Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo quảng nam luận văn ths. du lịch...

Tài liệu Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo quảng nam luận văn ths. du lịch

.PDF
129
1183
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN ĐÔNG NHỰT NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN ĐÔNG NHỰT NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRƯƠNG HOÀNG Hà Nội, 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 4 1. 2. 3. 4. 5. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 4 Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 8 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 9 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9 6. Bố cục của luận văn ................................................................................. 11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO ..... 12 1.1. Các khái niệm .................................................................................................. 12 1.1.1. Du lịch biển đảo.......................................................................... 12 1.1.2. Sản phẩm du lịch .................................................................................. 12 1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch biển đảo............................................ 14 1.2.1. Những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch........................................... 14 1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch ........................................................... 14 1.2.3. Các yếu tốc tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch ...................................................................................................... 15 1.2.4. .... Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch…17 1.2.5. Các điều kiện phát triển du lịch biển đảo............................................. 20 1.2.6. Các sản phẩm du lịch biển đảo ................................................... 25 Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM ............................................................................................. 32 2.1. Thực trạng về du lịch Quảng Nam ........................................................ 32 2.2. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam ............... 36 2.2.1. Điều kiện cung ...................................................................................... 37 2.2.2. Điều kiện cầu ........................................................................................ 47 2.3. Thực trạng các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam ........................ 50 2.3.1. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo ....................................... 50 2.3.2. Sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo ............................................. 55 2.3.3. Sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo ............................................ 58 1 2.3.4. Sản phẩm du lịch lặn biển ngắm san hô ...................................... 60 2.3.5. Sản phẩm du lịch thể thao biển đảo............................................. 63 2.3.6. Các sản phẩm du lịch biển đảo khác ........................................... 65 2.4. Đánh giá các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam ........................... 66 2.4.1. Cơ cấu mẫu điều tra .................................................................... 66 2.4.2. Đánh giá về tài nguyên du lịch biển đảo.................................................. 70 2.4.3. Đánh giá về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường ..... 72 2.4.4. Đánh giá về chất lượng sản phẩm du lịch ................................... 76 2.4.5. Đánh giá về hình thức tuyên truyền quảng bá về du lịch ............. 78 2.4.6. Tổng kết đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam .......................................................................................... 80 2.5. Nguyên nhân của thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam .......... 83 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM ............................................ 89 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .............................................................................................. 89 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch biển đảo Việt Nam ........................ 89 3.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, du lịch Quảng Nam............ 93 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam ...................................................................................................... 95 3.2.1. Hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm du lịch biển đảo hiện có ............ 95 3.2.2. Phát triển và mở rộng địa bàn các sản phẩm du lịch biển đảo mới .. 102 3.2.3. Các giải pháp khác.............................................................................. 104 3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 106 3.3.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch: .................................................................................................... 106 3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Quảng Nam: ................................................ 107 KẾT LUẬN .................................................................................................. 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 110 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 113 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 TÊN BẢNG Bảng 2.1: Số lượng khách và doanh thu của du lịch Quảng Nam từ năm 2011 – 2013 Bảng 2.2: Số lượng khách sạn và số phòng tại Quảng Nam qua các năm Bảng 2.3: Các thông thông về cá nhân của khách du lịch đến biển đảo Quảng Nam Bảng 2.4: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam Bảng 2.5: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng với tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam Bảng 2.6: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường… Bảng 2.7: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường… Bảng 2.8: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của các sản phẩm du lịch biển đảo Bảng 2.9: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng với các sản phẩm du lịch biển đảo Bảng 2.10: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tuyên truyền quảng bá du lịch Bảng 2.11: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng với tuyên truyền quảng bá du lịch Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch biển đảo Quảng Nam từ năn 2010 – 2013 Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ du lịch biển đảo Quảng Nam từ năn 2010 – 2113 3 TRANG 35 42 68 71 72 74 75 76 77 78 80 49 50 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong nhịp điệu sôi động của cuộc sống hiên nay, du lịch đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Càng ngày, các loại hình du lịch có những liên quan trực tiếp đến chất lượng môi trường càng thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch hơn bởi sự thông qua các sản phẩm du lịch, khách du lịch sẽ tự cảm nhận được dưới nhiều góc độ khác nhau về các giá trị tự nhiên, môi trường và nền văn hóa ở những nơi họ có cơ hội đặt chân đến du lịch. Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, ở thực tại và trong tương lai du lịch biển đảo sẽ là loại hình du lịch chủ đạo sau du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Loại hình du lịch biển đảo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển. Không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi với 125km bờ biển đẹp kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thành phố Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành)... Bên cạnh đó, còn có đảo Cù Lao Chàm – một khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận đã tạo cho Quảng Nam nhiều tiềm năng cho việc phát triển du lịch biển đảo, tạo ra sự đa dạng của các loại hình du lịch phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Mặc dù Quảng Nam có tài nguyên thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo, tuy nhiên thực trạng phát triển chưa tương xứng, chưa có nhiều sản phẩm 4 phù hợp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch… Hơn nữa, việc nghiên cứu các sản phẩm du lịch biển đảo để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch là yêu cầu cần thiết. Hiện nay, trên địa bàn Quảng Nam vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này… Vì vậy, tác giải đã chọn đề tài “Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam” để nghiên cứu hiện trạng các sản phẩm du lịch biển đảo, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch biển đảo Quảng Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu Du lịch biển đảo là một vấn đề không mới đối với việc nghiên cứu phát triển du lịch trên thế giới và tại Việt Nam. Về các khái niệm, tại điều 121 của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đã nêu rõ những định nghĩa về: đảo, vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng nước quần đảo, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế… qua đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc trưng của biển đảo. Hiện nay, đã có nhiều đề tài cấp Bộ của Tổng cục du lịch, các viện nghiên cứu, nhiều bài báo nghiên cứu đề cập đến loại hình du lịch biển đảo Việt Nam. Cụ thể Viện khoa học xã hội Việt Nam (năm 2005) đã triển khai đề tài cấp Bộ “Điều kiện kinh tế, xã hội – nhân văn vùng ven biển Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tất cả các điều kiện kinh tế, xã hội – nhân văn của các vùng ven biển trên cả nước, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng ven biển Việt Nam. Đối với du lịch biển đảo Việt nam nói chung và biển đảo Quảng Nam nói riêng, cũng đã có những nghiên cứu đề cập tới. Cụ thể như: Tác giả Phạm Trung Lương (2008), đã nghiên cứu đề tài: “Những điều kiện để và cơ sở khoa học để phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ”. Từ đó định hướng những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch biển đảo cho vùng Bắc Trung Bộ. 5 Tác giả Nguyễn Thu Hạnh (2012), cũng đã quan tâm, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch bắc Trung Bộ qua đề tài: “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”. Tác giả Phạm Trung Lương (2008), cũng đã quan tâm đến những vấn đề về: “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”. Từ đó đưa ra các biện pháp và định hướng để du khách và cộng đồng cùng thực hiện những biện pháp để phát triển du lịch lịch bền vững trên đảo Cát Bà. Tác giả Võ Quế cũng đã nghiên cứu đề tài: “Những điều kiện phát triển du lịch biển đảo bền vững tại vịnh Bái Tử Long”. Từ đó nêu ra những thực trạng và giải pháp cho việc phát triển du lịch biển đảo tại vùng này. Tác giả Trần Thị Lan cũng đã quan tâm đến các điều kiện phát triển du lịch đảo Lý Sơn cùng với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia qua việc nghiên cứu đề tài: “Các điều kiện để phát triển du lịch Lý Sơn để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Tác giả Hà Văn Siêu cũng đã dựa trên những điều kiện, tiềm năng du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Những định hướng để phát triển sản phẩm du lịch và quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Từ đó đưa ra những mục tiêu, định hướng và giải pháp cụ thể cho việc phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Tác giả Hà Văn Siêu cũng đã quan tâm đến những điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch vùng duyên hải Miền Trung với việc nghiên cứu đề tài: “Những vấn đề và điều kiện để tạo những bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển du lịch các tỉnh/thành phố vùng duyên hải miền Trung”. 6 Ngoài ra, nhiều luận văn Thạc sĩ đã đề cập đến các vấn đề về nghiên cứu du lịch biển đảo của các địa phương khác như: Tác giả Thân Trọng Thụy (2012), đã triển khai đề tài: “Du lịch Khánh Hòa: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã nêu lên những điều kiện và tiềm năng du lịch Khánh Hòa, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển du lịch ở địa phương này. Tác giả Trần Thị Kim Bảo (2009), đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị”. Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Trị. Tác giả Ngô Quang Duy (2008), đã triển khai đề tài “Phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh”. Tác giả đã hệ thống hóa được những cơ sở lý luận và đồng thời đề xuất giải pháp phát triển du lịch biển đảo của Vân Đồn – Quảng Ninh. Tác giả Trần Thị Kim Ánh (2012), đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng”. Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển du lịch biển Đà Nẵng, nêu ra các thế mạnh của du lịch biển Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong tương lai. Tác giả Trần Xuân Mới (2012), đã quan tâm đến những điều kiện phát triển du lịch sinh thái và đã đề xuất được những giải pháp cho việc phát triển loại hình du lịch này tại Quảng Nam với đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm – tỉnh Quảng Nam”. Tác giả Ngô Đặng Thị Thu Hằng (2013), đã triển khai đề tài “Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận”. Tác giả đã tổng hợp những thông tin, dữ liệu liên quan đến việc bảo vệ môi trường và đưa ra các giải pháp cho việc bảo vệ môi trường du lịch ven biển Bình Thuận. 7 Mặc dù tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam là rất lớn, nhưng tình hình khai thác tài nguyên biển đảo chưa tương xứng với tiềm năng do chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức của các ban ngành và chính quyền địa phương, dưới góc độ khoa học nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam là một đề tài thiết thực cho du lịch Quảng Nam. Ngoài những đề tài trên đây, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào khác về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam một cách có hệ thống. Chính vì vậy, việc triển khai đề tài nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam là cần thiết, khách quan, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành du lịch địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch, thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng biển đảo. Cụ thể là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam. Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau: Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về du lịch biển đảo, các thông tin về tài nguyên du lịch biển đảo, về hệ thống dịch vụ du lịch, về khách du lịch… Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn khách du lịch và nhà cung cấp sản phẩm du lịch… điều tra xã hội học để bổ sung thông tin. Đánh giá thực trạng về sự hài lòng của khách du lịch, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch biển đảo. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những sản phẩm du lịch được giới hạn trong phạm vi mực nước biển tác động vào đất liền và các khu vực ven bờ biển, trên biển, vịnh biển, hải đảo... thuộc các huyện Điện Bàn, Thăng Bình, Thành phố Hội An, Thành phố Tam Kỳ, Huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu các sản phẩm du lịch biển đảo trong vùng biển đảo trên địa bàn, giới hạn trong phạm vi khu vực mực nước biển tác động vào đất liền của các đơn đơn vị hành chính ven biển từ Huyện Điện Bàn đến Huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được giới hạn từ năm 2009 đến năm 2013 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã được sử dụng: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, tài liệu giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước. Những thông tin thực tế liên quan đến sản phẩm du lịch biển đảo. Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành đi thực tế 4 đợt, được chia đều vào 4 mùa trong năm tại các vùng biển đảo như: Cửa Đại (Hội An), Hà My (Điện Bàn), Tam Thanh (Tam Kỳ), Biển Rạng (Núi Thành)… và đảo Cù Lao Chàm (Hội An). Các ngày được lựa chọn gồm 1 ngày vào xuân – khi đó khách du lịch đang tham gia trẩy hội và tham gia 9 vào các hoạt động du lịch, 1 ngày vào mùa hè – đây là mùa cao điểm của du lịch nên khách tham gia vào hoạt động du lịch rất nhiều, 1 ngày mùa thu – khi đó các vùng biển đang đón lượng khách du lịch nước ngoài nhiều, 1 ngày vào mùa đông – mùa thấp điểm của hoạt động du lịch. Phương pháp điều tra xã hội học (hay phương pháp phỏng vấn): Để có được những nhận định khách quan, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi với khách du lịch đang tham gia du lịch tại các vùng biển đảo trên địa bàn. Vì điều kiện hạn chế về thời gian và khoảng cách (khảo sát khách du lịch trong 3 đợt: đợt 1 vào cuối tháng 10/2014, đợt 2 vào đầu tháng 11/2014, và đợt 3 vào giữa tháng 11/2014), và hơn nữa lại vào mùa thấp điểm của du lịch nên tác giả chỉ phát được 120 phiếu cho khách du lịch. Mặc dù số phiếu phát ra ít, nhưng kết quả thu lại cũng rất khả quan và thông tin thu thập được cũng khá chính xác, từ đó giúp cho tác giả có những sự phân tích thực trạng và đề xuất vào việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam. - Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: Từ yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài, thông qua thảo luận ý kiến với một số chuyên gia, tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi sơ bộ và tiến hành khảo sát thử 15 du khách, sau đó hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng để khảo sát. Bảng câu hỏi tiếng Việt dành cho du khách trong nước (Phụ lục 1) và bảng câu hỏi tiếng Anh dành cho khách nước ngoài (Phụ lục 2). Nội dung của bảng câu hỏi theo chiều dọc gồm 2 phần chính: Phần thứ 1, đánh giá của du khách về mức độ quan trọng và mức độ hài lòng của các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam với các tiêu chí: Tài nguyên du lịch biển đảo; Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường; Trải nghiệm các sản phẩm du lịch biển đảo; Chính sách quản lý, quảng bá, xúc tiến du lịch biển đảo… 10 Phần thứ 2, thu thập thông tin cá nhân của khách du lịch tại vùng biển đảo Quảng Nam. Nội dung bảng câu hỏi theo chiều ngang, phía bên trái bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam với 5 mức độ: không quan trọng, ít quan trọng, bình thường, quan trọng và rất quan trọng. Phía bên phải bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về mức độ hài lòng của các yếu tố về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam với 5 mức độ: không hài lòng, ít hài lòng, bình thường, hài lòng và rất hài lòng. - Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp thu thập thông tin sử dụng cho nghiên cứu đề tài này là phát phiếu khảo sát điều tra theo bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Đối tượng khảo sát bao gồm khách du lịch trong nước và quốc tế đang sử dụng các sản phẩm du lịch biển đảo trên địa bàn Quảng Nam (Điện Bàn, Hội An, Cù Lao Chàm, Tam Kỳ, Núi Thành). Tổng số phiếu điều tra phát ra 120 phiếu cho các khách du lịch ngẫu nhiên, trong đó có 80 phiếu dành cho khách du lịch trong nước và 40 phiếu dành cho khách du lịch nước ngoài. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch biển đảo Chương 2. Tiềm năng và thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Du lịch biển đảo Du lịch có rất nhiều loại hình khác nhau, dựa trên đặc điểm tài nguyên, sự phân bố… du lịch được chia thành nhiều loại hình như: du lịch miền núi, du lịch đô thị, du lịch đồng quê, du lịch biển đảo… Từ đặc điểm đó, có thể hiểu rằng: du lịch biển đảo là loại hình du lịch được phát triển dựa trên những tiềm năng về biển đảo, diễn ra trong các vùng có tài nguyên về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về nghỉ dưỡng biển đảo, tham quan, vui chơi giải trí, tắm biển, nghiên cứu, học tập… tại khu vực bờ biển, ven biển, vịnh biển và đảo. Từ khái niệm về du lịch biển đảo, có thể hiểu rằng: sản phẩm du lịch biển đảo là các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho khách du lịch, được xây dựng và phát triển dựa trên cơ sở các vùng có tiềm năng về biển đảo, từ đó hình thành các sản phẩm du lịch mang đặc trưng và màu sắc riêng chỉ có thể hình thành và phát triển ở vùng biển đảo nhằm hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển, lặn biển, nghiên cứu… tại khu vực bờ biển, vịnh biển và đảo. Cũng như các sản phẩm du lịch khác, sản phẩm du lịch biển đảo là tập hợp các dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch biển đảo có những đặc trưng riêng bởi những đặc thù của tài nguyên du lịch biển đảo. Du lịch biển đảo còn có tính chất mùa vụ rõ rệt, phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ… 1.1.2. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một thuật ngữ có rất nhiều quan niệm định nghĩa và cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Các khái niệm về sản phẩm 12 du lịch rất đa dạng tùy theo các hướng tiếp cận khác nhau. Sản phẩm du lịch là một khái niệm rộng, là tổng thể các yếu tố hữu hình hoặc vô hình, kết hợp với nhau, tạo thành các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, làm thỏa mãn nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bới sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó [8, tr. 31]. Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch [Điều 4, chương 1, Luật Du lịch, 2005]. Có thể thấy rằng, sản phẩm du lịch luôn là mối quan tâm của không chỉ khách du lịch mà cả các nhà quản lý, kinh doanh và cộng đồng địa phương. Nói tới sản phẩm du lịch là nói tới các dịch vụ (hoặc hàng hóa như đồ lưu niệm…) có thể đem bán cho du khách. Sản phẩm du lịch có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và được hiểu ở nhiều phạm vi khác nhau: Ở phạm vi điểm đến, sản phẩm du lịch được gắn liền với một điểm đến cụ thể, đó là: biển, đảo, núi, sông, hồ, di tích, danh thắng, công trình, lễ hội, làng nghề… phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Ở phạm vi dịch vụ, sản phẩm du lịch được gắn liền với những dịch vụ cụ thể, đó là những dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, các dịch vụ bổ sung khác… Ở phạm vi của tour, sản phẩm du lịch được gắn liền với những sản phẩm cụ thể, đó là những chương trình du lịch, nhưng dịch vụ trọn gói hoặc từng phần bán ra phù hợp với nhu cầu của khách du lịch… Như vậy, sản phẩm du lịch được hiểu là các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, là tổng thể những 13 yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ và thỏa mãn những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch. 1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch biển đảo 1.2.1. Những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch Cũng như tất cả các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố kết hợp với nhau để đáp ứng cho thị trường, thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố cơ bản sau: - Tài nguyên thiên nhiên: khí hậu, cảnh quan, núi rừng, biển đảo, sông, suối, hồ, thác… - Tài nguyên nhân văn, các di sản văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề… - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch: nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí… - Hệ thông phương tiện giao thông phục vụ du lịch: máy bay, tàu lửa, xe ô tô, tàu thuyền… - Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, y tế… - Môi trường kinh tế và xã hội: giá cả liên quan đến du lịch, an toàn xã hội, trình độ dân trí, văn minh đô thị… 1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch mang đặc tính nhìn thấy được và không nhìn thấy được. Các yếu tố nhìn thấy được, chủ yếu là: tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, đặc sản, hàng lưu niệm… Và các yếu tố không nhìn thấy được bao gồm: các dịch vụ du lịch; các yếu tố tâm lý… 14 Sản phẩm du lịch mang tính đa dạng của các bên tham gia: thông thường, sản phẩm du lịch có nhiều yếu tố cấu thành như: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các loại dịch vụ… Sản phẩm du lịch mang tính đặc thù: Sản phẩm du lịch không thể tồn kho; sản phẩm du lịch đồi hỏi phải có sự tham gia của du khách để tồn tại, là điều kiện cần thiết để thực hiện dịch vụ; tính không co giãn của cung so với cầu; sản phẩm du lịch không di chuyển đến thị trường tiêu thụ. 1.2.3. Các yếu tốc tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch Động cơ du lịch Giai đoạn đầu Tổ chức quản lý Cơ bản Quá trình tạo Tài nguyên du lịch Cơ sở hạ tầng Dịch vụ Hoạt động và kinh nghiệm dựng Truyền thông Vật chất kỹ thuật Nguồn cung cấp sản phẩm du lịch Hình ảnh và bố trí Kết quả Truyền thông và Kinh doanh và quảng bá thương mại hóa Văn hóa tiêu thụ - Giai đoạn đầu: động lực để du lịch là yếu tố cơ bản và tiên quyết để hình thành việc xây dựng các sản phẩm du lịch. - Cơ bản: Là giai đoạn cần có tài nguyên du lịch và tổ chức quản lý, để xây dựng cấu trúc và khai thác đúng giá trị các tài nguyên hình thành nên những sản phẩm cần thiết. - Quá trình tạo dựng: yêu cầu cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, và dịch vụ có sẵn hoặc được tạo dựng lẫn phát triển hoạt động và kinh nghiệm. Quá trình này mang lại kết quả là một bộ sản phẩm, có thể được hiểu là nguồn cung cấp sản phẩm của điểm du lịch. 15 - Truyền thông: một khi đã có nguồn cung cấp sản phẩm, những lợi ích thiết thực và về tinh thần phải được giới thiệu cho khán giả mục tiêu của điểm du lịch nhằm kích thích nhận thức, và tất yếu, mong muốn hướng đến tiêu thụ. Việc tạo ra hình ảnh, bố trí mạnh mẽ và liền mạch, liên quan đến sản phẩn du lịch rất quan trọng để giới thiệu và quảng bá thành công điểm du lịch để kích thích tiêu thụ sản phẩm tại điểm du lịch. - Kết quả: là sự tiêu thụ sản phẩm du lịch, từ đó đánh giá được mức độ hài lòng của khacsh du lịch và có những điều chinrht hích hợp cho sự phát triển sản phẩm tiếp theo. Việc phát triển sản phẩm du lịch mới thường gặp phải nhiều khó khăn bởi vấn đề quyền lợi khác nhau giữa thành phần kinh tế nhà nước và tư nhân. Do đó, trong hoàn cảnh này, cần có một tổ chức quản lý để xây dựng cấu trúc, phối hợp và đạt được sự nhất trí cần thiết giữa các thành phần kinh tế khác nhau để đảm bảo sự phát triển sản phẩm du lịch. Quảng bá sức phát triển của sản phẩm du lịch mới dựa trên tài nguyên du lịch mang nhiều lợi ích, việc phát triển nguồn sản phẩm du lịch đa dạng vô cùng quan trọng để đảm bảo một sự đa dạng hóa và phân biệt lâu dài cho điểm du lịch. Việc phát triển sản phẩm du lịch có thể hiểu là: - Cải tạo và nâng cấp tài nguyên du lịch đã có: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân tạo và các tài nguyên khác. - Nâng cao các công trình công cộng phục vụ du lịch và điểm du lịch, các tour du lịch, các hành trình du lịch… - Đưa dân cư địa phương vào việc bảo tồn và duy trì tài sản du lịch. Tăng tính tự tôn của dân cư địa phương, có ý thức gìn giữ môi trường du lịch. - Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của dân cư địa phương: các làng nghề truyền thống thủ công, các lễ hội, các sản phẩm và dịch vụ liên quan giúp củng cố hình ảnh chân thực của điểm du lịch. 16 - Tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển kinh doanh. 1.2.4. Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch 1.2.4.1 Nhà cung cấp Sản phẩm du lịch muốn phát triển được thì phải có sự tham gia đầy đủ của các nhà cung cấp. Bởi chính các nhà cung cấp bảo đảm cung ứng những yếu tố đầu vào để tạo thành dịch vụ du lịch hoàn chỉnh và làm tăng giá trị sử dụng của chúng để quảng bá cho khách du lịch với mức giá phù hợp yêu cầu, mức giá phải thấp hơn so với giá mà khách du lịch mua từng dịch vụ đơn lẻ gộp lại, tiết kiêm được thời gian, dễ dàng trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn sản phẩm phù hợp với đặc điểm tiêu đùng du lịch của họ. Nhà cung cấp (dịch vụ và hàng hoá) giữ một vai trò lớn trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch như sau: Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển để thoả mãn nhu cầu đi lại của khách từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch (khu du lịch) tại nơi đến và ngược lại. Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển bao gồm: vận chuyển hàng không,vận chuyển đường sắt,vận chuyển đường bộ,vận chuyển đường thuỷ... Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú bao gồm các thể loại (khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, làng du lịch,…) nhằm thoả mãn nhu cầu lưu trú của khách trong thời gian đi du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ lưu ăn uống như (nhà hàng, cửa hàng đặc sản…) phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách... và các loại dịch vụ khác như: quầy bar, phòng hội họp, cửa hàng lưu niệm... Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan,vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe… tại các điểm du lịch, khu du lịch, các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật, thể thao, hàng thủ công mỹ nghệ... nhằm để thoả mãn nhu cầu đặc trưng trong tiêu dùng du lịch, nhu cầu cảm thụ các giá trị thẩm mỹ của khách ở nơi đến du lịch. 17 Ngoài ra còn có các nhà cung cấp dịch vụ mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động kinh tế xã hội như là: các nhà cung cấp dịch vụ bưu điện và bưu chính viễn thông; các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm… cũng góp phần phục vụ nhu cầu đa dạng và bổ sung vào các dịch vụ chính. 1.2.4.2 Khách du lịch Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du dịch đóng một vai trò rất lớn vào quá trình phát triển sản phẩm du lịch, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm phụ vụ nhu cầu của khách du lịch về tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, học tập, nghiên cứu… Khách du lịch bao gồm hai đối tượng là: khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, họ có những nhu cầu, sở thích và khả năng thanh toán cũng khác nhau. Từ đó góp phần vào việc định hướng phát triển cho sản phẩm du lịch đa dạng hơn, phù hợp với từng đối tượng khách du lịch khác nhau. Khách du lịch nội địa là thị trường có tiềm năng khai thác rất lớn, là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn. Khách du lịch quốc tế trong thời gian gần đây là các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là thị trường gửi khách nhiều nhất. Bên cạnh đó thị trường khách Châu Á - Thái Bình Dương cũng là một thị trường đầy tiềm năng của du lịch biển đảo, và đặc biệt lượng du khách đến từ các nước đang phát triển tăng mạnh hơn, đặc biệt các vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, Đông và Trung Âu, Trung Đông, Nam Phi và Nam Mỹ… Với điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay thì du lịch không phải là nhu cầu đặc biệt mà là xu hướng gia tăng của toàn cầu. Người đi du lịch 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan