Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môtíp ban thưởng và trường phạt trong truyện cổ grim (2016)...

Tài liệu Môtíp ban thưởng và trường phạt trong truyện cổ grim (2016)

.PDF
67
362
110

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ------------------------ LƯU THỊ LINH MÔTÍP BAN THƯỞNG VÀ TRỪNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ GRIM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Người hướng dẫn khoa học Th S. ĐỖ THỊ THẠCH HÀ NỘI 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Ngoài những nỗ lực cá nhân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Thạch - người đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11 Tháng 5 Năm 2016 Sinh viên thực hiện LƯU THỊ LINH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Đỗ Thị Thạch. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên thực hiện LƯU THỊ LINH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. MÔ TÍP BAN THƯỞNG TRONG TRUYỆN CỔ GRIM ......... 6 1.1. Khái niệm mô típ và ban thưởng................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm mô típ ..................................................................................... 6 1.1.2. khái niệm ban thưởng .............................................................................. 9 1.2. Nhân vật ban thưởng và được ban thưởng trong truyện cổ Grim. ........... 10 1.2.1. Nhân vật ban thưởng ............................................................................. 11 1.2.2. Nhân vật được ban thưởng. ................................................................... 15 1.3. Các môtíp ban thưởng trong truyện cổ Grim ........................................... 20 1.3.1. Kết hôn và lên ngôi ............................................................................... 21 1.3.2. Lấy lại trí nhớ và kết hôn. ..................................................................... 23 1.3.3. Ban thưởng báu vật thần kì ................................................................... 24 1.3.4. Ban thưởng của cải vật chất .................................................................. 26 1.3.5. Hóa thân và hoàn trả ............................................................................. 28 1.4. Tiểu kết..................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. MÔTÍP TRỪNG PHẠT TRONG TRUYỆN CỔ GRIM ......... 33 2.1. Khái niệm trừng phạt ............................................................................... 33 2.2. Nhân vật trừng phạt và bị trừng phạt trong truyện cổ Grim .................... 34 2.2.1. Nhân vật trừng phạt ............................................................................... 34 2.2.2. Nhân vật bị trừng phạt........................................................................... 37 2.3. Các môtíp trừng phạt trong truyện cổ Grim............................................. 42 2.3.1. Kết thúc bằng cái chết ........................................................................... 43 2.3.2. Chiếm đoạt không thành công .............................................................. 45 2.3.3. Bắt chước không thành công................................................................. 46 2.3.4. Hóa thân thành loài vật ......................................................................... 48 2.3.5. Tước đoạt cuộc sống giàu sang ............................................................. 49 2.3.6. Bỏ đi biệt xứ không bao giờ trở về ....................................................... 51 2.4. Tiểu kết..................................................................................................... 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hai thế kỷ trôi qua, những câu chuyện cổ tích quen thuộc của hai anh em nhà ngôn ngữ học người Đức Jacob và Wilhem đã làm lay động hàng triệu trái tim của những độc giả trên khắp thế giới. Truyện cổ Grim được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây. 200 năm đã qua kể từ khi truyện cổ Grim lần đầu tiên được xuất bản (20/12/1812) và thật khó tưởng tượng tới nay đã có bao nhiêu thế hệ gắn bó với những câu chuyện tuyệt vời như thế này. Mỗi câu chuyện mở ra cho ta bao điều thú vị về thế giới cổ tích diệu kỳ. Đặc biệt với môtíp thường thấy trong truyện cổ tích thì môtíp ban thưởng và trừng phạt trong truyện cổ Grim đã trao cho ta những bài học cuộc sống ý nghĩa. Những con người tốt bụng, hiền lành như cô bé Lọ lem, nàng Bạch tuyết, sẽ được hưởng cuộc sống sung sướng, hạnh phúc, được kết hôn và lên ngôi. Còn những kẻ tham lam, độc ác như mụ vợ của ông lão đánh cá, hay các bà mẹ kế, mụ phù thủy độc ác thì sẽ bị trừng phạt trở về cuộc sống nghèo khổ hay nặng hơn là cái chết, đó chính là luật nhân quả cái thiện được thưởng xứng đáng và cái ác bị trừng trị: “Ở hiền thì lại gặp lành Ở ác gặp dữ tan tành ra tro” Việc tìm hiểu môtíp ban thưởng và trừng phạt ở đây chính là đi sâu vào nghiên cứu phần kết thúc của truyện, để lý giải cái hay, cái đẹp của truyện từ đó khám phá những quan niệm nhân sinh qua kết cấu đặc trưng của nó. Đó là lý do vì sao tôi đã chọn đề tài “Môtíp ban thưởng và trường phạt trong truyện cổ Grim” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 1 2. Lịch sử vấn đề Truyện cổ Grim được góp nhặt từ rất nhiều các truyện cổ truyền miệng được anh em Grimm chọn lọc một cách công phu. Các câu chuyện được tạo dựng lại bằng thứ ngôn ngữ tự nhiên, giàu tính sáng tạo của dân gian bằng cách xây dựng truyện giàu cá tính, giàu chất lãng mạn và phù hợp với trí óc hồn nhiên, ngây thơ của trẻ nhỏ, nhưng cũng rất phù hợp với trí tuệ của nhân dân. Ảnh hưởng của Truyện cổ Grim rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây. Kỉ niệm 200 năm ngày đầu tiên được xuất bản (20/12/1812), Truyện cổ Grim được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới và từng được dịch ra 160 thứ tiếng. Trong phần giới thiệu về tác giả và tác phẩm Truyện cổ Grim tác giả Hữu Ngọc có nói: “gần hai thế kỷ sắp qua kể từ ngày tập Truyện cổ Grim ra đời, tác phẩm này vẫn là một nguồn cảm hứng nghệ thuật dồi dào, mang lại cho mọi người một đạo lý nhân bản”.[8,5] Do hạn chế về mặt ngoại ngữ chúng tôi mới chỉ tiếp cận được với những tài liệu bằng Tiếng Việt, trong số những tài liệu Tiếng Việt mà chúng tôi bao quát được thì chúng tôi nhận thấy, cho đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về Truyện cổ Grim. Tuy nhiên mới chỉ có rất ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Trong đó có bài báo Nghiên cứu truyện cổ Grim từ lý thuyết đến hiện đại (đăng trên tạp chí nghiên cứu văn học số 3 năm 2011) của tác giả Đào Duy Hiệp. Bài báo đã giúp chúng ta thấy được cấu trúc của truyện cổ Grim, và cũng trong bài báo đó ông đã chọn truyện “Chim ưng thần” một trong những truyện thuộc môtíp ban thưởng để phân tích. Trong truyện xuất hiện khá nhiều những nhân vật chính diện và phản diện, như nhân vật thần tiên tốt bụng đã giúp đỡ cho nhân vật chính diện dành được phần thưởng cuối cùng 2 như người tí hon, nhân vật anh hùng quả cảm như người em út, anh đã không sợ hiểm nguy vượt qua hết những thử thách và cuối cùng đã nhận được những phần thưởng xứng đáng đó là trở lên giàu có, được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Trong truyện cũng có nói đến những con người tham lam, lười biếng như hai người anh và họ đều bị trừng phạt thích đáng. Bên cạnh đó còn có luận văn thạc sĩ của Lê Bích Nguyệt với đề tài “Thế giới nhân vật trong Truyện cổ Grim và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học” (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2014). Luận văn của thạc sĩ Lê Bích Nguyệt có đề cập đến Truyện cổ Grim ở khía cạnh thế giới nhân vật, trong đó tác giả cũng có nói đến những kiểu nhân vật ban thưởng và được ban thưởng, trừng phạt và bị trừng phạt như nhân vật con người hiền lành nhân hậu, anh hùng quả cảm, tham lam, độc ác, ích kỷ, nhỏ nhen và lười biếng. Có cả những nhân vật thần tiên, loài vật tốt bụng luôn giúp đỡ và ban thưởng cho nhân vật chính diện và trừng phạt những nhân vật phản diện. Qua việc tìm hiểu những kiểu nhân vật đó để nắm bắt rõ đặc điểm loại hình nhân vật, tính cách số phận của từng loại nhân vật, nhằm đến cái đích cuối cùng là rút ra bài học răn người, răn đời sâu sắc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra nhận xét, phân tích một vài tác phẩm tiêu biểu. Vì vậy việc khai thác Truyện cổ Grim ở khía cạnh môtíp ban thưởng và môtíp trừng phạt để thấy được nét đặc sắc cũng như giá trị giáo dục to lớn mà truyện mang lại cho chúng ta là việc làm cần thiết. Tiếp nhận gợi ý từ những nghiên cứu trên, kết hợp với những phạm trù của thi pháp học hiện đại, trên cơ sở khảo sát các truyện một cách có hệ thống, chúng tôi sẽ cố gắng tiếp cận tác phẩm từ một góc độ mới. 3. Mục đích nghiên cứu 3 Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu môtíp ban thưởng và môtíp trừng phạt trong Truyện cổ Grim để khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc của truyện. Đồng thời giúp người đọc có những kiến giải sâu hơn về truyện cổ Grim. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu môtíp ban thưởng và trừng phạt trong Truyện cổ Grim. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Qua khảo sát 121 truyện trong “Truyện cổ Grim” – Nhà xuất bản văn học – 2014 – do Minh Đức dịch. Chúng tôi nhận thấy có 76 truyện xuất hiện môtíp ban thưởng và trừng phạt, vì vậy phạm vi nghiên cứu của khóa luận là 76 truyện này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu của chúng tôi nhằm thực hiện nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu về các loại nhân vật ban thưởng, được ban thưởng và nhân vật trừng phạt, bị trừng phạt. - Phân loại và mô tả các hình thức ban thưởng và trừng phạt. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê – phân loại - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh – đối chiếu - Phương pháp tổng hợp 7. Cấu trúc của khóa luận 4 Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận được triển khai trong 2 chương: Chương 1: Môtíp ban thưởng trong truyện cổ Grim Chương 2: Môtíp trừng phạt trong truyện cổ Grim 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MÔTÍP BAN THƯỞNG TRONG TRUYỆN CỔ GRIM 1.1. Khái niệm môtíp và ban thưởng 1.1.1. Khái niệm môtíp Môtíp là thuật ngữ vay mượn tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này đã được nhiều nhà khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Ở nước ngoài người đầu tiên đưa ra khái niệm motif là nhà Folklore học người Nga ở thế kỷ XIX A.N Vexelopxki. Theo ông, khái niệm môtíp được hiểu là : “Những công thức trả lời cho các vấn đề mà giới tự nhiên đặt ra cho con người từ thuở nguyên sơ, khắp mọi nơi hoặc là những ấn tượng về hiện thực được đúc kết nổi bật hoặc tỏ ra quan trọng và được lặp đi lặp lại” [10,tr.159]. Tiếp đó là công trình nghiên cứu type và motif thành công của S.Thompson (Standard Dictionnary of Folklore), A.Aarne (Verzerichnis cler Marchebtypen), Stith ThomPson viết trong Standard Dicctionary Folklore đại ý như sau: “Trong folklore, môtíp là thuật ngữ chỉ bất kỳ một phần nào mà ở một kết quả của folklore có thể phân tích ra được. Trong nghệ thuật dân gian có môtíp của hình phác họa là những hình mẫu thường lặp lại hoặc kết hợp với những hình mẫu khác theo một kiểu cách riêng biệt nào đó. Trong âm nhạc và bài hát dân gian cũng có những khuôn nhạc giống nhau thường trở lại luôn. Lĩnh vực mà môtíp được nghiên cứu nhiều nhất và phân tích cẩn thận nhất là truyện kể dân gian như các loại truyện cổ tích, truyền thuyết, huyền thoại, ballad…”[1,tr. 26]. Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, môtíp “từ Hán Việt là mẫu đề (Do người Trung Quốc phiên âm chữ motif của tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng” hoặc “kiểu” trong tiếng việt, nhằm chỉ những nhân tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, 6 bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian” [3,tr.168]. Giáo sư Trần Đình Sử định nghĩa: “Môtíp là các đơn vị cố định thể hiện một nội dung nào đó được sử dụng nhiều lần là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong văn học dân gian mà cả trong văn học viết” [10,tr.159]. Như vậy có thể hiểu môtíp là đơn vị tham gia cấu tạo cốt truyện được hình thành ổn định bền vững, được sử dụng phổ biến và lặp đi lặp lại trong các sáng tác văn học, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian nhằm thể hiện một tư tưởng một quan niệm nào đó của tác giả. Các định nghĩa về môtíp tuy được diễn đạt khác nhau nhưng đều làm nổi bật những đặc trưng chủ yếu của môtíp. Môtíp là đơn vị có tính bền vững, ổn định. Môtíp là những hình mẫu, những công thức, những đơn vị cố định trong tác phẩm. Môtíp được hình thành trong một quá trình sáng tác lâu dài, được nhiều tác giả khác nhau, nhiều thời đại khác nhau, nhiều cộng đồng khác nhau cùng sử dụng trong tác phẩm của mình. Mà một yếu tố khi đã trở thành một kiểu dạng cố định thì tất nhiên nó mang tính bền vững. Tính bền vững của môtíp không chỉ được thể hiện ở mặt hình thức mà còn được thể hiện ở ý nghĩa mà nó biểu đạt. Mỗi môtíp trong quá trình hình thành chứa đựng những quan niệm văn hóa, thẩm mỹ nhất định của tác giả dân gian. Đặc trưng thứ hai của môtíp là tính lặp lại. Một yếu tố một bộ phận trong kết cấu của tác phẩm chỉ được gọi là môtíp khi nó xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều sáng tác. Tuy nhiên không phải bất kỳ yếu tố lặp lại nào cũng đều trở thành môtíp. Một yếu tố lặp đi lặp lại để trở thành môtíp phải có cái gì đó khắc sâu, gây ấn tượng làm cho người ta nhớ đến, nghĩa là chúng phải có giá trị nghệ thuật nào đó, có hiệu quả thẩm mỹ nhất định nhằm truyền tải những nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. 7 Sự lặp lại của môtíp không phải là sự lặp lại ngẫu nhiên mà là một tín hiệu nghệ thuật, ở đó ẩn chứa quan niệm thẩm mỹ và triết lí nhân sinh. Vì thế một đặc trưng quan trọng của môtíp là tính quan niệm. Những tín hiệu nghệ thuật ấy phải chứa đựng những quan niệm văn hóa, biểu hiện một tư tưởng, một triết lí nào đó. Do hình thành qua thời gian, không gian, những tầng quan niệm này tích hợp trong môtíp, khó nắm bắt, vì thế phải giải mã các lớp văn hóa đó. Tính bền vững, tính lặp lại và tính quan niệm của môtíp có mối quan hệ gắn bó với nhau. Những yếu tố được xem là khuôn mẫu, công thức thì tất nhiên được dùng trong nhiều sáng tác, được nhiều thế hệ người sáng tác sử dụng từ đời này qua đời khác. Vì vậy, nó sẽ có tính bền vững và đương nhiên những yếu tố đó phải mang quan niệm và dụng ý nghệ thuật của tác giả đó. Môtíp là khái niệm được sử dụng nhiều trong thể loại văn học dân gian như thần thoại, truyền thuyết, ca dao…Tuy nhiên nó được sử dụng phổ biến và là thành tố quan trọng trong kết cấu của truyện cổ tích. Truyện cổ tích là một thể loại đặc sắc trong văn học dân gian, là một thể loại nghệ thuật đích thực. Truyện cổ tích là những truyện kể dân gian được sáng tác dựa trên hư cấu nghệ thuật có chủ tâm, thường có yếu tố kì ảo. Nó ra đời cùng với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giai cấp. Thông qua những số phận khác nhau của các nhân vật, truyện phản ánh và lí giải những mâu thuẫn và xung đột trong gia đình và xã hội, qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng xã hội và ước mơ của nhân dân lao động. Đặc trưng cơ bản nhất của truyện cổ tích chính là hư cấu nghệ thuật, đưa yếu tố kì diệu vào để giải thích cho số phận của nhân vật. 8 Ta thấy rằng, cốt truyện cổ tích được tạo thành từ nhiều môtíp mà môtíp truyện cổ tích chính là những khuôn dạng có thể tháo rời, lắp ghép, nếu thay đổi môtíp hoặc trật tự sắp xếp chúng sẽ tạo ra những truyện cổ tích. 1.1.2. khái niệm ban thưởng Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt “Thưởng” ở đây được hiểu là cho tiền, hiện vật vv…để tỏ ý khen ngợi và khuyến khích vì đã có công, có việc làm tốt [7, tr.1009]. Phần thưởng chỉ dành cho những con người có công lao như bảo vệ tổ quốc…hay có những việc làm tốt đối với người khác mà thôi. Còn trong kết cấu truyện cổ tích phần thưởng thường dành cho nhân vật chính diện nằm ở cuối chặng đường đi tìm hạnh phúc. Các môtíp ấy biểu hiện đa dạng nhưng thống nhất. Mỗi khi vượt qua khó khăn hay thử thách thì nhân vật sẽ được trao thưởng, phần thưởng đấy có thể là báu vật thần kì để giúp nhân vật có thể giành được chiến thắng cuối cùng, như nhân vật người lính trong truyện Ngọn đèn xanh sau khi đã phải chịu nhiều khổ cực cũng như sự hãm hại của mụ phù thủy thì anh đã vô tình có được một báu vật, đó là chiếc đèn thần nó đã giúp cho người lính thoát chết và còn có được ngôi báu cũng như lấy được công chúa. Cũng có khi phần thưởng là kết hôn và lên ngôi vua có nhiều của cải vật chất như người thợ may trong truyện Người thợ may khôn ngoan, bằng trí thông minh và lòng dũng cảm của mình anh đã lấy được nàng công chúa xinh đẹp và sống rất hạnh phúc bên nhau. Hay đó có thể là sự ban tặng cho nhân vật những gì mà họ không có, chỉ mơ ước. Dân gian thường ban tặng cho nhân vật lý tưởng sắc đẹp tuyệt đối, mang một diện mạo mới thường là trở lên xinh đẹp hơn, như trong truyện “Hans người nhím” sau khi làm những việc tốt, giúp vua tìm được đường ra khỏi rừng và trừng phạt những kẻ xấu thì Hans người nhím đã cưới được công chúa, không những thế còn rũ bỏ được hình hài xấu xí của mình để biến thành một chàng trai rất đẹp đó chính là phần thưởng lớn nhất mà chàng xứng đáng có được. 9 Ở đây thưởng và trợ giúp đều có chung một ý nhĩa duy nhất đó là đem lại những điều tốt đẹp cho nhân vật để biến ước mơ thành hiện thực. Trợ giúp là giúp đỡ nhân vật vượt qua những khó khăn trước mắt và cuối cùng là ban thưởng cho họ những phần thưởng xứng đáng nhất. Những con người xứng đáng nhận được sự trợ giúp và ban thưởng đều phải là những con người có tấm lòng nhân hậu, tốt bụng… Từ biểu hiện trên, chúng tôi quan niệm, thưởng trong cổ tích được hiểu là ước mơ của dân gian đã được thỏa mãn và đó là sự hạnh phúc, niềm vui, sự giàu sang phú quý, danh vọng và quyền lực…Tất cả dành cho những con người có phẩm chất đạo đức, có cách ứng xử phù hợp với đạo lý làm người. Phần thưởng dành cho nhân vật cũng đồng nghĩa với sự đền bù: đền bù cho những gian truân, tủi nhục mà nhân vật đã trải qua. Đôi khi đó chính là trao trả lại những gì mà họ đáng được hưởng, những gì vốn là của họ. Tất cả chính là ước nguyện của nhân vật đã trở thành hiện thực. Kết thúc theo chiều hướng lãng mạn của dân gian. 1.2. Nhân vật ban thưởng và được ban thưởng trong truyện cổ Grim Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có được chiều sâu và tính tượng hình. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân, một loại người, về những vấn đề của cuộc sống, đồng thời thể hiện những hiểu biết, kì vọng về con người. Bản chất của nhân vật văn học là mối quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện được cuộc sống qua những chủ thể nhất định mà chủ thể đó chính là nhân vật. Nhân vật văn học “Là hình tượng nghệ thuật về con người một trong những dấu hiệu của sự tồn tại toàn vẹn con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có thể là các con vật, các loài cây, các 10 sinh thể hoang tưởng, được gán cho đặc điểm giống như con người…”[5,tr.1254] Trong cổ tích cũng vậy nhân vật là hình thức cơ bản để phản ánh hiện thực. Hình thức ấy rất đa dạng, thể hiện những khía cạnh phong phú, phức tạp của đời sống. Qua các nhân vật tác giả thể hiện ước mơ khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. 1.2.1. Nhân vật ban thưởng Trong thế giới cổ tích mọi việc diễn ra và kết thúc của những xung đột mà nhân dân mong muốn như thế hoặc tin như thế đều là nhờ sự can thiệp của một loại nhân vật đặc biệt đó là nhân vật ban thưởng. Những nhân vật này là những người thường trợ giúp hoặc trao phần thưởng cho nhân vật chính diện, đó là hình ảnh bà tiên, hay những bà lão hiền hậu có phép màu, hoặc là những người tí hon, người lùn có phép thuật, có khi người ban thưởng lại là một nhà vua tốt bụng và còn xuất hiện cả những loài vật như chim, cá, thỏ…Những nhân vật này thường xuất hiện khi diễn biến câu chuyện đi vào bế tắc, và giúp đỡ nhân vật chính diện vượt qua những khó khăn trước mắt, cuối cùng là trao cho họ những phần thưởng xứng đáng nhất. Trong truyện cổ Grim nhân vật ban thưởng xuất hiện khá nhiều và đa dạng đó là các kiểu nhân vật như con người, con vật hay thần tiên. Dưới đây là bảng thống kê số lượng các kiểu nhân vật ban thưởng xuất hiện trong truyện. Số truyện Tỉ lệ phần trăm Thần tiên 12/34 35,3% Người phàm trần 12/34 35,3% Loài vật 10/34 29,4% Kiểu nhân vật ban thưởng 11 1.2.1.1. Thần tiên Trong truyện cổ Grim nhân vật ban thưởng là thần tiên xuất hiện ở 12/34 truyện mà chúng tôi khảo sát được. Rõ ràng đây là những nhân vật không có thật, mà chỉ có và tồn tại trong thế giới cổ tích mà thôi. Tuy nhiên sáng tạo ra những nhân vật này trước hết là để thỏa mãn ước mơ của dân gian, một phần khác gắn liền với tín ngưỡng dân gian bản địa. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đưa ra khái niệm về truyện cổ tích thần kì như sau: “Truyện cổ tích thần kì là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thể loại cổ tích. Ở loại truyện này nhân vật chính vẫn là con người trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kì, siêu nhiên có một vai trò rất quan trọng. Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kì”[3,tr. 311]. Những nhân vật này thường là những người lùn có phép thuật, bà tiên hay người tí hon đây là những nhân vật thần tiên điển hình trong truyện cổ tích. Các nhân vật này thường đứng về phía thiện, nhân danh công lý và giúp nhân vật chính chiến thắng. Như vậy lực lượng này trợ thủ cho nhân vật chính giành được phần thưởng cuối cùng. Bảy bà tiên trong truyện Nàng công chúa ngủ trong rừng là những bà tiên hiền hậu. Trong bữa tiệc mừng các bà niệm chú chúc mừng công chúa những điều kì lạ: “bà đầu chúc cho công chúa trở thành người xinh đẹp nhất trần gian, bà thứ hai chúc thông minh, bà thứ ba chúc làm việc gì cũng hoàn thành một cách xuất sắc… cứ như vậy chúc tất cả các điều có thể ước mơ được ở trần gian”. Hay nhân vật người lùn có phép thuật trong truyện Ba người lùn trong rừng đã giúp đỡ cô gái hiền lành tốt bụng thực hiện được những điều dì ghẻ yêu cầu và còn ban tặng cho cô những điều tốt đẹp: “người thứ nhất nói: 12 - Món quà của ta là nàng ấy sẽ càng ngày càng xinh đẹp hơn. Người thứ hai nói: - Món quà của ta là vàng sẽ rơi từ miệng nàng ấy mỗi khi nàng ấy cất tiếng nói. Người thứ ba nói: - Món quà của ta là một nhà vua sẽ đến và cưới nàng ấy làm vợ. Những nhân vật này thể hiện mong muốn, khát khao của nhân dân: thực hiện hành động vì chính nghĩa, thương kẻ yếu đuối, thiệt thòi, người làm việc tốt sẽ được đền đáp. 1.2.1.2. Người phàm trần Trong thế giới cổ tích muôn màu sắc ấy nhân vật là con người chiếm một vị trí ưu thế hơn cả, gồm mọi tầng lớp và thành phần trong xã hội. Truyện cổ Grim được viết trong hoàn cảnh nước Đức lúc này: “đấy chỉ là một đống thối tha và đang tan rã một cách đáng tởm, không một ai cảm thấy thoải mái cả…một tình trạng bất bình chung đã xảy ra khắp trong nước… Mọi cái đều đã mục nát, lung lay, sắp sụp đổ và ngay cả đến một tia hi vọng về sự thay đổi cũng không đủ sức quét sạch những thây ma độc hại của chế độ bị diệt vong” (Marx – Ăngghen: về văn học nghệ thuật – NXB Sự thật – Hà Nội – 1958, trang 193). Xuất phát từ điều kiện xã hội đó, anh em nhà Grimm chủ yếu viết về giai cấp thống trị như vua quan, tầng lớp quý tộc và người dân lao động chân chất. Nhân vật nhà vua là một nhân vật xuất hiện khá nhiều, thường được gắn với những tính cách tham lam, độc ác, xa hoa vô độ, tuy nhiên trong truyện cổ Grim nhân vật nhà vua ở đây lại được xây dựng là một con người hết sức anh minh, tốt bụng, biết phân biệt tốt xấu. Trong tổng số 12 truyện có nhân vật ban thưởng là con người thì có đến 6 truyện là nhà vua ban thưởng, qua đó thể hiện giấc mơ của nhân dân về một triều đại thịnh trị, về những 13 người trị vì thiện lương. Nhà vua thường ban thưởng cho người có công và trừng phạt kẻ có tội, như trong truyện “Anh lính và nhà vua” anh lính là một người dũng cảm, chính anh đã cứu sống nhà vua khỏi bọn cướp và còn cứu được cả tính mạng của những người dân vô tội, vì vậy nhà vua đã không để anh bị đói khổ hay nguy hiểm gì nữa, mà anh thích ăn gì cứ đến nhà bếp hoàng cung ăn thoải mái, không những vậy anh lính còn được nhà vua phong hàm tướng quân. Không chỉ có nhân vật nhà vua là người ban thưởng mà còn xuất hiện những nhân vật ban thưởng khác đó là những nàng công chúa tốt bụng, trong truyện Công chúa và Hoàng tử, nàng công chúa út đã hết lần này đến lần khác giúp đỡ cho Hoàng tử vượt qua những thử thách khó khăn mà nhà vua đưa ra để chàng có thể cưới được công chúa, không những vậy còn giúp chàng lấy lại trí nhớ. Hay người ban thưởng đó là người cha đỡ đầu trong truyện Ferdinand trung thực, tuy anh cũng nghèo khó nhưng vẫn nhận đỡ đầu cho con trai của một người cũng nghèo khó và còn tặng cho cậu bé một chiếc chìa khóa, mà đến năm mười bốn tuổi cậu bé cầm chiếc chìa khóa này ra thảo nguyên, ở đó có một lâu đài và chính lâu đài này sẽ là của cậu. Những con người nhân hậu này xuất hiện thể hiện ý nguyện của nhân dân về một sự công bằng trong xã hội, mong muốn cho một thế giới tốt lành và hạnh phúc. 1.2.1.3. Loài vật Thế giới loài vật trong truyện cổ Grim vô cùng phong phú với nhiều chủng loại con vật khác nhau. Chúng đều là những con vật nhỏ bé gần gũi với con người như kiến, vịt, ong , gấu, hay chim… Dưới ngòi bút của tác giả nét đặc sắc của các loài vật hiện lên rất sinh động muôn màu muôn vẻ, tác giả đã cho thấy thế giới loài vật chẳng khác gì thế giới con người. Chúng cũng biết yêu thương, biết đúng sai, biết phân biệt tốt xấu. 14 Như những chú chim trong truyện “Cô bé lọ lem”, cứ mỗi khi cô bé lọ lem gặp khó khăn và khóc thì những chú chim lại xuất hiện, đầu tiên là giúp cô nhặt đậu để cô được đi dự hội, nhưng bà mẹ kế độc ác vẫn không cho cô đi vì cô không có quần áo dạ hội đẹp. Lọ lem ra mộ mẹ ngồi dưới gốc câu phỉ khóc nức nở: Hãy rung đi, cây nhỏ của ta Cho vàng bạc rơi xuống với ta. Bỗng đâu có một con chim thả một bộ váy vàng và bạc xuống cho cô và một đôi guốc làm bằng lụa và bạc được thêu rất tỉ mỉ. Chính vì vậy mà Hoàng tử đã say đắm khi nhìn thấy cô. Và những ngày tiếp theo Lọ lem lại ra gốc cây phỉ chú chim lại tặng cho cô những bộ váy và giày guốc đẹp hơn những lần trước để cô đi dự tiệc. Và cũng chính nhờ đôi guốc bằng vàng mà chú chim tặng cho cô đi dự tiệc mà Hoàng tử đã tìm được cô và đón cô về cung tổ chức đám cưới. Dưới lớp áo là những loài động vật nhưng hình ảnh của chúng lại hiện lên mang ý nghĩa sâu sắc, tuy là những con vật nhưng lại biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, đền ơn cho người đã giúp đỡ mình, hơn hẳn một số con người chỉ biết ích kỷ, nhỏ nhen sống cho bản thân mình mà thôi. Những nhân vật ban thưởng trên đã mang lại cho người đọc một niềm tin rằng cái thiện bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng, người tốt luôn ở xung quanh chúng ta giúp đỡ chúng ta, chỉ cần mỗi người hãy sống đúng với chuẩn mực của xã hội làm những điều thiện thì sẽ gặp được may mắn. 1.2.2. Nhân vật được ban thưởng Vì truyện cổ tích thể hiện niềm tin của dân gian về sự công bằng, về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiện cho nên nhân vật chính diện bao giờ cũng là nhân vật cuối cùng được trao cho phần thưởng xứng đáng. Những nhân vật được ban thưởng thường xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện, tuy nhiên để có 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan