Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ ...

Tài liệu Nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp

.PDF
108
519
130

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ..................................................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 6 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................ 8 3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 9 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 9 5. Mẫu khảo sát ................................................................................................................ 10 6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 10 7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 10 8. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 11 9. Kết cấu của Luận văn ................................................................................................ 11 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP ...........13 1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................... 13 1.1.1. Thông tin .............................................................................................................. 13 1.1.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin ......................................................................... 14 1.1.2.1. Sản phẩm thông tin ................................................................... 15 1.1.2.2. Dịch vụ thông tin ...................................................................... 16 1.1.2.3. Tính khác biệt về sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin ...... 17 1.1.2.4. Đặc tính giống nhau giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin ....... 17 1.1.2.5. Mối liên hệ giữa sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin....... 18 1.2. Thông tin sở hữu công nghiệp ............................................................................... 18 1.2.1. Khái niệm về sở hữu công nghiệp .................................................................... 18 1.2.1.1. Khái niệm về sáng chế .............................................................. 19 1.2.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu ............................................................ 20 1.2.1.3. Khái niệm về kiểu dáng công nghiệp ....................................... 22 1.2.2. Khái niệm về thông tin sở hữu công nghiệp ................................................... 24 1.2.2.1. Thông tin sáng chế ................................................................... 24 1.2.2.2. Thông tin nhãn hiệu .................................................................. 27 1.2.2.3. Thông tin kiểu dáng công nghiệp ............................................. 28 1.3. Doanh nghiệp và vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp đối với các doanh nghiệp .................................................................................. 29 1.3.1. Khái niệm về doanh nghiệp và một số đặc điểm của doanh nghiệp.............. 29 1.3.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp ...................................................... 29 1 1.3.1.2. Một số đặc điểm của doanh nghiệp .......................................... 32 1.3.2. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp đối với các doanh nghiệp .................................................................................................................. 33 1.3.2.1. Vai trò của thông tin sáng chế đối với các doanh nghiệp ........ 34 1.3.2.2. Vai trò của thông tin nhãn hiệu đối với doanh nghiệp ........... 37 1.3.2.3. Vai trò của thông tin kiểu dáng công nghiệp đối với doanh nghiệp ............................................................................................................... 39 * Kết luận Chương 1 ...................................................................................................... 41 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP .................43 2.1. Khái quát về hệ thống cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp ...................... 43 2.2. Tiêu chí khảo sát thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp......................................................................... 45 2.3. Kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp .................................................................................................................... 47 2.3.1. Kết quả khảo sát về mục đích sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp ........................................................................................................... 47 2.3.2. Kết quả khảo sát về thực tiễn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp .................................................................... 48 2.4. Kết quả khảo sát về thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp và đánh giá chất lượng của các doanh nghiệp đối với các sản phẩm và dịch vụ này ........................................................................................................................ 52 2.4.1. Về sản phẩm thông tin sở hữu công nghiệp ................................................... 52 2.4.1.1. Ấn phẩm thông tin .................................................................... 52 2.4.1.2. Cơ sở dữ liệu ............................................................................ 56 2.4.1.3. Trang tin điện tử ....................................................................... 58 2.4.1.4. Tài liệu dùng cho việc tra cứu thông tin .................................. 60 2.4.2. Về dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp........................................................ 64 2.4.2.1. Dịch vụ cung cấp thông tin ...................................................... 64 2.4.2.2. Dịch vụ trao đổi thông tin ........................................................ 66 2.4.2.3. Dịch vụ tư vấn về sở hữu công nghiệp ..................................... 66 2.4.2.4. Huấn luyện đào tạo nâng cao nhận thức và kỹ năng khai thác thông tin sở hữu công nghiệp ................................................................ 67 2.5. Phân tích, đánh giá về chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp ............................................................... 68 2 2.5.1. Điểm mạnh........................................................................................................... 69 2.5.2. Điểm yếu ............................................................................................................... 70 * Kết luận Chương 2 ....................................................................................................... 74 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM VÀ DICH VỤ THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................................................................75 3.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp ............................................................................................................................................. 75 3.1.1. Về sản phẩm thông tin ....................................................................................... 75 3.1.1.1. Cơ sở dữ liệu ............................................................................ 76 3.1.1.2. Tài liệu dùng cho viêc tra cứu .................................................. 76 3.1.1.3. Ấn phẩm thông tin .................................................................... 76 3.1.1.4. Trang tin điện tử ....................................................................... 77 3.1.2. Về dịch vụ thông tin ............................................................................................ 77 3.1.2.1. Dịch vụ đọc tại chỗ ................................................................... 78 3.1.2.2. Dịch vụ cung cấp bản sao ........................................................ 78 3.1.2.3. Dịch vụ tra cứu tin.................................................................... 78 3.1.2.4. Dịch vụ trao đổi thông tin ........................................................ 79 3.1.2.5. Dịch vụ đào tạo kỹ năng khai thác thông tin sở hữu công nghiệp . 79 3.2. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp theo mô hình hiện đại hóa và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp ....................................... 80 3.2.1. Về sản phẩm thông tin ....................................................................................... 80 3.2.1.1. Ấn phẩm thông tin .................................................................... 80 3.2.1.2. Cơ sở dữ liệu điện tử ................................................................ 81 3.2.1.3. Trang tin điện tử ....................................................................... 82 3.2.2. Về dịch vụ thông tin ............................................................................................ 82 3.2.2.1. Dịch vụ tra cứu trực tuyến ...................................................... 82 3.2.2.2. Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc ........................................ 82 3.2.2.3. Dịch vụ phân tích, tổng hợp, chuyển giao thông tin ................ 83 3.2.2.4. Dịch vụ đào tạo ........................................................................ 83 3.2.2.5. Dịch vụ tư vấn .......................................................................... 83 3.2.2.6. Dịch vụ dịch thuật .................................................................... 84 3.3. Một số giải pháp hỗ trợ ........................................................................................... 84 3.3.1. Tạo lập và phát triển nguồn lực thông tin ....................................................... 84 3.3.1.1. Củng cố và khai thác nguồn lực thông tin hiện có ................... 84 3 3.3.1.2. Tăng cường nguồn lực thông tin .............................................. 85 3.3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thông tin ................................................. 87 3.3.3. Đào tạo người dùng thông tin ........................................................................... 89 3.3.4. Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động thông tin ... 90 3.3.5. Tăng cường marketing thông tin...................................................................... 90 3.3.6. Hình thành mạng lưới thông tin sở hữu công nghiệp trong cả nước........... 91 3.3.7. Xây dựng thư viện điện tử ................................................................................. 92 3.3.8. Cơ chế chính sách của nhà nước ..................................................................... 93 * Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 94 KẾT LUẬN ..............................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98 PHỤ LỤC ..............................................................................................................102 4 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 1.1: Cơ cấu số doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp................ 31 Biểu đồ 2.1: Số lượng yêu cầu tra cứu thông tin sáng chế nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ 2006-2010 ................................ Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.2: Nhu cầu sử dụng thông tin sáng chế của các doanh nghiệp theo số liệu có tại Cục Sở hữu trí tuệ năm 2010 ..... Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 2.3: Đánh giá chung về chất lượng của các sản phẩm thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp ................................................................. 63 Biểu đồ 2.4: Đánh giá chung của các doanh nghiệp về chất lượng của các dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp ..................................................................... 68 Hình 2.1: Minh họa CD-ROM công báo sở hữu công nghiệp ........................ 53 Hình 2.2 : Màn hình giao diện cơ sở dữ liệu sáng chế Việt Nam ................... 57 Hình 2.3 : Màn hình giao diện cơ sở dữ liệu nhãn hiệu Việt nam .................. 57 Hình 2.4 : Màn hình giao diện cơ sở dữ liệu kiểu dáng công nghiệp Việt Nam ......................................................................................................................... 58 Hình 2.5: Minh hoạ trang tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ ......................... 60 Bảng 2.1: Tỷ lệ phản hồi phiếu điều tra .......................................................... 47 Bảng 2.2: Nhu cầu sử dụng và đánh giá chất lượng đối với các sản phẩm thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp ...................................... 62 Bảng 2.3: Nhu cầu sử dụng và đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp...................................................... 67 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau hơn hai mươi năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đất nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và bước vào thời kỳ phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Cùng với xu thế chung đó, trong những năm vừa qua các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi và phát triển cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Song nhìn chung, thực trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp còn thấp, chất lượng hàng hoá và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường còn yếu. Quy mô và năng lực hạn chế làm cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư phát triển sản xuất, ít chú trọng đến đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm. Không những thế, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, với những định chế thương mại và pháp luật quốc tế, mà một trong số những vấn đề đó là quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn hết sức mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp. Nhận thức của doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng cũng như khía cạnh kinh tế của việc khai thác thông tin sở hữu công nghiệp còn chưa cao. Nếu như các doanh nghiệp biết sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thông tin này như một công cụ hoạch định chiến lược nghiên cứu, kinh doanh sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa và triển khai công nghệ. Mặc dù hoạt động thông tin sở hữu công nghiệp ở nước ta được bắt đầu khá sớm từ những năm 1980 của thế kỷ trước và ngay trong Nghị định số 6 103/2006/NĐ-CP đã quy định “Bộ Khoa hoc và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý các kho thông tin sở hữu công nghiệp, xây dựng các công cụ phân loại, tra cứu, hướng dẫn cách tra cứu và sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước; tổ chức việc cung ứng thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, bảo đảm khả năng tiếp cận các kho thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng tin phục vụ hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, nghiên cứu, phát triển và kinh doanh” [2; điều 31] song hoạt động thông tin sở hữu công nghiệp nhìn chung vẫn chưa được như mong muốn, thông tin sở hữu công nghiệp chưa thực sự trở thành nguồn lực quan trọng nhằm làm tăng năng lực, tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để tăng cường hoạt động thông tin sở hữu công nghiệp và để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu thông tin đa dạng của các doanh nghiệp. Đây là một vấn đề ngày càng được các cơ quan thông tin sở hữu công nghiệp quan tâm và tìm cách giải quyết. Các cơ quan thông tin phải tìm mọi biện pháp để tăng cường nguồn lực thông tin của mình cũng như đưa ra các công cụ khả thi để làm sao nguồn tin đó đến được với người dùng tin một cách hữu dụng nhất. Nhận thức được điều đó, các cơ quan thông tin, trong đó có Cục Sở hữu trí tuệ và một số đơn vị thông tin khác trong hệ thống cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp đã tạo lập và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp cho người dùng tin. Tuy nhiên, các sản phẩm và dịch vụ thông tin này còn đơn điệu, chưa thực sự quan tâm và chưa có sự nghiên cứu đầy đủ khách hàng mà cụ thể ở đây là các doanh nghiệp nên các sản phẩm và dịch vụ hiện nay chưa đáp ứng và thoả mãn các nhu cầu của doanh nghiệp dẫn tới sự suy giảm tiềm năng và mất tính cạnh tranh của thông tin sở hữu công nghiệp so với các dạng thông tin khác. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp thờ ơ với nguồn thông tin quý giá này và dẫn 7 đến tình trạng như ông Phạm Phi Anh, phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu “kho thông tin sở hữu công nghiệp vẫn còn trùm chăn”. Từ thực tế này cùng với suy nghĩ, trăn trở trong công tác hiện nay của mình, chúng tôi mong muốn nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thông tin nói chung và cũng để thông tin sở hữu công nghiệp thực sự trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Đó cũng chính là lý do để chúng tôi chọn vấn đề “Nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách Khoa học & Công nghệ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam, vấn đề đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Có thể kể đến Giáo trình “Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện” của Ths. Trần Mạnh Tuấn đã đề cập đến khái niệm và quy trình để tạo lập các dạng sản phẩm và dịch vụ thông tin cơ bản hay bài viết của PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng “Một số vấn đề về chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Việt Nam” cũng có đưa ra một số khái niệm về chính sách trong hoạt động thông tin và phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng như đề xuất nội dung của chính sách này. Ngay trong một số luận văn như của tác giả Lê Thị Hoa “Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin trong các cơ quan thông tin bộ/ngành trong bối cảnh hội nhập” (năm 2010), Phùng Thị Bình “Nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm và dịch vụ thông tin tại các thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam” (năm 2007) cũng chủ yếu nghiên cứu về các sản phẩm và dịch vụ thông tin nói chung mà chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về 8 thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp cũng như vai trò của nó đối với các doanh nghiệp và chưa đưa ra được các giải pháp để phát triển các sản phẩm và dịch vụ này phù hợp với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Còn trên thế giới, theo chúng tôi tìm hiểu cũng chỉ có những bài viết đề cập đến hoạt động khai thác thông tin và lợi ích kinh tế của việc khai thác và sử dụng thông tin này trong các doanh nghiệp mà chưa có bài viết nào bàn về các giải pháp tăng cường năng lực khai thác và sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp. Có thể kể đến đến tác giả Hanna Timonen, Eila Jarvenpaa của Trường đại học công nghệ Helsinki với công trình nghiên cứu “Knowledge Acquisition Models of SMEs’ New Product Development Processes and the Role of Patent Information” hay “Patent information to stimulate innovation in small and medium sized companies” của học giả Koch. Như vậy, có thể nói cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp này và đặc biệt là nhằm mục đích phục vụ cho các doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định nhu cầu sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp của các cơ quan thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp. Đề xuất những giải pháp để đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam (số lượng 40 mẫu). 9 Thực trạng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp ở Việt Nam trong 5 năm (nghiên cứu trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ) (2006-2010). 5. Mẫu khảo sát Các doanh nghiệp được chọn để khảo sát nằm trong số các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp hoặc có đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Cơ quan thông tin được chọn để khảo sát thực trạng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006-2010 . 6. Câu hỏi nghiên cứu Các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp nhằm mục đích gì? Thực trạng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp Việt Nam như thế nào? Cần có những giải pháp nào để đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp? 7. Giả thuyết nghiên cứu Các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp nhằm các mục đích sau: đổi mới công nghệ, đăng ký và xác lập quyền sở hữu công nghiệp, tìm hiểu thị trường, đối tác kinh doanh, xác định tình trạng pháp lý, khai thác tài sản trí tuệ,v.v.. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp hiện nay còn nghèo nàn về hình thức và nội dung, chất lượng chưa cao, chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của khoa hoc và công nghệ, cụ thể là công nghệ thông tin và truyền thông, vẫn dừng ở mức thụ động, chưa linh hoạt đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp. 10 Để đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp cần có những giải pháp: + Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện có; + Phát triển các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin mới như các đĩa quang tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp, đĩa quang toàn văn, dịch vụ tra cứu trực tuyến, dịch vụ tư vấn, dịch vụ marketing, đào tạo trực tuyến,v.v..một cách linh hoạt phù hợp với nhu cầu thực tế và đáp ứng hữu hiệu nhất nhu cầu của doanh nghiệp; + Ngoài ra cần có một số giải pháp hỗ trợ như tạo lập và phát triển nguồn tin, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ chế chính sách,v.v.. 8. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: phân tích, thống kê, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như các văn bản pháp luật, tài liệu về sở hữu công nghiệp, vai trò của thông tin sở hữu công nghiệp đối với các doanh nghiệp, về công tác thông tin thư viện, chính sách định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu thực tế: Nghiên cứu thực trạng về các sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ). Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thiết kế phiếu điều tra và thực hiện điều tra tại một số doanh nghiệp. Dung lượng mẫu: 40 doanh nghiệp. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các bảng, biểu đồ, hình, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp 11 Chương 2: Thực trạng về sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp Chương 3: Một số giải pháp đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHO CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Thông tin Chúng ta đang sống trong một thời đại thông tin, tri thức trở thành một tài sản có giá trị nhất của nhân loại, mà ở đó “thông tin được sử dụng như một nguồn lực kinh tế, các tổ chức sử dụng nhiều thông tin hơn để làm tăng năng lực của họ, khuyến khích việc đổi mới và làm tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của họ, thường là thông qua những cải tiến về chất lượng hàng hoá và dịch vụ do họ tạo ra. Đây cũng là xu hướng phát triển đối với các tổ chức sử dụng hàm lượng thông tin cao nhằm làm tăng giá trị sản phẩm và do đó mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế đất nước” [34; pg.9]. Thông tin là một nhân tố không thể thiếu được để thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Có người nói rằng thông tin là nhu cầu cần thiết của con người chỉ sau không khí, nước, thức ăn và chỗ ở. Vậy thông tin là gì? Thông tin theo gốc tiếng Latinh “informatio” có hai nghĩa: Một là, nó chỉ một hành động rất cụ thể tạo ra một hình dạng (forme). Hai là, tuỳ theo tình huống, có nghĩa là truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. Theo nghĩa chung nhất thì thông tin được hiểu là những tri thức dùng để định hướng, tác động tích cực và để điều khiển nhằm duy trì tính đặc thù về chất, hoàn thiện và phát triển hệ thống. Trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5453-1991 có đưa ra định nghĩa về thông tin: “Thông tin là nội dung con 13 người gán cho dữ liệu với các quy ước (ký hiệu) đã biết, được sử dụng trong việc trình bày chúng”. Thông tin là một loại hàng hoá đặc biệt và quan trọng, giá trị của thông tin chỉ có khi nó được khai thác và sử dụng. Chất lượng của thông tin được thể hiện ở nội dung, thời gian và hình thức của thông tin. Nội dung thông tin phải chính xác, phù hợp với nhu cầu của người dùng tin và phải đồng bộ có nghĩa là thông tin phải đầy đủ các vấn đề mà người dùng tin muốn biết. Về thời gian của thông tin bao gồm hai yếu tố là kịp thời, đúng lúc người dùng tin cần và mang tính thời sự, tức là thông tin phải được cập nhật kịp thời, nếu không thông tin sẽ trở nên lạc hâu và không còn giá trị sử dụng. Tiếp theo, về mặt hình thức của thông tin yêu cầu phải đáp ứng tính chi tiết và tính hấp dẫn. Tính chi tiết yêu cầu thông tin đưa ra phải cụ thể tới mức thích hợp. Hình thức trình bày phải hấp dẫn để tạo thêm giá trị cho thông tin. Song giá trị của thông tin không nằm ở bản thân nó mà phải do kết quả của quá trình lao động khoa học, quá trình xử lý để thông tin trở thành các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Căn cứ vào đặc điểm nội dung của tin tức, thông tin có thể chia thành nhiều loại: thông tin kinh tế, thông tin quản lý, thông tin khoa học và công nghệ, thông tin sở hữu công nghiệp,v.v..Trong phạm vi của luận văn, khái niệm thông tin sở hữu công nghiệp được hiểu không chỉ là thông tin về công nghệ mà còn bao gồm cả thông tin về pháp lý và thông tin thương mại. 1.1.2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin Sản phẩm và dịch vụ thông tin là kết quả của quá trình xử lý thông tin có trong nguồn tin để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị sử dụng. Sản phẩm và dịch vụ thông tin đều là những khía cạnh quan trọng đánh giá chất lượng thông tin, xác định giá trị của thông tin và năng lực của nhà 14 cung cấp thông tin. Sản phẩm và dịch vụ thông tin là do con người tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dùng thông tin. 1.1.2.1. Sản phẩm thông tin Sản phẩm thông tin có thể được hiểu như một loại hàng hoá đặc biệt và được hình thành nhằm thoả mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin của người tìm tin và của chính thông tin. Sản phẩm thông tin có thể nói phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng tin. Vậy chính xác sản phẩm thông tin là gì? Ta có thể hiểu một cách đơn giản “sản phẩm thông tin là bất kỳ một phân đoạn tri thức nào có thể được ghi lại trong một số hình thức như dạng chữ viết, dạng âm thanh hoặc dạng hình ảnh và do vậy có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác” [33;pg.1]. “Sản phẩm do cơ quan thông tin thư viện tạo ra không mang tính tự thân, tức là sự phát triển của hệ thống sản phẩm này là nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia” [25;tr.3]. Các sản phẩm thông tin thông thường: Sách in hoặc sách điện tử; Tờ rơi và các báo cáo chuyên ngành; Sách học và sách bài tập; Băng cát-xét tiếng, CD hoặc các file tiếng; Băng hình và DVD; Trang web. Một số đặc tính của sản phẩm thông tin - Tính hữu hình: Sản phẩm thông tin tồn tại dưới dạng vật phẩm cụ thể, có thể sản xuất được, lưu trữ được hay có thể mua, bán được và có thể nhận diện được bằng giác quan1. 1 Theo [29;pg.185] 15 - Tính không thể tách rời: Sản phẩm thông tin là sự kết hợp của hai thành phần không thể tách rời là nội dung thông tin và hình thức thể hiện. - Tính đổi mới: Sản phẩm thông tin là một dạng hàng hoá đặc biệt cho nên cũng phải luôn đổi mới để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người dùng thông tin. 1.1.2.2. Dịch vụ thông tin Dịch vụ thông tin được xem như là hoạt động xảy ra tiếp theo sau khi thông tin đã được lưu trữ như một sản phẩm cuối trong cơ sở dữ liệu bao gồm: việc chọn lọc, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin ở tất cả các dạng có thể như bằng lời nói, chữ viết, âm thanh, hình ảnh,v.v..và bản chất của dịch vụ thông tin là cung cấp, là phổ biến thông tin2. “Dịch vụ thông tin tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa chuyên gia thông tin với người cung cấp, thực hiện dịch vụ với người dùng tin, và được ra đời đáp ứng nhu cầu người dùng tin” [6;tr.41]. Đặc tính của dịch vụ thông tin Theo Nguyễn Vĩnh Hà, dịch vụ thông tin có một số đặc tính sau: - Tính vô hình: Khác với sản phẩm, dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật phẩm cụ thể, không nhìn thấy được, nắm bắt được hay nhận diện được bằng các giác quan. Chính vì vậy mà khi muốn marketing cho các dịch vụ, cần phải tạo cho người dùng tin biết tiềm năng của nó bằng cách cung cấp cho họ một cảm giác hữu hình về các dịch vụ đó. - Tính không đồng nhất: Dịch vụ gắn chặt với người cung cấp dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào cá nhân thực hiện dịch vụ (trình độ, kỹ năng,v.v..) và hơn thế nữa đối với cùng một cá nhân, chất lượng dịch vụ nhiều khi cũng thay đổi theo thời gian. - Tính không thể tách rời: Thông thường để thực hiện một dịch vụ, người cung cấp dịch vụ thường phải tiến hành một số bước hoặc thao tác đi liền với nhau, không thể tách rời nhau để thu được kết quả mà người mua 2 Theo [6;tr.41] 16 dịch vụ mong muốn. Ví dụ, trong dịch vụ tra cứu thông tin, nguời cung cấp thông tin cần phải thực hiện một số bước sau: Bước 1: Phân tích nhu cầu tra cứu tin. Bước 2: Xác định nguồn tin. Bước 3: Tiến hành tra cứu thông tin. Bước 4: Trả kết quả tra cứu3. Các hoạt động dịch vụ thông tin : Cho mượn tài liệu; Dịch vụ tài liệu tham khảo; Dịch vụ dịch thuật; Dịch vụ Internet; Phổ biến thông tin; Dịch vụ trao đổi thông tin; Dịch vụ tra cứu tin; Đào tạo. 1.1.2.3. Tính khác biệt về sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin Sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin được cung cấp và chuẩn bị trong hoạt động thông tin và được đưa vào sử dụng nhằm tăng giá trị của thông tin song chúng cũng có sự khác biệt cơ bản. Chất lượng của sản phẩm thông tin mang nét đặc trưng của sản phẩm và được nhận diện một cách hữu hình về nội dung của sản phẩm bao gồm tính chính xác, đầy đủ, hoàn thiện và không sai sót. Chất lượng của dịch vụ thông tin bao gồm các khía cạnh liên quan đến quá trình phân phối dịch vụ cũng như tính vô hình của việc xử lý, an ninh thông tin và làm tăng giá trị của thông tin đối với người dùng tin. 1.1.2.4. Đặc tính giống nhau giữa sản phẩm và dịch vụ thông tin 3 Theo [7;tr.2] 17 Chu kỳ sống của sản phẩm/dịch vụ thông tin. Cả sản phẩm và dịch vụ thông tin đều cùng có đặc tính này và là một khái niệm hết sức quan trọng khi nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ thông tin. “Các sản phẩm và dịch vụ thông tin đều trải qua 4 thời kỳ: Thời kỳ hình thành, thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ sung mãn, thời kỳ suy thoái” [13;tr.23]. 1.1.2.5. Mối liên hệ giữa sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin Sản phẩm thông tin và dịch vụ thông tin có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ nhau nhằm một mục đích khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn thông tin. Sản phẩm thông tin là cơ sở để phát triển dịch vụ thông tin. Các cơ quan thông tin muốn phát triển dịch vụ thông tin thì phải dựa vào sản phẩm thông tin của mình như hệ thống các ấn phẩm, các cơ sở dữ liệu, trang tin điện tử. Nhưng để đưa được các sản phẩm thông tin đến được người sử dụng thì phải có một hệ thống dịch vụ thông tin hoàn hảo như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn thông tin, dịch vụ marketing thông tin,v.v..Không những thế, dịch vụ thông tin còn là kênh phản hồi ý kiến của người tìm tin đối với chất lượng và hình thức của sản phẩm thông tin để cơ quan thông tin có cơ sở đánh giá nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của người dùng tin. Sản phẩm và dịch vụ thông tin là kết quả hoạt động và xử lý thông tin tác động vào các nguồn tin đề biến đổi chúng trở thành các dạng sản phẩm và dịch vụ thông tin (cơ sở dữ liệu, ấn phẩm thông tin, bảng tra cứu, danh mục, tổng luận, tìm tin, đánh giá thông tin,v.v..). Có thể nói rằng sản phẩm và dịch vụ thông tin là phương thức để tạo lập hàng hoá và tài nguyên thông tin trong xã hội. 1.2. Thông tin sở hữu công nghiệp 1.2.1. Khái niệm về sở hữu công nghiệp Sở hữu công nghiệp là khái niệm chỉ lĩnh vực pháp lý bảo hộ quyền sở hữu đối với các thành quả nghiên cứu triển khai của con người mà có thể 18 được áp dụng trong công nghiệp. Theo ông Shahid Alikhan “Sở hữu công nghiệp liên quan đến những sáng tạo ra đời từ những sáng chế, tức là những giải pháp cho những vấn đề kỹ thuật hoặc liên quan đến những kiểu dáng công nghiệp, tức là những sáng tạo mang tính thẩm mỹ và định hình dáng bên ngoài của những sản phẩm công nghiệp. Nó cũng liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ, tên và chỉ dẫn thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hàng hoá ) cũng như liên quan đến bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh” [1;tr.10]. Như vậy, các đối tượng chính được bảo hộ sở hữu công nghiệp là sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. 1.2.1.1. Khái niệm về sáng chế Sáng chế được hiểu theo quy định của pháp luật là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả áp dụng công nghiệp. Đối tượng của sáng chế có thể là cơ cấu, chất và phương pháp. “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”[15;điều 4]. Một giải pháp được công nhận là mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nếu trước ngày nộp đơn hợp lệ hoặc trước ngày ưu tiên của đơn sáng chế, giải pháp đó chưa được bộc lộ công khai ở bất kỳ đâu, dưới bất kỳ hình thức nào. Ngoài ra, giải pháp này không được trùng với giải pháp đã được nộp đơn đăng ký sáng chế có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn hợp lệ sớm hơn. “Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế” [15; điều 58]. Hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế có trong một thời hạn nhất định không quá 20 năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ và chỉ có hiệu lực trong lãnh thổ một nước hoặc một số nước nhất định. “Tại một số ít quốc gia, sáng chế cũng có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký dưới tên gọi là “mẫu hữu ích” [21;tr.170], hoặc giải pháp hữu 19 ích. Những tiêu chuẩn bảo hộ đối với mẫu hữu ích so với sáng chế dễ dàng hơn, thời hạn bảo hộ đối với mẫu hữu ích cũng ngắn hơn. 1.2.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu Nhãn hiệu đã có từ thời cổ xưa nhưng chỉ thực sự có một vai trò quan trọng bắt đầu từ thời kỳ công nghiệp hoá và trong thế giới hiện đại của thương mại quốc tế và nền kinh tế thị trường. Công nghiệp hoá và nền kinh tế thị trường đã sản xuất nhiều loại hàng hoá và cung cấp dịch vụ cùng chủng loại, chúng chỉ khác nhau về chất lượng, giá cả và do vậy để người tiêu dùng có thể phân biệt được thì người sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ phải đặt tên cho chúng. “Phương tiện để đặt tên hàng hoá, dịch vụ trên thị trường chính là nhãn hiệu” [21;tr.66]. “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” [15;điều 4]. Như vậy, nhãn hiệu là dấu hiệu hay tên gọi có tính phân biệt hoặc nhận dạng nguồn gốc sản phẩm hoặc dịch vụ giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hoá và dịch vụ cùng loại có các nguồn gốc khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Một nhãn hiệu mang lại cho chủ sở hữu của nó sự bảo hộ thông qua việc ngăn ngừa sự nhầm lẫn về nguồn gốc trong quá trình phân phối sản phẩm, dịch vụ hoặc thông qua việc cấp li-xăng cho người khác sử dụng nhãn hiệu đó. Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là không xác định, hiệu lực của nhãn hiệu có thể được giữ mãi mãi thông qua việc đăng ký, duy trì gia hạn và sử dụng liên tục trong thương mại. Các chức năng chính của nhãn hiệu là: Giúp khách hàng nhận ra sản phẩm (dù là hàng hoá hoặc dịch vụ) của một công ty cụ thể nhằm phân biệt chúng với các sản phẩm trùng hoặc tương tự do các đối thủ cạnh tranh cung cấp. Khách hàng hài lòng với với một sản phẩm cụ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng