Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tháo gỡ rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình t...

Tài liệu Tháo gỡ rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chương trình truyền hình tại đài phát thanh – truyền hình cà mau

.PDF
104
796
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÂM KỲ BẢO QUỐC THÁO GỠ NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIN HỌC HOÁ QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÂM KỲ BẢO QUỐC THÁO GỠ NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIN HỌC HOÁ QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.04.12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Học Hà Nội, 2013 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................... 3 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4 1. Tên đề tài ................................................................................................... 4 2. Lý do nghiên cứu....................................................................................... 4 3. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 5 4. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 7 4.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 7 4.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 7 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7 5.1 Phạm vi không gian............................................................................. 7 5.2 Phạm vi thời gian ................................................................................ 7 6. Mẫu khảo sát ............................................................................................. 8 7. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 8 7.1 Câu hỏi chính ...................................................................................... 8 7.2 Câu hỏi phụ ......................................................................................... 8 8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 8 9. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm ........................................................ 8 9.1 Tiếp cận ............................................................................................... 8 9.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin............................................ 9 10. Kết cấu luận văn ...................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIN HỌC HOÁ QUẢN LÝ VÀ RÀO CẢN TRONG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ................ 10 1.1 Một số khái niệm................................................................................... 10 1.1.1 Truyền hình .................................................................................... 10 1.1.2 Chương trình truyền hình............................................................... 10 1.1.3 Quản lý ........................................................................................... 11 1.1.4 Tin học ............................................................................................ 13 1.1.5 Tin học hoá ..................................................................................... 14 1.1.6 Công nghệ thông tin ....................................................................... 14 1.1.7 Nguồn nhân lực .............................................................................. 15 1.1.8 Rào cản........................................................................................... 17 1.2 Vai trò của tin học hóa .......................................................................... 18 1.2.1 Tin học hóa với kinh tế, văn hóa và xã hội .................................... 19 1.2.2 Tin học hoá với hoạt động của cơ quan nhà nước ........................ 21 1.3 Tổng quan về tin học hoá ở Việt Nam .................................................. 23 1.4 Tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình .................. 27 1.4.1 Tổng quan về tin học hoá tại Đài Truyền hình Việt Nam .............. 27 1.4.2 Quy trình chung quản lý và sản xuất chương trình truyền hình .... 29 1.4.3 Những rào cản trong quá trình tin học hóa quản lý và sản xuất chương trình truyền hình......................................................................... 32 * Kết luận Chƣơng 1 ................................................................................... 34 CHƢƠNG 2. NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG TIN HỌC HOÁ QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH CÀ MAU........................................................... 35 2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về Cà Mau ............................................................... 35 2.2 Thực trạng tin học hoá ở tỉnh Cà Mau .................................................. 37 2.2.1 Tin học hoá tại các cơ quan Đảng ................................................. 37 2.2.2 Tin học hoá tại các cơ quan Nhà nước .......................................... 40 2.2.3 Đánh giá chung về tin học hoá ở tỉnh Cà Mau .............................. 50 2.3 Thực trạng tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau ....................................................... 54 2.3.1 Sơ lược về Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau ....................... 54 2.3.2 Thực trạng tin học hoá tại Đài PT - TH Cà Mau .......................... 57 2.3.3 Kết quả điều tra, khảo sát .............................................................. 67 2.4 Nhận diện rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau ............................... 75 2.4.1 Nhận thức ....................................................................................... 75 2.4.2 Nguồn nhân lực .............................................................................. 76 2.4.3 Hạ tầng kỹ thuật CNTT .................................................................. 76 2.5 Nguyên nhân rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau ........................ 77 * Kết luận chƣơng 2 .................................................................................... 77 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN TRONG TIN HỌC HOÁ QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH CÀ MAU ............................................... 79 3.1 Các giải pháp phát triển CNTT tại tỉnh Cà Mau ................................... 79 3.1.1 Mục tiêu phát triển CNTT tại tỉnh Cà Mau ................................... 79 3.1.2 Giải pháp phát triển CNTT tại tỉnh Cà Mau.................................. 80 3.2 Các giải pháp tổng thể tháo gỡ rào cản tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài PT – TH Cà Mau .................................... 85 3.2.1 Nhận thức về tin học hoá ............................................................... 86 3.2.2 Nguồn nhân lực .............................................................................. 86 3.2.3 Hạ tầng kỹ thuật CNTT .................................................................. 86 3.3 Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 87 3.3.1 Nhận thức về tin học hoá ............................................................... 87 3.3.2 Nguồn nhân lực .............................................................................. 88 3.3.2 Hạ tầng kỹ thuật CNTT .................................................................. 89 3.3.3 Nguồn tài chính .............................................................................. 90 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 94 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 96 LỜI CẢM ƠN Học viên xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy, Cô đã trực tiếp giảng dạy các môn học chung, các chuyên đề trong chƣơng trình đào tạo của khoá học, qua đó đã truyền đạt cho học viên rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu và bổ ích. Học viên xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô, cán bộ phụ trách chuyên môn và hành chính của Phòng Quản lý sau đại học, Ban chủ nhiệm và cán bộ, viên chức khoa Khoa học Quản lý, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phòng Quản lý sau đại học và các Phòng, Khoa trƣờng Đại học Bạc Liêu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Học viên xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Văn Học, Thầy hƣớng dẫn trực tiếp học viên hoàn thành luận văn này. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các vị nguyên là lãnh đạo, lãnh đạo đƣơng nhiệm, các cán bộ, công chức, bạn bè đồng nghiệp Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ học viên trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Học viên xin cảm ơn mọi sự đóng góp cho việc hoàn thiện luận văn này. Cà Mau, ngày 30 tháng 11 năm 2013. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin. CPĐT Chính phủ điện tử. CQNN Cơ quan nhà nƣớc. HTV Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. LAN Local Area Network Mạng cục bộ. PT-TH Phát thanh – Truyền hình. UBND Ủy ban nhân dân. WAN Wide Area Network Mạng diện rộng. 2 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Tác động tích cực và tác động cản trở đổi mới…..……..….trang 32 Bảng 2.1: Xếp hạng cổng thông tin điện tử theo các tiêu chí…….…...trang 42 Bảng 2.2: Xếp hạng mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT………….…...trang 53 Bảng 2.3: Hiện trạng số lƣợng máy tính và kết nối mạng LAN năm 2006………………………………………….....trang 59 Bảng 2.4: Hiện trạng số lƣợng máy tính và kết nối mạng LAN năm 2013……………………………………….…....trang 60 Bảng 2.5: Trình độ tin học cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên năm 2006.................................trang 61 Bảng 2.6: Trình độ tin học cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên năm 2013.................................trang 62 Bảng 2.7: Kết quả xin ý kiến đánh giá của Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng chuyên môn về nhận thức về tin học hoá……trang 68 Bảng 2.8: Kết quả xin ý kiến đánh giá của phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên về nhận thức về tin học hoá….…...…trang 68 Bảng 2.9: Kết quả xin ý kiến đánh giá của Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng chuyên môn về tình hình thực hiện tin học hoá....trang 70 Bảng 2.10: Kết quả xin ý kiến đánh giá của phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên về tình hình thực hiện tin học hoá…..….trang 70 Bảng 2.11: Kết quả xin ý kiến đánh giá của Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng chuyên môn về tình hình tin học hoá……..…trang 72 Bảng 2.12: Kết quả xin ý kiến đánh giá của phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên về tình hình tin học hoá…………..…trang 73 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài THÁO GỠ NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIN HỌC HOÁ QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH CÀ MAU 2. Lý do nghiên cứu Trong thời kỳ CNTT phát triển nhanh chóng nhƣ hiện nay, hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều quan tâm đến tin học. Trong lĩnh vực truyền hình CNTT cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng và trở nên không thể thiếu trong quản lý cũng nhƣ trong các quy trình sản xuất chƣơng trình. Thực hiện tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tác nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu phân cấp từ Ban Giám đốc cho đến các phòng chuyên môn vừa bảo đảm tính tập trung thống nhất cao đầu mối chỉ huy, phù hợp tính đặc thù của ngành truyền hình, huy động đƣợc năng lực chuyên môn của từng bộ phận cũng nhƣ sức mạnh của cả bộ máy. Tin học hoá quản lý và sản xuất một chƣơng trình truyền hình đƣợc khép kín bằng các ứng dụng CNTT từ lập lịch sản xuất, đăng ký đề tài, dựng hình, duyệt chƣơng trình đến phát sóng và lƣu trữ. Song song đó sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp truyền thông nhƣ hiện nay, chƣơng trình truyền hình rất đa dạng và hấp dẫn, công nghệ phát sóng cũng rất phong phú từ truyền hình truyền thống (tƣơng tự), truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất, truyền hình IP, đến truyền hình vệ tinh… Lợi ích của tin học hóa thật to lớn và vì vậy Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau nhất thiết phải tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình, nâng cao năng lực công nghệ sản xuất chƣơng trình phát huy tối đa khả năng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin giải trí của khán giả, và đồng thời tạo ra sức cạnh tranh lớn đối với các đài bạn. Thực hiện lộ trình số hóa ngành Truyền hình đƣợc thực hiện theo quyết định 22/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy 4 hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, các Đài Phát thanh – Truyền hình hết sức quan tâm đến việc đƣa các thiết bị và công nghệ truyền hình số vào sản xuất, phát sóng và lƣu trữ chƣơng trình. Tuy nhiên, nhƣ bất kỳ một đổi mới nào luôn có những tác động phản đổi mới, quá trình triển khai tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình trong thực tế đang gặp phải những yếu tố cản trở. Từ những lý do trên, với ý tƣởng đƣợc tham gia đóng góp vào việc khắc phục những bất cập trong quá trình tin học hóa quản lý và tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình, học viên chọn đề tài nghiên cứu là: “Tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau” 3. Lịch sử nghiên cứu Những năm gần đây nhiều nghiên cứu đƣa CNTT vào các công đoạn sản xuất chƣơng trình truyền hình thay thế các công nghệ truyền thống, nhằm theo kịp công nghệ truyền hình thế giới, tại Đài Truyền hình Việt Nam năm 2005 đã triển khai ứng dụng CNTT vào các khâu sản xuất chƣơng trình. Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên đã khảo cứu một số công trình nghiên cứu có liên quan sau: - Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ của ông Vũ Quốc Đạt (2011), Trƣờng Đại học KHXH&NV Hà Nội với đề tài nghiên cứu Huy động các nguồn lực để nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình tại Đài Truyền hình Tp Hồ Chí Minh, nhằm tìm ra các giải pháp để huy động các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực công nghệ sản xuất các chƣơng trình truyền hình tại Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng việc huy động các nguồn lực để sản xuất các chƣơng trình truyền hình tại Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh. - Luận văn Thạc sĩ của ông Kiều Quang Vũ (2011), chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 5 văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) với đề tài nghiên cứu Nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình tại Đài Truyền hình Tp Hồ Chí Minh, đánh giá thực trạng tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh về các mặt nhƣ: hoạt động Khoa học và Công nghệ, nhân lực Khoa học và Công nghệ, công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình, chính sách tài chính cho công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình, từ đó đã đề xuất đƣợc các giải pháp để nâng cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. - Đổi mới quản lý hoạt động công nghệ ngành truyền hình Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ của ông Cao Anh Minh (2006), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), nhằm đổi mới các quan điểm về cơ chế quản lý hoạt động truyền hình cũng nhƣ hoạt động công nghệ truyền hình để thúc đẩy phát triển các hoạt động công nghệ trên toàn ngành truyền hình Việt Nam trong xu hƣớng hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. - Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với hoạt động khoa học và công nghệ ở Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ của Lê Quang Trung (2006), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), nhằm đánh giá tác động của kinh tế thị trƣờng đối với hoạt động quản lý KH&CN tại HTV khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ về tài chính và đề xuất các giải pháp đổi mới trong công tác quản lý KH&CN tại HTV cho phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa nhƣ nƣớc ta hiện nay. - Đổi mới cơ chế quản lý nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Ngô Huy Hoàng (2006), Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá và chỉ ra những bất cập 6 trong công tác quản lý nguồn nhân lực KH&CN, đồng thời đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTV. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng năng lực công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình ở từng Đài Phát thanh – Truyền hình rất khác nhau từ quy trình sản xuất, trình độ nhân lực khoa học và công nghệ đến mô hình tổ chức. Những công trình trên đây giúp học viên có cái nhìn hệ thống trong giải quyết vấn đề thực tiễn ở Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. Luận văn nghiên cứu sâu vào tháo gỡ những yếu tố cản trở trong tin học hoá quản lý và các khâu trong quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình. 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1 Mục tiêu tổng quát Đề xuất giải pháp tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài PT - TH Cà Mau. 4.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hiện trạng quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài PT - TH Cà Mau; - Nhận diện những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài PT - TH Cà Mau; - Đề xuất giải pháp tháo gỡ. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Phạm vi không gian Nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm ở các Đài trong khu vực về tin học hoá quản lý, trang thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chƣơng trình truyền hình và nghiên cứu khảo sát tại Đài PT - TH Cà Mau. 5.2 Phạm vi thời gian Các tài liệu, số liệu sẽ đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ 2006 đến nay. 7 6. Mẫu khảo sát Tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau khảo sát 8 phòng chuyên môn, chia làm hai nhóm, nhóm 1 bao gồm: Ban Giám đốc, lãnh đạo quản lý các phòng chuyên môn; nhóm 2 bao gồm: phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên trực tiếp sản xuất chƣơng trình truyền hình. Đồng thời, lấy ý kiến chuyên gia các nhà quản lý chuyên môn những đài trong khu vực. 7. Câu hỏi nghiên cứu 7.1 Câu hỏi chính Những giải pháp nào khả dĩ tháo gỡ đƣợc những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài PT - TH Cà Mau? 7.2 Câu hỏi phụ - Nguyên nhân nào làm xuất hiện các rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài PT - TH Cà Mau? - Đề xuất các giải pháp gì để tháo gỡ đƣợc những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài PT - TH Cà Mau? 8. Giả thuyết nghiên cứu Những bất cập về nguồn nhân lực là rào cản chính trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài PT - TH Cà Mau. Khắc phục nhận thức của lãnh đạo và nhân viên, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật là giải pháp cơ bản để tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài PT - TH Cà Mau. 9. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm 9.1 Tiếp cận - Luận văn vận dụng tiếp cận hệ thống để hệ thống hóa các khái niệm, lý thuyết có liên quan đến quản lý chu trình sản xuất chƣơng trình truyền hình, đồng thời để phân tích, đánh giá hiện trạng tin học hóa quản lý chu trình này cũng nhƣ các văn bản quy phạm của Nhà nƣớc về tin học hóa ngành Truyền hình. 8 - Luận văn vận dụng tiếp cận lịch sử để phân tích quá trình xây dựng và phát triển của Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau theo các yếu tố tiềm lực làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng tin học hóa. 9.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin - Luận văn vận dụng phƣơng pháp điều tra ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi kết hợp với nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế tại các khâu trong chu trình sản xuất chƣơng trình truyền hình nhằm đánh giá thực trạng tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình (8 phòng của Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau) làm cơ sở cho việc nhận diện những rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau, đề xuất một số giải pháp tháo gỡ những rào cản trong tin học hoá quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. 10. Kết cấu luận văn Ngoài chƣơng mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về tin học hoá quản lý và rào cản trong sản xuất chƣơng trình truyền hình. Chƣơng 2. Nhận diện rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất chƣơng trình truyền hình tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp tháo gỡ rào cản trong tin học hoá quản lý và sản xuất tại Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau. 9 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIN HỌC HOÁ QUẢN LÝ VÀ RÀO CẢN TRONG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Truyền hình Truyền hình, hay còn đƣợc gọi là TV (Tivi) hay vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu hình, máy phát hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đƣờng cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh, truyền hình) và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm thanh kèm theo.1 “Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa” còn “videre” là “thấy được”, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Télévision”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa”.[13;8] 1.1.2 Chương trình truyền hình Chƣơng trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tưliệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định đƣợc mở đ ầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơquan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả. “Thuật ngữ chương trình “program” trong chương trình truyền hình được hiểu gồm các chương trình như: chương trình “Thời sự”, “Vì an ninh Tổ quốc”, chương trình “Kinh tế”, “Văn hóa”, “Quân đội”, “Phụ nữ”, “Thiếu nhi”, “Trò chơi (show games)”,… được phân bổ theo các 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%81n_h%C3%ACnh 10 kênh chương trình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua tin, bài, tác phẩm truyền hình”.[13;98] 1.1.3 Quản lý “Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Quản lý chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển. Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau”. [6;89] F.W Taylor (1856-1915) là một trong những ngƣời đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trƣờng phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý dƣới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua ngƣời khác và biết đƣợc một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. H. Fayol (1886-1925) là ngƣời đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là ngƣời có tầm ảnh hƣởng to lớn trong lịch sử tƣ tƣởng quản lý từ thời kỳ cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra. M.P Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dƣới góc độ quan hệ con ngƣời, khi nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng: Quản lý là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn đƣợc hoàn thành thông qua ngƣời khác. C. I. Barnarrd (1866-1961) tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệ thống, là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý tổ chức cho rằng: Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn để duy trì và phát triển tổ chức. Điều quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin. H. Simon (1916) cho rằng ra quyết định là cốt lõi của quản lý. Mọi công việc của tổ chức chỉ diễn ra sau khi có quyết định của chủ thể quản lý. Ra quyết định quản lý là chức năng cơ bản của mọi cấp trong tổ chức. 11 Paul Hersey và Ken Blanc Harh tiếp cận quản lý theo tình huống quan niệm rằng không có một phƣơng thức quản lý và lãnh đạo tốt nhất cho mọi tình huống khác nhau. Ngƣời quản lý sẽ lựa chọn phƣơng pháp quản lý căn cứ vào tình huống cụ thể. J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh tới hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều ngƣời đã cho rằng: Quản lý là một quá trình do một ngƣời hay nhiều ngƣời thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những ngƣời khác để đạt đƣợc kết quả mà một ngƣời hành động riêng rẽ không thể nào đạt đƣợc. Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra. Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weichrich đã chia các cách tiếp cận về quản lý thành các loại: - Tiếp cận theo kinh nghiệm hoặc theo trƣờng hợp; - Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân; - Tiếp cận theo hành vi nhóm; - Tiếp cận theo hệ thống hợp tác xã hội; - Tiếp cận theo hệ thống kỹ thuật - xã hội; - Tiếp cận theo lý thuyết quyết định; - Tiếp cận hệ thống; - Tiếp cận toán học hoặc “khoa học quản lý”; - Tiếp cận theo điều kiện hoặc theo tình huống; - Tiếp cận theo các vai trò quản lý; - Tiếp cận tác nghiệp. Trong số các tiếp cận trên, Harold Koontz và các đồng sự đặc biệt lƣu ý và đồng quan điểm với tiếp cận tác nghiệp (tiếp cận này còn đƣợc gọi là trƣờng phái quy trình quản lý). Tiếp cận này đƣợc đề cao bởi vì “Trƣờng phái 12 tác nghiệp thừa nhận sự tồn tại một hạt nhân trung tâm của khoa học quản lý và lý thuyết đặc dụng cho quản lý và cũng rút tỉa những đóng góp quan trọng từ các trƣờng phái và các cách tiếp cận khác”. Chính vì vậy, Harold Koontz và các đồng nghiệp cho rằng: Bản chất quản lý là phối hợp các nỗ lực của con ngƣời thông qua các chức năng lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo và kiểm tra. Điều đáng lƣu ý là các tác giả của “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng: “khu rừng lý thuyết quản lý không chỉ tiếp tục nở hoa mà còn rậm rạp hơn gần gấp đôi con số các trƣờng phái hoặc cách tiếp cận đã đƣợc tìm ra trong hơn hai mƣơi năm trƣớc”. Những tiếp cận và quan niệm khác nhau đã tạo ra bức tranh đa dạng và phong phú về quản lý, góp phần cho việc nhận thức ngày càng đầy đủ và đúng đắn hơn về quản lý. Từ các tiếp cận và quan niệm về quản lý trong lịch sử tƣ tƣởng quản lý, có thể tổng hợp và rút ra định nghĩa về quản lý nhƣ sau: Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trƣờng biến đổi. 1.1.4 Tin học Tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lƣu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tƣợng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin. Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng. Từ "tin học" đã đƣợc dịch từ informatique trong tiếng Pháp. Từ informatics trong tiếng Anh cũng bắt nguồn từ từ tiếng Pháp này, nhƣng theo thời gian informatics đã mang nghĩa khác dần với nghĩa ban đầu và hầu nhƣ chỉ còn đƣợc dùng phổ biến tại châu Âu. Ngày nay, thuật ngữ 13 tiếng Anh tƣơng đƣơng với informatique là computer science, nghĩa là "khoa học về máy tính". 2 1.1.5 Tin học hoá Tin học hoá (computerization): Là đƣa máy tính vào trong công việc. Tin học hoá quản lý và sản xuất là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động quản lý và sản xuất từ lao động thủ công với các thiết bị tƣơng tự (analog) sang quy trình tự động hoá với các thiết bị máy tính, hay nói cách khác tin học hoá là quá trình ứng dụng CNTT vào quản lý và sản xuất. Xét theo lý thuyết tổ chức học, tin học hóa là quá trình kết hợp máy tính với con ngƣời với việc ứng dụng CNTT để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Nhƣ vậy, tin học hóa là một quá trình tổ chức, CNTT là công cụ (và là công cụ hữu hiệu nhất) để thực hiện quá trình đó. Do vai trò của CNTT rất quan trọng trong quá trình này nên đôi khi ngƣời ta đánh đồng quá trình tin học hóa với CNTT. Trên thực tế, có sự khác biệt về ngữ nghĩa: một là quá trình tổ chức, hai là công cụ. 1.1.6 Công nghệ thông tin CNTT (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT) là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật để thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số. CNTT đƣợc hình thành từ Khoa học máy tính (Computer Science). Đây là một khái niệm khá rộng, nó bao hàm bên trong nhiều khái niệm khác nhau. Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cải về mối quan hệ giữa Khoa học máy tính, Tin học và CNTT. Vì vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về CNTT. Một số khái niệm CNTT phổ biến hiện nay nhƣ: - Theo Luật CNTT, “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào 2 http://vi.wikipedia.org/wiki/Tin_h%E1%BB%8Dc 14 các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”. [12; điều 4] - Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ, “ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của cơ quan nhà nước, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch”. [2; điều 3] Tóm lại, ứng dụng CNTT là công cụ để tin học hoá là việc sử dụng các phƣơng pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn sẽ tập trung vào nội dung của tin học hoá trong hoạt động quản lý và sản xuất. 1.1.7 Nguồn nhân lực “Thuật ngữ nguồ n nhân lực (hurman resourses ) xuấ t hiê ̣n vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý , sử dụng con người trong kinh tế lao động . Nế u như trước đây phương thức quản trị nhân viên (personnel management) với các đặc trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành , phụ thuộc, cầ n khai thác tố i đa sức lao động của họ với chi phí tố i thiểu thì từ những năm 80 đến nay với phương thức mới , quản lý nguồ n nhân lực (hurman resourses management ) với tính chấ t mề m dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhấ t các khả năng tiề m tàng , vố n có của họ thông qua tích lũy tự nhiên trong quá trình lao động phát triển . Có thể nói, sự xuấ t hiê ̣n của thuật ngữ "nguồ n nhân lực"là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đố i với phương thức quản lý cũ trong viê ̣c sử dụ ng nguồ n lực con người”.[10;1] 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng