Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung ...

Tài liệu Khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học b và c, huyện bình lục, tỉnh hà nam

.DOC
49
259
51

Mô tả:

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ trước công nguyên các nhà y học đã cho rằng ăn uống là phương tiện chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe. Hypocrat, một danh y thời cổ đã nhắc đến vai trò của ăn uống trong việc bảo vệ sức khỏe. Ông khuyên rằng tùy theo tuổi tác, thời tiết, công việc…mà nên ăn nhiều hay ít, ăn một lúc hay rải rác ra nhiều lần. Sidengai, người kế thừa di chúc của Hypocrat đã chỉ ra rằng: “Để nhằm mục đích điều trị cũng như phòng bệnh chỉ cần cho ăn những thực đơn thích hợp và sống một đời sống có tổ chức hợp lý”.Từ đó đến nay, những nghiên cứu về tiêu hao năng lượng, về vai trò của các acid amin, vitamin, acid béo không no, vi chất dinh dưỡng…đã góp phần hình thành, phát triển một khoa học mới, khoa học dinh dưỡng [10], [13]. Một trong những bệnh thiếu dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng hiện nay là thiếu máu. Thiếu máu dinh dưỡng là sự thiếu hụt lượng huyết cầu tố (Hb) trong máu so với ngưỡng bình thường do thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình tạo máu [47]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), năm 2000, thiếu máu đã ảnh hưởng đến gần 2 tỷ người trên thế giới, trong đó 52% phụ nữ có thai và 39% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu và hơn 90% các trường hợp thiếu máu tập trung ở các nước đang phát triển [48]. Tỷ lệ thiếu máu ở nước ta còn cao, theo nghiên cứu ở một số tỉnh thành năm 2006, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 26,7% [23]. Thiếu máu dẫn tới mệt mỏi, giảm khả năng lao động, thiếu năng lượng cho việc học tập, vui chơi làm cho trẻ học và phát triển tinh thần chậm. Đặc biệt là ở nữ vị thành niên, giai đoạn chuyển tiếp quan trọng về thể chất để chuẩn bị cho giai đoạn làm mẹ và có con sau này, thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ chết mẹ, trong thời kỳ sinh con, người phụ nữ dễ bị chảy máu nặng. Thiếu 2 máu ở mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ: cân nặng thấp, trẻ yếu, dễ tử vong. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khẩu phần của nhân dân ta đã được cải thiện nhiều, tuy vậy tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trong đó có thiếu máu thiếu sắt ở nhiều địa phương vẫn còn cao. Thiếu máu khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên và là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên thế giới hiện nay Học sinh phổ thông trung học thuộc lớp tuổi vị thành niên. Với lứa tuổi này, từ năm “Vì tuổi trẻ thế giới” - 1985 và ở “Hội nghị sức khỏe toàn cầu” năm 1989, lứa tuổi vị thành niên bắt đầu thực sự được thảo luận và quan tâm. Đây là lứa tuổi ở giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng về tâm sinh lý và dinh dưỡng. Với nữ vị thành niên đó là sự chuẩn bị cho giai đoạn làm mẹ và có con sau này. Nếu các em được quan tâm, chăm sóc thì sẽ làm giảm nhẹ gánh nặng sau này cho việc chăm sóc 2 nhóm đối tượng bà mẹ và trẻ em, đồng thời tạo một nền tảng sức khỏe tốt cho một đối tượng lao động tương lai quan trọng của đất nước. Cho đến nay, các nghiên cứu về khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu thiếu sắt của nữ vị thành niên, đặc biệt là trên đối tượng học sinh phổ thông trung học chưa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu “Khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học B và C, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” được thực hiện nhằm các mục tiêu sau: 1. Đánh giá mức tiêu thụ lương thực thực phẩm và giá trị dinh dưỡng khẩu phần của học sinh nữ 2 trường PTTH B và C, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 2. Đánh giá tình trạng thiếu máu của học sinh nữ 2 trường trên. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1. Lứa tuổi vị thành niên Lứa tuổi vị thành niên, theo TCYTTG, kéo dài trong khoảng 10 năm: 10 đến 19 tuổi. Nó đánh dấu bằng những thay đổi xen kẽ nhau về thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội chuyển từ giản đơn sang phức tạp. Theo tóm tắt báo cáo thường niên của UNICEF “Tình hình trẻ em thế giới năm 2011”, tỷ lệ vị thành niên trên toàn thế giới chiếm 17,5% dân số. Thế nhưng, trong vô số các vấn đề, mục tiêu, chỉ tiêu và ưu tiên của các chương trình phát triển quốc tế, trẻ vị thành niên rất hiếm khi giữ vị trí hàng đầu. Đặc biệt trong bối cảnh ngân sách phát triển hạn hẹp như hiện nay, theo lối tư duy truyền thống thì hầu hết các nguồn lực sẽ được dành cho trẻ em trong 10 năm đầu đời [45]. Đầu tư vào y tế, dinh dưỡng, giáo dục cơ bản và bảo vệ trẻ em trong những năm gần đây đã góp phần đảm bảo một sự khởi đầu tốt hơn một cách đáng kể cho cuộc sống của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, cùng với thành quả này là trách nhiệm đảm bảo sự hỗ trợ cho trẻ em tiếp tục được duy trì khi trẻ lớn lên và phát triển [45]. 2. Sức khỏe và tình hình dinh dưỡng của lứa tuổi vị thành niên Theo TCYTTG thì sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội [2]. Sức khỏe được coi là tài sản quý giá của con người, sức khỏe đã có và tồn tại từ khi con người sinh ra đến khi chết, nhưng mức độ thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời [3]. Nghiên cứu các quy luật phát triển của cơ thể ở lứa tuổi đang lớn và những yếu tố ảnh hưởng lên quá trình này có ý nghĩa lý luận và thực tế lớn lao. Giai đoạn phát triển bắt đầu từ sơ sinh cho đến trưởng thành là giai đoạn 4 chứa đựng hàng loạt các biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì. Vì vậy, các nhà sinh học, y học, giáo dục học trên thế giới đều quan tâm đến. Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý và mức độ hoạt động thể lực và trí lực. Về mặt sinh học, lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể. Dinh dưỡng trong thời kỳ này cần hết sức hợp lý, đầy đủ để đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng hợp lý là yếu tố căn bản nhất cho sự tăng trưởng và phát triển. Năng lượng, protein, chất béo, vitamin, và các yếu tố vi lượng cần được cung cấp đầy đủ và cân đối để trẻ em, nhất là lứa tuổi vị thành niên phát triển đầy đủ và để tăng cường dự trữ các chất dinh dưỡng trong cơ thể [40]. Bị xao nhãng ở thời kỳ đầu của tuổi niên thiếu, những khác biệt về giới trong chăm sóc dinh dưỡng trở nên rõ ràng ở lứa tuổi vị thành niên. Những tác động của dinh dưỡng yếu kém có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với các em gái vị thành niên: rất nhiều em sống ở các khu vực có tỉ lệ thiếu máu và thiếu hụt dinh dưỡng cao lập gia đình và có thai ở độ tuổi vị thành niên, và do đó có nhiều hơn khả năng tử vong hoặc bị biến chứng trong thai kỳ hoặc trong khi sinh [45]. Với những tình trạng trên, vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ vị thành niên, mà đặc biệt là nữ vị thành niên đã trở thành vấn đề của toàn xã hội. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm tìm hiểu chế độ ăn của lứa tuổi vị thành niên, ở Trung Quốc từ những năm 1949 đã đi sâu nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi thanh thiếu niên, các tác giả cho rằng cải thiện tình trạng ăn uống cũng như kinh tế thì cũng cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi thanh thiếu niên [41], các nghiên cứu cũng 5 cho thấy tình trạng dinh dưỡng trẻ em nông thôn kém xa so với trẻ em thành thị. Trẻ em tuổi dậy thì thành thị có chiều cao và cân nặng cao hơn nông thôn, ví dụ về chiều cao là 6,2 cm và về cân nặng là 1,5kg. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em trong những năm đầu cung cấp đủ năng lượng, số lượng thực phẩm là rất quan trọng, ăn uống đầy đủ sẽ dẫn tới phát triển tốt ở giai đoạn dậy thì [52]. 3. Khẩu phần ăn 3.1. Khái niệm Khẩu phần ăn (KPA) là suất ăn một ngày cho một người, nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể về năng lượng và các chất dinh dưỡng [27]. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của dinh dưỡng cân đối là xác định được mối tương quan hợp lý giữa các thành phần dinh dưỡng có hoạt tính sinh học chủ yếu là protein, lipid, glucid, vitamin và các chất khoáng tùy theo tuổi, giới, tính chất lao động và cách sống. Từ buổi đầu của khoa học dinh dưỡng, các tác giả kinh điển như Voit, Saternikov đã cho rằng tương quan hợp lý giữa P: L: G trong khẩu phần nên là 1: 1: 5 (nghĩa là 1g protein nên có 1g lipid và 5g glucid) Hiện nay người ta thường thể hiện tính cân đối giữa protid, lipid, glucid và các chất khác trong khẩu phần không theo đơn vị trọng lượng mà theo đơn vị năng lượng. về protein, ở nước ta, theo Viện dinh dưỡng, nên đạt 12-14% tổng số năng lượng. Về chất béo, năng lượng do chất béo cung cấp nên đạt 20-25% và không nên vượt quá 30% [31]. 3.2. Vai trò và nhu cầu các thành phần chính trong KPA 3.2.1. Năng lượng Năng lượng là yếu tố chung cho mọi quá trình chuyển hóa trong cơ thể,được đưa vào cơ thể dưới dạng các loại thức ăn. Protein, lipid, glucid là các chất sinh năng lượng. Cơ thể cần năng lượng để tái tạo các mô của cơ thể, duy trì thân nhiệt, tăng trưởng và cho các hoạt động [1]. 6 Nhà nghiên cứu Nut Blain- 1969 nhận định rằng có mối liên quan giữa chiều cao, cân nặng,.. với nhu cầu năng lượng và đã kết luận: Nhu cầu năng lượng của mỗi cơ thể phụ thuộc vào trọng lượng của cơ thể đó [43]. Nhưng nhu cầu năng lượng rất đa dạng, nó không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng. Widdowson 1947 đã ghi nhận những trẻ nhẹ cân đôi khi lại ăn nhiều hơn những trẻ to béo. Vì vậy khi nghiên cứu nhu cầu năng lượng của trẻ em lứa tuổi đến trường và vị thành niên, chúng ta cần quan tâm đến sự khác nhau giữa nhu cầu năng lượng được khuyến cáo nói chung và nhu cầu riêng của từng người [34]. Để đảm bảo mức kết hợp tối ưu giữa các chất sinh năng lượng, tỷ lệ năng lượng do Pr: L: G là 12: 18: 70 và tiến tới 14: 20: 66. 3.2.2. Protein Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong khẩu phần ăn. Protein cung cấp acid amin để cơ thể trưởng thành và các mô không ngừng đổi mới. Là thành phần chủ yếu của enzym, nội tiết tố, kháng thể...Protein cũng tham gia vào cân bằng năng lượng trong cơ thể. Nếu protein trong khẩu phần thiếu trường diễn cơ thể sẽ gầy, ngừng lớn, chậm phát triển thể lực và tinh thần, mỡ hóa gan, rối loạn chức phận nhiều tuyến nội tiết (giáp trạng, sinh dục..), giảm khả năng miễn dịch và cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng [10]. Ở nước ta, theo Viện Dinh dưỡng, năng lượng do protein nên đạt 1214% tổng số năng lượng. Ngoài ra, tỷ số protein nguồn gốc động vật so với tổng số protein cũng là tiêu chuẩn đánh giá tính cân đối về protein trong khẩu phần. Các tài liệu cho rằng tỷ số này nên đạt 50-60% ở trẻ em và không nên thấp hơn 25% ở các lứa tuổi khác [1]. 7 3.2.3. Lipid Lipid là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào nhất trong nhóm 3 thành tố chính của bữa ăn Pr-L-G. 1g lipid cho 9,3Kcal. Lipid cũng là hợp chất hữu cơ rất phổ biến trong tế bào động thực vật và cấu thành nên mô mỡ là một mô đệm có tác dụng bảo vệ, nâng đỡ cho các mô của cơ thể. Lipid còn là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K; cung cấp các acid béo chưa no cần thiết cho nhiều phản ứng sinh học và hợp chất quan trọng của cơ thể [9]. Theo nhiều tác giả, trong chế độ ăn nên có 20-30% tổng số lipid có nguồn gốc thực vật. Về tỷ lệ giữa các acid béo, trong khẩu phần nên có 10% là các acid béo chưa no có nhiều nối kép, 30% acid béo no và 60% acid béo chưa no có một nối kép (acid oleic) [10]. Năng lượng do lipid cung cấp so với tổng số năng lượng nên vào khoảng 20-25% tùy khì hậu nóng,rét và không nên vượt quá 30% [31]. 3.2.4. Glucid Vai trò chủ yếu của glucid là cung cấp năng lượng cho cơ thể, tất cả các mô trong cơ thể đều sử dụng glucose như cơ chất đầu tiên với mục đích sinh năng lượng. không những thế, ăn uống đầy đủ glucid sẽ làm giảm phân hủy protein để tạo năng lượng đến mức tối thiểu [31]. Nhu cầu glucid của cơ thể là vào khoảng 61-70% tổng năng lượng KPA (Nhu cầu khuyến nghị đối với người VN của Viện dinh dưỡng Quốc gia VN-2007) [6]. Trong thành phần glucid, ngoài tinh bột, các glucid đơn giản, cần có các chất pectin và cellulose. Rau quả là nguồn cung cấp cellulose có giá trị nhất, ở đây chúng thường đi kèm với pectin là những chất chỉ có trong rau quả [10]. 8 3.2.5. Vitamin và khoáng chất Vitamin là nhóm chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Vitamin rất cần thiết với nhiều chức phận quan trọng của cơ thể. Thiếu vitamin ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển, sức khỏe và gây nhiều bệnh đặc hiệu [1]. Chất khoáng có liên quan đến sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là sắt, kẽm, calci và iod. Như vậy, các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cần được cung cấp vừa đầy đủ, vừa hài hòa, vừa cân đối với nhau chứ không phải chỉ cung cấp đủ lượng yêu cầu đối với riêng mỗi thành phần dinh dưỡng nào. 3.3. Vai trò của khẩu phần ăn Qua các khái niệm trên, có thể thấy tầm quan trọng của chế độ ăn cân đối và hợp lý đối với sức khỏe. Mô hình bệnh tật cũng thay đổi theo cơ cấu bữa ăn, ở các nước nghèo, mức sống còn thấp thường gặp các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lao và các bệnh thiếu dinh dưỡng. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 40.000 trẻ em chết do thiếu dinh dưỡng nặng, hàng năm có khoảng 250.000 trẻ em bị mù do thiếu vitamin A. Số người bị thiếu máu dinh dưỡng ước tính đến 2000 triệu người và 400 triệu người khác bị bướu cổ do thiếu iod [31]. Ở mức độ dinh dưỡng vĩ mô, vấn đề chủ yếu cần quan tâm của lứa tuổi vị thành niên là việc ăn quá nhiều hoặc quá ít kéo dài các chất sinh nhiệt gây nên tình trạng suy dinh dưỡng protein - năng lượng, trong khi đó ở mức độ vi mô sự thiếu canxi, sắt và các yếu tố vi lượng khác cũng như vitamin trong chế độ ăn có thể gây nên một số bệnh như quáng gà, thiếu máu…ở phụ nữ [37], [39]. 9 Như vậy, một chế độ ăn đầy đủ và hợp lý là điều kiện để tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên, không những phát triển về thể chất mà còn có một sức khỏe tốt để học tập và làm việc hiệu quả. 3.4. Xu hướng biến đổi khẩu phần ăn của người Việt Nam Tại Việt Nam, trong những năm qua, các hoạt động dinh dưỡng đã được chú trọng và các vấn đề sức khỏe có liên quan tới ăn uống ngày càng được nhìn nhận một cách rộng rãi. Một nghiên cứu năm 1998 đã cho thấy sự biến đổi KPA theo chiều hướng đủ chất, cân đối và hợp lý hơn giai đoạn 1983-1998: mức năng lượng tiêu thụ bình quân của một người hàng ngày tăng từ 1610,6 Kcal/người/ngày ở năm 1983 lên mức 2183,7 Kcal/người/ngày vào năm 1998. Thêm vào đó, tỷ lệ các chất sinh năng lượng Pr: L: G trong KPA cũng thay đổi theo chiều hướng tốt: 12,1%: 8,2%: 79,7% ở năm 1983 và 13,3%: 12,9%: 73,8% vào năm 1998 [28]. Cuộc tổng điều tra dinh dưỡng trên toàn quốc năm 2000 cho kết quả năng lượng tiêu thụ bình quân hàng ngày của người Việt Nam là 1931 Kcal, với tỷ lệ Pr: L: G là 13,2: 12,0: 74,8, xu hướng tốt hơn rõ rệt so với năm 1990 là 12,3: 8,4: 79,3 và năm 1985 là 11,2: 6,2: 82,6 [4]. Cuộc tổng điều tra đã cho thấy khẩu phần thực tế của nhân dân Việt Nam đã có cải thiện rõ rệt, cụ thể là mức tiêu thụ lương thực thực phẩm có xu hướng giảm đi đối với nhóm lương thực: gạo, khoai củ và tăng lên đối với một số nhóm thực phẩm: thức ăn động vật, dầu mỡ, đậu/hạt, quả chín… Tuy vậy, còn nhiều sự khác biệt về tiêu thụ lương thực thực phẩm giữa các vùng sinh thái, giữa các xã, giữa các mức chi tiêu. Sự biến đổi tích cực này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong ngày của người Việt Nam so với nhu cầu khuyến cáo hiện nay, tuy 10 nhiên vẫn còn nhiều thiếu hụt về tính cân đối, về giá trị các thành phần vi chất… Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội thì đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là vô cùng quan trọng cho con người, đặc biệt là trẻ em, trẻ vị thành niên có một nền tảng sức khỏe vững chắc để phát huy hết tiềm năng trong lao động thể lực cũng như trí óc. Do đó, cần có nhiều biện pháp duy trì khuynh hướng biến đổi khẩu phần của người Việt Nam theo hướng tích cực hơn nữa. 4. Thiếu máu và tình trạng thiếu máu ở vị thành niên 4.1. Khái niệm và tiêu chuẩn xác định thiếu máu Thiếu máu là sự thiếu hụt lượng hemoglobin (huyết cầu tố hay Hb) trong hệ tuần hoàn. Theo định nghĩa TCYTTG, thiếu máu xảy ra khi lượng huyết cầu tố lưu hành của một cá thể thấp hơn lượng huyết cầu tố của một người khỏe mạnh cùng giới, cùng tuổi và sống trong cùng điều kiện môi trường [49], [50]. Có thể chẩn đoán xác định thiếu máu bằng xét nghiệm máu tính thể tích trung bình hồng cầu, xác định nồng độ huyết cầu tố trung bình hồng cầu hay lượng huyết cầu tố trung bình hồng cầu. Tuy nhiên ở cộng đồng thường sử dụng phương pháp Cyamethemoglobin đinh lượng Hb trong máu để xác định tình trạng thiếu máu [46]. Hàm lượng Hb thay đổi theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý, độ cao so với mặt biển, nhưng ít khác nhau theo chủng tộc. Do vậy, năm 2001 TCYTTG đã đề nghị mức hàm lượng Hb trong máu được coi là thiếu máu khi ở dưới các ngưỡng theo từng đối tượng [49]: 11 Bảng 1.1: Ngưỡng Hemoglobin để xác định thiếu máu theo TCYTTG [49] Nhóm tuổi Trẻ em Từ 6 tháng đến 59 tháng Ngưỡng hemoglobin(g/L) <110 Từ 5 đến 11 tuổi <115 Từ 12 đến 14 tuổi Phụ nữ: Không có thai <120 <120 Phụ nữ có thai Nam giới trưởng thành <110 <130 4.2. Nguyên nhân thiếu máu Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu, tuy nhiên về phương diện sức khỏe cộng đồng thì có 3 nguyên nhân gây thiếu máu quan trọng: -Thiếu máu do tan máu -Thiếu máu liên quan đến các tật di truyền của các phân tử Hemoglobin -Thiếu máu dinh dưỡng Theo TCYTTG, thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng huyết cầu tố trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều vi chất dinh dưỡng nào đó cần thiết cho quá trình tạo máu với bất kể vì lý do gì. Thiếu máu dinh dưỡng là loại thiếu máu phổ biến nhất và cần các biện pháp can thiệp về sức khỏe cộng đồng [11]. Thiếu máu dinh dưỡng phổ biến nhất là thiếu máu thiếu sắt hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, rồi đến trẻ nhỏ và phụ nữ tuổi sinh đẻ [11], [49], [48]. 4.3. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng trên thế giới và ở Việt Nam Thiếu máu là vấn để có ý nghĩa sức khỏe trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh. Theo báo cáo của TCYTTG năm 2000, thiếu máu ảnh hưởng đến gần 2 tỷ người trên thế giới. Khoảng 39% trẻ 12 dưới 6 tuổi và 52% phụ nữ có thai bị thiếu máu, trên 90% là ở các nước đang phát triển [48]. Cũng như các nước đang phát triển, thiếu máu dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở Việt Nam. Cuộc tổng điều tra về thực trạng thiếu máu dinh dưỡng trên phạm vi toàn quốc năm 1995 với sự hỗ trợ của UNICEF với cỡ mẫu 9550 hộ gia đình bao gồm 10223 trẻ em dưới 5 tuổi, 6774 phụ nữ không có thai và 2776 phụ nữ có thai cho thấy tỷ lệ thiếu máu chung của phụ nữ không có thai là 40,2%, ở phụ nữ có thai là 52,7% [42]. Ở một số vùng sinh thái có tỷ lệ cao hơn như vùng núi phía Bắc là 49,9% ở phụ nữ không có thai và phụ nữ có thai là 58,6% [12]. Bảng 1.2: Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ Việt Nam [50] Nhóm nghiên cứu Mức Hemoglobin trung bình (g/dl) Tỷ lệ thiếu máu (%) Trẻ em 0-5 tháng 10,61 61,0 6-23 tháng 10,57 59,5 24-60 tháng 11,53 28,2 Phụ nữ không có thai 12,08 40,2 Phụ nữ có thai 10,82 52,7 Một nghiên cứu can thiệp bổ sung viên sắt/folat của Nguyễn Công Khẩn và cộng sự năm 1999-2000 trên 701 phụ nữ 15-49 tuổi huyện Thanh Miện, Hải Dương cho thấy tỷ lệ thiếu máu đã giảm từ 45,6% xuống còn 19,2% sau can thiệp và năm 2002-2003 can thiệp trên 416 phụ nữ tuổi sinh đẻ ở huyện Bình Giang, Hải Dương kết quả tỷ lệ thiếu máu giảm từ 35,6% xuống còn 22,5% [20]. 13 Năm 2005, cuộc điều tra cắt ngang trên 354 phụ nữ ở hai huyện Trấn Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 37,5% [43]. Năm 2006, nghiên cứu tiến hành trên 105 phụ nữ 15-49 tại xã Kỳ Sơn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 15,2% [18]. 4.4. Một số yếu tố nguy cơ gây thiếu máu dinh dưỡng ở vị thành niên 4.4.1. Tình trạng sinh lý Nữ vị thành niên có nguy cơ bị thiếu máu do hàng tháng bị mất một lượng máu qua kinh nguyệt (khoảng 1,25mg/ngày) [29], [30], [49]. 4.4.2. Yếu tố kinh tế-văn hóa-xã hội Nhiều nghiên cứu ghi nhận, tỷ lệ thiếu máu cao hơn ở những người nghèo, những người sống ở vùng kinh tế khó khăn [12]. Trình độ học vấn cũng có liên quan đến tình trạng thiếu máu. Điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2000 cho thấy những bà mẹ học đến tiểu học có nguy cơ mắc thiếu máu cao hơn 2,3 lần so với những bà mẹ học từ trung học phổ thông trở lên [38]. Như vậy trình độ của các nữ vị thành niên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe làm mẹ của các em sau này. 4.4.3. Các bệnh nhiễm ký sinh trùng Một trong những tác hại của ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là giun móc gây ra là chảy máu mãn tính gây thiếu máu thiếu sắt. Trẻ em là một trong những đối tượng có nhu cầu cao về sắt, cũng là đối tượng có nguy cơ nhiễm giun cao [12]. Nghiên cứu năm 1995 trên 7 vùng sinh thái trong toàn quốc cho thấy những người bị nhiễm giun móc có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cao gấp 1,6 lần so với những người không nhiễm [12]. Tại những vùng tỷ lệ nhiễm giun móc cao thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt thường gặp ở những phụ nữ tuổi dậy thì hoặc có thai lần đầu. 14 4.4.4. Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần Ở trẻ tuổi vị thành niên, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên để đáp ứng với những biến đổi của cơ thể. Khẩu phần ăn nghèo chất sắt, ít đạm động vật mà cụ thể là lượng thịt ăn vào thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh [12], [19], [43]. 4.4.5. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu Khả năng thực hành phòng chống thiếu máu luôn phụ thuộc vào mức độ kiến thức của đối tượng [18]. Mặc dù chương trình phòng chống thiếu máu đã được triển khai trên toàn quốc nhiều năm qua, tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ cũng như trẻ em được tiếp cận với thông tin về thiếu máu chưa cao (41,3%) [38]. 4.5. Hậu quả của thiếu máu đối với sức khỏe Hậu quả chung của thiếu máu phụ thuộc vào sự xuất hiện bệnh, mức độ thiếu máu và khả năng thích nghi của cơ thể. Tuy nhiên trên phương diện cộng đồng các hậu quả đáng chú ý sau [11], [30], [29]. 4.5.1. Ảnh hưởng đến khả năng lao động Thiếu máu gây ra tình trạng thiếu oxy ở các mô, đặc biệt ở các cơ quan tim não. Thiếu máu ảnh hưởng đến hoạt động cần tiêu hao năng lượng, do đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và vui chơi của trẻ. 4.5.2. Ảnh hưởng đến trí lực Thiếu máu gây ra các biểu hiện mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung. Dễ bị kích thích hay gặp ở những người thiếu máu. Kết quả học tập của học sinh bị thiếu máu thấp hơn hẳn so với lô chứng trong nghiên cứu can thiệp trước-sau có nhóm đối chứng và đã khắc phục sau khi các em được bổ sung sắt [32]. 4.5.3. Ảnh hưởng đến thai sản Nữ vị thành niên là lứa tuổi tăng trưởng và phát triển cơ thể để chuẩn bị cho giai đoạn làm mẹ sau này. Theo ước tình của Ngân hang phát triển châu Á (ADB) số bà mẹ tử vong do thiếu máu chiếm 23% tổng số các bà mẹ tử vong hàng năm ở Việt Nam [32]. 15 Thiếu máu ở phụ nữ mang thai sẽ làm chậm phát triển thai nhi, tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con trong quá trình sinh đẻ [47], [51]. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Các em gái Việt Nam hôm nay sẽ là những người mẹ trong tương lai. Sức khỏe của các em gái vị thành niên không chỉ là của riêng các em mà còn là của cả cộng đồng, cả dân tộc. 16 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh nữ trường phổ thông trung học (PTTH) Bình Lục B và C, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1. Vài nét về địa điểm nghiên cứu Bình Lục (BL) là huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Hà Nam, thuộc đồng bằng Bắc bộ. Diện tích tự nhiên của huyện là 154,9 km². Dân số: theo thống kê năm 1999 là 152.800 người, chủ yếu làm nông nghiệp, nghề phụ gồm: làm sừng mỹ nghệ, thêu ren xuất khẩu, đồ mây, giang đan,... Cả huyện có 22 trạm y tế xã và thị trấn. Đây cũng là cơ sở được nhiều dự án về y tế của nước ngoài triển khai: tháng 10/9/2010, đại học Melbourne của Úc tổ chức hội thảo giới thiệu về dự án phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho phụ nữ có thai tại huyện. 2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian từ 10/09/2010 đến 12/09/2010 3. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang 4. Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 4.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu Những học sinh nữ đang học lớp 10-12 trường THPT Bình Lục B và C Tiêu chuẩn loại trừ: Những học sinh từ chối hoặc không hợp tác trong quá trình phỏng vấn và làm xét nghiệm. 4.2. Cỡ mẫu 17 4.2.1. Cho điều tra khẩu phần -Áp dụng công thức: n t 2  2 N e 2 N  t 2 2 -Với: -n: Số lượng mẫu điều tra. -t: Phân vị chuẩn hóa (= 2 ở xác xuất 0,954). -: Độ lệch chuẩn thường gặp ở các cuộc điều tra trước (= 400Kcal). -e: Sai số chuẩn (=100) -N: Tổng số học sinh nữ của BL B là 700; BL C là 650. Số học sinh cần nghiên cứu ở mỗi trường là: 2 2 4002 700 n 59 100 2 700  2 2 400 2 4.2.2. Cho điều tra thiếu máu -Áp dụng công thức: 2 n Z (1  / 2 ) p.q e2 -Với: -n: Cỡ mẫu nghiên cứu. -Z2 = 1,962 (Với độ tin cậy 95%). -P = 0,15 (Ước lượng tỷ lệ thiếu máu tại khu vực này). -e = 0,05 Như vậy số đối tương cần cho nghiên cứu là 196/trường 4.3. Phương pháp chọn mẫu - Chọn mẫu cho điều tra khẩu phần: chọn ngẫu nhiên đơn. - Chọn mẫu cho xét nghiệm máu: chọn ngẫu nhiên hệ thống với k = 3 4.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 18 * Khẩu phần ăn của học sinh: Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm (LTTP). -Các chất dinh duỡng trong khẩu phần: năng lượng, protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng. -Tính cân đối của khẩu phần ăn: Protid: Lipid: Glucid, Pđv/Pts, Ltv/Lts, tỷ lệ Ca/P, B1/1000Kcal, B2/1000Kcal, PP/1000Kcal. -Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về số luợng và tính cân đối các chất dinh duỡng trong KPA của lứa tuổi này. -Tần suất tiêu thụ LTTP. * Thiếu máu - Tỷ lệ thiếu máu. - Hàm lượng Hb trung bình. 5. Phương pháp thu thập số liệu 5.1. Điều tra khẩu phần - Áp dụng phương pháp Điều tra khẩu phần 24 giờ qua. Hỏi ghi tất cả các thực phẩm kể cả đồ uống được đối tượng tiêu thụ ngày hôm qua. Các ngày ăn uống đặc biệt như cưới hỏi, ma chay, tiệc tùng không điều tra. - Người điều tra hỏi ghi toàn bộ các LTTP sử dụng một cách chính xác (trọng lưọng LTTP đều được quy ra gam). - Dụng cụ hỗ trợ: Một số dụng cụ đo lường thường được sử dụng như bát, cốc, chén, đĩa…để đối tượng có thể trả lời số lượng một cách gần đúng nhất. Đồng thời cân các thực phẩm và dụng cụ đo lường để đảm bảo độ chính xác khi chuyển đổi ra gam. - Trong quá trình phỏng vấn người điều tra luôn đặt những câu hỏi chi tiết để đảm bảo độ chính xác của thông tin. Ví dụ đối với cơm: ăn loại gạo gì (gạo nếp cái, gạo nếp máy thường, gạo tẻ giã, gạo tẻ máy, gạo lứt), vào những bữa nào, ăn bao nhiêu bát, loại bát, mức độ đơm xới (đầy bát, lưng bát, nửa 19 bát…). Các thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi đều được kiểm tra và hoàn chỉnh ngay tại thực địa. 5.2. Điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm - Tiến hành hỏi tần suất sử dụng thực phẩm (lần/ngày, lần/tháng…) theo 13 nhóm thực phẩm: Ngũ cốc, khoai củ, lạc vừng, rau các loại, quả chín, dầu mỡ, thịt các loại, cá/hải sản, trứng các loại, sữa/sản phẩm, đồ hộp các loại, đồ ngọt, đồ uống. - Các khoảng thời gian để tính tần suất được ấn định theo ngày, tuần, tháng, thỉnh thoảng/theo mùa hoặc không bao giờ ăn 5.3. Điều tra tình trạng thiếu máu -Xét nghiệm máu: đối tượng được lấy máu đầu ngón tay trái- ngón nhẫn để tiến hành đinh lượng Hemoglobin (Hb) xác đinh tình trạng và mức độ thiếu máu. -Định lượng Hb trong máu bằng phương pháp Cyamethemoglobin tại Khoa Vi chất Ứng dụng-Viện Dinh dưỡng. Lấy 20 microlit máu (1 giọt) ở đầu ngón tay vào buổi sáng khi đói (8-11 giờ). 6. Nhập và xử lý số liệu - Khẩu phần: từ các số liệu thu thập được về bữa ăn của học sinh qui đổi ra lượng thức ăn sống sạch, rồi dựa vào “Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam (2007)” [5] để tính các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm như giá trị năng luợng, protid, lipid, glucid, chất khoáng và vitamin. - Số liệu được nhập và xử lý trên chương trình EPI-INFO 6.04, test thống kê Mann-Whitney được sử dụng để so sánh sự khác biệt về khẩu phần ăn giữa 2 trường. 7. Tiêu chuẩn đánh giá KPA được đánh giá dựa trên nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam của viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam 2007 [6]. Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị 20 Nhu cầu Khuyến nghị Nữ 16-18 tuổi Năng lượng (Kcal) 2240 Protein (g) 67 – 78 Pđv/ts 35 – 40% Ltv/ts 20-25% Năng lượng do protein đóng góp (%) 12 – 14% Năng lượng do lipid đóng góp (%) 20 – 25% Năng lượng do glucid đóng góp (%) 61 – 70% Calci (mg) 1000 Phospho (mg) 1250 Kẽm (mg) 7,8 62,0* Sắt (mg/ngày) 41,3** 31,0*** Vitamin A (mcg) Vitamin C (mg) Vitamin B2(mg)1,1 Vitamin B1(mg) 600 65 1,0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan