Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp mỹ thuật 7 bài cuộc sống quanh em...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp mỹ thuật 7 bài cuộc sống quanh em

.DOC
43
1195
74

Mô tả:

\ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN PHONG SẮC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC CUỘC SỐNG QUANH EM Bài thi tích hợp liên môn trong dạy học Mỹ thuật 7 Môn học chính : Mỹ thuật Môn học tích hợp : Ngữ văn, Địa Lý Giáo dục công dân Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thục Trang Hồ Thúy Dung Hà Nội, tháng 11 năm 2014 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hai Bà Trưng Trường THCS Nguyễn Phong Sắc Địa chỉ: ngõ 44 Đại La - Phường Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: Email: [email protected] 1. Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thục Trang. Điện thoại: 098.567.7032; Email: [email protected] 2. Họ và tên giáo viên: Hồ Thúy Dung Điện thoại: 0917320723. Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC. Vẽ tranh với chủ đề : Cuộc sống quanh em (Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bài 10 chương trình Mỹ thuật 7, bài 17 chương trình Địa Lý 7, bài 10, bài 14 chương trình Giáo dục công dân 7, văn bản chùm ca dao về tình yêu quê hương đất nước chương trình Ngữ văn 7 - Trung học cơ sở). 2. MỤC TIÊU DẠY HỌC. 2.1. Mục tiêu chung Sau khi học xong buổi học này học sinh cần đạt được những phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển ở bậc Trung học cơ sở như sau: 2.1.1. Về phẩm chất - Trung thực, tự trọng, chí công vô tư: + Trung thực trong học tập và trong cuộc sống; nhận xét được tính trung thực trong các hành vi của bản thân và người khác; phê phán, lên án các hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống. + Tự trọng trong giao tiếp, nếp sống, quan hệ với mọi người và trong thực hiện nhiệm vụ của bản thân; phê phán những hành vi thiếu tự trọng. - Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó: + Tự giải quyết, tự làm những công việc được giao trong học tập, lao động và sinh hoạt; chủ động tích cực học hỏi bạn bè và những người xung quanh về lối sống tự lập; phê phán những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. + Tin ở bản thân mình, không dao động; tham gia giúp đỡ bạn bè còn thiếu tự tin; phê phán các hành động a dua, dao động. + Làm chủ được bản thân trong học tập, trong sinh hoạt; có ý thức rèn luyện tính tự chủ; phê phán những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. + Xác định được thuận lợi, khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân; biết lập và thực hiện kế hoạch vượt qua khó khăn của chính mình cũng như khi giúp đỡ bạn bè. - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên: + Tự đối chiếu bản thân với các giá trị đạo đức xã hội; có ý thức tự hoàn thiện bản thân. + Sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. + Quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địa phương và trong nước; sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để góp phần xây dựng quê hương, đất nước. + Có ý thức tìm hiểu trách nhiệm của công dân học sinh trong tham gia chống ô nhiễm môi trường; sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. + Sống hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; lên án những hành vi phá hoạt thiên nhiên. + Có ý thức giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống của dân tộc. - Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật: + Coi trọng và thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong học tập và trong cuộc sống; phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức và hành vi trái với quy định của kỷ luật, pháp luật. + Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của cộng đồng; phê phán những hành vi vi phạm kỷ luật. + Tôn trọng pháp luật và có ý thức xử sự theo quy định của pháp luật; phê phán những hành vi trái quy định của pháp luật. 2.1.2. Về năng lực - Năng lực về làm chủ và phát triển bản thân: + Năng lực tự học + Năng lực giải quyết vấn đề + Năng lực tư duy + Năng lực tự quản lí - Năng lực về quan hệ xã hội: + Năng lực giao tiếp + Năng lực hợp tác - Năng lực công cụ: + Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông + Năng lực sử dụng ngôn ngữ 2.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở xác định nội dung vẽ tranh với chủ đề cuộc sống quanh em – chương trình Mỹ thuật 7, tôi thây có thể tích hợp được nội dung vẽ tranh “phong cảnh Hà Nội” vào bài văn bản “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” - Ngữ văn 6, văn bản “chùm ca dao về tình yêu quê hương đất nước” - Ngữ văn 7,” bài “Sự tích Hồ Gươm” – Ngữ văn 7; nội dung “gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc” vào bài 10 môn Giáo dục công dân 7; nội dung “bảo vệ môi trường” vào bài 17 “ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa” môn Địa Lý, bài 14 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” môn Giáo dục công dân. Cụ thể dự án tích hợp vẽ tranh với chủ đề cuộc sống quanh em với mục tiêu cụ thể như sau: BẢNG TỔNG HỢP MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH VẼ TRANH VỚI CHỦ ĐỀ CUỘC SỐNG QUANH EM ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG CÁC PHẦN VÀ BÀI DẠY CỤ THỂ Nội dung bài/mục/môn Mục tiêu bài học 1.Phong Bài 4: Vẽ tranh phong cảnh cảnh Hà – Mỹ thuật 7 Nội Bài 27: vẽ tranh đề tài cảnh đẹp đất nước – Mỹ thuật 7 Kiến thức: - Học sinh tìm hiểu đề tài cảnh đẹp Hà Nội - Biết thêm những vẻ đẹp của di tích, danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội - Biết cách chọn cảnh, cắt cảnh cách vẽ tranh phong cảnh thiên nhiên. Kĩ năng: - Vẽ được tranh về cảnh đẹp Hà Nội - Kĩ năng tích hợp kiến thức nội môn để giải quyết vấn đề. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về cảnh đẹp Hà Nội - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. Thái độ: - Học sinh thêm yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước. - Có tình cảm yêu quý, tôn trọng thiên nhiên. Văn bản: Cầu Long Kiến thức: Biên – chứng nhân lịch - Cầu Long biên là “là chứng nhân lịch sử của sử - Ngữ văn 6. thủ đô”, chứng kiến cuộc sống đau thương mà Văn bản: Sự tích Hồ anh dũng của dân tộc ta. Gươm - Ngữ văn 6. - Tình yêu quê hương đất nước. Đó là niềm tự Văn bản: Chùm ca dao hào về cảnh đẹp, sự giàu có, sự phong phú và về tình yêu quê hương bản sắc riêng của Hà Nội. đất nước - Ngữ văn 7. - Thuộc được những bài ca dao, tục ngữ nói về Hà Nội. . Kĩ năng: - Kĩ năng tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. - Biết giới thiệu về một cảnh đẹp thông qua tình huống kịch. - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng bi tráng của đất nước. - Luyện kĩ năng đọc ca dao trữ tình, phân tích hình ảnh, nhịp điệu. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về cảnh đẹp Hà Nội. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin phát biểu trước tổ, nhóm, lớp. Thái độ: - Tăng thêm hiểu biết, tình yêu đối với cây cầu Long Biên và các cây cầu khác trên đất nước. Từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước, di tích lịch sử. 2. Gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Bài 22: Vẽ tranh ngày Kiến thức: tết và mùa xuân – Mỹ - Học sinh tìm hiểu những nét đẹp văn hóa, thuật 6. phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam. Bài 25: Vẽ tranh đề tài - Học sinh tìm hiểu những trò chơi dân gian, trò chơi dân gian – Mỹ các lễ hội đầu xuân. thuật 7 - Biết cách vẽ tranh sinh hoạt. Kĩ năng: - Vẽ được tranh về đề tài Ngày tết và các lễ hội đầu xuân, các trò chơi dân gian. - Kĩ năng tích hợp kiến thức nội môn để giải quyết vấn đề. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu Tết cổ truyền Việt Nam và các lễ hội đầu xuân, các trò chơi dân gian. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. Thái độ: - Học sinh có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua ngày tết cổ truyền, các lễ hội, các trò chơi dân gian ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau, thêm yêu mến quê hương đất nước. Bài 10: Gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Môn Giáo dục công dân 7. Kiến thức: - Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Kĩ năng: - Kĩ năng tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề - Biết xác định những nét văn hóa truyền thống của Tết cổ truyền Việt Nam. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về cảnh đẹp Hà Nội - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. Thái độ: - Học sinh thêm yêu mến những nét văn hóa truyền thống của dân tộc - Biết trân trọng, tự hào về những nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3. Bảo vệ Bài 20: Giữ gìn vệ sinh Kiến thức: môi môi trường – Mỹ thuật - Học sinh tìm hiểu đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường 7 trường, vẻ đẹp của môi trường. - Biết cách vẽ tranh đề tài. Kĩ năng: - Vẽ được tranh về bảo vệ môi trường. - Kĩ năng tích hợp kiến thức nội môn để giải quyết vấn đề. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu ô nhiễm môi trường - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. Thái độ: - Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường - Có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Bài 14: Bảo vệ môi Kiến thức: trường và tài nguyên - Giúp học sinh hiểu khái niệm môi trường, thiên nhiên – Giáo dục vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi công dân 7 trường đối với sự sống và phát triển của con người xã hội Kĩ năng: - Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường. - Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường. - Kĩ năng tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu ô nhiễm môi trường - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Bài 17: Ô nhiễm môi Kiến thức: trường ở đới ôn hòa – - Học sinh biết được nguyên nhân gây ô môn Địa Lý 7 nhiễm không khí, nguồn nước ở những nước đang phát triển. - Hậu quả do ô nhiễm không khí và nguồn nước gây ra cho thiên nhiên và con người. Kĩ năng: - Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường. - Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường. - Kĩ năng tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu ô nhiễm môi trường - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. 3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN. 3.1. Đối tượng học sinh - Học sinh: Lớp 7 trường THCS Nguyễn Phong Sắc - Số lớp: 1 (lớp 7A1). - Số lượng: 47 học sinh. 3.2. Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án. Dự án mà tôi thực hiện là một bài gồm hai tiết học trong chương trình Mỹ thuật 7, đồng thời bản thân tôi là người trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 7A1 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện và các em học sinh lớp 7 đã tiếp với môn mỹ thuật từ bậc tiểu học nên lên bậc THCS các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra. Tuy nhiên trong dự án này học sinh phải biết cách vận dụng linh hoạt những kiến thức đã biết trong môn học (tích hợp nội môn) và ngoài môn học (tích hợp liên môn) để vẽ được một bức tranh với chủ đề cuộc sống quanh em. Tích hợp nội môn là tích hợp giữa các kiến thức trong môn học để giải quyết các nội dung của chủ đề. Học sinh biết cách tích hợp nội môn trong dự án này chính là vận dụng kiến thức, kĩ năng để vẽ được một bức tranh phong cảnh, vẽ được tranh sinh hoạt mà mục tiêu đã đề ra; đồng thời giáo dục cho học sinh tình yêu đối với quê hương đất nước, biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc, bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Đối với bộ môn Mỹ thuật các em đã được học rất nhiều bài từ lớp 6 có liên quan đến tranh phong cảnh, tranh sinh hoạt như bài 9, bài 13, bài 25, bài 33 đặc biệt là bài 22 vẽ tranh đề tài “Ngày Tết và mùa xuân”; Mỹ thuật 7 có các bài liên quan đến chủ đề cuộc sống quanh em như bài 5 tranh phong cảnh, bài 25, đặc biệt bài 27 vẽ tranh đề tài “cảnh đẹp đất nước” , bài 20 vẽ tranh đề tài “giữ gìn vệ sinh môi trường”. Tích hợp liên môn là tích hợp kiến thức giữa các môn học với nhau để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Học sinh biết cách tích hợp liên môn trong dự án này chính là giải quyết vấn đề “tình yêu đối với quê hương đất nước – đặc biệt với thủ đô Hà Nội; giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc; bảo vệ môi trường” mà mục tiêu đã đề ra. Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Vật lí, Địa lí, Lịch Sử, Giáo dục công dân… các em đã được tìm hiểu về kiến thức lịch sử, địa lí, môi trường được tích hợp trong giờ học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Mỹ thuật để giải quyết một vấn đề trong giờ học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. 4. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN. Qua thực tế dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Chính vì thế tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Mỹ thuật 7 năm học 2014 - 2015 này. Và sẽ thực hiện tiếp trong năm học 2015 – 2016. Tuy nhiên với kinh nghiệm, trình độ cũng như khả năng hiểu biết còn hạn hẹp nên dự án không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Tôi mong rằng sẽ nhận được sự góp ý, bổ sung, sửa đổi quý báu từ phía đồng nghiệp, chuyên viên Phòng, ... để dự án của tôi được hoàn thiện hơn. Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó. Tích hợp trong dạy học sẽ giúp học sinh phát huy tính tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Cụ thể: Tôi thấy rằng khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức, được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn và vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU. Công nghệ - Phần cứng Máy quay Đĩa Laser Đầu máy VCR Máy tính Máy in Máy quay phim Máy ảnh kỹ thuật số Máy chiếu Kết nối Internet Máy quét ảnh Thiết bị hội thảo Video Công nghệ - Phần mềm Cơ sở dữ liệu/ bảng tính Phần mềm xử lý ảnh Ấn phẩm Trình duyệt Web Phần mềm thư điện tử Đa phương tiện Bách khoa toàn thư trên đĩa CD Phần mềm thiết kế Web Hệ soạn thảo văn bản Phần mềm khác 1. Sách giáo khoa: Mỹ thuật 6, 7; Vật lý 7; Giáo dục công dân 7; Địa lí 7, Ngữ văn 6,7.. 2. Tài liệu tham khảo: + Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Mỹ thuật THCS, Nhà xuất bản Giáo Dục. + Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa Lý THCS, Nhà xuất bản Giáo Dục. Tư liệu in + Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THCS, Nhà xuất bản Giáo Dục. + Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Giáo dục công dân THCS, Nhà xuất bản Giáo Dục. 3. Đề cương: + TS. Nguyễn Kim Chung, Phương tiện và phương pháp công nghệ dạy học hiện đại. + PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Lý luận dạy học hiện đại. + PGS.TS. Lê Đức Ngọc, Phát triển chương trình đáp ứng đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục, Hà Nội, tháng 2 năm 2014. 1. http://violet.vn 2. http://vi.wikipedia.org/wiki Nguồn Internet 3. http://www.youtube.com 4. http://giaovien.net 5. http://mithuatvietnam.into Khách mời: + Cô Lại Thị Nguyệt Hằng – Hiệu trưởng nhà trường. Yêu cầu khác + Cô Vũ Khánh Phượng – PHT nhà trường. + Cô Nguyễn Trung Hậu – Tổ trưởng tổ Văn Thể + Cô Tạ Thị Hồng Hà – Tổ trưởng tổ Xã hội và tập thể thầy, cô giáo trong tổ Văn thể, Xã hội. 6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. CHỦ ĐỀ : CUỘC SỐNG QUANH EM 6.1.1 Mục tiêu Kiến thức: - Học sinh tìm hiểu đề tài cảnh đẹp Hà Nội + Biết thêm những vẻ đẹp của di tích, danh lam thắng cảnh đẹp của Hà Nội + Biết cách chọn cảnh, cắt cảnh cách vẽ tranh phong cảnh thiên nhiên. - Học sinh tìm hiểu những nét đẹp văn hóa, phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam và các lễ hội đầu xuân.. + Học sinh tìm hiểu những trò chơi dân gian, các lễ hội đầu xuân. + Biết cách vẽ tranh sinh hoạt. - Học sinh tìm hiểu đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường, vẻ đẹp của môi trường. + Biết cách vẽ tranh đề tài môi trường. Kĩ năng: - Học sinh biết cách chọn cảnh, cắt cảnh tranh phong cảnh - Học sinh biết vẽ và vẽ được tranh đề tài về ngày tết và mùa xuân, các trò chơi dân gian, bảo vệ môi trường. - Kĩ năng tích hợp kiến thức nội môn, liên môn để giải quyết vấn đề. - Rèn kĩ năng tự học, tìm tòi và khám phá kiến thức. - Kĩ năng thu thập, xử lí và chia sẻ thông tin. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. - Kĩ năng phân tích kênh hình, liên hệ thực tế. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. Thái độ: - Tăng thêm hiểu biết và tình yêu với cảnh đẹp Hà Nội. Bồi dưỡng lòng tự hào, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp đất nước. - Học sinh có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc qua ngày tết cổ truyền, các lễ hội, các trò chơi dân gian ở các vùng miền, các dân tộc khác nhau, thêm yêu mến quê hương đất nước. - Có tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường. 6.1.2. Phương pháp dạy học - Dạy học nhóm - Vấn đáp – tìm tòi - Động não - Trực quan - Thực hành - Phòng tranh - Thực hành báo cáo - Thuyết trình 6.1.3. Chuẩn bị - Máy tính - Máy chiếu - Tranh ảnh của họa sĩ và học sinh về ngày tết và mùa xuân - Tranh ảnh của họa sĩ và học sinh bảo vệ môi trường - Tranh ảnh của họa sĩ và học sinh về cảnh đẹp Hà Nội - Tích hợp các môn học vào từng nội dung trong bài dạy (Phụ lục 1). 6.1.4. Tiến trình bài giảng 6.1.4.1. Ổn định lớp học 6.1.4.2. Kiểm tra bài - Kiểm tra đồ dùng của học sinh (giấy A4, bút chì, màu vẽ) 6.1.4.3. Bài mới GV: đặt câu hỏi ? Hiện nay cuộc sống của các em có vấn đề gì mà các em quan tâm không? ( gọi 2-3 học sinh trả lời) ð Như vậy, cuộc sống của chúng ta có rất nhiều vấn đề mà các em quan tâm và muốn thể hiện nó bằng nhiều hình thức khác nhau như thơ, ca, nhạc, họa. Vậy hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu đề tài “cuộc sống quanh em”. Cô hy vọng sau buổi học ngày hôm nay chúng ta sẽ vẽ được những bức tranh đẹp với nội dung mình đã chọn. Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * GV cho HS chơi trò chơi “ghép nội dung tranh” CHỦ ĐỀ: - GV cho các nhóm gắp thăm xem - Đại diện nhóm lên nhóm mình thuộc đề tài gì? gắp thăm - Đại diện các nhóm lên chơi - GV cho HS chọn tranh theo nội dung của nhóm mình gắp thăm (3,4 tranh). Thời gian 20 giây. => Gv tổng kết lại các nhóm, Khen ngợi các nhóm chơi. Nội dung ghi bảng - HS lên chọn tranh. CUỘC SỐNG QUANH EM I. Tìm và chọn nội dung đề tài => GV chốt: Có rất nhiều các hoạt động diễn ra xung quanh chúng ta như an toàn giao thông, ytế, thể thao….nhưng trong phạm vi bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu ba nội dung: + Cảnh đẹp Hà Nội + Giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc + Bảo vệ môi trường. - Trả lời ? Em có thích đề tài của nhóm mình không? (goi 2-3 hs) - Ghi bài -> Như vậy, các em biết trong một bài vẽ tranh đề tài, việc tìm và chọn nội dung đề tài là rất quan trọng, nó giúp cho chúng ta xác định được nội dung mà chúng ta muốn thể hiện. => Để tìm hiểu về cảnh đẹp Hà Nội có rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như văn học, lịch sử, đại lý… Sau đây cô xin mời cô Thúy Dung hướng dẫn các em tìm hiểu về cảnh đẹp Hà Nội. Cô biết rằng mỗi chúng ta ngồi đây đều rất tự hào vì được sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội, tự hào là người Hà Nội. Nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Bởi vậy mà mỗi người Hà Thành khi đi xa đều mang trong mình tâm trạng. Dù có đi bốn phương trời Lòng vẫn nhớ về Hà Nội Hà Nội của ta, thủ đô yêu dấu Một thời đạn bom, một thời hòa bình. Và chúng ta cũng rất vui mừng khi được đón tiếp những bạn bè trong và ngoài nước đến với thủ đô thân yêu của chúng ta.!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan