Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa bột công thức tại nghệ an...

Tài liệu Luận văn quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa bột công thức tại nghệ an

.PDF
101
430
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------o0o--------- LÊ THỊ THÙY DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT CÔNG THỨC TẠI NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐINH ̣ HƢỚNG THƢ̣C HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------o0o--------- LÊ THỊ THÙY DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT CÔNG THỨC TẠI NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐINH HƢỚNG THƢ̣C HÀNH ̣ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÙY ANH XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 CAM KẾT Tôi xin cam đoan, bài luận văn “Quản lý Nhà nước đối với thị trường sữa bột công thức tại Nghệ An” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tế tại Nghệ An và dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thùy Anh Đồng thời, các số liệu phân tích và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Tác giả luận văn Lê Thị Thùy Dung LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, gia đình và bạn bè cũng nhƣ tập thể ban lãnh đạo Chi cục quản lý thị trƣờng Nghệ An. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chia sẻ, động viên của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô cùng toàn thể bạn bè. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thùy Anh ngƣời hƣớng dẫn khoa học của Luận Văn đã hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô Khoa kinh tế chính trị, Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tìm tài liệu hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin đƣợc trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý thầy cô là Giảng viên trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội trong thời qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu giúp tôi có đƣợc những nhận thức mới, hoàn thiện bản thân mình hơn. Tôi xin hứa sẽ cố gắng vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn công việc đang đảm nhận cũng nhƣ trong cuộc sống hàng ngày nhằm đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Do kinh nghiệm thực tế và kiến chƣa hoàn thiện nên sự nghiên cứu của bản thân về đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Thị Thùy Dung MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. i DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT CÔNG THỨC ................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ...................................................................... 6 1.1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu đã thực hiện ................. 13 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu và hƣớng phát triển của đề tài ..................... 15 1.2. Cơ sở lý luận về thị trƣờng sữa bột công thức ......................................... 16 1.2.1. Khái quát về thị trƣờng sữa bột công thức ............................................ 16 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa bột công thức ....... 24 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu lực QLNN đối với TTSBCT ..................... 31 1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa bột công thức................................................................................. 32 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 38 2.1. Phƣơng pháp luận..................................................................................... 38 2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 39 2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ....................................................................... 41 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT CÔNG THỨC TẠI NGHỆ AN .................................. 44 3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến TTSBCT tại Nghệ An ................................. 44 3.1.1. Nguồn cung thị trƣờng .......................................................................... 44 3.1.2. Cầu thị trƣờng ....................................................................................... 46 3.1.3. Nhân tố giá cả........................................................................................ 50 3.1.4. Chính sách của Nhà nƣớc...................................................................... 51 3.1.5. Sự phát triển của hệ thống phân phối và bán lẻ sữa bột công thức ...... 53 3.2. Tình hình quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa bột công thức tại tỉnh Nghệ An .......................................................................................................... 55 3.2.1. Quản lý Nhà nƣớc về chất lƣợng sữa bột công thức ............................. 55 3.2.2. Quản lý Nhà nƣớc về giá sữa bột công thức ......................................... 60 3.2.3. Quản lý nhà nƣớc đối với việc nhập khẩu ............................................ 66 3.2.4. Kiểm tra và xử lý sai phạm trong kinh doanh ....................................... 68 3.3. Đánh giá thực trạng Quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa bột công thức tại Nghệ An ............................................................................................. 70 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 70 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 72 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT CÔNG THỨC TẠI ................. 78 TỈNH NGHỆ AN ............................................................................................ 78 4.1. Các giải pháp, kiến nghị đối với Nhà nƣớc ................................................. 78 4.1.1. Sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật ................................................. 78 4.1.2. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sữa nội .................................................... 80 4.1.3. Biện pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc....................................... 81 4.2. Đối với tỉnh Nghệ An ............................................................................... 82 4.2.1. Một số đề xuất đối với quản lý Nhà nƣớc về chất lƣợng .......................... 82 4.2.2. Một số đề xuất đối với quản lý Nhà nƣớc về giá ..................................... 84 4.2.3. Một số đề xuất đối với quản lý Nhà nƣớc về nhập khẩu .......................... 85 4.2.4. Một số đề xuất đối với việc kiểm tra và xử lý sai phạm trong kinh doanh 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 89 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AFTA 2 QLNN Quản lý nhà nƣớc 3 SBCT Sữa bột công thức 4 TTSBCT Thị trƣờng sữa bột công thức 5 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization) Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( ASEAN Free Trade Area) i DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 Nội dung Thị phần của một số hãng sữa lớn trên thị trƣờng sữa bột Tỷ lệ tăng dân số Nghệ An từ năm 2011 đến 2014 Mức tiêu thụ sữa trên địa bàn Tỉnh Nghệ An từ năm 2011 -2014 Trang 44 46 46 So sánh giá bán lẻ sữa bột công thức cho trẻ 4 Bảng 3.4 cùng độ tuổi giữa sữa nội và sữa ngoại tại trung tâm thƣơng mại Phủ Diễn, huyện Diễn 49 Châu, Nghệ An 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 Các chỉ tiêu lý hóa của các sản phẩm sữa dạng bột Chế tài xử phạt vi phạm hành chính về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết 56 61 Thông báo giá bán lẻ khuyến nghị của công 7 Bảng 3.7 ty TNHH dinh dƣỡng 3A (Việt Nam) tại 62 Nghệ An 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 Giá bán lẻ SBCT của trung tâm thƣơng mại Phủ Diễn, huyện Diễn Châu, Nghệ An Chênh lệch giữa giá nhập và giá bán SBCT nhập lậu ii 63 68 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi nền kinh tế của nƣớc ta bƣớc vào công cuộc đổi mới, nhiều loại thị trƣờng đã hình thành và phát triển, chúng đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội có những tiến bộ rõ rệt cả về mặt chất và lƣợng. Thị trƣờng sữa bột công thức là một trong những loại thị trƣờng đó. Tuy mới đƣợc hình thành nhƣng TTSBCT đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên chƣa đƣợc định hình một cách rõ nét. TTSBCT có nhiều phân khúc khác nhau, trong đó phân khúc sữa bột công thức ngoại cao cấp tăng rất mạnh trong những năm qua. Sữa bột công thức là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất và khá ổn định trong các ngành thực phẩm tại Việt Nam, với tỷ suất lợi nhuận tƣơng đối cao. Mặt khác, tốc độ tăng dân số và tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng ở trẻ em hiện nay khá cao là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trƣờng sữa. Bên cạnh đó, v ới tƣ cách là thành viên WTO và AFTA, Việt Nam đã cam kết hạ mức thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu sữa, đồng thời thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm sữa bột tại Việt Nam hiện cũng ở mức trung bình so với các nƣớc trong khu vực. Đây chính là điều kiện có lợi cho việc phát triển TTSBCT Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay TTSBCT ở nƣớc ta vẫn trong giai đoạn đầu, sơ khai nên còn tồn tại nhiều hạn chế và khiếm khuyết cả về hoạt động của thị trƣờng lẫn công tác quản lý của Nhà nƣớc. QLNN đối với thị trƣờng là vấn đề quan trọng, và càng quan trọng hơn nữa khi đây là TTSBCT. QLNN đối với TTSBCT quan trọng bởi nó không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời mà còn ảnh hƣởng tới sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của những thế hệ tƣơng lai. Trong khi đó, thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới đã có những vụ bê bối khá lớn về chất lƣợng sữa. Cụ thể nhƣ vụ sữa nhiễm 1 Melamine ở Trung Quốc năm 2008 hay vụ sữa bột nguyên liệu bị nhiễm chất Melamine gấp 80 lần cho phép của Công ty thƣơng mại sản xuất thực phẩm Tạ Anh. Hay mới nhất, năm 2014 Đội Quản lý thị trƣờng Chống buôn lậu (Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Bắc Giang), phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an tỉnh Bắc Giang) kiểm tra và phát hiện Công ty cổ phần thƣơng mại dịch vụ xuất nhập khẩu quốc tế Trƣờng Lộc (số 12, đƣờng Thanh Niên, phƣờng Cẩm Thành, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) thuê ngƣời tẩy xóa hạn sử dụng của nhà sản xuất, in lại hạn sử dụng trên các hộp sữa nhãn hiệu Hero Baby 1, Hero Baby 2, Hero Baby 3. Tổng số hộp sữa Hero Baby loại 800g/hộp là 6.852 hộp; trong đó 6.612 hộp đã tẩy xóa sửa chữa hạn sử dụng, 240 hộp còn nguyên hạn sử dụng của nhà sản xuất (Nguồn: Cục quản lý thị trƣờng)… và những vụ vi phạm khác về thay đổi nhãn mác các loại sữa để ăn chênh lệch giá, tẩy xóa hạn sử dụng, nhãn hàng hóa có nội dung không đúng sự thật… Những vi phạm đó không chỉ diễn ra ở một số nơi, một vài thời điểm và vẫn luôn có thêm những vi phạm khác nữa. Từ thực tế nói trên, càng cho thấy việc tăng cƣờng QLNN đối với TTSBCT là vô cùng bức thiết. Điều này không chỉ mang tính chất quản lý một thị trƣờng đơn thuần nói chung mà là quản lý thị trƣờng có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến sức khỏe và sự phát triển bền vững, lâu dài của cả một thế hệ tƣơng lai. Thực tế, TTSBCT hiện nay đang rất “nóng” là thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này và đối với toàn xã hội. Trong khi đó, các công cụ quản lý của Nhà nƣớc còn thiếu chặt chẽ và chƣa đồng bộ. Do đó, việc nâng cao vai trò QLNN nhằm bình ổn thị trƣờng, từ đó đƣa TTSBCT phát triển đúng hƣớng đã xuất hiện nhƣ là một đòi hỏi vô cùng bức thiết. 2 Để góp phần luận giải vấn đề này từ góc nhìn về quản lý, luận văn đề cập đến “Quản lý Nhà nước đối với thị trường sữa bột công thức tại Nghệ An”. Với câu hỏi nghiên cƣ́u: Làm thế nào để tăng cƣờng Quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa bột công thức tại Nghệ An? 2. Mục đích và nhiệm vu ̣ nghiên cƣ́u: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích và đánh giá công tác QLNN đối với TTSBCT trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng QLNN đối với thị trƣờng này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về QLNN đối với TTSBCT trong nền kinh tế thị trƣờng. Phân tích vai trò, chức năng và các nội dung QLNN đối với TTSBCT. - Phân tích thực trạng QLNN đối với TTSBCT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số phƣơng hƣớng, giải pháp phù hợp nhằm tăng cƣờng QLNN đối với TTSBCT tại Nghệ An trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý Nhà nƣớc đối với thị trƣờng sữa bột công thức ở tỉnh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào việc phân tích và đánh giá những nội dung cơ bản về QLNN đối với TTSBCT trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2011 đến nay và đƣa ra một số phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao công tác này. 3 4. Những đóng góp mới của đề tài  Về cơ sở lý luận: - Luận văn trình bày hệ thống và toàn diện công tác quản lý Nhà nƣớc đối với TTSBCT nói chung và TTSBCT trên địa bản tỉnh Nghệ An. - Luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về TTSBCT và QLNN đối với TTSBCT trong nền kinh tế thị trƣờng. Phân tích vai trò, chức năng và các nội dung QLNN đối với TTSBCT.  Về cơ sở thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với TTSBCT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó, đánh giá và xem xét các nguyên nhân chủ quan và khách quan của những kết quả và tồn tại chủ yếu. Từ đó luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò QLNN đối với TTSBCT tại Nghệ An. Trên cơ sở phân tích tình hình thực TTSBCT trên địa bàn Nghệ An và vấn đề QLNN đối với TTSBCT, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về TTSBCT. Từ đó, đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với thị trƣờng này. Cụ thể, qua đề tài nghiên cứu, ngƣời đọc phần nào thấy đƣợc đặc điểm và vai trò của SBCT đồng thời hiểu hơn về những tồn tại trong TTSBCT hiện nay. Về QLNN, thì qua đề tài nghiên cứu có thể cho thấy cái nhìn tổng quát nhất về TTSBCT và những bất cập trong quản lý, từ đó đề xuất một số giải để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với TTSBCT. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: 4 Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước đối với thị trường sữa bột công thức Chương 2. Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với thị trường sữa bột công thức tại tỉnh Nghệ An. Chương 4. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường sữa bột công thức tại tỉnh Nghệ An. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG SỮA BỘT CÔNG THỨC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu Từ trƣớc tới nay, rất ít có công trình nào nghiên cứu về vấn đề QLNN đối với TTSBCT, do vậy tác giả sẽ tổng quan các công trình nghiên cứu về QLNN đối với một số thị trƣờng khác. 1.1.1.1. Các bài đăng tạp chí - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 11, tháng 11 năm 2011, trang 29 có bài “Đánh giá thực trạng ngành sữa Việt Nam từ phân tích chuỗi giá trị” của tác giả Nguyễn Việt Khôi và Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. Tác giả phân tích về chuỗi giá trị ngành sữa và đƣa ra một số điểm nổi bật nhƣ sau: Khâu sản xuất, mà cụ thể là khâu chăn nuôi bò sữa đang là khâu kém nhất trong chuỗi giá trị; Giá trị của sản phẩm sữa tăng lên nhiều nhất sau khi qua khâu chế biến; Mối liên kết giữa các khâu trong chuỗi liên kết chƣa chặt chẽ, đặc biệt là giữa ngƣời chăn nuôi và nhà máy chế biến. Từ những phân tích trên, nhóm tác giả đƣa ra hai nhóm giải pháp liên quan đến khâu sản xuất và khâu chế biến nhằm giúp cho ngành sữa phát triển vững vàng hơn. - Tạp chí kinh tế và phát triển số đặc biệt, tháng 12 năm 2012, trang 65 có bài: “Ứng dụng phương pháp bảng điểm cân bằng trong công tác quản lý tại doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Minh Phƣơng và Nguyễn Hoản. Trong bài, các tác giả phân tích ƣu điểm của ,Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard method – BSC) là công cụ của quản trị chiến lƣợc, BSC không chỉ là một hệ thống đo lƣờng, đánh giá hoạt động kinh doanh mà còn giúp cho các doanh nghiệp triển khai chiến lƣợc kinh doanh, 6 giám sát và thực hiện mục tiêu của mình. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình trình hội nhập Quốc tế và gia nhập WTO, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam nói riêng muốn tồn tại và phát triển cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cƣờng phƣơng pháp quản lý hiện đại để đạt hiệu quả cao trong quản lý. Một trong những công cụ quản lý hiệu quả và hiện đại đó là phƣơng pháp bảng điểm cân bằng, bài viết đề cập đến việc ứng dụng phƣơng pháp bảng điểm cân bằng trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam. - Tạp chí kinh tế và phát triển số 199 (trang 29-35) tháng 1 năm 2014 có bài “Một số đề xuất đối với hoạch định chính sách quản lý nhà nước về thị trường bất động sản Việt Nam thời gian tới” của tác giả Ngô Tuấn Anh đã đánh giá thực trạng thị trƣờng bất động sản Việt Nam trong những năm qua. Thông qua những đánh giá về thực trạng và hoạt động hoạch định chính sách QLNN đối với thị trƣờng bất động sản Việt Nam, tác giả rút ra những tồn tại, hạn chế đối với công tác hoạch định chính sách QLNN trong lĩnh vực này. Tác giả đã nghiên cứu và đƣa ra một số đề xuất đối với hoạt động hoạch định chính sách QLNN đối với thị trƣờng bất động sản trong thời gian tới theo hƣớng tuân theo các quy luật trong kinh tế thị trƣờng. - Tạp chí kinh tế và phát triển số 182 (II) tháng 8 năm 2012 (trang 4550) có bài “Những bất cập của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011” của các tác giả Đào Thu Trà, Phạm Thị Ngọc và Trần Duy Long. Bài viết đề cập đến những biến động không ngừng của thị trƣờng vàng Việt Nam mà đỉnh điểm của sự biến động là tháng 9 năm 2011 khi giá vàng thế giới lên đến 1900USD/Ouce và trong nƣớc chạm tới ngƣỡng 49 triệu đồng/lƣợng. Cơn sốt vàng đã hạ nhiệt song vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại. Thị trƣờng vàng Việt Nam ngoài tác động của thị trƣờng vàng thế giới còn chịu ảnh hƣởng của hàng loạt những nhân tố trong nƣớc 7 nhƣ tâm lý ngƣời tiêu dùng, quy định của Nhà nƣớc về hạnh chế kinh doanh vàng tài khoản, tỷ giá USD/VND luôn tăng, trong đó nguyên nhân về QLNN về thị trƣờng vàng còn nhiều bất cập. Cụ thể: QLNN chỉ mang tính tình thế, việc cấp phép hạn ngạch nhập khẩu mang tình chất ngắn hạn, việc quản lý thị trƣờng vàng còn buông lỏng, hiện tƣợng vàng nhập lậu vẫn tồn tại và gia tăng việc huy động vàng nhàn rỗi trong dân chƣa có hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu, bài viết đã đƣa ra một số kiến nghị phần nào kiểm soát thị trƣờng vàng và góp phần làm cho thị trƣờng vàng Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn. - Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 8, tháng 8 năm 2011, trang 18 có bài “Quản lý Nhà nước về phát triển thị trường chứng khoán: Bài học cho Việt Nam” của tác giả Bùi Thanh. Tác giả đã nêu lên thực tiễn QLNN đối với thị trƣờng chứng khoán một số nƣớc về xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cũng nhƣ tổ chức, điều hành và giám sát thị trƣờng chứng khoán. Tác giả liên hệ thực tiễn QLNN đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và chỉ ra một số nhƣợc điểm lớn nhƣ: + Về khung pháp lý và thể chế chính sách: Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì khung pháp luật, chính sách và văn bản công cụ hƣớng dẫn thi hành còn thiếu, chƣa nhất quán và chậm đƣợc triển khai. Các văn bản pháp luật chuyên ngành chứng khoán đƣợc xây dựng trong điều kiện Việt Nam chƣa có thị trƣờng chứng khoán đƣợc vận hành đầy đủ với chức năng cần có. + Về tổ chức điều hành, giám sát hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán: Chức năng giám sát và điều hành chƣa đáp ứng yêu cầu của QLNN đối với thị trƣờng chứng khoán, chất lƣợng kiểm soát báo cáo tài chính của nhiều công ty kiểm toán không đƣợc đảm bảo, tình trạng tùy tiện trong công bố thông tin, công bố thông tin chậm, thiếu chính xác, không trung thực chƣa đƣợc quản lý hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát còn thủ công, chế tài 8 xử phạt còn nhẹ đã làm cho thị trƣờng chứng khoán biến động mạnh, thậm chí là bất thƣờng, gây lo ngại cho các nhà đầu tƣ. Từ những đánh giá nêu trên, tác giả đƣa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về xu hƣớng vận động và phát triển các mô hình tổ chức các cơ quan QLNN, về khung pháp lý điều chỉnh, về giám sát điều hành và về chính sách và công cụ pháp lý đối với thị trƣờng chứng khoán. - Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2011 (499), trang 26 có bài “Vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động thương mại” của ThS. Đỗ Văn Tính. Qua bài viết, tác giả đã nêu lên những thành công của QLNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần nâng cao trình độ lao động, hình thành tƣ duy sản xuất trong điều kiện mới, lấy chất lƣợng hiệu quả làm thƣớc đo, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những tồ tại cần khắc phục trong xây dựng chính sách thƣơng mại, kinh nghiệm trong quản lý của nhân viên Nhà nƣớc, sự thiếu trách nhiệm trong điều hành chỉ đạo và những yếu kém trong công tác QLNN về thƣơng mại. Qua những phân tích đánh giá trong bài viết, tác giả đƣa ra chín giải pháp nhằm tăng cƣờng QLNN về thƣơng mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.1.2. Các luận án tiến sỹ - Luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, 2012. Luận án làm sáng tỏ về mặt lý luận về hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nƣớc, quản lý ngân sách Nhà nƣớc tỉnh An Giang. Luận án phân tích thực trạng thu chi ngân sách tỉnh trong giai đoạn 2006-2010, những thành tích cũng nhƣ hạn chế của công tác quản lý thu chi ngân sách Nhà nƣớc tỉnh An Giang. Luận án tập trung phân tích cụ thể, sâu sắc về thực trạng quản 9 lý ngân sách Nhà nƣớc tỉnh An Giang trong thời gian qua để nhận định mặt mạnh, mặt yếu, những ƣu điểm , nhƣợc điểm làm căn cứ cho các giải pháp hƣớng tới. Từ đó, luận án đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc tỉnh An Giang. - Luận án tiến sỹ “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hiếu, 2011. Tác giả phân tích thực trạng QLNN đối với thị trƣờng chứng khoán thời gian qua trên quan điểm toàn diện các hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc cần thực hiện. Luận án chủ yếu nghiên cứu QLNN đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam theo chức năng quản lý kết hợp với quản lý theo các yếu tố của thị trƣờng. Luận văn cũng đồng thời nhấn mạnh đến việc thanh tra và giám sát các hoạt động nghiệp vụ chứng khoán nhằm đảm bảo sự ổn định vững chắc của thị trƣờng. Luận án phân tích hoạt động QLNN đối với thị trƣờng chứng khoán trên các mặt: mục tiêu quản lý; tạo lập môi trƣờng luật pháp; tổ chức bộ máy quản lý; chính sách, công cụ quản lý; thanh tra, giám sát và điều hành thị trƣờng chứng khoán để rút ra kết luận về hoạt động này trong thời gian qua nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Dựa trên những nhận thức mới, tác giả đƣa ra các quan điểm cơ bản về QLNN đối thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: quan điểm toàn diện, đồng bộ; tập trung vào khâu then chốt, quan trọng; hƣớng vào phát triển, hiệu quả thị trƣờng và hội nhập vào thị trƣờng chứng khoán khu vực và quốc tế. Qua những phân tích, đánh giá và những nhận định mới, tác giả đề xuất 07 giải pháp có cơ sở khoa học về hoàn thiện QLNN đối với thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020: hoàn thiện mục tiêu; hoàn thiên môi trƣờng luật pháp; hoàn thiện tổ chức bộ máy; hoàn thiện chính sách và công cụ QLNN; tăng cƣờng thanh tra, giám sát đối với thị trƣờng chứng khoán; tăng cƣờng cung cấp thông tin và xử phạt vi phạm; chủ động 10 hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đề xuất 06 kiến nghị với cơ quan QLNN về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam: chính phủ cần chỉ đạo thống nhất trong xây dựng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng chứng khoán và trong QLNN đối với thị trƣờng chứng khoán; Tăng cƣờng công tác dự báo làm cơ sở cho hoàn thiện QLNN đối với thị trƣờng chứng khoán; Tăng cƣờng cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Tăng cƣờng vai trò của các Hiệp hội; Tăng cƣờng vai trò của Ủy ban giám sát Quốc gia; Tăng cƣờng đào tạo con ngƣời - chủ thể QLNN. - Luận án tiến sỹ “Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với thị trường nhà ở và đất ở đô thị (ứng dụng tại Hà Nội)” của tác giả Nguyễn Văn Hoàng, 2009. Luận án phát triển khuôn khổ hệ thống lý thuyết nâng cao năng lực QLNN đối với thị trƣờng nhà ở, đất ở đô thị, gồm bốn yếu tố cơ bản: Đổi mới cơ cấu tổ chức theo những quy tắc hiệu quả hơn, hợp lý hóa các chức năng và trách nhiệm; phát triển nguồn nhân lực trên cơ sơ xây dựng kỹ năng hoạt động; chuyển từ những quy định và biện pháp kém hiệu quả đến những quy định và biện pháp hiệu quả hơn; áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để phát triển thị trƣờng một các hợp lý. Các yếu tố đó đóng vai trò quan trọng và tác động tích cực đến hiệu quả và hiệu lực của QLNN đối với thị trƣờng nhà ở, đất ở đô thị. Luận án phân tích thực trạng năng lực QLNN đối với thị trƣờng nhà ở, đất ở thành phố Hà Nội và đƣa ra bốn kết luận quan trọng. Từ kết quả đã nghiên cứu, luận án đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực QLNN nhƣ: Phát triển bộ máy QLNN về nhà đất đô thị trên cơ sở hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm việc trong cơ quan QLNN về nhà đất đô thị; phát triển thể chế, xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tƣ, điều chỉnh một số loại thuế, phí và lệ phí, cải cách thủ tục hành chính; phát triển hệ thống thông 11 tin và truyền thông, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho chủ thể tham gia thị trƣờng. - Luận án tiến sỹ “Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Hồng Việt, 2012. Luận án chỉ rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu chính là các yếu tố ảnh hƣởng đến cung và cầu về xăng dầu. Những nhân tố ảnh hƣởng đến cung về xăng dầu nhƣ: Hạn ngạch của tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ OPEC; lƣợng dầu trong kho dự trữ của Tổ chức năng lƣợng thế giới IEA; tình hình chính trị trên thế giới; hoạt động đầu tƣ, thăm dò và khai thác các mỏ dầu khí mới. Những nhân tố ảnh hƣởng đến cầu về xăng dầu nhƣ: Sự tăng trƣởng của kinh tế thế giới; Sự đầu cơ của các quốc gia và các hãng xăng dầu lớn trên thế giới; Yếu tố thời tiết; Việc sử dụng nhiên liệu thay thế và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh các chính sách phổ biến trong quản lý nhà nƣớc về kinh doanh xăng dầu, bao gồm các chính sách về điều kiện gia nhập thị trƣờng, chính sách về tổ chức thị trƣờng, chính sách về quản lý đo lƣờng và chất lƣợng xăng dầu, chính sách về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trƣờng, luận án bổ sung một số chính sách khác cần đƣa vào áp dụng tùy theo điều kiện phát triển và tính chất của từng nền kinh tế, đó là chính sách hạn mức, chính sách thuế, chính sách giá, chính sách dự trữ. Đối với mỗi chính sách này, luận án lý giải vai trò cũng nhƣ các giải pháp thƣờng đƣợc sử dụng. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, tác giả đã đƣa ra các quan điểm và các giải pháp để hoàn thiện chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu. 1.1.1.3.Luận văn thạc sỹ - Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán Việt Nam” của tác giả Ngô Văn Thắng, 2008. Tác giả đƣa ra nhận xét về 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng