Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp tại cô...

Tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại hà mỹ hưng

.PDF
99
179
133

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là sản phẩm nghiên cứu độc lập của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Mai Lan i LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công trình, trường Đại học xây dựng đã truyền đạt cho tác giả những kiến thức hết sức quan trọng trong suốt quá trình học cao học tại nhà trường. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô Ngô Thị thanh Vân- Khoa kinh tế và Quản lý - Trường Đại học thủy lợi trong thời gian qua đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn. Cảm ơn Cô trong suốt quá trình tác giả làm luận văn đã định hướng, cung cấp tài liệu và dành nhiều thời gian đưa ra những ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành bản luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ Hưng đã cho phép tác giả tiếp cận và sử dụng các số liệu về quản lý chi phí trong hoạt động thi công xây dựng của Công ty. Ngoài ra, tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình cho tác giả trong suốt thời gian qua. Đề tài nghiên cứu của luận văn liên quan đến lĩnh vực quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp khi kinh nghiệm và kiến thức của tác giả còn rất nhiều hạn chế. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... v CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ THI CÔNG XÂY DỰNG ................................................................................................................... 4 1.1. Thi công xây dựng và chi phí thi công xây dựng ..................................................... 5 1.1.1. Khái niệm thi công xây dựng và chi phí thi công xây dựng ................................. 5 1.1.2. Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà thầu trong hoạt động thi công xây dựng . 10 1.1.3. Chi phí thi công xây dựng các gói thầu công trình của nhà thầu xây dựng ........ 17 1.2 Tình hình chung về quản lý chi phí thi công xây dựng ở Việt Nam ....................... 20 1.3. Thực trạng chung về quản lý chi phí thi công xây dựng của nhà thầu xây dựng ... 22 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ THI CÔNG CÁC GÓI THẦU XÂY LẮP .......................................... 24 2.1. Các công cụ phục vụ quản lý chi phí trong giai đoạn thi công .............................. 24 2.1.1. Tiến độ thi công ................................................................................................... 24 2.1.2. Công cụ quản lý giá trị thu được EVM ............................................................... 25 2.1.3. Hệ thống báo cáo ................................................................................................. 26 2.2. Quy định về quản lý chi phí thi công xây dựng ..................................................... 27 2.2.1. Văn bản qui định của nhà nước ........................................................................... 27 2.2.2. Vai trò của nhà thầu đối với quản lý chi phí thi công xây dựng ........................ 32 2.2.3. Nội dung của quản lý chi phí dưới góc độ nhà thầu thi công xây lắp ................. 33 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí thi công của nhà thầu xây dựng ............................................................................................................................... 43 2.3.1 Nhân tố con người ............................................................................................... 43 2.3.2. Các công cụ quản lý ............................................................................................ 44 2.3.3. Cơ chế chính sách của Nhà nước ........................................................................ 44 2.3.5. Cơ cấu quản lý của doanh nghiệp ........................................................................ 46 CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ THI CÔNG CÁC GÓI THẦU XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HÀ MỸ HƯNG ............................... 48 3.1. Thực trạng công tác quản lý chi phí thi công các gói xây lắp do Công ty Cổ phần iii Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng thực hiện ....................................................... 48 3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty và hoạt động xây lắp của công ty.......................... 48 3.1.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các gói thầu .......................................................... 54 3.1.3. Thực trạng lập dự toán......................................................................................... 57 3.1.4. Thực trạng thiết lập kế hoạch ngân sách thi công ............................................... 59 3.1.5.Thực trạng công tác kiểm soát chi phí .................................................................. 59 3.2. Đánh giá thực trạng quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng ............................................................... 65 3.2.1. Những ưu điểm trong quản lý chi thi công các gói thầu xây lắp của công ty ..... 65 3.2.2. Những tồn tại trong quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp của công ty .. 67 3.3. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp.............................................................................................................. 69 3.4 Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng ............................... 69 3.4.1. Giải pháp về công tác quản lý chi phí vật liệu .................................................... 69 3.4.2. Giải pháp giảm chi phí nguyên vật liệu .............................................................. 78 3.4.3. Giải pháp về công tác quản lý chi phí nhân công ................................................ 79 3.4.4. Giải pháp về công tác quản lý chi phí máy thi công .......................................... 82 3.4.5 Giải pháp quản lý chi phí sản xuất chung ............................................................ 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 90 iv DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1 ĐTXD Đầu tư xây dựng 2 ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản 3 EVM Quản lý giá trị thu được 4 TSCĐ Hợp đồng xây dựng 5 HĐXL Hợp đồng xây lắp 6 NVL Nguyên vật liệu 7 BXD Bộ xây dựng 8 UBND Uỷ ban nhân dân 9 GTVT Giao thông vận tải 10 TMĐT Tổng mức đầu tư 11 ATGT An toàn giao thông 12 ĐVTC Đơn vị thi công 13 MTC Máy thi công 14 SXC Sản xuất chung v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 : Một số công trình tiêu biểu công ty đã và đang thực hiện ........................... 49 Bảng 3.2 . Danh sách thiết bị văn phòng ....................................................................... 52 Bảng 3.3 Danh sách thiết bị chủ yếu phục vụ thi công (thiết bị gia công cơ khí, thiết bị vận chuyển, thiết bị thi công xây lắp, thiết bị thí nghiệm) ........................................ 53 Bảng 3.4 Bảng phân loại lao động tại Công ty .............................................................. 53 Bảng 3.5: Kế hoạch cung cấp vật liệu chính ................................................................. 54 Bảng 3.6: Dự toán vật liệu chính ................................................................................... 55 Bảng 3.7: Kế hoạch huy động thiết bị thi công chính ................................................... 56 Bảng 3.8: Dự toán thiết bị chính ................................................................................... 56 Bảng 3.9: Kế hoạch huy động nhân công công trình Cần Thơ ..................................... 57 Bảng 3.10: Dự toán nhân công trực tiếp ........................................................................ 57 Bảng 3.11: So sánh dự toán trước và sau khi thi công một số hạng mục của công trình mở rộng quốc lộ 1A các đoạn KM561+134 đến KM1589+ 300, tỉnh Ninh Thuận ...... 58 Bảng 3.12: So sánh chi phí theo kế hoạch và chi phí theo thực tế của công trình: Thi công đường và các công trình trên tuyến đoạn Km8+600-Km9+962,95 dự án đường tỉnh lộ 9 .......................................................................................................................... 59 Bảng 3.13: So sánh chi phí nhân công thực tế và chi phí máy thi công theo dự toán của công ty ........................................................................................................................... 62 Bảng 3.14: So sánh chi phí nhân công thực tế và chi phí máy thi công theo dự toán của công ty ........................................................................................................................... 63 Bảng 3.15 Tiến độ kế hoạch dự kiến với tiến độ thực tế của một số dự án .................. 65 Bảng 3.16: Báo cáo thực hiện chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 .................. 71 Bảng 3.17 Bảng tổng hợp biến động chi phí nguyên vật liệu tổng hợp ........................ 76 Bảng 3.18.Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................................... 77 Bảng 3.19: Báo cáo giờ công lao động của công trình xây dựng đường giao thông ở Hà Tĩnh năm 2013 ............................................................................................................... 80 Bảng 3.20: Báo cáo khối lượng ca máy thi công năm 2011......................................... 84 Bảng 3.21: Báo cáo phân tích biến động chi phí chung ................................................ 86 vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ bố trí nhân lực công trình .................................................................... 15 Hình 1.2: Các thành phần của ngân sách ....................................................................... 38 Hình 1.3: Hệ chi phí cơ sở và yêu cầu về vốn theo thời gian ........................................ 39 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức công ty .................................................................................... 51 Hình 3.2. Quy trình nhập kho của công ty .................................................................... 60 Hình 3.3. Quy trình xuất kho của công ty ..................................................................... 61 Hình 3.4: Quy trình đặt hang ......................................................................................... 73 Hình 3.5: Quy trình nhập kho ........................................................................................ 73 Hình 3.6: Quy trình xuất kho ......................................................................................... 73 Hình 3.7. Biểu đồ kiểm soát .......................................................................................... 75 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đời sống của con người ngày càng phát triển làm cho nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng lên. Vì vậy các công trình xây dựng ngày càng nhiều. Nắm được quy luật phát triển này nhiều công ty xây dựng đã được thành lập và đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Theo đó, thị trường xây dựng ngày càng mở rộng và có nhiều tiềm năng. Tại các doanh nghiệp xây dựng, chi phí xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp là nhân tố quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm hàng đầu vì chi phí xây lắp là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp cũng như trình độ tổ chức quản lý. Việc kiểm soát tốt chi phí không những sẽ hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, mà còn góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức về chính sách xây dựng, chất lượng thi công và giá cả... Công tác quản lý chi phí thi công các gói xây lắp ở các doanh nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế. Các nhà quản lý ở đơn vị thi công không kiểm soát được chi phí trong quá trình thi công nên buộc phải thay đổi thiết kế như giảm bớt khối lượng xi măng, sắt thép... làm cho chất lượng công trình giảm sút. Điều nay đặt ra mối quan tâm lớn cho các nhà quản lý ở các đơn vị thi công: làm thế nào để hạ thấp chi phí thi công mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. Chính vì vậy, xây dựng và nâng cao hệ công tác về quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp tại doanh nghiệp là công việc hữu ích. Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, trong những năm gần đây công ty đã thi công nhiều công trình chất lượng như: Thi công toàn bộ phần xây lắp công trình thuộc Dự án Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp bến cá Cầu Hai huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế với giá trị hợp đồng 34.372.559.000 đồng; Thi công đường và các công trình trên tuyến đoạn Km8+660 - Km 9+962,95 thuộc dự án: Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh lộ 9 (đoạn từ cầu Hộ Độ đến trung tâm huyện Lộc Hà) với giá trị hợp đồng 25.246.453.000 đồng; Thi công xây lắp nền, đường và các công trình trên tuyến, tuyến nhánh Km0+00 Km1+465,75 thuộc dự án: Nâng cấp, mở rộng đường tỉnh lộ 9 (đoạn từ cầu Hộ Độ đến trung tâm huyện Lộc Hà) với giá trị hợp đồng 25.946.896.000 đồng; XD đầu tư đường 1 giao thông kênh Lộ Quang xã Thuận Hưng và đường giao thông xã Long Trị từ trạm y tế đến cuối kênh Lái Hiếu thuộc Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang với giá trị hợp đồng 27.888.890.000 đồng…Với nỗ lực luôn cố gắng hoàn thành đúng chất lượng và tiến độ các gói thầu, uy tính và thương hiệu của công ty ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, trong quá trình thi công các gói thầu xây lắp, công tác quản lý chi phí thi công của công ty vẫn còn một số mặt hạn chế như quản lý vật tư sử dụng cho xây lắp chưa tốt, dẫn đến nhiều lúc không cung cấp vật tư kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, chưa có kế hoạch chi phí thi công, kiểm soát chi phí và dự đoán rủi ro trong quá trình thi công xây dựng... Những vấn đề nêu trên khiến cho hiệu quả nhiều gói thầu mà nhà thầu thực hiện không đạt được như kỳ vọng ban đầu đề ra. Với các lý do nêu trên đã đặt ra tính cấp thiết phải nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu các giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng. 3. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp phân tích kinh tế, xã hội. • Phương pháp so sánh. • Phương pháp thu thập và xử lí thông tin. • Phương pháp thống kê. • Phân tích tài chính doanh nghiệp và sử dụng các phương pháp phân loại chi phí thi công. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng. 2 b) Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề hoàn thiện công tác quản lý chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ Hưng, giới hạn trong phạm vi quản lý doanh nghiệp tại công ty cổ phần XD và thương mại Hà Mỹ Hưng. + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động SXKD và công tác lý phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Hà Mỹ Hưng, trong 10 năm (20052015) và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài a) Ý nghĩa khoa học Những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp. b) Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu là những tham khảo hữu ích có giá trị gợi mở trong công tác quản lý chi phí thi công các gói thấu xây lắp đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng nói riêng và các công ty đầu tư xây dựng nói chung 6. Kết quả dự kiến đạt được Kết quả dự kiến đạt được bao gồm: - Tổng quan công tác quản lý chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng. - Hệ thống Cơ sở lý luận và pháp lý về chi phí dự án đầu tư xây dựng và quản lý chi phí thi công xây dựng các gói thầu xây lắp giai đoạn thực hiện dự án. - Đề xuất các giải pháp nâng cao trong công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng. 7. Nội dung của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 Nội dung chính sau: 3 Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý chi phí thi công xây dựng. Chương 2: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp. Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp nâng cao công tác quản lý chi phí thi công các gói thầu xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hà Mỹ Hưng. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ THI CÔNG XÂY DỰNG 1.1. Thi công xây dựng và chi phí thi công xây dựng 1.1.1. Khái niệm thi công xây dựng và chi phí thi công xây dựng 1.1.1.1. Khái niệm thi công xây dựng - Khái niệm : Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng [15, tr5]. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình đầu tư xây dựng, tạo nên hình khối vật chất của công trình xây dựng là sản phẩm của quá trình đầu tư xây dựng. Để thực hiện được hoạt động thi công xây dựng thì chủ đầu tư nếu có đủ năng lực về lĩnh vực xây dựng có thể tự thực hiện, nếu không đủ năng lực hành nghề thì thuê nhà thầu thi công xây lắp có chuyên môn trực tiếp thi công. Trong đó, nhà thầu thi công có thể đóng vai trò là nhà thầu chính trực tiếp thực hiện tất cả khối lượng mà chủ đầu tư bàn giao; hoặc giao khoán công việc, nhân công cho các tổ, đội của công ty (hình thức khoán nội bộ); hoặc thuê nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc trong toàn bộ công việc được chủ đầu tư giao và nhà thầu chính chỉ đóng vai trò quản lý xây dựng công trình (trường hợp thứ 3 này không phổ biến ở Việt Nam). -Quy định chung của tổ chức thi công xây dựng -Nguyên tắc cơ bản khi thi công xây dựng: Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây: + Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; + Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; + Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường; + Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ 5 thuật; + Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây dựng. -Loại và cấp công trình trong xây dựng: + Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình. + Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng. Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. + Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng. +Chính phủ quy định việc phân loại, cấp công trình xây dựng. -Các hành vi nghiêm cấm trong thi công xây dựng công trình: Trong hoạt động xây dựng nghiêm cấm các hành vi sau đây: +Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này; +Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp; +Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc; +Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; +Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi trường trong xây dựng; + Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố; + Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình trong đấu thầu; 6 + Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng; + Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật; + Các hành vi khác vi phạm pháp luật về xây dựng. 1.1.1.2. Khái niệm chi phí thi công xây dựng -Khái niệm:Chi phí thi công xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật cho công trình. Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng nên mỗi công trình có giá trị xây dựng riêng được xác định sơ bộ bằng phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng dựa trên thiết kế bản vẽ thi công và biện pháp thi công. Chi phí thi công thường được xác định thông qua các thành phần chi phí, việc phân chia thành phần chi phí này thay đổi theo hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình. -Các thành phần chi phí thi công xây dựng: + Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các công trình xây dựng; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. + Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác. + Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư. + Chi phí quản lý dự án: là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm: • Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo cáo 7 kinh tế - kỹ thuật; • Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc; • Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; • Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật; • Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình; • Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; • Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng; • Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình; • Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; • Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; • Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; • Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; • Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; • Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình; • Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo; • Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác. • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: • Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng; • Chi phí khảo sát xây dựng; • Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; • Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án • Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc; • Chi phí thiết kế xây dựng công trình; • Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra tổng 8 mức đầu tư, dự toán công trình; • Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; • Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; • Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường • Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình • Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình • Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động xây dựng,... • Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn); • Chi phí thí nghiệm chuyên ngành; • Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư; • Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình; • Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn) • Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng; • Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác. +Chi phí khác: Bao gồm • Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; • Chi phí bảo hiểm công trình; • Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường; • Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; • Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình; • Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình; • Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; 9 • Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được; • Các khoản phí và lệ phí theo quy định; • Một số khoản mục chi phí khác. +Chi phí dự phòng bao gồm: • chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. • Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. • Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án (tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng. • Đối với các dự án sử dụng vốn ODA, ngoài các nội dung được tính toán trong tổng mức đầu tư nói trên, còn được bổ sung các khoản mục chi phí cần thiết khác cho phù hợp với tính chất, đặc thù của loại dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn này theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan. 1.1.2. Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà thầu trong hoạt động thi công xây dựng 1.1.2.1. Khái niệm nhà thầu Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động trong xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng. Nhà thầu quy định tại Điều 3 của Luật Xây dựng 50/2014/QH13 bao gồm: - Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: Tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung 10 cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng côngtrình; - Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng côngtrình; - Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xâydựng. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 3 của Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 baogồm: - Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liêndanh; - Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyênmôn; - Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hànghóa; - Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xâylắp; - Nhà thầu EPC (Engineering Procurement and Construction) là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC (bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xâylắp); - Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấuthầu; - Nhà thầu trong nước là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật ViệtNam; - Nhà thầu nước ngoài là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước mà nhà thầu mang quốctịch. 1.1.2.2. Nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của nhà thầu thi công xây dựng - Nhiệm vụ của nhà thầu thi công xây dựng: Nhiệm vụ của nhà thầu thi công xây dựng được quy định tại điều 25 Nghị định 11 15/2013/NĐ-CP bao gồm: + Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. + Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có). + Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. + Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình. + Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác. + Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng. + Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong thi công xây dựng. + Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường. + Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố. + Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định. + Lập bản vẽ hoàn công theo quy định. + Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh 12 môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư. + Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác 1.1.2.3.Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng: Theo Điều 113 Luật xây dựng 50/2014/QH13: + Nhà thầu thi công xây dựng có các quyền sau: • Từ chối thực hiện những yêu cầu trái phápluật • Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất lượng và hiệu quả; • Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng • Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợpđồng; • Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gâyra; • Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liênquan. + Nhà thầu thi công xây dựng có các nghĩa vụ sau: • Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã kýkết; • Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình; • Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môitrường; • Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng côngtrình; • Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng; • Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào côngtrình; • Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môitrường; • Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu côngtrình; 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất