Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân lớp 9 hay...

Tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân lớp 9 hay

.DOC
43
41588
175

Mô tả:

Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 LỜI NÓI ĐẦU Kính thưa quý thầy cô cùng các em học sinh, chất lượng học sinh giỏi tỉnh nhà nói chung Thị xã Vĩnh Châu nói riêng có sự thay đổi nhưng chưa đáng kể (Thống kê học sinh giỏi qua các kỳ thi). Trong đó có môn GDCD, đây là môn mà giáo viên và học sinh ít quan tâm đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc bồi dưỡng chưa đi vào chiều sâu. Căn cứ sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Thị xã Vĩnh Châu, nay chúng tôi soạn đề cương ôn tập học sinh giỏi lớp 9. Đề cương gồm 2 phần: Phần 1: Hệ thống kiến thức cơ bản trong chương trình cấp THCS (Trong đó chú trọng xoáy sâu vào lớp 8 và 9), với các câu hỏi và trả lời cùng với các tình huống có liên quan đến các chủ đề: Đạo đức- Pháp luật. Phần 2: một số đề thi tuyển chọn học sinh giỏi qua các kỳ thi cấp Huyện, Tỉnh. Tuy nhiên, những kiến thức trong đề cương này chỉ là những nội dung cơ bản trong quá trình dạy và học thông qua đặc thù của bộ môn. Do đó giáo viên và học sinh cần tham khảo, mở rộng thêm kiến thức bộ môn qua thực tế cuộc sống. Cũng như cập nhật những thông tin, số liệu một cách kịp thời. Chúng tôi khẳng định rằng, đây không phải là nội dung thi chọn học sinh trong thời gian tới của môn GDCD mà chỉ là đề cương hệ thống căn bản mang tính định hướng, tham khảo trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong quá trình soạn đề cương lần này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong sự đóng góp nhiệt tình của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Để xem xét bổ sung và hoàn thiện hơn để làm tư liệu đầy đủ hơn trong quá trình ôn tập bộ môn GDCD. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp. MẠNG LƯỚI CHUYÊN MÔN PGD Trang 1 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 PHẦN I: HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH MÔN GDCD CẤP THCS *LỚP 6 TIẾT KIỆM Thế nào là tiết kiệm ? Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác. Ý nghĩa _ Về đạo đức : + Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội. quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người. + Sống hoang phí dễ dẫn tới con người hư hỏng, sa ngã. _ Về kinh tế: Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước. _ Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa. *BÀI TẬP BT1 : Em hãy phân biệt tiết kiệm với hà tiện, keo kiệt. BT2: Ngay tõ ®Çu n¨m häc Hïng ®· lËp cho m×nh thêi gian biÓu vµ nghiªm tóc thùc hiÖn hµng ngµy. C¸c b¹n trong líp cho Hïng lµ lµm viÖc m¸y mãc nhng Hïng l¹i nghÜ r»ng nh thÕ míi tiÕt kiÖm ®îc thêi gian vµ lµm ®îc nhiÒu viÖc. - Em cã t¸n thµnh suy nghÜ cña Hïng kh«ng ? V× sao ? - Em ®· cã ý thøc tiÕt kiÖm thêi gian cha ? Nªu biÓu hiÖn cô thÓ. BT3 : Mét lÇn ®Õn nhµ Nam ch¬i, Hng thÊy níc ch¶y trµn bÓ liÒn nh¾c b¹n kho¸ vßi níc nhng Nam b¶o : “Níc rÎ l¾m, ch¼ng ®¸ng bao nhiªu, kÖ cho nã ch¶y, tí kh«ng muèn bá phÝ v¸n ®iÖn tö ®ang ch¬i dë”. - Em cã ®ång t×nh víi suy nghÜ cña Nam kh«ng ? V× sao ? - NÕu lµ Hng, trong t×nh huèng ®ã em sÏ nãi g× víi Nam ? ***************************************************************** BIẾT ƠN a) Thế nào là biết ơn ? _ Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. _ Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người mà mình biết ơn. Ví dụ : Thăm hỏi thầy co cũ ; hiếu thảo với cha mẹ ; giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. b)Ý nghĩa Biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. YÊU THIÊN NHIÊN, SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN Trang 2 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 a) Thế nào là yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên ? _ Sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. _ Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên. _ Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phụ hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. b) Vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người _Cung cấp những thứ cần thiết cho cuộc sống như : thức ăn, nước uống, không khí để thở,... _ Thiên nhiên chính là môi trường sống của con người, không có thiên nhiên con người không thể tồn tại. _ Thiên nhiên bị tàn phá sẽ làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu. c) Biện pháp bảo vệ thiên nhiên. _ Trồng và chăm sóc cây xanh. _ Khai thác rừng có kế hoạch, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng. _ Bảo vệ các loài động vật, không đánh bắt hải sản bằng phương pháp hủy diệt như nổ mìn, xung điện,... ***************************************************************** môc ®Ých häc tËp cña häc sinh Thế nào là mục đích học tập của học sinh ? _ Noã löïc hoïc taäp ñeå trôû thaønh con ngoan troø gioûi, chaùu ngoan Baùc Hoà, ngöôøi coâng daân toát. _ Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc. Ý nghĩa _ Giúp ta cố gắng trong học tập. _ Là động lực giúp ta hăng say trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Nhiệm vụ của học sinh _ Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt - Có ý chí nghị lực, phải tự giác sáng tạo trong học tập. - Tích cöïc tham gia hoaït ñoäng taäp theå vaø xaõ hoäi ñeå phaùt trieån toaøn dieän ? Mçi HS chóng ta ph¶i häc tËp nhö theá naøo ®Ó ®¹t ®îc môc ®Ých ®Æt ra ?  _Caàn phaûi coù yù chí nghò löïc, phaûi töï giaùc saùng taïo trong hoïc taäp. _ Hoïc moät caùch toaøn dieän. _ Hoïc ôû moïi luùc, moïi nôi. _Hoïc thaày, hoïc baïn, hoïc trong saùch, hoïc trong thöïc teá cuoäc soáng. THỰC HIỆN TRẬT AN TOÀN GIAO THÔNG Trang 3 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông. _ Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt. Chưa tự giác chấp hành luật lệ giao thông. _ Dân số tăng nhanh. Các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. _ Các phương tiện tham gia giao thông còn thô sơ. _ Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế. _ Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ. Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ: _ Đèn tín hiệu giao thông: + Đèn đỏ Cấm đi + Đèn vàng Đi chậm lại, nếu qua vạch dừng thì đi tiếp + Đèn xanh Được đi _ Biển báo hiệu đường bộ: + Biển báo cấm + Biển báo nguy hiểm + Biển hiệu lệnh + Biển chỉ dẫn + Biển phụ _ Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. _ Vạch kẻ đường. _ Hàng rào chắn. _ Cọc tiêu Các loại biển báo thông dụng + Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, thể hiện điều cấm. + Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng. + Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền xanh lam, báo điều phải thi hành. + Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật ( vuông ) nền xanh lam, báo những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác. + Biển phụ: Hình chữ nhật ( vuông), thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơ các biển báo khác. Một số quy định về đi đường: *Người đi bộ: _ Phải đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường, đi đúng phần đường . _ Nơi có tín hiệu, vạch kẻ đường phải tuân thủ. Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vác đồ cồng kềnh đi ngang trên đường. * Người đi xe đạp: _ Không: + dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng. + Đi vào phần đường dành cho người đi bộ. + Sử dụng để kéo đẩy xe khác. + Mang vác, chở vật cồng kềnh. Trang 4 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 + Buông cả hai tay, đi xe bằng một bánh. + Chở ba. _ Phải: + Đi đúng phần đường, đúng chiều. Đi bên phải. + Tránh bên phải, vượt bên trái. + Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi. + Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. * Trẻ em dưới 16 tuổi : không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3 Ý nghĩa của việc thực hiện an toàn giao thông. _ Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọ người. _ Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội. ***************************************************************** quyÒn ®îc ph¸p luËt b¶o hé vÒ tÝnh m¹ng, søc kháe, th©n thÓ, danh dù vµ nh©n phÈm a) Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. _ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm đến thân thể của người khác. _ Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. _ Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. _ Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. -Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. b) Ý nghĩa _ Đây là một quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn liền với mỗi con người. _ Là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân. ***************************************************************** quyÒn bÊt kh¶ x©m ph¹m vÒ chç ë a) Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. _ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ là quyền cơ bản của công dân. _ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở : Công dân có quyền được các cư quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật cho phép. b)Trách nhiệm của công dân _ Công dân phải tôn trọng chỗ ở cảu người khác. Trang 5 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 _ Biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và người khác. _ Phê phán, tố cáo những việc làm trái pháp luật xâm phạm quyền này của công dân. ***************************************************************** *LỚP 7 TỰ TRỌNG a) Thế nào là tự trọng ? _ Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cảu mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. _ Coi trọng và giữ gìn phẩm cách là coi trọng danh dự, giá trị con người của mình; không làm điều gì xấu có hại đến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm cũng như lòng thương hại của người khác. b) Một số biểu hiện của lòng tự trọng: _ Biết cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hóa. _ Nếp sống gọn gàng, sạch sẽ. _ Tôn trọng mọi người, biết giữ lời hứa. _ Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai nhắc nhở hoặc chê trách. c) Ý nghĩa _ Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên tự hoàn thiện mình. _ Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. _ Được mọi người quý trọng. ***************************************************************** ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ 1. Khái niệm: - Đoàn kết, tương trợ là sự cảm thông, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. 2. Ý nghĩa: Đoàn kết, tương trợ sẽ giúp ta: + Có được sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn. + Có được những người bạn tốt. + Có niềm tin và nghị lực trong công việc. 3. Giải thích ý nghĩa các câu sau: - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. - Dân ta nhớ một chữ đồng Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.  Mở rộng: 2. Hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến tính đòan kết , tương trợ. 2. Hãy nêu lợi ích của tính đòan kết, tương trợ trong học tập, công việc và trong cuộc sống. *************************************************************** Trang 6 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ 1. Khái niệm: - SGK trang 31. 2. Làm thế nào để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ? - Cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức. - Chúng ta cần trân trọng, tự hào phát huy, sống trong sạch, lương thiện không làm gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.  Mỗi gia đình, dòng họ có những nét đẹp, truyền thống riêng.  Hãy giải thích các câu tục ngữ: - Giấy rách phải giữ lấy lề. - Con hơn cha là nhà có phúc. - Cây có cội, nước có nguồn. * Có ý kiến cho rằng: “Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu cần phải xóa bỏ” Em đồng tình với ý kiến này không? Vì sao? ***************************************************************** SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HỌACH 1. Khái niệm: - Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chất lượng. - Kế họach phải đảm bảo các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình. 2. Tác dụng của làm việc có kế họach là: - Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức. - Hiệu quả trong công việc. - Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác. 3. Cách rèn luyện: - Phải quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo, thực hiện kế họach đã đặt ra. - Cần làm việc có kế họach, phải biết điều chỉnh khi cần thiết. 4. Tác hại khi sống, làm việc không có kế họach: - Làm việc tùy tiện, mất thời gian, không hiệu quả. - Dễ bị dao động, khó kiềm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất. - Ảnh hưởng đến người khác. 5. Em hãy tự xây dựng một kế họach học tập và phụ giúp công việc nhà một cách khoa học, rõ ràng (có lí giải hợp lí). BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Khái niệm môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Trang 7 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 - SGK trang 45. 2. Ô nhiểm môi trường là gì? - Là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. 3. Tầm quan trọng của môi trương và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người: - Tạo ra của cải vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. - Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. * Mở rộng: 1. Giải thích thành ngữ: - Rừng vàng, biển bạc. - Rừng là lá phổi xanh của con người. 2. Ngày môi trường thế giới – là ngày 5 tháng 6 hàng năm. 3. Điều 29 của hiến pháp 2013; điều 7,9 của luật bảo vệ môi trường ( xem thêm). * Ở dạng này thường có nhiều cách ra đề và khả năng ra đề thi về môi trường chiếm tỉ lệ rất cao, xin gợi ý các vấn đề sau: - Dựa vào một bức tranh, một tình huống, một tình trạng ô nhiễm hoặc khai thác quá mức về tài nguyên, hay một ý kiến chủ quan đặt nặng quyền lợi mà quên đi lợi ích chung về môi truờng thì: + Em có nhận xét gì về tình trạng, việc làm trên? + Em sẽ làm gì để làm thay đổi suy nghĩ, hành động không phù hợp đó. Hoặc cải thiện tình trạng trên. + Đề ra hướng giải quyết của bản thân trong việc sử dụng, khai thác hơp lí TNTN và BVMT, Biện pháp giáo dục, răn đe một cách hợp lí. * Tình huống: Trên đường đi học về, Hoàng thấy một bác nông dân đang định vứt mấy con gà chết xuống sông. Theo em, Hoàng có thể có những cách ứng xử nào sau đây: - Hoàng coi như không hay bết gì, cứ thế đi về nhà, vì việc đó chẳng liên quan đến mình. - Thấy vậy, Hoàng vội đến can ngăn và giải thích cho bác hiểu tác hại của việc làm này. - Hoàng giải thích cho bác hiểu tác hại của việc làm, còn việc vứt gà chết xuống sông hay không là việc của bác. Trả lời Chọn cách thứ hai. Bởi vì, nếu không can ngăn để bác nông dân vứt mấy con gà chết đó xuống sông thì sẽ gây ô nhiễm môi truờng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mọi người và đặc biệt lây lan bệnh cúm gia cầm nguy hiểm đến tính mạng nhiều người. Nếu bác ấy vẫn thực hiện hành vi trên thì cần báo ngay đền cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lí. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam? Trang 8 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 SGK trang 58, 59. 2. Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là gì? Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bởi vì, Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. 3. Nhân dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước như thế nào? - Quyền: + Làm chủ. + Giám sát các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra. + Góp ý kiến vào các hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra. - Nghĩa vụ: + Công dân thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nước. + Bảo vệ các cơ quan Nhà nước. + Giúp đỡ các cán bộ cơ quan Nhà nước thi hành công vụ.  Tình huống: Tuyết nói với Quỳnh: “Hôm nay bố mẹ tớ đi bỏ phiếu để bầu cử Chính phủ” Theo em, Tuyết nói đúng hay sai? Vì sao? - Bạn Tuyết nói sai. - Vì Chính phủ không phải do nhân dân bầu ra mà do Quốc hội bầu ra. - Quốc hội mới do chính nhân dân bầu ra. ***************************************************************** BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ ( XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) 1. Khái niêm, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân? SGK trang 62. 2. Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (Xã, phường, thị trấn) như thế nào? Mục d SGK trang 62. 3. Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở: Xã = Phường= Thị trấn (tương đương nhau). Liên hệ Thị xã Vĩnh Châu. * Tình huống: Bé Khang đã đến tuổi đi học lớp 1 nhưng em chưa được khai sinh vì bố mẹ em đã lấy nhau, sinh con nhưng chưa đăng kí kết hôn. Theo em, bé Khang có quyền được khai sinh không? Bố mẹ của Khang phải đến cơ quan nhà nước nào và làm gì để có giấy tờ hợp lệ cho con đi học và cho bản thân họ? Trả lời: - Bé Khang có quyền được khai sinh dù bố mẹ em chưa đăng kí kết hôn, Vì trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch (được quy định trong Hiến pháp). - Bố mẹ Khang phải đến Ủy ban nhân dân xã, (phường hoặc thị trấn) nơi bố mẹ em ở để đăng kí khai sinh quá hạn cho bé, đăng kí kết hôn cho bản thân họ. **************************************************************** Trang 9 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 *LỚP 8 PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT 1. Thế nào là pháp luật, kỉ luật? - Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắc buộc chung, có tính bắt buộc do nhà nước ban hành. Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. - Kỉ luật là quy định, quy ước của một cộng đồng, tập thể về những hành vi phải tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. 2. Lợi ích của pháp luật và kỉ luật? - Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện, thống nhất trong hành động. - Bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người. - Góp phần tạo điều kiện để cá nhân và tập thể phát triển.  Mở rộng: 1. Em có suy nghĩ gì về câu: “Phép vua thua lệ làng” ? Câu nói này có còn phù hợp hay không? Vì sao? 2. Tại sao nói pháp luật là điều kiện cơ bản không thể thiếu để nhà nước tồn tại? 3. Giới thiệu đôi nét về luật pháp nước ta qua các triều đại phong kiến (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê…) đến Hiến pháp 2013. 4. Hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về việc chấp hành pháp luật, kỉ luật? ***************************************************************** XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH 1. Khái niệm: Là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Hợp nhau về mục đích, cá tính, sở thích và lí tưởng sống. 2. Đặc điểm: - Phù hợp với nhau về thế giới quan, quan niệm, định hướng giá trị. - Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. - Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm lẫn nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau. - Tình bạn trọng sáng lành mạnh có thể có giữa hai người cùng giới hoặc khác giới. 3. Ý nghĩa: Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn. 4. Những biểu hiện của tình bạn tiêu cực, lệch lạc: - Bao che khuyêt điểm của nhau. - Không góp ý cho bạn, nói xấu bạn sau lưng. - Lợi dụng lòng tốt của bạn. Trang 10 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 - Rủ rê, hội hè, đàn đúm. - Thờ ơ trước nỗi bất hạnh của bạn.  Mở rộng: 1. Hãy sưu tầm một số tấm gương, câu chuyện về tình bạn trong sáng, lành mạnh. 2. Giải thích các câu: - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. - Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. - Trong hoạn nạn mới biết ai là bạn tốt. - Thêm bạn, bớt thù. ************************************************************** TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ Xà HỘI 1. Khái niêm, ý nghĩa, cách tham gia hoạt đông chính trị- xã hội của học sinh SGK trang 18. 1. Các hoạt động chính trị- xã hội tại đại phương: - Giữ gìn vệ sinh môi trường sống. - Chống các tệ nạn xã hội. - Chống chiến tranh, bạo lực, giữ gìn hòa bình. -Tham gia các hoạt động tại địa phương phát động. - Xây dựng tình đoàn kết với mọi người, với các dân tộc. 2. Hãy sưu tâm một số tranh ảnh nói về hoạt động chính trị- xã hội tại địa phương. 3. Hãy kể tấm gương người tốt, việc tốt tham gia các hoạt động chính trịxã hội mà em biết? **************************************************************** TỰ LẬP 1. Khái niệm: Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm vào người khác. 2. Biểu hiện: - Thể hiện sự tự tin, bản lĩnh của cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. - Có ý chí, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập, trong công việc ,trong cuộc sống. 3. Những hành vi trái với tự lập: - Nhút nhát. - Lo sợ, không có bản lĩnh. - Ngại khó. - Ỷ lại, dựa dẫm. Trang 11 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 4.  1. 2. 3. - Phụ thuộc người khác. Ý nghĩa: - Người có tính tự lập thường thành công hơn trong cuộc sống. - Họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người. Mở rộng: Câu tục ngữ: “Há miệng chờ sung” ý nói gì? Nêu cách rèn luyện tính tự lập? Nêu những biểu hiện thể hiện tính tự lập của em trong học tập, công việc, sinh hoạt hằng ngày. ***************************************************************** QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH 1. Gia đình: là một tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách. 2. Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cái (SGK trang 31, 32). 3. Quyền và nghĩa vụ của con cái. (SGK trang 32) 4. Bổn phận của anh chị em trong gia đình. (SGK Trang 32). Ngoài ra con một số quy định khác về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia đình trong Hiến pháp 1992, Luật hôn nhân gia đình. 5. Vì sao Pháp luật lại quy định các quyền và nghĩa vụ trên? Những quy định trên của pháp luật nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Viêt Nam. 6. Ngày 28 tháng 6 hằng năm là ngày Gia đình việt Nam.  Mở rộng: 1.Luật Hôn nhân và gia đình. 2.Theo em, trong cuộc sống hằng ngày, giữa cha mẹ và con cái thường phát sinh những mâu thuẫn nào? Hãy nêu ra mốt số tinh huống phát sinh và cách giải quyết. PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN Xà HỘI 1. Tệ nạn xã hội là gì? Trang 12 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 Là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội, có nhiều loại tệ nạn xã hội. 2. Tác hại của tệ nạn xã hội: - Đối với bản thân người mắc TNXH:: + Hủy hoại sức khỏe, dẫn đến cái chết. + Sa sút tinh thần, hủy hoại đến phẩm chất đạo đức. + Bản thân người đó vi phạm pháp luật. - Đối với gia đình người mắc TNXH: + Gặp nhiều khó khăn, kinh tế cạn kiệt. + Ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của gia đình. + Gia đình tan vỡ. + Con cái sống vất vưởng, không được học hành. 3. Nguyên nhân nào khiến con ngừời sa vào các TNXH? Theo em, Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính? Có thể kể nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do bản thân lười nhác, sống ỷ lại, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết, thiếu tự chủ… 4. Học sinh cần phải làm gì để phòng, chống các TNXH?: - Có lối sống giản dị, lành mạnh. - Biết giữ mình, giúp nhau không sa vào các TNXH. - Thực hiện đúng quy định của pháp luật, nội quy nhà trường. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống TNXH trong nhà trường, địa phương. - Tuyên truyền, vận động mọi người phòng chống TNXH.  Mở rộng: 1. Nêu các biện pháp để phòng, tránh TNXH? 2. Chúng ta có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm HIV/AIDS? 3. Các mức phạt được quy định trong bộ luật hình sự đối với TNXH. 4. Các số liệu thống kê về độ tuổi vi phạm TNXH, Số người bị nhiễm HIV/AIDS, ma túy. ***************************************************************** PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/ AIDS 1)Tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS đối với loài người. Đó là : huỷ hoại sức khoẻ, cướp đi tính mạng con người ; phá hoại hạnh phúc gia đình ; huỷ hoại tương lai, nòi giống của dân tộc ; ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội của đất nước. 2) Quy định của pháp luật về phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS. SGK 3)Các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân. Trang 13 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy, mại dâm ; không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS ; tích cực tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng. **************************************************************** PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI 1. Nhà nước đã ban hành những quy định gì về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, các chất độc hại? SGK trang 42, 43. 1. Sự nguy hiểm của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? - Thiệt hại tài sản của cá nhân, gia đình, quốc gia. - Ảnh hưởng đến sức khỏe. - Gây tàn phế. - Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. - Chết người. 2. Theo em, có những biện pháp nào giúp ngăn ngừa hậu quả do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây nên? - Nâng cao hiểu biết của tất cả mọi người. - Đảm bảo phương tiện vật chất kĩ thuật. - Phổ biến, tuyên truyền các quy định của nhà nước. - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. *Mở rộng: 1. Quy định độ tuổi được sử dụng súng săn, các điều kiện đảm bảo khi sử dụng. 2. Sưu tầm các số liệu về tác hại, hậu quả của bom mìn ở nước ta. 3. kỹ năng ứng xử trong các trường hợp có nguy cơ xảy ra, hoặc xảy ra các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. ************************************************************** * QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN 1. So sánh sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo ? * Giống nhau: - Đều là những quyền chính chị cơ bản của công dân được quy định trong Hiên pháp. - Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và cá nhân. - Là phương tiện để công dân tham gia quản lí Nhà nước, xã hội. * Khác nhau: Trang 14 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 Khiếu nại Tố cáo Đối tượng Các quyết định hành chính, Hành vi vi phạm PL gây thiệt hại hoặc hành vi hành chính đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phá của công dân, cơ quan, tổ chức. Cơ sở Là quyền và lợi ích hợp Tất cả các hành vi vi phạm PL gây pháp của bản thân người thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến khiếu nại khi bị xâm phạm. lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Mục đích Là khôi phục quyền và lợi Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế ích hợp pháp của cá nhân kịp thời mọi hành vi vi phạm PL xâm người bị xâm phạm hoặc bị hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi thiệt hại. ích hợp pháp của công dân, tổ chức, cơ quan. 2. Người được khiếu nại: - Là người có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ 18 tuổi trở lên. Người chưa đủ tuổi phải thông qua người đại diện. - Là người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi (Vấn đề) mình khiếu nại. Chỉ khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính. *Vậy trong bài tập số 2 SGK thì ông Ân không có quyền khiếu nại. Vì, ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBDN quận. 3. Người được tố cáo: - Mọi công dân, bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp đều có quyền tố cáo trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc vi phạm pháp luật của bất cứ người nào, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể và công dân. Tài liệu tham khảo: 1. Luật Tố cáo năm 2011 gồm 8 chương, 50 điều (Các điều 4, 8, 9, 10, 11, 12, 18, 19, 21). 2. Luật khiếu nại năm 2011 gồm 8 chương, 70 điều (Các điều 4, 6. 8. 9. 12, 13). 3. Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại , tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Trang 15 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Từ khi thành lập nước (1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp? Vào những năm nào? Nhà nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp, đó là: - Hiến pháp năm 1946. - Hiến pháp năm 1959. - Hiến pháp năm 1980. - Hiến pháp năm 1992. - Hiến pháp năm 2013. 2. Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013 là những bản Hiến pháp mới hay bổ sung? Là những bản Hiến pháp bổ sung. 3. Hiến pháp là gì? Nội dung Hiến pháp bao gồm những vấn đề gì? SGK trang 55. 4. Vai trò, vị trí của Hiến pháp là gì? - Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng Sản Việt Nam, trong từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng. - Hiến pháp Việt Nam định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. * Mở rộng: 1.Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều. Giảm 1 chương, 27 điều so với Hiến pháp 1992. (Nên trang bị quyển Hiến pháp này). 2.Cơ quan nào có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp? 3. Cơ quan quyền lực từ trung ương đến địa phương là những cơ quan nào? *************************************************************** PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA ViỆT NAM 1. Khái niệm pháp luật, đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật là gì? * Pháp luật : là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế. * Đặc điểm của pháp luật : + Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến. + Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. + Tính bắt buộc ( cưỡng chế): Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định Trang 16 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 * Vai trò: Pháp luật là công cụ để thực hiện quá trình quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hoá xã hội; Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã họi, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. 2. Vì sao phải có pháp luật? Vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật? - Pháp luật là phương tiện quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. Là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có phấp luật xã hội sẽ không ổn định và phát triển được, vì vậy mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. 3. Đạo đức và pháp luật khác nhau như thế nào? - Chuẩn mực đạo đức xã hội được đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân =>mọi người tự giác thực hiện =>sợ dư luận xã hội, lương tâm cắn rứt. - Pháp luật là do Nhà nước đặt ra được ghi lại bằng các văn bản =>bắt buộc thực hiện => phạt cảnh cáo, phạt tù, phạt tiền. * BÀI TẬP BT1: Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy? Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? - Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nề nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường. - Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện: + Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh. + Phối hợp, kết hợp với các tổ chức Đòan thể trong nhà trường, PHHS. BT2: Một số câu ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị em: - Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - Em thuận, anh hòa là nhà có phúc. Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng trước hết sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê. Nếu vi phạm Điều 48 của luật hôn nhân gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.  Dạng ra đề ở chủ đề này: 1.Kể tên một số đạo luật mà em biết trong quá trình lịch sử dựng và giữ nước (Những ưu điểm, hạn chế của nó). 2.So sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật. 3.Hãy kể tên một số ngành luật gần gủi nhất hoặc những luật ban hành gần đây nhất… Trang 17 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 *LỚP 9 CHÍ CÔNG VÔ TƯ Thế nào là chí công vô tư? - Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội ? - Người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng. - Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước. *Bài tập BT1: Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện. Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét, đánh giá người khác .... BT2: Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ. Em hãy nhận xét hành vi của Lan. Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào? -Nhận xét : Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải. - Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hoà và sau đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót. ***************************************************************** TỰ CHỦ Thế nào là tự chủ ? Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống ; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. Biểu hiện của người có tính tự chủ: Kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình,... Trang 18 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 * Ý nghĩa Tính tự chủ giúp cho con người biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá ; biết đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ; không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực. *BÀI TẬP BT1: Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? - Không tán thành ý kiến đó. - Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì: + Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động. + Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống. Bài tập 2 : Tình huống Linh là học sinh lớp 9. Linh đang học bài ở nhà thì Tuấn đến rủ Linh đi chơi điện tử ăn tiền. Nếu là Linh, trong trường hợp đó, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy? - Nêu cách ứng xử của bản thân: Kiên quyết và khéo léo từ chối không đi chơi điện tử ăn tiền, khuyên Tuấn không chơi điện tử ăn tiền và rủ Tuấn cùng học bài. - Giải thích lí do : Chơi điện tử ăn tiền là một hình thức cờ bạc, là tệ nạn xã hội, bị pháp luật nghiêm cấm. ***************************************************************** DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT Thế nào là dân chủ ? Thế nào là kỉ luật ? - Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. - Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, mhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào ? Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện : kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. Vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật ? - Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể. Trang 19 Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 - Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật ? Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở; … *Bài tập Hãy phân tích và chứng minh: “Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của tập thể”: - Dân chủ sẽ góp phần phát huy tiềm năng trí tuệ của mọi người, dân chủ tạo ra hoạt động công khai. - Kỷ luật là điều kiện tạo nên tính thống nhất trong hoạt động. Do đó, dân chủ vaø kỷ luật sẽ góp phần tạo ra sự thống nhất, khai thác hiệu quả tiềm năng của tập thể, thiết lập được sự đồng tâm nhất trí của mọi người – đó là sức mạnh của tập thể. *************************************************************** BẢO VỆ HÒA BÌNH Hoà bình là gì? Bảo vệ hoà bình là gì? Tại sao phải bảo vệ hoà bình? Mọi người cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình? Trả lời: + Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa con người với con người, hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại + Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống XH bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tọc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. + Bảo vệ hoà bình - Là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của toàn nhân loại - Hoà bình là để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. - Hoà bình mang lại cho mọi người bình yên, khỏi mất mát những đau thương. Lòng yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày ? Một số biểu hiện như : Biết lắng nghe, biết đặt mình vào vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ; biết thừa nhận những điểm khác với mình; biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn ; biết học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người khác ; sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác ; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác ;... + Trách nhiệm của mọi người là: - Tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình và công lí trên thế giới. - Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên toàn thế giới Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan