Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xác định điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ...

Tài liệu Xác định điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức r&d thuộc viện khoa học và công nghệ việt nam

.PDF
111
758
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ViÖn chiÕn l-îc vµ chÝnh s¸ch khoa häc vµ c«ng nghÖ PHẠM THỊ THÚY NGA x¸c ®Þnh ®iÒu kiÖn chuyÓn ®æi sang c¬ chÕ tù chñ, tù chÞu tr¸ch nhiÖm cña c¸c tæ chøc R&D thuéc viÖn khoa häc vµ c«ng nghÖ ViÖt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mà SỐ 60.34.70 KHÓA 2005-2008 Hà Nội - 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n ViÖn chiÕn l-îc vµ chÝnh s¸ch khoa häc vµ c«ng nghÖ PHẠM THỊ THÚY NGA x¸c ®Þnh ®iÒu kiÖn chuyÓn ®æi sang c¬ chÕ tù chñ, tù chÞu tr¸ch nhiÖm cña c¸c tæ chøc R&D thuéc viÖn khoa häc vµ c«ng nghÖ ViÖt Nam LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Mà SỐ 60.34.70 KHÓA 2005-2008 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh Hà Nội - 2008 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................5 2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................6 3. Khung lý thuyết của luận văn .....................................................................6 4. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................7 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................7 6. Mẫu khảo sát .................................................................................................7 7. Vấn đề khoa học ...........................................................................................7 8. Giả thuyết ......................................................................................................7 9. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................7 10. Luận cứ ........................................................................................................8 11. Cấu trúc luận văn .......................................................................................8 CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ...................9 1.1. Những khái niệm cơ bản ...........................................................................9 1.1.1. Khái niệm về cơ chế, chính sách, chính sách KH&CN ...................9 1.1.2. Khái niệm về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm .......................... 11 1.3. Khái niệm về tổ chức R&D .............................................................. 11 1.1.4. Khái niệm về điều kiện .................................................................. 12 1.2. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D. .......................................................................................... 13 1.2.1. Các mốc chính sách quan trọng đối với sự phát triển của KH&CN và đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN ........... 13 1.2.2. Về tổ chức, biên chế ...................................................................... 13 1.2.3. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật ............................................................ 14 1.2.4. Về quản lý tài chính ....................................................................... 15 1.2.5. Về quan hệ đối ngoại ..................................................................... 18 2 1.3. Thực trạng của việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D trong nƣớc ............................................. 18 1.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc về vấn đề tự chủ của các tổ chức R&D ........................................................................................................ 23 Những thay đổi về chính sách KH&CN .................................................. 27 Xu hướng mới của KH&CN .................................................................... 28 Nội dung tự chủ của tổ chức R&D thuộc Nhà nước ............................... 28 Kết luận chƣơng I .......................................................................................... 31 CHƢƠNG 2 - PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC R&D TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ....................... 33 2.1. Những đặc điểm chủ yếu của Viện KH&CN Việt Nam...................... 33 2.2. Khảo sát điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của một số tổ chức thuộc Viện KH&CN Việt Nam ................ 40 2.1. Viện Khoa học Vật liệu .................................................................... 40 2.2. Viện Hoá học .................................................................................... 46 2.3. Viện Khoa học Năng lượng .............................................................. 51 2.3. Đánh giá chung về các điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Viện KH&CN Việt Nam ...................................... 55 2.3.1. Điều kiện bên trong tổ chức .......................................................... 57 2.3.2. Điều kiện bên ngoài tổ chức .......................................................... 70 Kết luận chƣơng II ........................................................................................ 99 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ ........................................................ 102 1. Kết luận .................................................................................................... 102 2. Khuyến nghị ............................................................................................. 103 2.1. Đối với các chính sách của Nhà nước ............................................ 103 2.2. Đối với Viện KH&CN Việt Nam ................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 106 3 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN KH&CN: Khoa học và Công nghệ KHCN: Khoa học Công nghệ GS: Giáo sư PGS: Phó giáo sư PTNTĐ: Phòng thí nghiệm trọng điểm TS: Tiến sĩ TSKH: Tiến sĩ khoa học ThS: Thạc sĩ R&D: Nghiên cứu và triển khai Viện KH&CN Việt Nam: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện KHVN: Viện Khoa học Việt Nam Viện KHVL: Viện Khoa học Vật liệu Viện KHNL: Viện Khoa học Năng lượng 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò to lớn của cách mạng khoa học và kỹ thuật. Trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (1996); Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (2002); Luật Khoa học và Công nghệ (2000); Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 (2003); và nhiều chính sách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Trong thời gian qua, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là sự cố gắng của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ đã có bước chuyển biến, đạt được một số tiến bộ và kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra những hạn chế cơ bản của hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay là: "Chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội; chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được; trình độ khoa học và công nghệ của ta còn thấp nhiều so với các nước xung quanh; năng lực tạo ra công nghệ mới còn rất có hạn. Các cơ quan nghiên cứu khoa học chậm được sắp xếp cho đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp, do đó đạt hiệu quả thấp. Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các trường đại học chưa gắn kết với nhau. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu tập trung và dứt điểm cho từng mục tiêu. Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao tuy còn ít, song chưa được sử dụng tốt." Chính vì điều này mà ngày 5 tháng 9 năm 2005 Chính phủ ra Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Đây là một bước đột phá rất lớn đối với các tổ chức khoa học và công nghệ dưới góc nhìn của các nhà quản lý và bản thân các nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, việc triển khai và thực hiện Nghị định này vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn cãi đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Để Nghị định này phát huy được hiệu quả và đi vào đời sống của cộng đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ chúng ta cần phải hiểu rõ và xác định rõ 5 các điều kiện cho việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ này. Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài “Xác định điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam” góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khi chuyển sang cơ chế mới. 2. Lịch sử nghiên cứu Hiện nay ở Việt Nam, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 ở một số đơn vị trên cả nước, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 3. Khung lý thuyết của luận văn Nh÷ng ®iÒu kiÖn C¬ chÕ tù chñ tù chÞu tr¸ch nhiÖm C¸c tæ chøc R&D thuéc ViÖn KH&CN ViÖn KH&CN ViÖt Nam LÜnh vùc KH&CN X· héi ViÖt Nam (nh÷ng c¬ së KT-XH) 6 Thùc tr¹ng cña qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi ë ViÖt Nam Nh÷ng yÕu tè quèc tÕ - kinh nghiÖm thÕ giíi C¸c tæ chøc R&D tù chñ, tù chÞu tr¸ch nhiÖm 4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn được xác định như sau:  Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết làm sáng tỏ khái niệm về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D.  Xác định được điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CPcủa các tổ chức R&D thuộc Viện KH&CN Việt Nam.  Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D thuộc Viện KH&CN Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu  Xác định các điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.  Hoạt động của các tổ chức R&D thuộc Viện KH&CN Việt Nam trong 3 năm gần đây. 6. Mẫu khảo sát 3 Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hoá học, Viện Khoa học Năng lượng) 7. Vấn đề khoa học Các tổ chức R&D cần có những điều kiện gì để chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động có hiệu quả?. 8. Giả thuyết Các tổ chức R&D khi chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP cần có:  Hành lang pháp lý và cơ chế phù hợp với đặc thù của các tổ chức R&D.  Nguồn thu ổn định và tương đối lớn (có thể tự trang trải chi phí và có lãi) từ các hoạt động nghiên cứu và triển khai và từ nguồn ngân sách của Nhà nước.  Nguồn tiềm lực đáp ứng yêu cầu thực tế. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu tài liệu.  Phương pháp phân tích và xử lý thông tin. 7  Phương pháp chuyên gia. 10. Luận cứ  Luận cứ lý thuyết:  Thuyết chức năng, lý thuyết hệ thống  Hệ thống pháp luật hiện hành: Luật KH&CN, Chính sách KH&CN,.... và các văn bản dưới luật có liên quan,  Hệ thống các khái niệm phạm trù có liên quan như: chính sách, chính sách KH&CN, tổ chức R&D, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, v.v…  Luận cứ thực tiễn:  Các báo cáo phân tích chính sách KH&CN  Các báo cáo về hiện trạng hoạt động của các tổ chức R&D thuộc Viện KH&CN Việt Nam.  Tài liệu kinh nghiệm chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của một số tổ chức khác ngoài Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.  Các đề án chuyển đổi của các tổ chức R&D của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.  Thông tin thu được từ phỏng vấn các chuyên gia. 11. Cấu trúc luận văn Luận văn được bố cục như sau: Mở đầu: trình bày lý do nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát, vấn đề khoa học, giả thuyết, phương pháp nghiên cứu, luận cứ khoa học, kết cấu luận văn. Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D. Chương II. Xác định điều kiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của một số tổ chức R&D tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI 1.1. Những khái niệm cơ bản (2) (11) (12) (13) (14) (55) (56) (68) 1.1.1. Khái niệm về cơ chế, chính sách, chính sách KH&CN a. Khái niệm cơ chế Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 thì “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện”. Như vậy, khi nói đến trách nhiệm quản lý của bộ, ngành và của người đứng đầu bộ, ngành là nói đến cách thức mà theo đó việc quản lý, điều hành của bộ, ngành đó, của người đứng đầu thực hiện việc quản lý, điều hành, là mối quan hệ, điều phối, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, giữa bộ, ngành đó với Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng như với người dân. b. Khái niệm cơ chế quản lý Có rất nhiều các tiếp cận khái niệm cơ chế quản lý. Cơ chế quản lý là cách thức tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Theo TS Lê Đăng Doanh, cơ chế quản lý và các quan hệ của Nhà nước về hoạt động KH&CN được hiểu là cách thức Nhà nước tổ chức và tác động đến hoạt động KH&CN nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước. c. Khái niệm chính sách Từ “chính sách” được sử dụng hết sức phổ biến, từ những nội dung vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đến tầm vi mô trong chính sách của các công ty. Mỗi khi có vấn đề gì nổi cộm trong xã hội, công chúng trông chờ vào những phản ứng của chính quyền. Những phản ứng đó khi định hình và thể hiện một cách chính thức được gọi dưới cái tên “chính sách”. Chính sách cũng có thể hàm chứa những tính toán, định hướng dài hơi của Chính phủ, mối quan tâm đến một số nhóm đối tượng đặc biệt nào đó hay đơn thuần chỉ là sự áp đặt mang “tính gia trưởng” của Nhà nước. Trong các mối quan hệ của các doanh nghiệp, chính sách là các khuôn mẫu, phương thức gắn kết với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp, như đối tượng khách hàng ưu tiên, thanh toán, quản trị nội bộ… Có rất nhiều nhà nghiên cứu về chính sách đưa ra các định nghĩa khác nhau về chính sách, chúng ta có thể liệt kê ra một số định nghĩa sau: 9  Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Thomas R. Dye- 1984)  Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003).  Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978).  Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992).  Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành (Peter Aucoin 1971).  Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter 1990).  Theo Charles O. Jones (1984), chính sách công là một tập hợp các yếu tố gồm:  Dự định (intentions): mong muốn của chính quyền;  Mục tiêu (goals): dự định được tuyên bố và cụ thể hóa;  Đề xuất (proposals): các cách thức để đạt được mục tiêu;  Các quyết định hay các lựa chọn (decisions or choices);  Hiệu lực (effects).  Kraft và Furlong (2004) đưa ra một định nghĩa tổng hợp hơn. Theo đó, chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình. Trong phạm vi đề tài của luận văn tác giả sử dụng khái niệm chính sách theo định nghĩa của PGS. Vũ Cao Đàm. Theo PGS, Chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hoá của một chủ thể quản lý, tác động vào đối tượng quản lý, nhằm thúc đẩy đối tượng quản lý thực hiện mục tiêu mà chủ thể quản lý vạch ra. d. Khái niệm chính sách KH&CN Trong từ điển Bách khoa Việt Nam do Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 1995 định nghĩa rằng “chính sách KH&CN là chính sách, đường lối nghiên cứu KH&CN, kế thừa có chọn lọc các thành tựu 10 KH&CN của thế giới để một mặt đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, mặt khác chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ và biện pháp tăng cường tiềm lực KH&CN của quốc gia nhằm chuẩn hợp với yêu cầu phát triển của thời đại. Nội dung của chính sách KH&CN phải căn cứ vào: đặc điểm, hiện trạng và tiềm lực KH&CN quốc gia, xác định phương hướng và nhiệm vụ phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ trong suốt thời kỳ quy định của chính sách trong các ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân, các vấn đề nghiên cứu khoa học kinh tế và công nghệ ưu tiên”. Theo tác giả, chính sách KH&CN là một bộ phận của chính sách, chính sách này nhằm mục đích khuyến khích, thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia. 1.1.2. Khái niệm về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Trong từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ xuất bản năm 1992 có định nghĩa “tự chủ là tự điều hành, quản lý mọi công việc của mình”. Tự chủ có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị R&D thuộc Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước phải thể hiện vai trò chức năng quản lý vĩ mô của mình. Tự chủ hướng tới không thể bỏ qua bản chất vẫn là tổ chức thuộc Nhà nước. Trong từ điển Việt do Viện Ngôn ngữ xuất bản năm 1992 có định nghĩa “Trách nhiệm là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả”. Tự chịu trách nhiệm là tự thân chủ thể hành động phải chịu trách nhiệm đối với lời nói, hành vi của mình. 1.1.3. Khái niệm về tổ chức R&D Tổ chức là hệ thống hoạt động của hai hay nhiều người vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung [60]. Do đó, tổ chức R&D là tập hợp người được tổ chức lại, hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai vì những quyền lợi chung và nhằm một mục đích chung của tổ chức. Khi phân loại nghiên cứu khoa học theo chức năng chúng ta có nghiên cứu và triển khai. Nghiên cứu và triển khai bao gồm: nghiên cứu cơ bản (khám phá quy luật và tạo ra các lý thuyết, nghiên cứu ứng dụng (vận dụng lý thuyết để mô tả, giải thích, dự báo và đề xuất các giải pháp và triển khai (chế tác vật mẫu - làm Prototype; tạo công nghệ để sản xuất với Prototype - làm Pilot; sản xuất lọt nhỏ Serie 0 để khẳng định độ tin cậy). 11 Nghiªn cøu c¬ b¶n thuÇn tuý Nghiªn cøu tæng hîp 1. Nghiªn cøu c¬ b¶n Nghiªn cøu c¬ b¶n ®Þnh h-íng 2. Nghiªn cøu øng dông Nghiªn cøu chuyªn ®Ò T¹o vËt mÉu (Prototype) 3. Nghiªn cøu triÓn khai T¹o quy tr×nh s/x vËt mÉu S¶n xuÊt thö Sªrie Nº 0 1.1.4. Khái niệm về điều kiện Trong từ điển Bách khoa Việt Nam do Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm 1995 định nghĩa rằng “điều kiện là khái niệm chỉ ra những gì mà nếu không có thì đối tượng không thể tồn tại được”. Bản thân đối tượng thể hiện ra như một cái gì có điều kiện, còn điều kiện lại thể hiện ra như một bộ phận của thế giới với tính nhiều màu vẻ của nó. Khác với nguyên nhân là cái trực tiếp sản sinh ra một hiện tượng, một sự vật, một quá trình nhất định, điều kiện là những gì cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của đối tượng. Con người, trong quá trình đấu tranh cải tạo tự nhiên, đã tìm tòi, sáng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của mình và phấn đầu hạn chế, xoá bỏ những điều kiện bất lợi. Khi đối tượng biến đổi thì các điều kiện cũng chịu sự tác động của đối tượng mới, do đó, điều kiện cũng có sự biến đổi theo, và chính những điều kiện cũng lại tác động lẫn nhau trong quá trình vận động và biến đổi đối tượng. Tóm lại, điều kiện là cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra. Điều kiện cần là điều kiện mà nó không được thực hiện thì điều khẳng định đã cho chắc chắn là không đúng. Điều kiện đủ là điều kiện mà từ đó có thể suy ra điều khẳng định đã cho. 12 1.2. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D. (38) (39) (40) 1.2.1. Các mốc chính sách quan trọng đối với sự phát triển của KH&CN và đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN 1. Chủ trương áp dụng chế độ ký kết hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật (Quyết định 175-CP ngày 29/4/1981). 2. Cho phép cán bộ KH&CN được làm kiêm nhiệm thêm công tác tại cơ quan khác (Quyết định 161-CT ngày 13/6/1983). 3. Quy định các cơ quan nghiên cứu - triển khai (NC-TK) được tổ chức sản xuất các sản phẩm là kết quả nghiên cứu của mình mà chưa có cơ sở sản xuất nào đảm nhiệm (Quyết định 51-HĐBT ngày 17/5/1983). 4. Chủ trương cho phép các cơ sở nghiên cứu chủ động thiết lập và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để ứng dụng các thành tựu KH&KT vào sản xuất và đời sống (Quyết định số 134-HĐBT ngày 31/8/1987). 5. Quy định các tổ chức NC-TK có quyền lập ra các tổ chức kinh doanh những ngành nghề và mặt hàng mà Nhà nước không cấm (Quyết định 268-CT ngày 30/7/1990, Nghị định 35-HĐBT ngày 28/1/1992, Quyết định 68/1998/QĐTTg ngày 27/3/1998). 6. Khuyến khích thành lập các cơ quan KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế (chỉ thị 199-CT ngày 25/6/1988, Nghị định 35-HĐBT ngày 28/1/1992). 7. Các chủ trương chuyển viện nghiên cứu vào Công ty (Chỉ thị 199-CT ngày 25/6/1988, Quyết định 324-CT ngày 11/9/1992, Quyết định 782/TTg ngày 24/10/1996), 8. Chuyển các viện NC-TK sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải (Quyết định 782/TTg ngày 24/10/1996), 9. Sáp nhập và giải thể các viện NC-TK của Nhà nước (Quyết định 782/TTg). 1.2.2. Về tổ chức, biên chế a. Về tổ chức Thủ trưởng các tổ chức KH&CN được quyền: 1. Quyết định việc sắp xếp, điều chỉnh tổ chức bộ máy của đơn vị; thành lập, sáp nhập, giải thể và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của các bộ phận, các tổ chức trực thuộc. 2. Quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức và miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó các bộ phận, tổ chức trực thuộc. 13 3. Đề xuất nhân sự và trình lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp trên quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cấp phó của đơn vị. b. Về biên chế Về biên chế và tuyển dụng viên chức, thủ trưởng các tổ chức khoa học và công nghệ được quyền: 1. Quyết định tổng số biên chế hàng năm của đơn vị căn cứ vào nhu cầu cán bộ và khả năng tài chính của đơn vị. 2. Quyết định việc tuyển dụng viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển; ký hợp đồng làm việc với những người được tuyển dụng. 3. Ký hợp đồng làm việc với những người đã được tuyển dụng vào biên chế trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước có hiệu lực thi hành. 4. Ký hợp đồng lao động để thực hiện những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên. Trong việc s ử dụng cán bộ, viên chức, thủ trưởng các tổ chức KH&CN được quyền: 1. Quyết định việc sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ, viên chức phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của từng người. 2. Quyết định việc điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. 3. Quyết định việc xếp lương đối với cán bộ, viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại đơn vị; quyết định việc nâng bậc lương đúng thời hạn, trước thời hạn và vượt bậc trong cùng ngạch; quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức, chuyển ngạch viên chức từ ngạch nghiên cứu viên chính và tương đương trở xuống. 4. Xem xét, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, viên chức sau khi hết hạn tập sự, được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, có thời gian làm việc từ 03 năm trở lên và có đủ các điều kiện theo yêu cầu. 5. Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Về cơ sở vật chất, kỹ thuật Tổ chức KH&CN được dùng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản được giao sử dụng để góp vốn liên doanh theo quy định của pháp luật; được dùng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để thế chấp theo quy định. 14 Sau khi có quyết định giao tài sản của cơ quan có thẩm quyền, Thủ trưởng đơn vị phải có phương án sử dụng tài sản và tính hao mòn, tính khấu hao tài sản cố định được giao:  Phần tài sản được giao sử dụng cho sản xuất kinh doanh được tính vào vốn cố định của đơn vị và phải trích khấu hao theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước, tiền trích khấu hao được để lại tái đầu tư cơ sở vật chất của đơn vị.  Phần tài sản được giao để nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo thì phải lập phương án tính hao mòn (bao gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) làm cơ sở cho việc xác định giá trị tài sản. Trường hợp cho thuê tài sản này theo quy định của pháp luật để làm dịch vụ phải được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị và phải trích nộp ít nhất 30% số tiền thu dịch vụ cho thuê theo hợp đồng vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị, sau khi trừ chi phí khấu hao tài sản theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước trong thời gian cho thuê.  Trong mọi trường hợp, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, bảo toàn tổng giá trị và phát triển tài sản của Nhà nước giao cho đơn vị. Khi kết thúc nhiệm kỳ quản lý, nghỉ chế độ hoặc thuyên chuyển công tác, Thủ trưởng đơn vị phải bàn giao đầy đủ tài sản của đơn vị cho người kế nhiệm. Những tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng, đơn vị được quyền làm thủ tục thanh lý hoặc chuyển nhượng theo trình tự và thủ tục quy định của pháp luật, số tiền thu được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Đối với những tài sản sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức KH&CN có thể khấu hao nhanh trong trường hợp hoạt động có hiệu quả và mức khấu hao không quá 2 lần mức khấu hao theo quy định của Nhà nước, được chủ động quyết định thanh lý. Số tiền thu từ trích khấu hao, thanh lý đối với tài sản thuộc nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tự có được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Số tiền thu từ trích khấu hao, thanh lý đối với tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả vốn và lãi vay, nếu còn dư được dùng để bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. 1.2.4. Về quản lý tài chính a. Nguồn kinh phí: Phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và hoạt động, tổ chức khoa học và công nghệ có thể có các nguồn kinh phí sau đây: 15 1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:  Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước do các cơ quan nhà nước giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và được cấp theo phương thức khoán trên cơ sở hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ giữa cơ quan nhà nước và tổ chức khoa học và công nghệ.  Kinh phí hoạt động thường xuyên. Việc cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho các tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:  Đối với các tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp tục bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên trong thời gian chuẩn bị chuyển đổi tổ chức và hoạt động (tối đa đến tháng 12 năm 2009) nếu các tổ chức này đã có đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động được phê duyệt trong năm 2006.  Đối với tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này, kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm được cấp theo phương thức khoán tương ứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.  Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án; kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định.  Các nguồn kinh phí khác (nếu có). Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, bao gồm: thu từ phí và lệ phí theo quy định; thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ; thu từ hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ; thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu sự nghiệp khác (nếu có). Nguồn kinh phí khác của tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm: vốn khấu hao tài sản cố định; thu thanh lý tài sản được để lại theo quy định; vốn huy động của các cá nhân, vốn vay các tổ chức tín dụng; vốn tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có). b. Sử dụng kinh phí: 1. Chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN: Chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước được áp dụng chế độ khoán chi quy định tại một văn bản khác do Liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. 2. Chi tiền lương và thu nhập tăng thêm: 16  Tổ chức KH&CN phải đảm bảo chi trả tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, viên chức và người lao động tối thiểu bằng mức quy định của Nhà nước về ngạch lương, bậc lương và phụ cấp chức vụ; tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, mức chi trả tiền lương thực tế có thể cao hơn mức quy định của Nhà nước. Khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu, ngạch, bậc lương và các khoản trích theo lương, tổ chức KH&CN phải sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị để trả lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, viên chức và người lao động của đơn vị theo chính sách của Nhà nước. Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược chính sách phục vụ quản lý Nhà nước, sau khi đã sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị để trả lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ, viên chức và người lao động của đơn vị theo chính sách của Nhà nước mà thiếu nguồn, thì được ngân sách nhà nước cấp bổ sung phần kinh phí còn thiếu.  Chi thu nhập tăng thêm ngoài mức quy định trên: Trên cơ sở số dư kinh phí còn lại sau khi đã trừ các khoản chi phí và trích lập các Quỹ theo quy định, tổ chức KH&CN tự quyết định việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ. 3. Trích lập các Quỹ: Hàng năm, sau khi trang trải tất cả các khoản chi phí hợp lý, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo qui định, kể cả nộp thuế (nếu có) phần chênh lệch thu chi còn lại, tổ chức KH&CN được trích lập các Quỹ như sau:  Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: tối thiểu là 30% tổng số tiền chênh lệch thu lớn hơn chi. Đơn vị có quyền quyết định sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư liên doanh, liên kết, trợ giúp hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho đơn vị.  Quỹ dự phòng ổn định thu nhập được trích lập theo khả năng tài chính của tổ chức KH&CN và được chi để bù đắp thu nhập cho cán bộ viên chức trong các trường hợp: khi nguồn thu của đơn vị bị giảm sút, khi Nhà nước thay đổi chính sách tiền lương, hỗ trợ chế độ thôi việc hoặc tìm việc mới cho người lao động dôi dư.  Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tối đa không quá 03 tháng lương và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm cho cả hai quỹ; Quỹ khen thưởng được sử dụng để thưởng định kỳ, đột xuất cho các tập thể và cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp cho hoạt động của đơn vị; Quỹ phúc lợi được sử dụng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, 17 chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể, trợ cấp khó khăn đột xuất, chi thêm cho người lao động nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ do chấm dứt hợp đồng. Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào các quy định trên và khả năng tài chính của đơn vị, quyết định mức cụ thể trích lập và sử dụng các quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ. 4. Chi thực hiện các hoạt động khác:  Đối với các khoản kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng dự án, kinh phí dùng mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định và kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao (trừ các nhiệm vụ KH&CN như quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP), tổ chức KH&CN phải sử dụng đúng mục đích, tuân thủ các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức, nội dung chi và chế độ thanh quyết toán.  Ngoài các khoản chi theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và tại điểm a, khoản 4, Điều 8 của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, các khoản chi khác do tổ chức KH&CN tự quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Mọi khoản chi của tổ chức KH&CN đảm bảo công khai, minh bạch, đúng mục đích, có hiệu quả. Cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị đều có quyền và trách nhiệm giám sát việc chi tiêu trong đơn vị theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế dân chủ cơ quan. Tổ chức KH&CN phải chịu sự kiểm tra và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, giải trình với các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của đơn vị. 1.2.5. Về quan hệ đối ngoại Phân cấp mạnh hơn nữa cho các tổ chức khoa học và công nghệ trong việc cử cán bộ khoa học và công nghệ ra nước ngoài, thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện nghiên cứu, đào tạo, tư vấn khoa học và công nghệ và đảm nhiệm chức vụ quản lý trong các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực do Nhà nước quy định. 1.3. Thực trạng của việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức R&D trong nƣớc (6) (9) (19) (20) (21) (24) (25) (26) (27) Nghị định 115 đã được ví như “khoán 10” trong khoa học hay là “bước đột phá” trong công tác tổ chức hoạt động của các đơn vị khoa học công nghệ. Theo phát biểu của thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nghị định này, mục tiêu của nghị định là “trao cho nhà khoa học quyền tự chủ cao nhất thể hiện bằng quyền tự chủ về tổ chức, nhân sự 18 và tài chính”. Nhưng trên thực tế, vẫn còn một số đơn vị "ngại" tự chủ, mà lý do không hẳn là họ không muốn xa bầu sữa bao cấp. Qua hơn hai năm thực hiện, có gần 50% đơn vị trong tổng số 659 tổ chức khoa học công lập có đề án. Cụ thể, theo Báo cáo tổng kết của Ban chỉ đạo thực hiện liên bộ, có 161 đơn vị có đề án được phê duyệt, 142 đơn vị có lập đề án. Bên cạnh đó, việc rà soát, đánh giá tổ chức nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu chính sách đã xác định 123 tổ chức tiếp tục được hưởng ngân sách thường xuyên để hoạt động. Trong số 123 tổ chức này, một số bộ và địa phương đề nghị rất sát, một số chưa sát. Báo cáo nêu tên một số đơn vị còn chậm triển khai như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện khoa học xã hội Việt Nam. Ở các địa phương, nguyên nhân của việc chậm trễ, theo đánh giá của ban chỉ đạo liên bộ, là lãnh đạo địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt. Sự phối hợp giữa các sở, ban ngành chưa chặt chẽ, trong đó vai trò đầu mối của Sở khoa học và Công nghệ chưa được thể hiện rõ. Một nguyên nhân gây chậm trễ khác là các địa phương không nắm được thông tin, nên phê duyệt không đúng tinh thần của nghị định. Cá biệt, có 6 địa phương đã phê duyệt theo tinh thần của nghị định 43 dành cho các đơn vị thuộc hai khối y tế và đào tạo. Các tổ chức KH&CN thuộc Bộ, ngành có phần tích cực hơn là vì những nơi này có sẵn nguồn nhân lực có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề, có cơ sở hạ tầng có thể bắt tay vào sản xuất cho ra ngay sản phẩm, có vốn quay vòng. Tuy nhiên, không phải lãnh đạo tổ chức KH&CN thuộc Bộ, ngành nào cũng hồ hởi đón nhận Nghị định 115 như một thời cơ ngàn vàng để “lột xác”. Bên cạnh những tổ chức sẵn sàng chuyển đổi sang doanh nghiệp KH&CN như Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI), Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học... thì cũng có những nơi vẫn còn tiến thoái lưỡng nan vì không biết sẽ ra sao sau khi chuyển đổi. Chẳng hạn, Bộ GD&ĐT có khoảng 194 viện, trung tâm KH&CN nhưng mới chỉ báo cáo có 7 tổ chức KH&CN và hơn nữa, lại xin đề nghị áp dụng cơ chế tự chủ của Nghị định 43. Viện KHXH Việt Nam và Bộ Y tế có một lượng lớn các viện nghiên cứu cơ bản nhưng cũng chỉ trong giai đoạn... khởi động. Hỏi sao lại chậm trễ như vậy, thì một số lãnh đạo Viện KHXH Việt Nam đưa ra lý do: “Chức năng của Viện là nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý Nhà nước”. Việc thực hiện nghị định 115 ở các địa phương, theo báo cáo của Ban chỉ đạo liên bộ, sẽ đề nghị cho kéo dài thời gian chuẩn bị cho đến hết 2011. Nguyên nhânm là nghị định 132 về tinh giản biên chế, có liên quan mật thiết tới 115, cũng kéo dài tới 2011. Trong 4 năm trở lại đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cùng các đơn vị hữu quan xây dựng 4 bộ luật quan trong như Sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử... Sắp tới, theo thứ trưởng Nguyễn Quân, sẽ xây 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất