Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Hướng dẫn sử dụng tư liệu bài h2so4...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng tư liệu bài h2so4

.DOC
2
255
54

Mô tả:

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TƯ LIỆU BÀI H2SO4 1- Tư liệu dạy học bài H2SO4 được sử dụng trong bài 45: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh - SGK lớp 10 nâng cao. 2- Các tư liệu gồm có: - 01 giáo án Word, - 01 giáo án PowerPoint - Các hình ảnh minh họa về ứng dụng của H2SO4 và cách pha loãng dung dịch H2SO4 - Các movie thí nghiệm về tính chất vật lý, hóa học của H2SO4 - 01 mô phỏng về quá trình sản xuất H2SO4 trong công nghiệp - Tư liệu tham khảo về lịch sử sản xuất H2SO4 và ứng dụng của H2SO4 - Bài tập củng cố 3- Một số lưu ý khi sử dụng tư liệu bài H2SO4 - H2SO4 là một axit phổ biến trong chương trình hóa học phổ thông và có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn. HS đã được học về axit H2SO4 ở chương trình lớp 9 nên khi dạy ở lớp 10 GV cần vận dụng lý thuyết chủ đạo (khai thác cấu tạo phân tử, số oxi hóa, liên kết hóa học…) để cho HS hiểu rõ tính chất hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc. - H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh và có tính oxi hóa mạnh nên cần chú ý khi sử dụng tránh để gây nguy hiểm. Vì thế một số thí nghiệm với axit H2SO4 đặc nên tiến hành trong tủ hốt hoặc cho HS xem movie thí nghiệm để đảm bảo tính an toàn như thí nghiệm đường tác dụng với H2SO4 đặc - Các thí nghiệm khác có trong bài nếu không có điều kiện làm thí nghiệm, GV có thể cho HS xem các movie thí nghiệm có trong tư liệu. Khi cho HS xem các movie thí nghiệm GV cần chú ý phương pháp dạy học khi sử dụng các TN đó: Ví dụ: Tính oxi hoá của axit H2SO4 đặc khi tác dụng với KL. - Thí nghiệm cần tiến hành: + Cu tác dụng với axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc. - Mục tiêu của thí nghiệm: + Kiến thức: qua thí nghiệm HS có thể kết luận về tính oxi hoá mạnh của axit H2SO4 đặc. + Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra. - Những kiến thức có liên quan: cân bằng phản ứng oxi hoá - khử, chất khử, chất oxi hoá. - Phương pháp sử dụng thí nghiệm: theo phương pháp nêu vấn đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: nêu mục đích của TN là nghiên cứu HS: lắng nghe để hiểu mục đích TN. khả năng tác dụng của axit H 2SO4 đặc với KL. GV: khi cho Cu tác dụng với H 2SO4 loãng HS: trả lời và H2SO4 đặc có hiện tượng gì xảy ra Cu không tác dụng với H2SO4 loãng và không? H2SO4 đặc (dựa vào TCHH của axit H 2SO4 loãng đã học) GV cho HS xem hai TN cho Cu khi cho Cu HS: QS hiện tượng TN và trả lời tác dụng với H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, - Cu không tác dụng với H2SO4 loãng nóng. Yêu cầu HS: - Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, tạo sản - QS hiện tượng xảy ra. phẩm khí là SO2 - Nêu điểm khác biệt trong hai TN trên, dự - Kết luận: axit sunfuric đặc, nóng có tính đoán sản phẩm khí sinh ra. Từ đó kết luận oxi hoá rất mạnh tác dụng với nhiều KL trừ về tính oxi hoá của axit H2SO4 đặc, nóng. Au, Pt. Cu + 2H2SO4 (đặc, nóng) → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O Ví dụ: * Phần tính háo nước của H 2SO4 đặc, nóng, GV khai thác thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu: Cho HS quan sát thí nghiệm, dự đóan chất rắn màu đen có trong cốc là chất gì? Tại sao hỗn hợp phản ứng lại phun trào lên? Sản phẩm khí sinh ra là chất gì?.... - Khi cho HS xem mô phỏng điều chế HCl trong công nghiệp, GV có thể đặt câu hỏi khai thác: Phản ứng nào để điều chế trực tiếp H2SO4 ? Muốn có SO3 thì ta phải đi từ chất nào? Để có SO2 thì cần có hóa chất gì?...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan