Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu ibo 2016 ngày 1

.PDF
56
1727
118

Mô tả:

Kì thi Olympic Sinh học Quốc tế lần thứ 27 Ngày 17-23 tháng 7 năm 2016 Hà Nội, Việt Nam Bài thi lý thuyết PHẦN A Tổng số điểm: 100 Thời gian làm bài: 180 phút 1/56 BÀI THI LÝ THUYẾT - PHẦN A 2/56 CÁC THÍ SINH THÂN MẾN! Hãy viết Mã thí sinh vào ô cho sẵn. Viết tên câu trả lời bằng bút vào Phiếu trả lời. Chỉ các câu trả lời được ghi trong Phiếu trả lời mới được tính điểm ​. Phần A gồm 50 câu hỏi: Q1-Q10: Sinh học tế bào Q11-Q17: Giải phẫu và sinh lý học thực vật Q18-Q30: Giải phẫu và sinh lý học động vật Q31-Q32: Tập tính học Q33-Q42: Di truyền học và Tiến hóa Q43-Q47: Sinh thái học Q48-Q50: Hệ thống học Đối với mỗi câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn Đúng/Sai, hãy ghi vào Phiếu trả lời từng phát biểu trong 4 phát biểu là Đúng hay Sai. Đánh dấu “√” cho câu Đúng và Sai ở phần tương ứng trong Phiếu trả lời. Nếu em cần thay đổi câu trả lời, em hãy gạch ngang câu trả lời cũ và viết vào câu trả lời mới. Cách tính điểm cho từng câu hỏi: Nếu trả lời đúng tất cả 4 câu, em sẽ được 1 điểm. Nếu chỉ trả lời đúng 3 câu, em sẽ được 0.6 điểm. Nếu chỉ trả lời đúng 2 câu, em sẽ được 0.2 điểm. Nếu chỉ trả lời đúng 1 câu, em sẽ không nhận được điểm nào (0). Em có thể dùng thước kẻ và máy tính cầm tay đã được cung cấp. Em hãy dừng ngay việc làm bài và đặt bút xuống ngay lập tức khi có chuông báo kết thúc thời gian làm bài. Cho cả Phiếu trả lời và Bộ câu hỏi vào trong phong bì đã được cấp. Chúc em may mắn!!! 3/56 SINH HỌC TẾ BÀO Q.1 Hoạt tính của các enzyme Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase xác định trạng thái phosphoryl hoá của tyrosine 15 trong hợp phần Cdk1 của M-Cdk. Khi tyrosine 15 bị phosphoryl hoá, M-Cdk sẽ bị bất hoạt; khi tyrosine 15 không bị phosphoryl hóa, MCdk ở trạng thái hoạt động (Hình Q.1A). Hoạt tính của các enzyme Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase cũng bị điều khiển bởi quá trình phosphoryl hoá. Sự điều hoà các hoạt tính này có thể được nghiên cứu ở các dịch chiết noãn ếch. Trong các dịch chiết này, Wee1 kinase ở trạng thái hoạt động và Cdc25 phosphatase ở trạng thái bất hoạt. Do vậy, M-Cdk bị bất hoạt vì hợp phần Cdk1 bị phosphoryl hoá ở tyrosine 15. M-Cdk trong các dịch chiết này có thể được hoạt hoá nhanh chóng bằng axit okadaic, là một chất ức chế của enzyme serine/threonine phosphatases. Sử dụng các kháng thể đặc hiệu cho Cdk1, Wee1 kinase, và Cdc25 phosphatase, có thể xác định được trạng thái phosphoryl hoá của chúng bằng những thay đổi về sự di chuyển của chúng trên gel điện di (Hình Q.1B). Dạng phosphoryl hoá của các protein này thường di chuyển chậm hơn dạng không bị phosphoryl hoá của protein đó. ATP A Wee1 kinase bất hoạt Wee1 kinase hoạt động ADP B M-Cdk hoạt động P P CdC25 phosphatase hoạt động CdC25 phosphatase bất hoạt M-Cdk bất hoạt axit okadaic Hình. Q.1. (A) Điều khiển hoạt tính M-Cdk bằng enzyme Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase; (B) Ảnh hưởng của axit okadaic lên trạng thái phosphoryl hoá của Cdk1, Wee1 kinase, và Cdc25 phosphatase Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Wee1 kinase ở trạng thái hoạt động nếu nó bị phosphoryl hoá. B. Các enzyme phosphatase điều khiển sự phosphoryl hoá của Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase có tính đặc hiệu về tyrosine mạch bên. C. Axit okadaic ảnh hưởng trực tiếp lên sự hoạt hoá Cdk1. D. Nếu M-Cdk có thể phosphoryl hoá Wee1 kinase và Cdc25 phosphatase, một lượng nhỏ M-Cdk ở trạng thái hoạt động có thể dẫn đến quá trình hoạt hoá nó nhanh chóng và hoàn toàn. 4/56 Q.2. Tốc độ dịch mã của một mARN có thể được ước tính bằng điện di SDS-PAGE. Trong thí nghiệm này, một mARN vi rút khảm thuốc lá (TMV) mã hoá cho một protein kích thước 116000 dalton, được dịch mã trong dịch ly giải (lysate) tế bào hồng cầu lưới của thỏ khi có mặt 35S-methionine. Dịch ly giải chứa tất cả các thành phần của bộ máy dịch mã của tế bào hồng cầu lưới của thỏ. Cứ sau một phút, lấy một mẫu để chạy SDS-PAGE. Các sản phẩm dịch mã tách biệt được hiển thị bằng phóng xạ tự ghi (autoradiography). Như trong hình dưới đây, polypeptide lớn nhất được phát hiện có kích thước tăng theo thời gian, tới khi đạt kích thước hoàn chỉnh sau khoảng 25 phút. Hình. Q.2. Quá trinh tổng hợp một protein TMV trong dịch ly giải hồng cầu lưới của thỏ theo thời gian. Khối lượng phân tử (kDa) tương ứng theo thời gian t (phút). Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Tốc độ tổng hợp protein TMV tăng theo cấp số mũ theo thời gian. B. Nếu khối lượng phân tử trung bình của một amino acid là 110 Dalton, tốc độ trung bình để tổng hợp protein là khoảng 35 đến 40 amino acid trong mỗi phút. C. Dịch ly giải hồng cầu lưới của thỏ chứa enzyme methionyl-tARN synthetase. D. mARN đó có thể chứa nhiều hơn 2 bộ ba hiếm gặp (rare codon). 5/56 Q.3 Các nhà khoa học đã phân lập được 3 chủng vi khuẩn khác nhau ProA -, ProB-, ProC- cần bổ sung proline để sinh trưởng. Một chủng nhạy cảm với điều kiện lạnh, một chủng nhạy cảm với điều kiện nóng, và một chủng có một gen bị mất (deletion). Các thí nghiệm nuôi chéo được thực hiện bằng cách cấy đồng thời các chủng vi khuẩn trên đĩa thạch chứa môi trường tối thiểu được bổ sung proline ở nồng độ rất thấp. Trong các thí nghiệm nuôi chéo này, sản phẩm trao đổi chất được tiết ra từ một chủng có thể nuôi dưỡng chủng bên cạnh. Sau khi sinh trưởng ở 3 nhiệt độ khác nhau, kết quả được biểu diễn ở Hình Q.3. Hình Q.3. Kết quả của các thí nghiệm nuôi đồng thời 3 chủng không có khả năng tổng hợp proline trên đĩa thạch. Các vùng màu đen sẫm thể hiện tốc độ sinh trưởng mạnh của tế bào; các vùng xám nhạt thể hiện tốc độ sinh trưởng thấp; wt là chủng kiểu dại. Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Chất trung gian tích luỹ trong chủng ProC- xuất hiện sau khi sự trao đổi chất ở chủng ProA- bị dừng lại. B. Chất trung gian tích luỹ trong chủng ProB- xuất hiện sau khi sự trao đổi chất ở chủng ProA- bị dừng lại. C. Có ít nhất 3 gen khác nhau ảnh hưởng đến sự tổng hợp proline. D. Dưới ít nhất một điều kiện, proline được tạo ra sẽ nhanh chóng được sử dụng để tổng hợp protein và proline sẽ bị dừng tổng hợp nếu dư thừa. 6/56 Q.4 Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi, và một cơ chất có thể bị oxy hoá, ba quá trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được: Cơ chất đó bị oxy hoá; O2 được tiêu thụ; và ATP được tổng hợp. Cyanua (CN-) là chất ức chế sự vận chuyển điện tử đến O2. Oligomycin ức chế enzyme ATP synthase bằng cách tương tác với tiểu đơn vị F0. 2,4-dinitrophenol (DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng 1 proton vào chất nền, do đó làm giảm sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton). O2 được tiêu thụ ATP được tổng hợp A y B z ADP + Pi x ADP + Pi Succinate Thời gian Thời gian Hình Q.4. Sự tiêu thụ oxy và tổng hợp ATP trong ti thể. Đường kẻ liền biểu diễn lượng oxy được tiêu thụ và đường nét đứt là lượng ATP được tổng hợp Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. B. C. D. x là cơ chất có thể bị oxy hoá. y là oligomycin hoặc CNz là DNP. Nếu z là hỗn hợp của oligomycin và DNP, tổng hợp ATP sẽ không giảm. 7/56 Q.5 Hãy tưởng tượng rằng em đang nghiên cứu một protein màng được nêu trong sơ đồ dưới đây. Em chuẩn bị các túi (vesicle) nhân tạo chỉ chứa protein này trên màng túi. Các túi sau đó đã được xử lý cắt bởi enzyme protease nằm gần màng (2) hoặc đã được thấm trước khi xử lý với protease (3). Các peptide thu được sau đó đã được phân tách bằng SDS-PAGE. Hình Q.5. Protein màng (a, b, c, d, e là các domain) và bản gel điện di SDS-PAGE (1. đối chứng không xử lý, 2. các peptide sau khi cắt bằng enzyme protease, 3. các peptide sau khi được thấm và cắt bằng protease. Mũi tên chỉ hướng di chuyển trên gel). Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Các phân đoạn lớn hơn ở đường chạy số 3 có tính ưa nước. B. Các phân đoạn nhỏ hơn ở đường chạy số 2 biểu diễn các domain của protein thò ra ngoài màng. C. Domain a có nhiều leucine hoặc isoleucine. D. Domain a, c và e thò vào trong khoang (lumen) của các túi (vesicle). 8/56 Q.6 Ethanol ức chế sinh trưởng ở vi sinh vật. Tuy nhiên, một số chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae có thể thích nghi với nồng độ ethanol cao. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự thay đổi về thành phần lipid tế bào đáp ứng với điều kiện nuôi cấy có ethanol. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã thay đổi có tính hệ thống thành phần axit béo của S. cerevisiae bằng cách làm tắt sự biểu hiện gen (knock out) gen OLE1 mã hóa enzyme desaturase xúc tác việc tạo axit béo chưa no từ axit béo no trên màng tế bào, gồm axit palmitoleic (∆9-C16:1) và axit oleic (∆9-C18:1). Chủng bị tắt gen sau đó được biến nạp theo các cách sau: (1) đưa gen OLE1 trở lại bằng cách biến nạp plasmid YEp-OLE1; (2) biến nạp một trong 4 plasmid: YEp-∆9Hz , YEp-∆9Tn , YEp-∆11Hz , hoặc YEp-∆11Tn là các plasmid mang gen mã hóa các enzyme desaturase xúc tác tạo ra một trong hai axit béo chưa no tương ứng là ∆9-C16:1 hoặc ∆11-C18:1, có nguồn gốc từ hai loài bướm ngài (bộ Cánh vảy) là Helicoverpa zea (Hz) hoặcTrichoplusia ni (Tn). Thành phần axit béo và đường cong sinh trưởng của mỗi thể biến nạp được phân tích và chỉ ra trong bảng và hình sau đây: Bảng Q.6. Thành phần axit béo chủ yếu theo tỷ lệ % ở các thể biến nạp S. cerevisiae ở giữa pha log. Thể biến nạp C16:0 Axit béo no 45.5 ± 2.2 45.5 ± 5.5 46.9 ± 4.0 45.6 ± 3.6 49.7 ± 4.8 OLE1 YEp-​∆9Hz YEp-​∆9Tn YEp-​∆11Hz YEp-​∆11Tn C18:0 Axit béo no 4.7 ± 2.4 7.9 ± 2.2 8.6 ± 3.9 11.9 ± 2.8 12.5 ± 0.1 C16:1 Axit béo chưa no 34.9 ± 0.8 31.7 ± 5.6 12.8 ± 1.9 42.6 ± 6.3 41.8 ± 11.8 C18:1 Axit béo chưa no 14.9 ± 1.0 11.0 ± 2.0 31.7 ± 5.8 0 11.2 ± 1.5 A 2.5 1.5 1.5 1.0 1.0 OD600 OD600 2.0 0.5 0 0 20 40 t(phút) B 0.5 0 60 0 40 20 60 t(phút) Hình Q.6. Đường cong sinh trưởng của các chủng S. cerevisiae đã được biến nạp plasmid chứa OLE1 (´), Δ9 Hz (·), Δ11Hz (■), Δ9 Tn (○) và Δ11Tn (□) trong môi trường YPD (A) và môi trường YPD chứa 5% ethanol (B). 9/56 Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Pha tiềm phát (lag phase) của thể biến nạp OLE1 trong môi trường YPD là ngắn hơn so với pha tiềm phát của các thể biến nạp ∆9Hz, ∆9Tn, ∆11Hz và ∆11Tn do sự có mặt của enzyme desaturase xúc tác tạo axit béo chưa no ở các tế bào nấm men. B. Các enzyme desaturase có hoạt tính tương đương nhau ở tất cả các thể biến nạp. C. Nồng độ của các axit béo chưa no là một chỉ thị tốt cho biết khả năng chịu được ethanol ở S. cerevisiae. D. Tỷ lệ ∆9-C18:1 / ∆9-C16:1 càng cao thì khả năng chịu ethanol của S. cerevisiae cũng càng cao. 10/56 Q.7 Poly(3-hydroxybutyrate) (PHB) là một chất dự trữ được tích lũy ở nhiều loài vi khuẩn, thường ở các điều kiện sinh trưởng thiếu một chất dinh dưỡng như ôxy, nitơ, phốt phát, lưu huỳnh hoặc magiê và ở môi trường có dư thừa cacbon. Hình Q.7 cho biết con đường tổng hợp PHB từ acetyl-CoA của Ralstonia eutropha , được điều hòa theo cơ chế ức chế phản hồi (feedback inhibition). Ngoài ra, acetyl-CoA có thể đi vào chu trình axit citric. AcetoacetylCoA-reductase β-Ketothiolase Glucose Acetoacetyl- AcetylCoA CoA PHB synthase D-β-hydroxybutyryl-CoA HSCoA * chu trình acid citric Poly(3-hydroxybutyrate) PHB * : citrate synthase Hình Q.7. Con đường tổng hợp PHB Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Sự tăng hoạt tính enzyme citrate synthase làm giảm quá trình tổng hợp PHB. B. Khi nồng độ HSCoA ngoại bào cao, tốc độ tổng hợp PHB sẽ tăng lên. C. Khi tốc độ tổng hợp PHB tăng, tốc độ sinh trưởng của các tế bào Ralstonia eutropha cũng sẽ tăng lên. D. Sự tổng hợp PHB được kích thích bởi tỷ lệ (NADPH+H+)/NADP. 11/56 Q.8 Một nhà khoa học đã tinh sạch được 5 chuỗi peptide khác nhau (từ 1 đến 5), mỗi chuỗi gồm 5 axit amin (được gọi là A, B, C, D, E). Anh ta xác định khối lượng và trình tự axit amin của từng chuỗi peptide. Số liệu thu được được nêu trong bảng dưới đây: Peptide 1 2 3 4 5 Trình tự axit amin BCDACCDEDCB ABBCAEEDECB BACDAEAEECA CACADBACAEB EDDCABBCCEE Khối lượng (Da) 966 1099 1357 1279 1014 Khối lượng phân tử của mỗi axit amin được nêu ở bảng sau: Axit amin Alanine Arginine Asparagine Aspartic Acid Cysteine Glutamic Acid Glutamine Glycine Histidine Isoleucine Khối lượng (Da) 89 174 132 133 121 147 146 75 155 131 Axit amin Leucine Lysine Methionine Phenylalanine Proline Serine Threonine Tryptophan Tyrosine Valine Khối lượng (Da) 131 146 149 165 115 105 119 204 181 117 Chú ý: Khối lượng của một phân tử nước là 18 Da. Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Axit amin C là serine B. Axit amin A là tyrosine C. Axit amin E là cysteine D. Axit amin B là glycine 12/56 Q.9 Tỉ lệ chết Bốn chủng vi khuẩn khác nhau mới được phân lập từ ruột tôm để nghiên cứu tiềm năng ứng dụng làm men vi sinh (probiotic) thông qua hoạt tính làm giảm khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio harveyi, là một loài vi khuẩn thường gây bệnh khi nuôi tôm. Trong thí nghiệm thứ nhất, 4 chủng vi khuẩn mới phân lập được kiểm tra khả năng ức chế 4 chủng vi khuẩn khác bằng cách cấy giao thoa lên đĩa thạch. Nếu ức chế thì không có vi khuẩn kiểm định mọc ở điểm giao thoa gọi là vùng ức chế (Hình 9A). Trong thí nghiệm thứ hai, tỷ lệ tôm chết khi bị nhiễm Vibrio harveyi đồng thời với từng chủng vi khuẩn nêu trên sau 5 ngày gây nhiễm được ghi lại (Hình 9B). Hình Q.9. (A) K = Đối chứng (không có vi khuẩn phân lập cấy lên đĩa - hiển thị là ô nét đứt). P1 đến P4 là các chủng có tiềm năng probiotic được nghiên cứu; a = Streptococcus sp. (Gram dương), b = Vibrio-harveyi (Gram âm), c = Bacillus sp. (Gram dương), d = Salmonella sp. (Gram âm). (B) U = Tôm nuôi ở môi trường sạch; U+V = Tôm nuôi ở môi trường có Vibrio harveyi, U+V+ P1-4 = Tôm nuôi ở môi trường có V. harveyi và 1 trong 4 chủng có tiềm năng probiotic được nghiên cứu tương ứng từ P1 đến P4. Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Chủng số 1 (P1) đã tạo ra hợp chất kháng vi sinh vật gây ức chế vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương. B. Chủng số 2 (P2) có khả năng làm giảm khả năng gây bệnh của Vibrio harveyi mà không tiêu diệt chúng. C. Chủng số 3 (P3) tạo ra hợp chất kháng vi sinh vật tác động lên màng ngoài tế bào vi khuẩn khác. D. Chủng số 4 (P4) giúp tăng khả năng sống sót của tôm bằng cách ức chế vi khuẩn Gram âm. 13/56 Q.10 % tế bào nguyên phân có tín hiệu phóng xạ Một thí nghiệm được thiết kế để quan sát độ dài chu kì tế bào của một chủng nấm men. Các tế bào nấm men sau khi được hoạt hóa đã được cấy chuyển sang môi trường mới có nồng độ ban đầu là 106 tế bào/mL. Sau 40 giờ nuôi cấy, số lượng tế bào tăng lên tới 4x106 tế bào/mL. Một phần dịch nuôi được lấy ra để làm một thí nghiệm khác. Trong thí nghiệm này, các tế bào được ủ trong 15 phút ở môi trường chứa bazơ nitơ Thymidine phóng xạ, sau đó rửa và nuôi lại trên môi trường mới chứa Thymidine không phóng xạ. Các mẫu tế bào được lấy ra sau những khoảng thời gian xác định để đo tỷ lệ phần trăm các tế bào nguyên phân chứa Thymidine phóng xạ. Hình Q.10 cho biết kết quả thu được từ thí nghiệm này. Tại mỗi lần thu mẫu, khoảng 1% các tế bào được lấy mẫu đang trải qua nguyên phân. 100 80 60 40 20 0 0 6 8 10 4 14 2 12 thời gian (giờ) sau khi đánh dấu phóng xạ Thymidine Hình Q.10. Tỷ lệ tế bào nguyên phân có tín hiệu phóng xạ trong thí nghiệm nuôi tế bào. Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Tốc độ tổng hợp protein histone tương đối cao trong khoảng 6 đến 10 giờ sau khi tế bào phơi nhiễm thymidine phóng xạ. B. Pha S của chu kì tế bào nấm men kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ. C. Pha M của chu kì tế bào là dài hơn 1 giờ đồng hồ. D. Hầu hết Thymidine phóng xạ được đồng hóa ở pha S của chu kì tế bào. 14/56 GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THỰC VẬT Q.11 Thế năng nước của tế bào (MPa) Thành tế bào giúp tế bào thực vật duy trì sự ổn định tương đối về thể tích trước những thay đổi lớn về thế năng nước do quá trình thoát hơi nước tạo ra. Thế năng nước (ᴪw) của tế bào thực vật gồm thế năng chất tan (ᴪs) và thế năng áp suất trương (ᴪp). Thể tích tương đối của tế bào tương quan với thế năng nước và các thành phần của nó như mô tả trong Hình Q.11. 2 1 Ψ 0 -1 Ψ -2 -3 1.0 w p = Ψ + Ψp s Ψs 0.95 0.9 0.85 0.8 Thể tích tương đối của tế bào Hình Q.11 Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Thay đổi về thế năng nước của tế bào thực vật thường đi kèm với sự thay đổi lớn của cả áp suất trương và thể tích tế bào. B. Sự mất áp suất trương cho biết điểm kết thúc co nguyên sinh, với sự giảm khoảng 15% thể tích tế bào. C. Khi thể tích tế bào giảm 10%, hầu như sự thay đổi của thế năng nước của tế bào là do giảm thế năng chất tan cùng với thay đổi nhỏ của áp suất trương. D. Trong quá trình lấy lại nước (rehydration), sự tăng thể tích tế bào dừng lại khi thành tế bào tạo áp suất tương đương với áp suất trương và thế năng nước của tế bào đạt giá trị bằng 0. 15/56 Q.12 Tốc độ hấp thụ CO2 thực Một thí nghiệm nghiên cứu phản ứng với nhiệt độ thấp của cỏ sorghum (Sorghum bicolor) và đậu tương (Glycine max ). Cây được trồng ở 25oC trong vài tuần, sau đó tiếp tục trồng ở 10oC trong 3 ngày, trong điều kiện độ dài ngày, cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 không khí là không đổi suốt quá trình thí nghiệm. Hiệu suất quang hợp thực của cả 2 loài thực vật ở 25oC ở Hình Q.12. [CO2] trong không khí Hình Q.12 Lượng CO 2 hấp thụ trên khối lượng lá khô (mg CO 2/ g) Ngày Nhiệt độ Cỏ sorghum Đậu tương Trước​ xử lý lạnh 25oC 48,2 23,2 1 2 3 4-10 10oC 5,5 5,2 10oC 2,9 3,1 10oC 1,2 1,6 25oC 1,5 6,4 Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Nếu đặt trong 35oC, tốc độ quang hợp của đậu tương sẽ giảm và tốc độ quang hợp của cỏ sorghum sẽ không đổi. B. Trong điều kiện mát mẻ, sinh khối của cỏ sorghum tăng nhanh hơn sinh khối của đậu tương. C. Cây đậu tương thường có hiệu quả sử dụng nước kém hơn cỏ sorghum. D. Hấp thụ CO2 giảm ở cỏ sorghum chủ yếu là do giảm hoạt tính enzyme khi ở nhiệt độ thấp. 16/56 Q.13 60 40 20 0 28 14 Số ngày sau khi lây nhiễm 5 4 B 3 2 1 0 28 14 Số ngày sau khi lây nhiễm 40 Hoạt tính khử acetylene (µmol / (giờ ở mỗi nốt) A Hoạt tính khử acetylene (µmol/ (giờ x g khối lượng khô của nốt) Số nốt (Số nốt/cây) 80 Khối lượng khô của nốt (mg/nốt) Vi khuẩn Bradyrhizobium japonicum lây nhiễm vào rễ đậu tương (Glycine max ) và tạo nốt sần. Quá trình cố định ni tơ được xúc tác bởi enzyme nitrogenase xảy ra trong nốt sần và hoạt tính nitrogenase có thể dễ dàng đo được bởi phản ứng khử acetylene thay vì khử nitơ. Các nhà khoa học đã tạo một chủng đột biến không có khả năng tổng hợp enzyme malic phụ thuộc NAD+ (thể đột biến dme), là enzyme xúc tác tạo pyruvate và NADH. Sau đó họ gây nhiễm chủng vi khuẩn đột biến và chủng dại (wildtype) vào rễ cây mầm đậu tương. Cây non được trồng trong môi trường không có nitơ. Sau 14 và 28 ngày bị lây nhiễm, số lượng và khối lượng của các nốt sần ở các cây con và khả năng khử acetylene được ghi lại. C 30 20 10 0 14 28 0.15 D 0.10 0.05 0 Số ngày sau khi lây nhiễm 14 28 Số ngày sau khi lây nhiễm Hình.Q13. Số nốt sần, khối lượng khô và hoạt tính khử acetylene của đậu tương. Số nốt sần nhiễm bởi chủng dại japonicum (cột trắng) và chủng đột biến dme (cột đen) B. Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Hoạt tính cố định nitơ trong các nốt sần của cùng một thí nghiệm sau 28 ngày lây nhiễm cao hơn so với sau 14 ngày lây nhiễm. B. Sau khi lây nhiễm bởi B. japonium, cả số lượng và kích thước của các nốt sần tăng lên theo thời gian từ 14 đến 28 ngày. C. Việc giảm hoạt tính cố định nitơ của các nốt sần bị lây nhiễm bởi chủng đột biến ở thời điểm sau 28 ngày so với thời điểm sau 14 ngày là do sự giảm hoạt tính của enzyme nitrogenase và giảm sự tạo nốt sần. D. Quá trình cố định nitơ diễn ra ở nốt sần bị lây nhiễm B. japonicum bị điều hoà giảm (down-regulated) bởi enzyme malic phụ thuộc NAD+. 17/56 Q.14 Đường sucrose được tạo ra trong lá và vận chuyển theo khoảng cách ngắn và dài qua gân lá đến các cơ quan không quang hợp như rễ, thân, hoa và quả. Hai con đường chính vận chuyển sucrose bao gồm: con đường hợp bào (symplast) và con đường vô bào (apoplast) được trình bày trong Hình Q14. Con đường hợp bào vận chuyển Sucrose trong Phloem Dòng vận chuyển Phloem Luồng dẫn Sucrose Vận chuyển Thu nhận Đường Sucrose Con đường vô bào vận chuyển Sucrose trong Phloem Đường Sucrose Giải phóng Hình Q14. Lược đồ mạng lưới phloem của thực vật. M- Tế bào thịt lá, BS- Tế bào bao bó mạch, MS- Vỏ bó mạch, PPTê bào mô mềm Phloem, VP - tế bào mô dẫn, CC - Tế bào kèm, TST - Mạch rây vách dầy, ST - Mạch rây Hãy điền vào Phiếu Trả lời các câu sau là Đúng hay Sai A. Sucrose được tổng hợp trong lá và vận chuyển theo khoảng cách dài qua phloem đến nơi dự trữ (nơi chứa) là nhờ sự chênh lệch áp suất thủy tĩnh. B. Vận chuyển đường sucrose theo con đường vô bào cần năng lượng ở một số giai đoạn là do sự vận chuyển qua vách thứ cấp của tế bào sống. C. Trong con đường hợp bào, đường sucrose được vận chuyển thụ động thông qua cầu sinh chất. D. Vận chuyển sucrose khỏi nơi chứa không cần năng lượng vì sự vận chuyển xuôi chiều từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. 18/56 ​Q.15 Các nhà khoa học đã đo chiều dài và chiều cao của các rễ chống (rễ thở) của cây ngập mặn (Rhizophora mangle, Hình.Q15A). Họ cũng làm tiêu bản lắt cắt ngang của các rễ chống này và quan sát đặc điểm giải phẫu. Kết quả được biểu diễn ở hình Q.15B và Q.15C. Rễ chống bậc 2 Rễ chống bậc 3 Rễ chống bậc 4 Chiều dài/chiều cao của rễ chống Chiều cao rễ chống bậc 1 Rễ chống bậc 1 Rễ chống bậc 5 Vỏ Xylem Tủy Diện tích mô (%) C Trục dọc của cây Độ cao rễ chống A Mặt đất Chiều dài rễ chống bậc 1 Thứ tự bậc rễ chống Khoảng cách tới thân chính (m) Thứ tự bậc rễ chống Hình. Q15. Bộ rễ chống của loài cây Rhizophora mangle. A. Đo chiều cao và độ dài của rễ chống. B. Thay đổi về chiều cao (các ô vuông trắng) và thay đổi tỷ lệ độ dài/chiều cao (ô tròn đen) của 5 rễ chống theo thứ tự của bộ rễ chống. C-D: Tỷ lệ tương đối của vỏ (bao gồm cả mô xốp), xylem và tủy dọc theo chiều dài của từng rễ chống bậc 1 (bên trái), và trong các rễ chống bậc tiếp theo (bên phải). Hãy xác định mỗi câu sau đây là Đúng hay Sai và viết vào Phiếu trả lời. A. Sự giảm dần về chiều cao và tỷ lệ chiều dài/chiều cao của rễ chống phụ thuộc vào thứ tự bậc của rễ. B. Trong rễ chống bậc 1, tỷ lệ xylem trong lát cắt ngang là lớn dần khi càng gần với thân chính, và giảm dần ở phần hướng tới đất, trong khi tỷ lệ giữa vỏ và tủy lại tăng lên. C. Ở rễ chống theo thứ tự từ bậc 1 đến bậc 5, tỷ lệ vỏ và tủy giảm dần, nhưng tỷ lệ xylem tăng dần. D. Ở rễ chống bậc 1, chức năng nâng đỡ cây được tăng cường, tỷ lệ chiều dài/chiều cao là nhỏ hơn, và tỷ lệ xylem/vỏ và tủy là lớn hơn. 19/56 Q.16 Lá Rễ Rễ Lá non Lá trưởng thành Lá già As Hàm lượng (mg/kg) Sinh khối cây dương xỉ (g/cây)) Asen (As) trong đất đã trở thành vấn đề môi trường được quan tâm trên toàn thế giới bởi vì rất khó xử lý và ảnh hướng xấu đến sức khỏe con người. Cây dương xỉ Athyrium yokoscense được biết đến là loài siêu tích lũy Cd cũng như các kim loại nặng khác như Cu, Pb và Zn. Tuy nhiên chưa có thông tin nào cho thấy loài A. yokoscense có khả năng tích tụ As, mặc dù chúng sinh trưởng trên đất có chứa hàm lượng cao một số loại kim loại nặng và As. Để tìm hiểu sự tích lũy As của A. yokoscense, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trồng cây dương xỉ non được thu từ vùng đất xỉ mỏ quặng trong nhà kính với nguồn đất thông thường có bổ sung As hoặc đất mỏ trong 21 tuần. Trước khi trồng, sinh khối dương xỉ là 0,26 ± 0,08 g trên cây (trọng lượng khô) và hàm lượng As của lá cây non và cây già lần lượt là 7,8 ± 0,3 and 57,7 ± 2,2 mg/kg Đối chứng Đối chứng Đất mỏ Đất được bổ sung As Đất mỏ Đất được bổ sung As Hình Q 16: A: Sinh khối khô của loài A. yokoscense sau 21 tuần trồng trong nhà kính; B: Hàm lượng Asen ở các bộ phận khác nhau của cây dương xỉ A. yokoscense được trồng trong đất thông thường có bổ sung As và trong đất mỏ . Phân tích thống kê, so sánh đa biến và Tukey’s test (đánh giá sự sai khác) đã được sử dụng. Ý nghĩa thống kê của sự sai khác giữa các giá trị đã được biểu diễn bằng các chữ cái a - f trên đồ thị. Cùng một chữ cái có nghĩa là sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. Hãy cho biết các câu dưới đây là đúng hay sai và viết vào Phiếu trả lời A. Mức độ vừa phải về hàm lượng As trong đất làm tăng cường sự sinh trưởng của dương xỉ. B. Hàm lượng As trong rễ cây mọc ở đất có bổ sung arsenite (As3+) thấp hơn hàm lượng As trong rễ cây sinh trưởng trong đất có bổ sung arsenate (As5+), dẫn đến làm tăng sinh khối tổng số. C. Hàm lượng Asen tăng từ lá non đến lá già và tương quan dương với hàm lượng As trong đất. D. Sự vận chuyển As từ rễ lên lá của cây A. yokoscense trồng trên đất mỏ theo thời gian là tương tự như khi trồng trên đất được bổ sung Asen. 20/56
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan