ trợ nguồn vốn vay từ ngân sách Nhà nước ........................................... 7 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng ..................................................................... 8 1.1.3 Nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế . 10 1.2 Mô hình Đoàn Thanh niên quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế .............................................................. 13 1.2.1 Xây dựng, ban hành các qui định về thanh niên vay vốn ngân sách nhà nước làm kinh tế ................................................................................ 13 1.2.2 Quản lý thanh niên vay vốn ngân sách nhà nước làm kinh tế tại thành phố Hà nội ...................................................................................... 21 1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý vốn vay từ NSNN cho thanh niên làm kinh tế qua tổ chức Đoàn .................................................................. 24 1.3 Kinh nghiệm hỗ trợ thanh niên của một số tỉnh, thành đoàn ................ 25 1.4 Bài học kinh nghiệm …… ................................................................... 259 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HỖ TRỢ THANH NIÊN LÀM KINH TẾ Ở HÀ NỘI ......................................................................................................................... 31 2.1. Tổng quan thanh niên phát triển kinh tế ở Hà nội ................................ 31 2.2. Nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ở Hà nội ........................................................................................................... 32 2.2.1 Cơ cấu hỗ trợ theo loại hình hoạt động kinh tế ............................. 33 2.2.2 Cơ cấu hỗ trợ theo quận, huyện ...................................................... 34 2.3 Thực trạng tổ chức Đoàn thanh niên thành phố Hà nội quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế những năm vừa qua ......................................................................................................... 34 2.3.1. Qui định về vay vốn ngân sách nhà nước ...................................... 34 2.3.2. Quản lý dự án vay vốn ngân sách nhà nước .................................. 40 2.4. Đánh giá hiệu lực quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên Hà nội làm kinh tế ...................................................................... 53 2.4.1. Những điểm mạnh .......................................................................... 53 2.4.2. Các hạn chế .................................................................................... 57 2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................... 62 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HỖ TRỢ THANH NIÊN LÀM KINH TẾ Ở HÀ NỘI ....................................................................................... 67 3.1. Dự báo xu thế vận động của thanh niên và phƣơng hƣớng hỗ trợ ....... 67 3.1.1. Dự báo xu thế thanh niên tham gia phát triển kinh tế ................... 67 3.1.2. Phương hướng tạo nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ở Hà nội ............................................................... 68 3.2. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ở Hà nội ....................................... 69 3.2.1. Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân Thành phố, quận, huyện ................. 69 3.2.2.Hệ thống tổ chức Đoàn ................................................................... 72 3.2.3. Đổi mới cải tiến công tác phối hợp quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ........................................................... 73 3.2.4. Tiếp tục nâng cao nhận thức về sự cần thiết hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ....................................................................................................... 75 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BĐD Ban đại diện 2 ĐVTN Đoàn viên thanh niên 3 GQVL Giải quyết việc làm 4 HĐQT Hội đồng quản trị 5 KHKT Khoa học kỹ thuật 6 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội 7 NSNN Ngân sách nhà nƣớc 8 TK&VV Tiết kiệm và Vay vốn 9 TR.Đ Triệu đồng 10 UBND Ủy ban nhân dân i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 2.1 Số liệu về tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 Số liệu vay vốn ủy thác qua Đoàn thanh niên 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 Số liệu về tập huấn dự án, chuyển giao tiến bộ KHKT Thống kê số lƣợt kiểm tra giám sát giai đoạn 2003 2012 Tổng hợp phiếu điều tra khảo sát các hộ gia đình thanh niên về nguồn vốn vay làm kinh tế tại Hà nội Dƣ nợ ủy thác cho vay thông qua 04 tổ chức chính trị - xã hội Trang 41 41 47 48 49 56 Bảng tổng hợp phiếu điều tra khảo sát cán bộ làm 7 Bảng 2.7 công tác triển khai, quản lý nguồn vốn vay cho thanh niên ii 60 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1 Quy trình của hộ vay vốn nguồn vốn Trung ƣơng 43 2 Hình 2.2 Quy trình hộ vay vốn giải quyết việc làm 43 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh niên là lực lƣợng xã hội to lớn và tiên phong trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách tạo điều kiện, môi trƣờng cho thanh niên đƣợc tham gia công việc một cách chủ động, sáng tạo, phát huy, cống hiến tài năng và sức trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một bộ phận trong hệ thống chính trị của Việt Nam và do đó hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức Đoàn. Các hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế đƣợc các cấp bộ Đoàn chú trọng đẩy mạnh, đặc biệt là các hoạt động tăng cƣờng hỗ trợ nguồn lực về vốn và ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tạo cơ hội cho thanh niên lập thân, lập nghiệp, vƣơn lên làm giàu chính đáng bằng sức lực và trí tuệ của mình, tham gia phát triển kinh tế gia đình và địa phƣơng. Qua thực tiễn hoạt động, xuất hiện ngày càng nhiều tấm gƣơng thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi với những mô hình kinh tế thanh niên có giá trị, đạt hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập thƣờng xuyên, ổn định cho thanh niên. Hà nội hiện có 2,7 triệu thanh niên chiếm gần 40% dân số Thủ đô, là lực lƣợng có trình độ học vấn cao, bản lĩnh chính trị, năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, trƣớc những biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trƣờng, trƣớc yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nƣớc, thanh niên càng mong muốn đƣợc tạo điều kiện để phát huy hơn vai trò trong các 1 hoạt động kinh tế. Do đó công tác hỗ trợ nói chung cho thanh niên phát triển kinh tế và hỗ trợ từ nguồn ngân sách thông qua Đoàn Thanh niên (ĐTN) có ý nghĩa quan trọng đối với thanh niên Hà nội hiện nay. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ này của tổ chức Đoàn Thanh niên Thành phố có phát huy đƣợc hiệu quả hay không phụ thuộc đáng kể vào chính sách, cơ chế quản lí của hệ thống tổ chức Đoàn, chính quyền Thành phố và các cơ quan chức năng. Từ những vấn đề đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề chính sách, biện pháp quản lý hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế ở Hà nội, góp phần xây dựng kinh tế Thủ đô tăng trƣởng cao, ổn định trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. “Quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại Hà nội ” là đề tài đóng góp giải quyết các yêu cầu nghiên cứu này. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua, ở Việt Nam đã có một số công trình, đề tài, bài viết liên quan đƣợc tiếp cận nghiên cứu dƣới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau nhƣ: nghiên cứu về thanh niên phát triển kinh tế, về phát triển kinh tế ngoại thành Hà nội, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ... - Nguyễn Lan Hƣơng (2003), “Báo cáo khoa học phát huy vai trò xung kích của Đoàn viên thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô Hà nội”. - Nguyễn Lan Hƣơng (2006) “Báo cáo khoa học phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà nội giai đoạn 2006 – 2010” - Nguyễn Hoàng Hiệp (2009),“Mô hình phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn” tài liệu do Bí thƣ Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì biên soạn. 2 - Nguyễn Thị Ngọc (2010), “Hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở các Huyện của Hà nội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. - “Thanh niên với nghề nghiệp và việc làm” tài liệu của Ban điều hành đề án 103, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các công trình này chủ yếu tập trung phân tích, nghiên cứu những điều kiện, yếu tố thuận lợi giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, phát huy vai trò của thanh niên, vai trò của tổ chức Đoàn. Đồng thời định hƣớng, giới thiệu quy trình thành lập một số mô hình phát triển kinh tế phù hợp, hiệu quả cho thanh niên, giới thiệu một số mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong thanh niên, giới thiệu về kinh tế trang trại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, thanh niên với phát triển kinh tế trang trại và một số mô hình trang trại thanh niên. - Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện ủy thác vốn vay cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố Hà nội giai đoạn 2003 – 2012 của Ban Chấp hành Thành phố Hà nội, tháng 5/2013. - Báo cáo tổng kết 10 năm (2003 – 2012) hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà nội – Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đến năm 2020 của NHCSXH TPHN, tháng 3/2013. - Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2003 – 2012 của Trung ƣơng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tháng 7/2013. Báo cáo đã đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở Hà nội, trong thanh niên Hà nội giai đoạn 2003 – 2012 và đề xuất một số giải pháp thực hiện đến năm 2020. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu mang tính khái quát; các đánh giá và giải pháp cụ thể cho đối tƣợng là thanh niên làm kinh tế tại Hà nội còn hạn chế. 3 Có thể thấy rằng, cho đến nay, chƣa có công trình khoa học nào đã công bố tập trung nghiên cứu trực diện vấn đề quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ cho thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thành phố Hà nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu + Phân tích, đánh giá mô hình quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc (NSNN) hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại Hà nội + Khuyến nghị những giải pháp để tổ chức Đoàn Thanh niên hỗ trợ hiệu quả thanh niên làm kinh tế nói chung, đặc biệt thông qua nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Hà nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về vốn ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế và nội dung, phƣơng thức quản lý nguồn vốn trong điều kiện kinh tế thị trƣờng nhìn từ góc độ cơ chế chính sách nói chung và từ sự hỗ trợ của tổ chức ĐTN Cộng sản Hồ Chí Minh. - Đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế trên địa bàn thành phố Hà nội thông qua tổ chức Đoàn. - Phân tích nguyên nhân thành công và hạn chế mô hình quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại Hà nội - Đề xuất bổ sung, cải tiến mô hình tổ chức Đoàn hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại Hà nội nói chung và qua nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc nói riêng. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu - Đặc điểm của vốn ngân sách nhà nƣớc cho thanh niên vay làm kinh tế? - Cơ chế quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc cho thanh niên làm kinh tế thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên trên địa bàn thành phố Hà nội? 4 - Những thành công và hạn chế trong quản lý nguồn vốn vay từ NSNN cho thanh niên làm kinh tế thông qua tổ chức Đoàn tại Hà nội? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chính sách, biện pháp, hiệu lực quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế, tập trung vào những biện pháp hỗ trợ từ phía tổ chức Đoàn Thanh niên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Thanh niên làm kinh tế có phạm vi rộng do nhiều nhân tố tác động và bao gồm các loại hình hoạt động cụ thể phong phú. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự quản lý của tổ chức Đoàn thanh niên thành phố Hà nội đối với nguồn vốn vay từ NSNN hỗ trợ cho thanh niên sống ở Hà nội với mục tiêu nhằm phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào mô hình kinh tế thanh niên. Các sự hỗ trợ khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá công tác quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ cho thanh niên làm kinh tế từ năm 2003 – 2012, đề xuất giải pháp trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn * Phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp khái quát * Phương pháp khảo sát điều tra qua phiếu/bảng hỏi ý kiến Phiếu hỏi ý kiến đƣợc phát đến 2 nhóm, cụ thể là:  Nhóm cán bộ Đoàn: 150 phiếu trong đó + Cán bộ Trung ƣơng Đoàn, Thành Đoàn: 10 phiếu + Cán bộ phụ trách công tác vay vốn tại quận, huyện đoàn: 20 phiếu + Cán bộ Ngân hàng chính sách phụ trách công tác vay vốn qua Đoàn Thanh niên : 20 phiếu 5 + Bí thƣ Đoàn xã, thị trấn (những ngƣời trực tiếp triển khai công tác vay vốn cho thanh niên thực hiện) : 100 phiếu  Nhóm các Đoàn viên thanh niên là chủ dự án, hộ gia đình, tổ trƣởng tổ tiết kiệm vay vốn: 100 phiếu 6. Những đóng góp của luận văn Làm rõ qui trình và nội dung quản lý vốn ngân sách nhà nƣớc cho thanh niên vay làm kinh tế, các tiêu chí trực tiếp và gián tiếp đánh giá hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý này. Phân tích toàn diện qui trình quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc cho thanh niên làm kinh tế thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên trên địa bàn thành phố Hà nội. Trên cơ sở kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của cả các cán bộ Đoàn và hộ thanh niên đƣợc vay vốn đã khái quát và phân tích nguyên nhân các ƣu điểm và hạn chế của công tác này dựa trên các tiêu chí đã đƣợc tác giả xây dựng. Đề xuất các giải pháp tới các cấp có thẩm quyền để khắc phục các hạn chế và nâng cao hơn hiệu quả kinh tế, xã hội, chính trị của công tác quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc cho thanh niên làm kinh tế thông qua tổ chức Đoàn tại Hà nội. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ở Hà Nội Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ thanh niên làm kinh tế ở Hà Nội. 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN VỐN VAY TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HỖ TRỢ THANH NIÊN LÀM KINH TẾ 1.1 Một số vấn đề lí luận căn bản về thanh niên làm kinh tế đƣợc hỗ trợ vốn vay từ ngân sách Nhà nƣớc 1.1.1 Khái niệm và nội dung hoạt động làm kinh tế của thanh niên được hỗ trợ nguồn vốn vay từ ngân sách Nhà nước 1.1.1.1 Thanh niên làm kinh tế Thanh niên đƣợc quy định tại Điều 1 trong Luật Thanh niên năm 2005: là công dân Việt Nam từ đủ mƣời sáu tuổi đến ba mƣơi tuổi. Đây là độ tuổi thuận lợi nhất của mỗi một con ngƣời để học tập, bắt đầu cuộc đời lao động, sáng tạo. Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con ngƣời có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Thanh niên làm kinh tế trong phạm vi luận văn đề cập là những ngƣời trực tiếp đề xuất ý tƣởng xây dựng mô hình kinh tế thanh niên, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất nông nghiệp gắn với hộ gia đình nhằm mang lại thu nhập cao cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội. 1.1.1.2 Nội dung hoạt động làm kinh tế của thanh niên được hỗ trợ nguồn vốn vay từ ngân sách Nhà nước Có thể nói nội dung hoạt động làm kinh tế của thanh niên có phạm vi rộng. Tùy vào từng điều kiện, vị trí mà thanh niên làm kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau, nội dung chính là thanh niên tham gia vào các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng thông qua các hình thức nhƣ các chƣơng trình về vay vốn cho thanh niên, các chƣơng trình dự án quốc gia, các chƣơng trình của tổ chức Đoàn Thanh niên nhằm đồng hành cùng thanh niên trong lập thân, lập nghiệp, đào tạo nghề. 7 Thanh niên đƣợc quyền chủ động quyết đoán phƣơng hƣớng sản xuất kinh doanh, lao động chủ yếu là thanh niên, gắn với cuộc sống của các gia đình trẻ; đƣợc tổ chức sản xuất kinh doanh theo phƣơng thức sản xuất tiên tiến với công nghệ hiện đại nhằm đạt hiệu quả tổng hợp cả về kinh tế, xã hội và môi sinh. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng Hỗ trợ thanh niên làm kinh tế đƣợc Đoàn thanh niên thành phố xác định là nhiệm vụ thƣờng xuyên, nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô. Hỗ trợ thanh niên làm kinh tế phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan và khách quan sau đây, cả về mặt tích cực cũng nhƣ những mặt còn hạn chế.  Nhóm nhân tố trực tiếp Nhóm nhân tố tác động trực tiếp tới công tác hỗ trợ thanh niên làm kinh tế đƣợc xác định là những nhân tố thuộc về chủ thể hỗ trợ, đối tƣợng đƣợc hỗ trợ, biện pháp và chính sách hỗ trợ, các nguồn lực hỗ trợ. - Về chủ thể quản lý là Đoàn thanh niên thành phố Hà nội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố và các bên liên quan cùng thực hiện: Việc phối hợp tạo điều kiện cho thanh niên có cơ hội đƣợc tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn vay ƣu đãi giành cho thanh niên và sự hỗ trợ từ các bên liên quan cùng phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho thanh niên đƣợc giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm từ các cơ quan, đối tƣợng vay vốn khác. - Về chủ thể hỗ trợ là các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức Đoàn thanh niên, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, triển khai nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố thông qua các chủ trƣơng, cơ chế, chính sách, một số chƣơng trình phối hợp đƣợc ký kết giữa đoàn thanh niên với các sở, ban, ngành thành phố trong việc thực hiện các nội dung hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. 8 Hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên tìm kiếm mọi nguồn lực hỗ trợ giúp thanh niên thực hiện đƣợc ý tƣởng của mình; hoạt động hỗ trợ này có gắn với nhu cầu, lợi ích chính đáng thiết thực của thanh niên hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ động sáng tạo, kiến thức, trình độ chuyên môn và thời gian của cán bộ Đoàn dành riêng cho nội dung hoạt động này - Về đối tượng được hỗ trợ là thanh niên làm kinh tế tại Hà nội Thanh niên trên địa bàn dân cƣ Hà nội đa dạng về thành phần, phong phú về nghề nghiệp và học vấn; so với mặt bằng chung của cả nƣớc và thƣờng năng động, nhạy bén, tích cực tiếp thu cái mới; có sự đan xen giữa đô thị và nông thôn; có lối sống văn minh, hiện đại; có ý thức thực tế về cuộc sống, tình yêu và hôn nhân; có tinh thần xung kích, tình nguyện và tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên thu nhập của một bộ phận thanh niên đa phần còn thấp, thiếu kiến thức chuyên ngành nông nghiệp, kiến thức về kinh doanh, trình độ, khả năng quản lý, điều hành dự án còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. - Về cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên làm kinh tế: Các cơ chế, chính sách đƣợc quy định bằng những văn bản luật, quy định để hƣớng dẫn cho các cá nhân, tổ chức thực hiện. Chính sách, biện pháp hỗ trợ thanh niên làm kinh tế tại Hà nội về cơ bản đã có đầy đủ cơ sở pháp lý, tiền đề căn bản để tổ chức đoàn tham gia thực hiện và triển khai đƣợc. Văn bản qui định về cơ sở pháp lý cho Đoàn thanh niên tham gia thực hiện quản lý công tác hỗ trợ vay vốn cho thanh niên: Tại điều 5, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ đã quy định việc cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) đƣợc thực hiện ủy thác thông qua các tổ chức Hội gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. 9 Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 8/4/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội về việc ủy quyền quyết định phê duyệt dự án vay vốn Quỹ giải quyết việc làm thành phố đối với các dự án thuộc Thành đoàn quản lý Văn bản liên tịch giữa NHCSXH với Đoàn thanh niên thành phố Hà nội về nội dung ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Phần lớn nguồn vốn hỗ trợ cho thanh niên làm kinh tế thông qua tổ chức Đoàn Thanh niên đƣợc lấy từ nguồn ngân sách nhà nƣớc thông qua ủy thác tập trung ở nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, nguồn từ Ngân hàng chính sách xã hội mà chƣa có nhiều nguồn lực tài chính, vật chất khác.  Nhóm nhân tố gián tiếp - Cơ chế, chính sách của các cấp các ngành đối với phát triển kinh tế xã hội và thanh niên (Luật, chƣơng trình, dự án,…) - Phƣơng thức lãnh đạo của chính quyền địa phƣơng để hỗ trợ thanh niên vay vốn làm kinh tế tại Hà nội - Khả năng của thanh niên trong khai thác và phát huy các tiềm lực tự nhiên - Sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên và các ngành liên quan trong việc thực hiện các chƣơng trình phối hợp với các ngành chuyên môn liên quan đến công tác vay vốn, tập huấn chuyển giao kỹ thuật. - Vai trò, vị thế của tổ chức Đoàn trong tiến trình đổi mới của đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.3 Nguồn vốn vay từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế 1.1.3.1 Khái niệm, đặc điểm vốn vay từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ thanh niên làm kinh tế.  Khái niệm Thuật ngữ “ Ngân sách Nhà nƣớc” đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất