Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học quản trị kinh doan...

Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên trường đại học nha trang

.PDF
148
8618
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐỖ NAM KHÁNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ĐỖ NAM KHÁNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Quyết định giao đề tài: 704/QĐ-ĐHNT ngày 7/8/2015 Quyết định thành lập hội đồng: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ KIM LONG ThS. VŨ THỊ HOA KHÁNH HÒA - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học Quản trị kinh doanh của sinh viên trường Đại học Nha Trang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Nha Trang, Ngày 22 tháng 2 năm 2016 Tác giả luận văn Đỗ Nam Khánh iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, các quý thầy cô khoa Kinh tế và khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Kim Long và ThS. Vũ Thị Hoa đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Cám ơn các bạn sinh viên khóa 55, 56, 57 ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Cám ơn giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại & dịch vụ Hoàng Gia Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Cám ơn em Minh - học viên học viện Hải quân đã giúp tôi nhập số liệu báo cáo. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày 22 tháng 2 năm 2016 Tác giả luận văn Đỗ Nam Khánh iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................ix DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... xii DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................................. xiii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...........................................................................................xiv PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN...................................................................................................................7 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng.................................................7 1.1.1. Các yếu tố văn hóa ................................................................................................7 1.1.2. Các yếu tố xã hội ...................................................................................................7 1.1.3. Các yếu tố cá nhân.................................................................................................9 1.1.4. Quy trình tâm lý chủ chốt ....................................................................................10 1.2. Quy trình quyết định mua hàng ..............................................................................12 1.2.1. Nhận thức vấn đề.................................................................................................13 1.2.2. Tìm hiểu thông tin ...............................................................................................13 1.2.3. Đánh giá các lựa chọn .........................................................................................13 1.2.4.Quyết định mua hàng............................................................................................14 1.2.5. Hành vi sau khi mua hàng ...................................................................................15 1.3. Ngành học và hành vi chọn ngành .........................................................................16 1.3.1. Ngành học............................................................................................................16 v 1.3.2. Hành vi chọn ngành.............................................................................................16 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành của sinh viên............................17 1.4.1. Các yếu tố văn hóa ..............................................................................................17 1.4.2. Các yếu tố xã hội .................................................................................................17 1.4.3.Yếu tố cá nhân ......................................................................................................19 1.5. Quá trình ra quyết định chọn ngành học của sinh viên ..........................................20 1.5.1. Nhận biết nhu cầu ................................................................................................20 1.5.2. Tìm kiếm thông tin ..............................................................................................20 1.5.3. Đánh giá các lựa chọn .........................................................................................21 1.5.4. Ra quyết định.......................................................................................................21 1.5.5. Đánh giá kết quả sau khi ra quyết định ...............................................................21 1.6. Các nghiên cứu liên quan về quyết định chọn trường, chọn ngành của sinh viên......21 1.6.1. Mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh của David.W.Chapman ........................................................................................................21 1.6.2. Nghiên cứu của tác giả Trần Minh Đức (2015) ..................................................22 1.6.3. Nghiên cứu của tác giả Lưu Ngọc Liêm (2011)..................................................23 1.6.4. Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2010)...............................24 1.6.5. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Toàn (2011) ........................................25 1.6.6. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2012).....................................26 1.6.7. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Phong (2013) ........................................27 1.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ....................................29 1.7.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................29 1.7.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................30 CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................37 2.1. Giới thiệu ................................................................................................................37 2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................37 vi 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................37 2.2.2.Quy trình nghiên cứu............................................................................................38 2.3. Xây dựng thang đo .................................................................................................39 2.3.1. Yếu tố về cơ hội nghề nghiệp..............................................................................39 2.3.2. Cơ hội học tập cao hơn ........................................................................................40 2.3.3. Các cá nhân ảnh hưởng .......................................................................................41 2.3.4. Đặc điểm cá nhân người học ...............................................................................42 2.3.5. Sự hữu ích của kiến thức ngành quản trị kinh doanh ..........................................43 2.3.6. Công tác tư vấn tuyển sinh ..................................................................................44 2.3.7. Đặc điểm của trường đại học...............................................................................45 2.3.8. Đặc điểm của ngành học......................................................................................45 2.3.9. Khả năng trúng tuyển ..........................................................................................46 2.3.10. Các phương tiện truyền thông ...........................................................................47 2.3.11. Thang đo cho biến phụ thuộc “Quyết định chọn ngành QTKD” ......................47 2.4. Đánh giá sơ bộ thang đo .........................................................................................51 2.4.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha.............................................................................51 2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................51 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................53 3.1. Công tác tư vấn tuyển sinh tại trường Đại học Nha Trang ....................................53 3.1.1. Giới thiệu về trường Đại học Nha Trang.............................................................53 3.1.2. Giới thiệu về ngành Quản trị kinh doanh, khoa Kinh tế .....................................53 3.1.3. Tình hình tư vấn tuyển sinh với học sinh Trung học phổ thông .........................54 3.1.4. Tình hình hướng nghiệp sau khi các em thi vào Trường ....................................55 3.2. Mô tả mẫu điều tra..................................................................................................56 3.2.1. Theo giới tính ......................................................................................................56 vii 3.2.2. Theo học lực ở phổ thông....................................................................................56 3.2.3. Theo nơi sinh .......................................................................................................57 3.2.4. Theo thu nhập của cha mẹ ...................................................................................58 3.3. Phân tích và đánh giá thang đo...............................................................................59 3.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...................................59 3.3.2. Kiểm định giá trị thang đo...................................................................................61 3.4. Mô hình hiệu chỉnh.................................................................................................64 3.5. Thực hiện một số kiểm định ...................................................................................66 3.5.1. Xem xét ma trận tương quan ...............................................................................66 3.5.2. Phân tích mức độ phù hợp của mô hình (xem phụ lục 12) ...............................66 3.5.3. Kiểm định các giả thiết của mô hình ...................................................................72 3.5.4. Phân tích phương sai ANOVA ............................................................................74 3.5.5. Thống kê mô tả (xem phụ lục 10)........................................................................79 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................83 4.1. Bình luận kết quả nghiên cứu .................................................................................83 4.2. Một số kiến nghị nhằm thu hút sinh viên học ngành quản trị kinh doanh .............84 4.3. Kết luận...................................................................................................................86 4.4. Đánh giá những thành công và hạn chế của đề tài .................................................86 4.4.1. Thành công của đề tài..........................................................................................86 4.4.2. Hạn chế của đề tài................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................87 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANOVA (Analysis of Variance) : Phân tích phương sai. CĐ : Cao đẳng. DW (Dubin- Watson) : Đại lượng thống kê Dubin- Watson. ĐH : Đại học. ĐHNT : Đại học Nha Trang. EFA (Exploration Factor Analysis) : Phân tích nhân tố khám phá. HS : Học sinh. KMO : Kaiser-Meyer-Olkin. PTTH : Phổ thông trung học. QTKD : Quản trị kinh doanh. Sig : Significance (Mức ý nghĩa). SPSS (Statistical Package for Social Sciences) : Phần mềm xử lý số liệu thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội. THCN : Trung học chuyên nghiệp. THCS : Trung học cơ sở. VIF (Variance Inflation Factor) : Nhân tử phóng đại phương sai. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng tổng kết kết quả của các nghiên cứu trước. .........................................28 Bảng 2.1. Các bước nghiên cứu của đề tài. ...................................................................38 Bảng 2.2. Thang đo về cơ hội nghề nghiệp mà ngành mang lại ...................................40 Bảng 2.3. Thang đo cơ hội học tập cao hơn ..................................................................41 Bảng 2.4. Thang đo định hướng của các cá nhân ảnh hưởng........................................41 Bảng 2.5. Thang đo đặc điểm cá nhân người học .........................................................43 Bảng 2.6. Thang đo sự hữu ích của kiến thức ngành QTKD ........................................43 Bảng 2.7. Thang đo Công tác tư vấn tuyển sinh ...........................................................44 Bảng 2.8. Thang đo Đặc điểm của trường đại học ........................................................45 Bảng 2.9. Thang đo Đặc điểm của ngành học...............................................................46 Bảng 2.10. Thang đo Khả năng trúng tuyển..................................................................46 Bảng 2.11. Thang đo Các phương tiện truyền thông ....................................................47 Bảng 2.12. Thang đo Các phương tiện truyền thông ....................................................47 Bảng 2.13. Bảng tổng hợp nguồn gốc các thang đo ......................................................48 Bảng 3.1. Bảng phân bố mẫu theo giới tính ..................................................................56 Bảng 3.2. Bảng phân bố mẫu theo học lực ở phổ thông ...............................................56 Bảng 3.3. Bảng phân bố mẫu theo nơi sinh...................................................................57 Bảng 3.4. Bảng phân bố mẫu theo thu nhập của cha mẹ...............................................58 Bảng 3.5. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha. ...........................................................59 Bảng 3.6. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett.............................................................61 Bảng 3.7.Kết quả phân tích EFA...................................................................................62 Bảng 3.8. Nhân tố 1 .......................................................................................................63 Bảng 3.9. Nhân tố 2 .......................................................................................................63 Bảng 3.10. Nhân tố 3 .....................................................................................................63 x Bảng 3.11. Nhân tố 4 .....................................................................................................64 Bảng 3.12. Nhân tố 5 .....................................................................................................64 Bảng 3.13. Nhân tố 6 .....................................................................................................64 Bảng 3.14. Model Summary, Anova và Coefficients....................................................67 Bảng 3.15. Bảng tổng kết các giả thiết của mô hình với ý nghĩa thống kê 10%...........73 Bảng 3.16. Kiểm định sự khác biệt theo “Giới tính” ....................................................75 Bảng 3.17. Kiểm định sự khác biệt theo “Học lực” ......................................................75 Bảng 3.18. Kiểm định sự khác biệt theo “Vùng” ..........................................................76 Bảng 3.19. Kiểm định post hoc .....................................................................................77 Bảng 3.20. Kiểm định sự khác biệt theo “Điều kiện kinh tế gia đình” .........................78 Bảng 3.21. Thống kê mô tả thang đo “Tư vấn và đặc điểm trường” ............................80 Bảng 3.22. Thống kê mô tả thang đo “Định hướng của người thân”............................80 Bảng 3.23. Thống kê mô tả thang đo “Đặc điểm cá nhân” ...........................................81 Bảng 3.24. Thống kê mô tả thang đo “Khả năng trúng tuyển” .....................................81 Bảng 3.25. Thống kê mô tả thang đo “Sự hữu ích của ngành QTKD” .........................82 Bảng 3.26. Thống kê mô tả thang đo “Các phương tiện truyền thông” ........................82 Bảng 3.27. Thống kê mô tả thang đo “Quyết định chọn ngành QTKD” ......................82 xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1.Tháp nhu cầu của Maslow..............................................................................11 Hình 1.2. Mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh của David W.Chapman. .......................................................................................................22 Hình 1.3. Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Minh Đức. ..........................................23 Hình 1.4. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lưu Ngọc Liêm...........................................24 Hình 1.5. Kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Văn Quí & Cao Hào Thi. .............25 Hình 1.6. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Toàn. ................................26 Hình 1.7. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương..............................27 Hình 1.8. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Phong. ................................27 Hình 1.9. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành QTKD của sinh viên ĐH Nha Trang. ........................................................................................29 Hình 2.1.Quy trình nghiên cứu......................................................................................38 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh.....................................................................65 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh............................................................79 xii DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 3.1. Phân bố mẫu theo giới tính .......................................................................56 Biểu đồ 3.2. Phân bố mẫu theo học lực ở phổ thông.....................................................57 Biểu đồ 3.3. Phân bố mẫu theo nơi sinh........................................................................58 Biểu đồ 3.4. Phân bố mẫu theo thu nhập của cha mẹ....................................................58 Đồ thị 3.1.Biểu đồ phân phối phần dư...........................................................................68 Đồ thị 3.2. Biểu đồ Q-Q Plot .........................................................................................69 Đồ thị 3.3. Đồ thị phân tán ............................................................................................69 xiii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Luận văn nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học Quản trị kinh doanh của sinh viên trường Đại học Nha Trang” nhằm xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến quyết định chọn học của học viên, từ đó giúp Bộ môn, Khoa và Nhà trường hiểu được lý do lựa chọn ngành QTKD của học viên. Nghiên cứu được thực hiện sơ bộ thông qua thảo luận nhóm với sinh viên, tham khảo ý kiến các nhà quản lý giáo dục. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin cho đề tài, kiểm định thang đo, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định chọn ngành Quản trị kinh doanh của sinh viên và kiểm định các giả thuyết đề ra. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 5 nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành Quản trị kinh doanh của sinh viên đại học Nha Trang theo mức độ từ mạnh nhất đến yếu nhất là: Đặc điểm cá nhân, Các phương tiện truyền thông, Tư vấn và đặc điểm trường, Sự hữu ích của ngành Quản trị kinh doanh và Khả năng trúng tuyển. Ngoài ra, có sự khác biệt về quyết định của sinh viên giữa các nhóm tỉnh. Trên cơ sở này, Luận văn cũng đã đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp ngành QTKD, trường ĐH Nha Trang xây dựng thương hiệu, thu hút người học. Đề tài đã trình bày được cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên trên quan điểm marketing về hành vi người tiêu dùng. Từ khóa: Quyết định chọn, quản trị kinh doanh. xiv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Giáo dục đại học hiện là thị trường dịch vụ cạnh tranh rất khốc liệt. Hiện nay cả nước có khoảng hơn 500 trường đại học, bao gồm 2 đại học quốc gia; các khoa, trường thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia; các đại học vùng; viện đại học; học viện và các trường cao đẳng. Riêng ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay có 7 trường đại học, 8 trường cao đẳng. Trong khi đó, số lượng thí sinh đăng ký dự thi đại học, cao đẳng có xu hướng giảm mạnh trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011, có nơi giảm hơn 10.000 hồ sơ so với năm 2011. Năm 2013, có khoảng hơn 830.000 thí sinh làm thủ tục dự thi đại học khối A, A1 thì đến năm 2014, con số này chỉ còn gần 600.000 thí sinh. Năm 2015, theo thông tin từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT quốc gia có 1.004.484 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 279.001 thí sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp, số thí sinh dự thi với 2 mục đích vừa xét tốt nghiệp và xét đại học là 592.934, số thí sinh dự thi chỉ để xét đại học là 132.552. Như vậy, có khoảng gần 300.000 sĩ tử sẽ không học đại học năm 2015. Không những vậy, thị trường giáo dục đại học trong nước đang đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt với các cơ sở giáo dục của nước ngoài đặt tại Việt Nam. Trong thời kì mở cửa hội nhập ngày nay, rất nhiều trường đại học của nước ngoài đã mở cơ sở đào tạo tại Việt Nam với cơ sở vật chất hạ tầng chất lượng tốt, có ký túc xá sinh viên đạt tiêu chuẩn quốc tế, môi trường học tập năng động, chi phí sinh hoạt phải chăng, hỗ trợ nghề nghiệp và cơ hội thực tập tuyệt vời... là những điều kiện rất lý tưởng để “hút” sinh viên, tiêu biểu là đại học RMIT Việt Nam, hay đại học Sunderland (Anh)... Bên cạnh đó, xu hướng du học nước ngoài tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Canada.., có khuynh hướng ngày càng được ưa thích và phát triển, mặc dù chi phí cho việc đi du học không hề rẻ, đặc biệt đối với những người trẻ đến từ các nước đang phát triển như nước ta. Thế nên, nhiều bạn học sinh ngay sau khi học xong ở bậc trung học phổ thông là lập tức chuyển sang đi du học nước ngoài. 1 Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trong nước đang trong tình thế chạy đôn chạy đáo để thu hút, mời gọi sinh viên theo học: từ miễn học phí đến học bổng khủng, tặng máy tính bảng đến thưởng “nóng” cho thủ khoa, nào là ưu tiên xét tuyển trực tuyến, về tận quê "vét" sinh viên, xét tuyển dễ dàng đến cả học sinh tốt nghiệp THCS, thậm chí chi hoa hồng cho người giới thiệu được thí sinh nhập học... [27], [28], [29]. Đứng trước tình hình trên, các đơn vị đào tạo cần phải hiểu rõ khách hàng của mình để có thể hiểu biết một cách thấu đáo hơn những nhu cầu và mong muốn của người học, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn kinh phí của trường dành cho hoạt động tiếp thị, nâng cao hiệu quả của việc xác định thị trường, đồng thời tạo ra và sử dụng tốt những ưu thế cạnh tranh của đơn vị mình so với các đối thủ cạnh tranh trong cố gắng phát triển thị trường, nhằm chiếm được ưu thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Và trường Đại học Nha Trang cũng không phải là một ngoại lệ. Trong xu thế phát triển chung, những năm qua, trường Đại học Nha Trang đã nhanh chóng nắm bắt nhu cầu đào tạo nhân lực của xã hội, từ đó có những bước đi phù hợp. Theo đó, chuyên ngành đào tạo Quản trị kinh doanh của Khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang chính thức được thành lập năm 1996. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của Nhà trường, Khoa Kinh tế, Bộ môn quản trị kinh doanh không ngừng lớn mạnh. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn quản trị kinh doanh ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. 100% số lượng giảng viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ. Số lượng sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh ngày càng nhiều, ở tất cả các hệ đào tạo. Hiện tại nhà trường có khoảng hơn 1.500 sinh viên, học viên chuyên ngành quản trị kinh doanh ở các bậc đào tạo: cao đẳng, đại học và cao học đang tham gia theo học. Đồng thời, hiện nay chưa có nghiên cứu nào về quyết định chọn ngành học quản trị kinh doanh ở trường, làm cơ sở để trường đưa ra các chính sách tuyển sinh đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, sinh viên ở bậc đại học quyết định sự sống còn của một ngành đào tạo vì đa số học viên thường ưu tiên chọn học ở bậc đại học để lấy “oai” và đỡ mất thời gian học liên thông lên các bậc học cao hơn. Ngành QTKD, trường ĐH Nha Trang đã liên tục tăng điểm đầu vào trong các năm 2013, 2014, 2015; liệu đây có phải là một chủ trương đúng ? Hiện nay, nhiều trường trong khu vực đang mở ngành QTKD như: trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà 2 Nẵng, trường ĐH Đà Lạt, trường ĐH Quảng Nam, trường ĐH Quy Nhơn [30],… như vậy, làm thế nào để ngành QTKD của trường ĐH Nha Trang cạnh tranh được với các trường khác trong khu vực ? Có hướng đi nào để ngành QTKD, trường ĐH Nha Trang phát triển bền vững trong tương lai ? Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học Quản trị kinh doanh của sinh viên trường Đại học Nha Trang”, nhằm tìm hiểu yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành QTKD của người học, từ đó đưa ra các gợi ý, chính sách để việc thu hút người học cho ngành QTKD đạt hiệu quả cao. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu thực trạng và xu hướng chọn ngành học Quản trị Kinh doanh- Khoa Kinh tế- trường Đại học Nha Trang của sinh viên, xác định các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp ngành QTKD, trường ĐH Nha Trang xây dựng thương hiệu, thu hút người học. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu thực trạng công tác chọn ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học Nha Trang của sinh viên. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định chọn ngành quản trị kinh doanh của sinh viên trường đại học Nha Trang. Sự khác biệt trong quyết định chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên theo các biến kiểm soát. - Đề xuất các giải pháp để việc thu hút người học cho ngành QTKD đạt hiệu quả cao. 3. Các câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho đề tài này là: 1. Việc chọn ngành QTKD (Quản trị Kinh doanh) - khoa Kinh tế - Đại học Nha Trang của sinh viên có đặc điểm gì ? 2. Có các nhân tố nào và mức độ tác tác động của chúng đến quyết định chọn ngành quản trị kinh doanh khoa Kinh tế- Đại học Nha Trang của sinh viên ? 3 3. Có sự khác biệt trong quyết định chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên theo các biến kiểm soát không ? 4. Các giải pháp nào để việc thu hút người học cho ngành QTKD đạt hiệu quả cao ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên trường Đại học Nha Trang.  Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quyết định chọn ngành học quản trị kinh doanh của các sinh viên năm 1,2,3 đang tham gia học tập trong năm học 2015 - 2016 tại trường Đại học Nha Trang. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu như trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.  Nghiên cứu định tính: Mục đích là dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo các khái niệm liên quan đến quyết định chọn ngành của sinh viên, để thiết lập bảng câu hỏi, tiến hành thu thập và tổng hợp một số tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: các bài báo, các đề tài nghiên cứu trước đây và các tài liệu khác có liên quan; thảo luận tay đôi gồm: tham khảo ý kiến các chuyên gia …Trên cơ sở những thông tin có được sau khi thảo luận, các mô hình và nghiên cứu trước đây, từ đó đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành quản trị kinh doanh của sinh viên. Tiếp đến, tiến hành điều tra với kích thước mẫu n = 123 để đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.  Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu, được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định lượng. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học quản trị kinh doanh của sinh viên. Công cụ thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho phân tích định lượng nói trên là bảng câu hỏi cấu trúc, được gửi đến sinh viên quản trị kinh doanh. Phân tích kết quả thu thập được từ mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố EFA. Phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và cuối cùng là phân tích ANOVA. 4 6. Đóng góp của đề tài 6.1.Về mặt lý thuyết Nghiên cứu này sẽ hệ thống hóa lại lý thuyết quyết định chọn ngành đứng trên góc độ marketing lấy lý thuyết hành vi của người tiêu dùng làm cơ sở lý luận về quá trình ra quyết định và quyết định chọn ngành học. Nghiên cứu góp phần xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn ngành Quản trị Kinh doanh- Đại học Nha Trang của sinh viên, xem xét tầm quan trọng của từng yếu tố và nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến từng nhóm cụ thể. 6.2.Về mặt thực tiễn - Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến quyết định chọn ngành Quản trị Kinh doanh của sinh viên Đại học Nha Trang. Cung cấp một nguồn thông tin cập nhật và đáng tin cậy cho hoạt động quản lý giáo dục của Khoa, Trường. Đề xuất những kiến nghị góp phần gợi ý những hoạt động thu hút người học của Khoa, Trường trong thời gian đến. - Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu là cơ sở cho việc hoàn thiện và triển khai hoạt động nghiên cứu về quyết định chọn ngành của sinh viên trong những lần nghiên cứu sau này. 7. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài. Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Chương này trình bày một cách tổng quát lý thuyết về quyết định chọn ngành của sinh viên; khái niệm, phân loại và các yếu tố tác động đến quyết định. Tóm tắt các nghiên cứu đã có trước đây về quyết định lựa chọn ngành học, xây dựng mô hình lý thuyết cho nghiên cứu. 5 Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Trình bày phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu để xây dựng, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá về độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đo lường các yếu tố tác động đến quyết định của sinh viên khi lựa chọn ngành cùng các kết quả thống kê. Chương 4: Kết luận và kiến nghị Đưa ra các kết luận và kiến nghị với nhà trường. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng