Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở nghệ an...

Tài liệu Luận văn quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở nghệ an

.PDF
89
373
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ THANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN Ở NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ THANH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN Ở NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đặng Thị Thanh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƢ NHÂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƢ NHÂN ................................................. 6 1.1. Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tƣ nhân .................................................. 6 1.1.1. Quan niệm chung về kinh tế tƣ nhân ...............................................................6 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tƣ nhân .......................................................................... 11 1.1.3. Vai trò của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam ........................................................................................................ 13 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân................................. 19 1.2.1 Các khái niệm :..................................................................................................... 19 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc đối với khu vực KTTN ................ 200 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân .............................. 211 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý KTTN............................. 233 1.3 Chính sách của nhà nƣớc đối với phát triển kinh tế tƣ nhân ở Việt nam…………..................................................................................................29 1.3.1. Trƣớc năm 1986 ................................................................................................ 29 1.3.2. Từ năm 1986 đến nay ....................................................................................... 30 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN Ở TỈNH NGHỆ AN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA…………………………………………………………………………...33 2.1. Tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế tƣ nhân của tỉnh Nghệ An ............. 33 2.1.1. Lợi thế vị trí địa lý - kinh tế........................................................................ 3333 2.1.2. Tiềm năng phát triển các ngành ...................................................................... 33 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở Nghệ An từ 2007 đến nay ............................................................................................... 35 2.2.1. Ban hành và thực hiện chính sách ƣu đãi đối với doanh nghiệp tƣ nhân .. 2.2.2. Tổ chức và hƣớng dẫn các chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ..........377 2.2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý cho chủ doanh nghiệp. .........................................................................................................388 2.2.4. Phối hợp và kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với DN .............................................................................................................................399 2.2.5.Một số kết quả chủ yếu về phát triển DNTN ở Nghệ An 2007-2013 ........ .40 2.3 Đánh giá hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối với KTTN ở Nghệ An ......... 466 2.3.1. Những thành tựu cơ bản ................................................................................. 466 2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nƣớc đối với khu vực KTTN và nguyên nhân ................................................................................................. 51 2.3.3. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nƣớc đối với khu vực KTTN ở Nghệ An hiện nay .........................................................................................................566 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN Ở NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020…………………………………………………………………..588 3.1. Cơ hội, thách thức đối với kinh tế tƣ nhân tỉnh Nghệ An trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................ 588 3.1.1. Cơ hội ...................................................................................................................588 3.1.2. Thách thức ...........................................................................................................588 3.2. Định hƣớng và mục tiêu quản lý đối với KTTN ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020……………………………………………………………………...…..59 3.2.1. Định hƣớng: .......................................................................................................599 3.2.2. Mục tiêu :.............................................................................................................. 61 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở Nghệ An. ......................................................................................... 61 3.3.1. Tăng cƣờng chức năng quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ................................................................................................................................... 61 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật theo hƣớng tạo điều kiện cho kinh tế tƣ nhân phát triển .................................................................................... 65 3.3.3. Cần có cơ chế khuyến khích tinh thần để thúc đẩy phát triển kinh tế tƣ nhân ................................................................................................................................... 72 3.3.4. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể nhân dân và các hiệp hội doanh nghiệp đối với sự phát triển KTTN………………………………………………………………………..73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ….......................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 799 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CNH Công nghiệp hoá 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 DN Doanh nghiệp 4 ĐKKD Đăng ký kinh doanh 5 GPMB Giải phóng mặt bằng 6 HĐH Hiện đại hoá 7 KTTBTN Kinh tế tƣ bản tƣ nhân 8 KTTN Kinh tế tƣ nhân 9 SXKD Sản xuất kinh doanh 10 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 11 XHCN Xã hội chủ nghĩa 12 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ i DANH MỤC BẢNG STT 1 2 Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Tổng hợp số Doanh nghiệp đăng ký qua các năm 34 Bảng 2.2 Cơ cấu vốn SXKD bình quân của DN đang hoạt 37 động theo loại hình DN ( %) 3 Bảng 2.3 Số lao động sử dụng trong các doanh nghiệp hàng năm 38 4 Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hành hóa khu vực DN 39 5 Bảng 2.5 Cơ cấu doanh nghiệp phân theo lĩnh vực hoạt động (%) 40 6 Bảng 2.6 Tình hình nộp ngân sách hàng năm của các doanh nghiệp 41 7 Bảng 2.7 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành 42 ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nƣớc ta kinh tế tƣ nhân đã có một lịch sử phát triển thăng trầm. Trƣớc đổi mới, do quan niệm sai lầm đánh đồng kinh tế quốc doanh với CNXH, nên chúng ta đã nôn nóng xoá bỏ kinh tế tƣ nhân. Sai lầm cực đoan đó đã dẫn tới lãng phí các nguồn lực làm chậm tiến trình phát triển kinh tế của đất nƣớc. Kể từ Đại hội VI của Đảng, nhất là từ khi có Nghị quyết 16 NQ/TW của Bộ Chính trị BCH-TW khoá VI về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ngoài quốc doanh, Luật Doanh nghiệp năm 1990, Nghị quyết Trung ƣơng 5 Khóa 9, Nghị quyết Trung ƣơng 9 khóa 9…Trong quá trình Việt Nam chuyển sang nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN, vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu tất yếu. Kinh tế tƣ nhân đƣợc phục hồi và phát triển rộng khắp cả nƣớc, đóng góp vai trò quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách nhà nƣớc góp phần ổn định chính trị xã hội của đất nƣớc. Cùng với các thành phần kinh tế khác sự phát triển của KTTN đã góp phần giải phóng lực lƣợng lao động, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế theo hƣớng thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số lƣợng công nhân lao động và doanh nhân Việt nam. KTTN tham gia vào chủ trƣơng xã hội hóa Y tế, văn hóa, giáo dục… Tuy vậy, sự phát triển của kinh tế tƣ nhân đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ ít có khả năng tiếp cận với tín dụng và quyền sử dụng đất; trong việc tham gia, tiếp cận với thông tin và dịch vụ; và nhiều vấn đề bất cập trong xã hội, trong đó chủ trƣơng chính sách và cách thức tổ chức 1 quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đang là trở ngại cho sự phát triển của thành phần kinh tế này. Tại Nghệ An, khu vực kinh tế tƣ nhân những năm gần đây đã có những bƣớc phát triển đáng kể, góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và làm sống động nền kinh tế của địa phƣơng, tạo áp lực cạnh tranh thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế trên địa bàn. Nhƣng bên cạnh đó sự phát triển của khu vực kinh tế này còn có nhiều hạn chế nhƣ tạo sự mất cân đối trong phát triển kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh, phát triển tự phát, nhỏ lẻ…Điều đó là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự quản lý Nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế này. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTN ở tỉnh Nghệ An, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề đặt ra, trong đó cơ bản nhất là: Nhà nước phải làm gì để phát huy tiềm năng của kinh tế tư nhân và hạn chế tối đa tác động tiêu cực của nó?. Đó là câu hỏi nghiên cứu mà đề tài Luận văn thạc sỹ “Quản lý Nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Nghệ An” có nhiệm vụ phải tìm câu trả lời xác đáng. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề quản lý Nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta nói chung và ở mỗi địa phƣơng nói riêng đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu, liên quan trực tiếp đến đề tài có các công trình tiêu biểu sau: - “Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay” (2004) của Nguyễn Thanh Hóa. Bài viết tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân; kiến nghị các phƣơng hƣớng và giải pháp khả thi nhằm đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân nói chung trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta hiện nay; 2 - “Nhà nước quản lý bằng pháp luật đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn” ( 2006) của Phạm Quý Tỵ, đi sâu nghiên cứu về sự quản lý của Nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hai loại hình doanh nghiệp trong các loại hình doanh nghiệp ở nƣớc ta hiện nay là doanh nghiệp tƣ nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. - "Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở Việt Nam" của Đỗ Xuân Hƣng (2007) : Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh tế tƣ nhân (KTTN) và quản lý nhà nƣớc đối với KTTN cũng nhƣ kinh nghiệm quốc tế về đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với khu vực KTTN và những bài học tham khảo dành cho Việt Nam. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với KTTN giai đoạn đổi mới từ năm 1986 đến nay, nguyên nhân chủ yếu của những bất cập trong quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế này. Đƣa ra những quan điểm, mục tiêu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với khu vực KTTN. - “Kinh tế tư nhân, vai trò và động lực tăng trưởng” (2011) của TS Vũ Hùng Cƣờng chủ biên. Các tác giả đã rà soát lại các quan điểm và chính sách liên quan đến phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân, đánh giá thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân và đóng góp của khu vực này đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, từ đó đề xuất một số quan điểm phát triển và giải pháp cơ bản thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân trở thành động lực cơ bản của mô hình tăng trƣởng kinh tế mới của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. Các công trình trên nhìn chung đã nghiên cứu kinh tế tƣ nhân ở nhiều phạm vi và thời gian khác nhau. Cũng đã có công trình nghiên cứu KTTN dƣới góc độ quản lý, nhƣng vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với KTTN ở Nghệ An thì còn chƣa đƣợc đề cập một cách hệ thống và toàn diện. Hơn nữa hiện nay KTTN đứng trƣớc đòi hỏi mới của hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nƣớc cần phải đƣợc đổi mới và phải đạt hiệu quả cao hơn. 3 Vậy nên việc tiếp tục nghiên cứu giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với KTTN là hết sức cần thiết, không chỉ đối với cả nƣớc mà cả ở từng địa phƣơng, trong đó có Nghệ An. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với khu vực KTTN tại tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến 2013, rút ra những thành tựu, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế này . 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiêm cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến khu vực kinh tế tƣ nhân và quản lý Nhà nƣớc đối với khu vực KTTN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu là kinh tế TBTN, cụ thể là các Doanh nghiệp thuộc thành phần này trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Phạm vi thời gian: từ năm 2007 đến 2013 và định hƣớng đến 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phƣơng pháp chung: Luận văn dựa vào các văn bản pháp luật nhƣ Luật Doanh nghiệp, Nghị định, Thông tƣ; sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng và nhà nƣớc về Quản lý Nhà nƣớc đối với nền kinh tế. 5.2 Phƣơng pháp cụ thể: * Thu thập tài liệu, số liệu về đăng ký thành lập doanh nghiệp, số lƣợng lao động trong các doanh nghiệp, tình hình nộp ngân sách…. của khu vực 4 kinh tế tƣ nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các chủ trƣơng, chính sách của tỉnh đối với khu vực KTTN. * Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của Sở Công Thƣơng, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ, Sở Tài chính Nghệ An, Cục thuế Nghệ An. * Phƣơng pháp phân tích số liệu: Phƣơng pháp này dùng thể hiện số liệu qua hệ thống bảng biểu và phân tích số liệu. * Phƣơng pháp thống kê, so sánh: Xử lý và thu thập số liệu bằng phƣơng pháp thống kê, so sánh 6. Đóng góp của Luận văn. - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân trong công cuộc đổi mới đất nƣớc. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp tƣ nhân ở tỉnh Nghệ An từ năm 2007 đến năm 2013 trên cả hai mặt: Thành tựu và hạn chế, qua đó làm rõ những nguyên nhân, tồn tại của nó. - Đƣa ra một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân ở Nghệ An đến năm 2020. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận đƣợc chia làm 3 chƣơng . Chương 1: Lý luận chung về kinh tế tƣ nhân và quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Nghệ An và những vấn đề đặt ra. Chương 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 . 5 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƢ NHÂN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƢ NHÂN 1.1. Một số vấn đề cơ bản về kinh tế tƣ nhân 1.1.1. Quan niệm chung về kinh tế tư nhân Theo C.Mác, quan hệ sở hữu đối với tƣ liệu sản xuất có vai trò phản ánh đặc trƣng của các hình thức quan hệ kinh tế nói chung cũng nhƣ hình thức tổ chức kinh tế nói riêng, nó quyết định quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và phân phối kết quả sản xuất. Nhƣ vậy, có thể nhận thức rằng KTTN đƣợc đặc trƣng bởi sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất. Mặc dù trong các tài liệu nghiên cứu của Mác và Lê Nin không sử dụng thuật ngữ KTTN, nhƣng các ông lại thƣờng đề cập đến các thuật ngữ sở hữu tƣ nhân, sở hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa, lao động tƣ nhân. Nói KTTN TBCN chính là C.Mác nói đến một hình thức phát triển của KTTN trong thời đại TBCN. Trong các văn kiện của Đảng ta, KTTN thƣờng đƣợc hiểu là một thành phần kinh tế. Chẳng hạn Nghị quyết 16 của Bộ chính trị (1988) và Nghị quyết hội nghị Trung ƣơng lần thứ sáu (khoá VI) nêu quan niệm: KTTN là đơn vị kinh tế do những ngƣời có vốn, có tài sản lập ra, sản xuất, kinh doanh theo pháp luật, bao gồm các hình thức xí nghiệp tƣ doanh, công ty hợp doanh, công ty cổ phần.[9].. Trong văn kiện Đại hội IX của Đảng, KTTN đƣợc hiểu bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tƣ bản tƣ nhân. Trong văn kiện có đoạn viết: “Kinh tế tƣ nhân đƣợc phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý hƣớng dẫn của Nhà nƣớc, trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tƣơng đối rộng lớn ở những đơn vị chƣa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hƣớng kinh tế tƣ bản tƣ nhân phát triển theo con đƣờng tƣ bản nhà nƣớc dƣới nhiều hình thức [12, tr.69]. Cách hiểu này đƣợc căn cứ vào tính chất của quan hệ sở hữu đối với tƣ liệu sản xuất và vốn. 6 Quan niệm nhƣ trên cũng đƣợc ghi trong luật pháp và chính sách của Nhà nƣớc ta. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1992 quy định chế độ sở hữu ở Việt Nam bao gồm ba hình thức cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân. Trên cơ sở chế độ sở hữu đó, nền kinh tế có các thành phần cơ bản là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tƣ bản tƣ nhân và kinh tế tƣ bản nhà nƣớc [15]. Nghị định 27-HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về Chính sách đối với kinh tế tƣ doanh và cá thể cũng có quan niệm tƣơng tự nhƣ trong Hiến pháp năm 1992. Báo cáo của Ngân hàng thế giới đã đồng nhất KTTN với khu vực kinh tế phi nhà nƣớc, “bao gồm cả các doanh nghiệp tƣ nhân thật sự, các hợp tác xã và các doanh nghiệp trong đó nhà nƣớc hay doanh nghiệp nhà nƣớc có sở hữu dƣới 50% [20, tr.20]. Trong các nhà nghiên cứu cũng có những ý kiến khác nhau về KTTN: - Loại ý kiến thứ nhất cho rằng KTTN là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu toàn bộ hay đại bộ phận tƣ liệu sản xuất thuộc về tƣ nhân và lao động làm thuê, ngƣời chủ chiếm đoạt giá trị thăng dƣ do công nhân sáng tạo ra [21, tr.21 - 25]. Về hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, KTTN bao gồm doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần (do tƣ nhân nắm tỷ lệ cổ phiếu khống chế). Quan niệm KTTN nhƣ vậy đã không bao gồm các cơ sở kinh tế cá thể. Trong các thuộc tính để xác định KTTN, ngoài quan niệm sở hữu đối với tƣ liệu sản xuất còn có các quan niệm về thuê mƣớn lao động, có bóc lột. - Loại ý kiến thứ hai cho rằng “KTTN gồm các đơn vị kinh tế mà phần lớn vốn do một hoặc một số tƣ nhân góp lại, huy động cổ phần (nhƣng do một hay một nhóm tƣ nhân nắm cổ phiếu khống chế, chi phối), thuê lao động sản xuất kinh doanh” [21, tr.16]. Những ngƣời theo loại ý kiến này cho rằng không nên phân biệt tƣ nhân với cá thể vì không thể lấy tiêu chuẩn có tham gia lao động trực tiếp hay không bóc lột. Ngoài ra, lý do chính mà trƣớc đây cần có sự phân biệt nhƣ vậy là để “cải tạo tƣ sản” và phân biệt đối xử trong 7 chính sách, nhƣng hiện nay nhƣ vậy là không có lợi. Hơn nữa cơ sở để xác định KTTN hay loại hình kinh tế nào không chỉ căn cứ vào sở hữu tƣ liệu sản xuất, mà còn phải tính đến cả sở hữu vốn và tài sản kể cả những thứ chƣa thành tƣ liệu sản xuất nhƣng có thể đƣa vào sản xuất [21, tr.21]. - Loại ý kiến thứ ba cho rằng, KTTN bao gồm các công ty, doanh nghiệp tƣ nhân và các cơ sở kinh tế cá thể. Nó còn bao gồm cả các hợp tác xã do tƣ nhân đội lốt, các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài [14, tr.3 - 6], hoặc bao gồm kinh tế gia đình, tiểu chủ và tiểu tƣ nhân có phân biệt theo giá trị tài sản và số lao động làm thuê [4, tr.23]. Nghĩa là, KTTN bao gồm tất cả các cơ sở kinh tế dựa trên sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất hoặc sở hữu tƣ nhân chiếm ƣu thế, không bao gồm các hợp tác xã đích thực. - Loại ý kiến thứ tƣ, KTTN bao gồm tất cả các cơ sở kinh tế ngoài kinh tế nhà nƣớc (kể cả hợp tác xã và kinh tế gia đình) [19, tr.33-36]. - Loại ý kiến thứ năm lại coi KTTN là một khu vực, bao gồm các tổ chức kinh tế mà sở hữu tƣ nhân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của chúng do một hoặc một nhóm tƣ nhân tổ chức và quản lý [17, tr.5]. Nhƣ vậy, việc xác định KTTN ở đây ngoài yếu tố cơ bản là sở hữu về tƣ liệu sản xuất (hoặc vốn) còn có cả yếu tố quản lý và tổ chức. Những ý kiến trên đã không thống nhất về quan niệm KTTN, tiêu thức xác định KTTN chƣa rõ ràng và chƣa nhất quán. Nếu lấy sở hữu tƣ nhân làm cơ sở để xác định KTTN thì tại sao trong loại hình kinh tế này lại có cả kinh tế tƣ nhân cá thể và các hợp tác xã (trong khi Hiến pháp năm 1992 lại quy định nƣớc ta có ba hình thức sở hữu: toàn dân, tập thể và tƣ nhân). Nếu căn cứ vào tiêu chí có bóc lột ngƣời lao động hay không bóc lột để phân biệt KTTN và kinh tế cá thể, thì ai dám khẳng định rằng các cơ sở kinh tế cá thể có hàng chục, thậm chí hàng trăm lao động nhƣ hiện nay là không bóc lột. Ở đây khó có thể xác định một cách chính xác khu vực KTTN do hiện tƣợng tƣ nhân núp bóng khu vực nhà nƣớc, mƣợn tên doanh 8 nghiệp nhà nƣớc, xây dựng các “sân sau” bên cạnh các doanh nghiệp nhà nƣớc, trốn tránh việc đăng ký kinh doanh, hoặc tƣ nhân đội lốt tập thể dƣới dạng các “tổ hợp” và đội lốt hộ gia đình... Trong tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở nƣớc ta hiện nay, có những doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, doanh nghiệp liên doanh..., nó không chỉ bao gồm các chủ đầu tƣ là tƣ bản tƣ nhân mà còn có cả các chủ là nhà nƣớc ở các nƣớc Tƣ bản và các nƣớc Xã hội chủ nghĩa. Do vậy không nên liệt kê các doanh nghiệp loại này vào KTTN. Đại hội IX của Đảng ta năm 2001 đã xác định các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một thành phần kinh tế gọi là kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Sự xác định nhƣ vậy là đúng chứ không nên xếp chúng vào khu vực KTTN. Do sự thiếu rõ ràng, nhất quán trong nhận thức nhƣ trên, nên trong tổ chức thực tiễn khu vực KTTN còn gặp không ít khó khăn, lúng túng, kém hiệu quả. Hiện nay, ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, nền kinh tế đƣợc phân chia thành hai khu vực chủ yếu là khu vực KTTN và khu vực kinh tế nhà nƣớc. Khu vực kinh tế nhà nƣớc do nhà nƣớc là chủ sở hữu (hoặc có tỷ lệ cổ phần khống chế) nên nhà nƣớc có thể chi phối và kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khu vực KTTN là phần còn lại ngoài khu vực nhà nƣớc. Nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay cũng đƣơc chia ra thành hai khu vực: khu vực kinh tế công hữu (gồm kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể) và kinh tế phi công hữu (bao gồm KTTN và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài); tức là KTTN là một khu vực kinh tế phi công hữu. Những sự phân chia trên chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu tƣ liệu sản xuất và vốn. Trong nền kinh tế các nƣớc hiện nay, sự đan xen sở hữu khu vực kinh tế nhà nƣớc và KTTN làm cho sự phận loại thêm phức tạp. Trong các công ty hỗn hợp, khu vực tƣ nhân đƣợc xác định dựa vào tỷ lệ vốn khống chế thuộc về tƣ nhân. Tỷ lệ vốn đó tuỳ thuộc vào điều kiện mỗi nƣớc và có thể dao động từ 18 - 40%, không nhất thiết phải trên 50%. 9 Qua những phân tích trên, căn cứ vào quá trình ra đời và phát triển của quan hệ sản xuất theo đó là quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm, căn cứ vào quan niệm của Đảng ta về kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần, có thể hiểu KTTN là loại hình kinh tế ra đời và phát triển trên cơ sở chế độ sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất và vốn, tồn tại dƣới nhiều hình thức tổ chức khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất của chế độ sở hữu mà nó đại diện. KTTN đã từng tồn tại lâu dài qua những biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử. Nó chứng tỏ có một sức sống mạnh mẽ đã vƣợt qua những thử thách để tồn tại và phát triển lâu dài. Trong nền kinh tế ở nƣớc ta, KTTN tồn tại chủ yếu dƣới ba hình thức: Kinh tế cá thể, Kinh tế tiểu chủ và Kinh tế tƣ bản tƣ nhân, tuy ranh giới không phải bao giờ cũng phân chia rạch ròi giữa ba hình thức đó, nhất là giữa Kinh tế tiểu chủ và KTTN. KTTN là một bộ phận hữu cơ của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nƣớc ta hiện nay. KTTN bao gồm nhiều bộ phận hợp thành. Cụ thể, gồm: - Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân dựa trên chế độ tƣ hữu nhỏ về tƣ liệu sản xuất và lao động của chính hộ hay cá nhân đó. - Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều hành, dựa trên cơ sở tƣ hữu nhỏ về tƣ liệu sản xuất và có thuê mƣớn thêm một số lao động. So với kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ có sử dụng lao động làm thuê, còn so với kinh tế TBCN, ông chủ là ngƣời lãnh đạo trực tiếp. - Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức tổ chức kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tƣ nhân TBCN về tƣ liệu sản xuất. Theo luật Doanh nghiệp của Việt Nam, kinh tế TBTN bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau: 10 + Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. + Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. + Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ đƣợc chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. + Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó ít nhất hai thành viên hợp danh. Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Nhƣ vậy, kinh tế tƣ nhân là một loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất, tồn tại dƣới các hình thức tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, có tƣ cách pháp nhân, đăng ký sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, sự tồn tại của KTTN là một tất yếu khách quan. 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân 1.1.2.1. Đặc điểm về sở hữu KTTN tồn tại và phát triển dựa trên quan hệ sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất và vốn cùng tất cả của cải vật chất đƣợc tạo ra nhờ tƣ liệu sản xuất và vốn ấy. Trong quá trình phát triển sản xuất xã hội, sở hữu tƣ nhân đã trải qua các trình độ phát triển từ thấp đến cao. Những trình độ khác nhau của sở hữu tƣ nhân là những hình thức sở hữu đặc trƣng của các phƣơng thức sản xuất trong lịch sử. Sở hữu tƣ nhân của chủ nô đặc trƣng cho phƣơng thức sản xuất 11 chiếm hữu nô lệ, sở hữu tƣ nhân của địa chủ đặc trƣng cho phƣơng thức sản xuất phong kiến, sở hữu tƣ nhân tƣ bản chủ nghĩa đặc trƣng cho phƣơng thức sản xuất TBCN. Mặc dù sở hữu tƣ nhân đã tồn tại và phát triển trong các giai đoạn lịch sử khác nhau về cả phƣơng thức sản xuất và chế độ chính trị, nhƣng chúng đều có đặc điểm chung là tồn tại và phát triển khách quan dựa trên quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ lực lƣợng sản xuất, chứ không phải theo ý muốn chủ quan của bất cứ một ngƣời hay một tổ chức nào. 1.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức, quản lý Trong thời kỳ kinh tế tự cung, tự cấp, KTTN tồn tại dƣới hình thức tổ chức hộ sản xuất, còn trong kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh tế của tƣ nhân đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau. Dƣới đây là các hình thức tổ chức, quản lý chủ yếu của KTTN trong kinh tế thị trƣờng: - Doanh nghiệp một chủ: Đây là hình thức truyền thống và phổ biến của KTTN. Nó do một cá nhân nắm quyền sở hữu. Hình thức này đặc biệt thích hợp với các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ, không đòi hỏi vốn lớn và công nghệ phức tạp. - Doanh nghiệp nhiều chủ (sở hữu nhóm): Đây là doanh nghiệp mà sở hữu gồm ít nhất là hai chủ. Họ ký kết với nhau một hợp đồng sở hữu nhóm để xác lập doanh nghiệp. - Công ty: Đây là một thực thể kinh doanh tồn tại độc lập với các chủ sở hữu của nó. Lợi thế của hình thức này là các chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp vào công ty. Ngoài ba hình thức chủ yếu trên, KTTN còn có thể tồn tại dƣới các hình thức tổ chức, quản lý nhƣ doanh nghiệp nhóm hữu hạn (có một hoặc một nhóm nhỏ chủ sở hữu tham gia chính cùng với một hoặc nhiều chủ sở hữu tham gia phụ), liên doanh giữa các chủ tƣ nhân, uỷ quyền kinh doanh... 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng