Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án vốn oda tại ban quản lý dự á...

Tài liệu Nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án vốn oda tại ban quản lý dự án đê điều nghệ an

.PDF
105
38
125

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Họ và tên: Đặng Quang Hà Lớp cao học: 23QLXD13 Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Tên đề tài luận văn: “Nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án ODA tại Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An” Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Trong quá trình làm học viên có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Quang Hà i LỜI CÁM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Dương Đức Tiến và những ý kiến quý báu về chuyên môn của các thầy cô giáo trong Khoa Công trình, bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, các cán bộ tại Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn “Nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án ODA tại Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An”, chuyên ngành Quản lý xây dựng. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các Lãnh đạo và đồng nghiệp trong Chi Cục Thủy lợi Nghệ An nơi tác giả công tác, phòng Quản lý xây dựng công trình và các phòng ban thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã thường xuyên chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này. Do trình độ, kinh nghiệm cứu còn hạn chế cũng như thời gian nghiên cứu ngắn nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Đặng Quang Hà ii năm 2017 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ........................ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ........................ vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP 5 1.1 Tình hình chung về hoạt động đấu thầu tại Việt Nam ......................................5 1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu ở Việt Nam ..................... 5 1.1.2 Thực trạng công tác đấu thầu ở Việt Nam trong thời gian qua ......................... 8 1.2 Đánh giá chung về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình ở Việt Nam 14 1.2.1 Những thành tựu đã đạt được ........................................................................... 14 1.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu ............................................................ 18 1.2.3 Kinh nghiệm về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp trên thế giới ................... 28 1.3 Tình hình chung về đấu thầu xây lắp các dự án vốn ODA .............................35 1.3.1 Tình hình thực hiện đấu thầu xây lắp các dự án ODA trên thế giới ................ 36 1.3.2 Tình hình thực hiện các dự án ODA ở Việt Nam trong thời gian qua ............. 38 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP ĐỐI VỚI DỰ ÁN ODA ..................................................................44 2.1 Nội dung và các quy định trong đấu thầu theo pháp luật Việt Nam ..............44 2.1.1 Về lựa chọn nhà thầu ........................................................................................ 44 2.1.2 Về các chủ thể liên quan đến hoạt động đấu thầu xây dựng ............................ 45 2.1.3 Về nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên lựa chọn nhà thầu ............................. 46 2.1.4 Về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp ................................................ 46 2.1.5 Về ưu đãi trong đấu thầu .................................................................................. 46 2.1.6 Về trời gian trong đấu thầu xây dựng ............................................................... 47 2.1.7 Về bảo đảm trong đấu thầu ............................................................................... 47 2.1.8 Về ngôn ngữ và đồng tiền sử dụng trong đấu thầu ........................................... 47 2.1.9 Về hợp đồng xây dựng ..................................................................................... 47 2.2 Các hình thức, phương thức đấu thầu xây lắp theo quy định của pháp luật Việt Nam....................................................................................................................48 iii 2.2.1 Các hình thức đấu thầu xây lắp, điều kiện áp dụng ......................................... 48 2.2.2 Các phương thức đấu thầu xây lắp, điều kiện áp dụng .................................... 53 2.3 Các quy định về đấu thầu xây lắp các dự án sử dụng vốn ODA của nhà thài trợ WB ....................................................................................................................... 55 2.3.1 Các văn bản quy định về đấu thầu xây lắp của nhà tài trợ WB ....................... 55 2.3.2 Các phương pháp và thủ tục áp dụng trong đấu thầu xây lắp .......................... 56 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LỰA CHỌN NHÀ THẦU XÂY LẮP DỰ ÁN ODA TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐÊ ĐIỀU NGHỆ AN 3.1 68 Giới thiệu khái quát về Ban Quản lý dự án Đê điều Nghệ An ....................... 68 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 68 3.1.2 Kết quả công tác quản lý dự án của Ban QLDA Đê điều Nghệ An những năm vừa qua 70 3.2 Thực trạng trong công tác đấu thầu các dự án vốn ODA tại Ban QLDA Đê điều Nghệ An............................................................................................................. 72 3.2.1 Kết quả thực hiện công tác đấu thầu những năm vừa qua ............................... 72 3.2.2 Phân tích quá trình thực hiện một số gói thầu xây lắp vốn ODA đã thực hiện73 3.2.3 Kết luận và đánh giá về đấu thầu xây lắp các dự ODA tại Ban ....................... 81 3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án vốn ODA tại Ban QLDA Đê điều Nghệ An ......................................................... 84 3.3.1 Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ thực hiện công tác đấu thầu thành lập tổ chuyên gia đấu thầu chuyên nghiệp của Ban............................................... 84 3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu để tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong đấu thầu ........................................ 86 3.3.3 Tăng cường công tác xét thầu đảm bảo lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực để thực hiện gói thầu ....................................................................................................... 89 3.3.4 Tăng cường công tác quản lý sau đấu thầu ...................................................... 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 96 iv DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Mức cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 2006-2010...............41 Hình 2.2: Sơ đồ các bước thực hiện NCB .....................................................................57 Hình 2.3: Sơ đồ thực hiện chào hàng cạnh tranh........................................................... 65 Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban QLDA Đê điều Nghệ An ...................................69 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung ............................................................ 9 Bảng 1.2: Kết quả đấu thầu theo hình thức đấu thầu ...................................................... 9 Bảng 1.3: Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung .......................................................... 12 Bảng 1.4: Kết quả đấu thầu theo hình thức đấu thầu .................................................... 13 Bảng 1.5: Mức cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA qua các giai đoạn ................... 40 Bảng 1.6: Quy mô dự án trung bình theo các giai đoạn ................................................ 41 Bảng 3.7: Bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu xây lắp. ................................................. 88 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CĐT Chủ đầu tư CTXD Công trình xây dựng DADT Dự án đầu tư QLDA Quản lý dự án XDCB Xây dựng cơ bản XDCT Xây dựng công trình CPO Ban Quản lý Trung ương các Dự án thủy lợi DARD/Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn HSDT Hồ sơ dự thầu HSMT Hồ sơ mời thầu IBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển Quốc tế KBNN Kho bạc Nhà nước MARD/Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTG/WB Ngân hàng thế giới ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức PIA Cơ quan thực hiện dự án (bao gồm CPMU, PMO, PPMUs) RFP Hồ sơ mời thầu TDA Tiểu dự án UBND Ủy ban Nhân dân USD Đồng đô la Mỹ VNĐ Việt Nam đồng vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, vì vậy trong những năm vừa qua, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản chiếm một tỷ trọng rất lớn trong GDP, bình quân từ 25-30%. Với số vốn đầu tư rất lớn như vậy thì hàng năm có hàng nghìn dự án đầu tư xây dựng công trình được triển khai. Thực tế ở nước ta, việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, công trình văn hoá được xây dựng mới, cải tạo, mở rộng thời gian qua trên phạm vi cả nước là những minh chứng cụ thể cho những thành tựu ấy. Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, đặc biệt là vấn đề chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chưa cao trong đó có việc lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực để thực hiện các gói thầu xây lắp. Điều này được thể hiện trên thực tế ở những khía cạnh sau: Thứ nhất, việc đầu tư dàn trải vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, chất lượng công trình xây dựng của không ít dự án còn thấp dẫn đến nhiều công trình mới xây dựng xong, chưa sử dụng đã xuống cấp hoặc không sử dụng được. Thứ hai, chi phí đầu tư xây dựng công trình thường vượt tổng mức đầu tư, nhiều chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng. Đặc biệt là tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư nhà nước xảy ra ở nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế, gây ra nhiều hậu quả không tốt về mặt kinh tế và xã hội. 1 Thứ ba, tình trạng nhiều dự án, nhiều công trình kéo dài thời gian do thiếu vốn, do không giải phóng được mặt bằng vẫn diễn ra ở nhiều nơi kéo theo sự gia tăng chi phí và giảm tính hiệu quả của dự án. Thứ tư, do công tác quản lý dự án trong giai đoạn thi công xây dựng công trình chưa tốt, lựa chọn các nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện các gói thầu lớn dẫn tới công trình bị chậm tiến độ, chất lượng công trình hoàn thành chưa tốt. Nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước chưa được quản lý tốt từ khi nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi đến khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng mà các phương tiện thông tin đại chúng đã chỉ ra thời gian qua là những minh chứng cụ thể phản ánh chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải được nghiên cứu khắc phục. Trong các dự án đầu tư xây dựng công trình hiện nay, tác giả luận văn cho rằng cần đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ lợi ích công cộng thuộc chi phí công, nếu không quản lý chặt chẽ thường dễ đưa đến lãng phí, thất thoát, sử dụng không có hiệu quả, làm tăng nợ công luỹ tiến đưa đến mức vượt ngưỡng kiểm soát sẽ làm mất ổn định nền kinh tế và không đảm bảo an sinh xã hội. Xuất phát từ thực tiễn trên và những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, tác giả chọn đề tài luận văn với tên gọi: “ Nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An” do tác giả lựa chọn mang ý nghĩa hết sức thiết thực. 2. Mục đích của đề tài Đánh giá thực trạng của công tác quản lý đấu thầu xây lắp dự án vốn ODA tại Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Với những kết quả đạt được theo định hướng nghiên cứu lựa chọn đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa, cập nhật và dần hoàn thiện cơ sở lý luận về chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp trong các dự án đầu tư xây dựng công trình, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý dự án giai đoạn đấu thầu xây lắp trong các Ban quản lý dự án xây dựng. Những kết quả nghiên cứu của luận văn đạt được sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả chất lượng quản lý đấu thầu xây lắp dự án vốn ODA không chỉ cho Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An mà còn cho các Ban quản lý dự án hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng công tác lựa chọn các nhà thầu xây lắp trong các dự án ODA tại Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn được giới hạn nghiên cứu trong phạm vi sau: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án sử dụng vốn ODA tại Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án ODA của Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An từ năm 2010 đến 2015 và đề xuất giải pháp quản lý đấu thầu cho giai đoạn tiếp theo. 6. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: 3 Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra thu thập thông tin; - Phương pháp kế thừa, áp dụng mô hình quản lý thông qua sách báo và thông tin Internet nhưng có chọn lọc; - Phương pháp thống kê, phân tích tính toán, tổng hợp số liệu; - Phương pháp khảo sát thực tế; - Phương pháp đối chiếu hệ thống văn bản pháp quy như: Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng của nhà nước; và các văn bản khác có liên quan; - Phương pháp tiếp cận thông tin dự án. 7. Kết quả dự kiến đạt được: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần phải nghiên cứu, giải quyết được những vấn đề sau: Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đi sâu vào công tác lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu xây lắp dự án ODA. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu xây lắp dự án ODA của Ban quản lý dự án Đê điều Nghệ An. Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu xây lắp có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA và vốn vay WB). 4 CHƯƠNG 1 XÂY LẮP 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU Tình hình chung về hoạt động đấu thầu tại Việt Nam 1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển công tác đấu thầu ở Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển đấu thầu ở nước ta gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế. Trước năm 1945, Việt Nam còn là nước thuộc địa, nền kinh tế và các chính sách do chính phủ Pháp quản lý và chi phối. Từ năm 1945 sau khi giành được độc lập và thành lập nước, nền kinh tế của Việt Nam đã hình thành và bước đầu phát triển, tuy nhiên từ 1946-1954 đất nước trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, thời kỳ này nền kinh tế còn ở trong giai đoạn sơ khai, chưa có cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế và chưa có hoạt động đấu thầu. Giai đoạn 1954-1975: Trong giai đoạn này, kinh tế miền Bắc phát triển bình quân năm là 6% (GDP đầu người bình quân năm tăng khoảng 3%). Do chiến tranh lan rộng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Kinh tế trong thời gian này tập trung phục vụ cho chiến trường với nhiệm vụ giải phóng đất nước. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nhà nước theo các kế hoạch kinh tế 5 năm, Nhà nước chỉ định cho các đơn vị thực hiện xây lắp tuỳ theo kế hoạch mà Nhà nước đề ra hoặc căn cứ vào mối quan hệ giữa các đơn vị đó với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không qua đấu thầu. Với cơ chế này, không tồn tại khái niệm cạnh tranh trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và trong hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng, từ đó tạo ra nhiều tiêu cực, sai lầm gây thất thoát lớn cho xã hội. Giai đoạn 1976-1986: Đường lối kinh tế chủ đạo của thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động. Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần kinh tế tư nhân bị cấm. Nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Kinh tế giai đoạn này rất khó khăn, trì 5 trệ và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trong thời gian này không có các hoạt động đấu thầu trong nền kinh tế. Từ năm 1986 đến nay: Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bắt đầu được tạo điều kiện phát triển. Khái niệm cạnh tranh trở nên thông dụng, trong hoạt động đầu tư xây dựng, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật, đều có cơ hội tham gia xây dựng các công trình ngang nhau nên giữa các doanh nghiệp luôn tồn tại sự cạnh tranh. Nền kinh tế càng phát triển thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Đứng trước thực tế đó, hoạt động đấu thầu đã xuất hiện và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp xây dựng có cơ hội được thể hiện mình một cách tốt nhất. Ở các nước phát triển, đấu thầu đã được áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả to lớn, còn ở Việt Nam hình thức này còn rất mới. Để tạo ra môi trường pháp lý nhằm tăng cường hiệu quả của hình thức đấu thầu, cùng với việc tổ chức thực hiện, các văn bản có tính quy chế được xây dựng, bổ sung và sửa đổi ngày càng hoàn thiện. Hệ thống các văn bản của nhà nước đã ban hành chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu trong thời gian vừa qua: - Trước những năm 1990, trong các văn bản quản lý đầu tư xây dựng đã xuất hiện “ Quy chế đấu thầu trong xây dựng” nhưng chưa rõ ràng. - Năm 1990, Bộ xây dựng ban hành Quy chế đấu thầu trong xây dựng tại Quyết định số 24/BXD-VKT ngày 12/ 2/1990. Văn bản này được coi là Quy chế đấu thầu đầu tiên, trong đó quy định tất cả công trình xây dựng nguồn vốn ngân sách và ngoài ngân sách và hợp tác xã đều phải thực hiện đấu thầu. - Tháng 3/1994- Bộ Xây dựng ban hành “ Quy chế đấu thầu xây lắp” tại Quyết định số 06/BXD-VKT thay cho Quyết định số 24/BXD-VKT. Theo đó quy định tất cả công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước đều phải thực hiện đấu thầu. - Ngày 16/4/1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 183/TTg về Thành lập Hội đồng quốc gia xét chọn đơn vị trúng thầu các dự án đầu tư lớn. Theo quyết định này, các dự án dùng vốn Nhà nước (bao gồm Ngân sách cấp, vốn vay, vốn viện trợ, 6 vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp) đều phải qua đấu thầu, kết quả đấu thầu có vốn đầu tư trên 10 triệu USD phải thông qua Hội đồng xét thầu quốc gia thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt. - Năm 1996, Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số 43/NĐ- CP ngày 16/7/1996. Văn bản này mang tính pháp lý cao hơn và phạm vi điều chỉnh rộng hơn, theo đó, “gói thầu” lần đầu tiên đã trở thành đối tượng quản lý của công tác đấu thầu. Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ đã được thay thế bằng Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định này đã được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 5/5/2000. Từ năm 1999 đến năm 2003, công tác đấu thầu được điều chỉnh chủ yếu bằng Nghị định số 88/NĐ-CP và Nghị định số 14/NĐ- CP, so với cơ chế cũ thì nhiều vấn đề đã sáng tỏ hơn, phương pháp đánh giá để đấu thầu đã khoa học hơn, chuẩn mực hơn. - Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 12/6/2003 sửa đổi bổ sung Nghị định số 88/NĐ-CP và Nghị định số 14/NĐ-CP. Với 45% số điều bổ sung Nghị định 88/CP và 13% số điều sửa đổi bổ sung, Nghị định 14/NĐ-CP đã tăng cường tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án, tăng cường một bước công tác thanh tra quản lý hoạt động đấu thầu và thực hiện hợp đồng, nâng cao công tác quản lý thông tin về đấu thầu và Nhà thầu. - Với những quy chế, quy định về Đấu thầu trong xây dựng được nói ở trên, vẫn chưa bao quát được hết được khối lượng công việc, tình huống xảy ra trong hoạt động đấu thầu và trách nhiệm, biện pháp xử lý các tình huống xảy ra trong đấu thầu. Ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp Quốc hội khóa XI năm 2005 đã thống nhất ban hành Luật đấu thầu là bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, tạo tiền đề cho hoạt động đấu thầu ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. Cùng với việc ban hành Luật đấu thầu, nhà nước cũng đã ban hành Nghị định 111/2006/NĐCP ngày 29/9/2006, Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008, Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về việc Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. 7 - Để phù hợp tình hình thực tế ngày 19 tháng 6 năm 2009 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã thông qua sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu năm 2005. - Tại kỳ họp thứ 6 ngày 26/11/2013 Quốc hội khóa XIII đã thống nhất ban hành Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Theo đó, Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. Luật này gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật đấu thầu năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009. Luật đấu thầu năm 2013 có 10 điểm mới căn bản là: Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu; Quy định phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu; Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong nước; Mua sắm tập trung; Mua thuốc, vật tư y tế; Lựa chọn nhà đầu tư; Hợp đồng trong đấu thầu; Phân cấp trong đấu thầu; Giám sát về đấu thầu; Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu. 1.1.2 Thực trạng công tác đấu thầu ở Việt Nam trong thời gian qua 1.1.2.1Giai đoạn trước khi có Luật Đấu thầu Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Đây là một bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế. Sự ra đời của nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đã tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh của nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước cùng nỗ lực để phát triển, hoàn thiện, nâng cao năng lực để khẳng định vị trí của mình trên thị trường nhằm tìm kiếm việc làm cho mình. Các dự án không còn được nhà nước giao cho một đơn vị thực hiện theo kế hoạch mà có nhiều sự lựa chọn các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện, năng lực thực hiện. Đáp ứng nhu cầu đó nhà nước đã cho ra đời các quy định về đấu thầu, từ Quy chế đấu thầu trong xây dựng năm 1990 của Bộ xây dựng được xem là quy định đầu tiên về đấu thầu, sau đó là các văn bản quy phạm pháp luật khác về đấu thầu được ban hành để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, sự ra đời của Luật đấu thầu năm 2005 là một bước tiến lớn về thống nhất và hoàn thiện các quy định rời rạc, tản mát về đấu thầu thành một luật riêng quy định về đấu thầu. Trong thời gian đó Công tác đấu thầu đã được triển khai và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung như bảng 1.1 8 Bảng 1.1: Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số gói Gói hầ giá gói thầu Triệu Tổng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 9.632 10.179 28.644 32.150 30.269 28.069 2.392,75 1.888,98 5.364,31 5.819,25 5.401,70 4.246,02 USD Tổng giá trúng thầu Triệu USD 2.061,52 1.619,91 4.812,39 5.320,36 4.961,75 3.985,19 Tỉ lệ tiết kiệm % 13,84 14,00 10,29 8,57 8,14 6,14 Nguồn: Báo cáo số liệu về hoạt động đấu thầu ở Việt Nam của Vụ Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nhận xét: Nhìn vào những số liệu tổng quát nhất về hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu (Vụ quản lý đấu thầu trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ta thấy tổng số gói thầu được thực hiện có sự tăng liên tục và rất nhanh từ năm 1994 đến năm 2002 nhưng lại có xu hướng giảm dần vào 2 năm tiếp theo 2003 và 2004. Trong khi đó tỉ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu qua các năm lại giảm liên tục và đều đặn, đặc biệt là vào năm 2004. Những số liệu này giúp chúng ta thấy sự giảm sút về cả số lượng và chất lượng của hoạt động đấu thầu ở Việt Nam trong thời gian trước khi có luật Đấu thầu. Kết quả đấu thầu theo hình thức lựa chọn như bảng 1.2 Bảng 1.2: Kết quả đấu thầu theo hình thức đấu thầu Năm 2001 Tổng giá Tổng giá gói thầu trúng thầu Tiết (triệu (triệu kiệm USD) USD) (%) Số gói thầu 2002 Tổng giá Tổng giá Tiết gói thầu trúng thầu kiệm (triệu (triệu USD) (%) USD) Chỉ tiêu Số gói thầu ĐT rộng rãi Tỷ trọng ĐT hạn chế Tỷ trọng 4.345 2221,32 1.824,92 17,85 4.434 3.255,35 2.919,03 (15,13%) (37,92%) (13,79%) (54,87%) 6.081 2041,58 1.935,49 5,.20 6.951 2.022,78 1922,29 (21,32%) (40,22%) (21,63%) (36,13%) 10,33 4,97 Chỉ định thầu và tự thực hiện 14.855 791,25 Tỷ trọng (51,89%) 764,926 3,33 (15,89%) 16.430 116,94 (51,1%) 110,19 (2,07%) 5,77 Còn lại Tỷ trọng 287,05 7,45 (5,96%) 4.335 424,18 (13,48%) 368,85 (6,93%) 13,04 3.363 310,16 (11,75%) 9 Năm 2003 2004 Tổng giá Tổng giá gói thầu trúng thầu Tiết (triệu (triệu USD) kiệm USD) (%) Chỉ tiêu Số gói thầu ĐT rộng rãi Tỷ trọng 4.053 3.434.36 3.117,32 9.23 (13,39%) (62,83%) 4.209 2.303.14 2.137,61 (14,99%) (53,64%) ĐT hạn chế Tỷ trọng 5.163 1.372,56 (17,06%) 1.450.83 (27,66%) 5.39 4.058 1.040,34 (14,45%) 1.096.57 (26,11%) Chỉ định thầu và tự thực hiện 15.346 Tỷ trọng (50,7%) còn lại Tỷ trọng 127.08 5.707 (18,85%) 389.43 Số gói thầu Tổng giá Tổng giá Tiết gói thầu trúng thầu kiệm (triệu (triệu USD) (%) USD) 124,58 (2,51%) 1.97 347,29 (7%) 5.271 10.82 (18,79%) 272.25 14.531 574.06 (51,77%) 557,83 (14%) 249,41 (6,26%) 7.19 5.13 2.83 8.39 Nguồn: Báo cáo số liệu về hoạt động đấu thầu ở Việt Nam của Vụ Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư Theo số liệu ở bảng trên, tỷ lệ tiết kiệm thu được ở hình thức đấu thầu rộng rãi là lớn nhất rồi đến đấu thầu hạn chế sau đó mới là chỉ định thầu và tự thực hiện. So với năm 2002, số lượng gói thầu được thực hiện ở các hình thức cũng như tỷ lệ tiết kiệm ở các hình thức đấu thầu có sự giảm xuống rõ rệt. Hình thức đấu thầu rộng rãi dù có nhiều ưu điểm và tạo tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất nhưng vẫn chưa được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, cũng có một điểm đáng mừng là càng ngày tỷ lệ các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi càng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các hình thức còn lại. Nếu như vào các năm 2003 trở về trước, số lượng các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế luôn lớn hơn so với đấu thầu rộng rãi thì đến năm 2004, số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi đã vượt qua đấu thầu hạn chế. Nhưng số lượng các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu và tự thực hiện còn lớn hơn rất nhiều (gấp khoảng 3 lần) so với các hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế, ngoài ra, tỷ lệ qua này qua các năm thay đổi không đáng kể. Điều này là một hạn chế lớn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới WTO và cũng gây thất 10 thoát rất lớn cho ngân sách quốc gia. Các hình thức đấu thầu khác đấu thầu rộng rãi vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số các gói thầu (khoảng 80%), đây là những hình thức không có tính cạnh tranh hoặc tính cạnh tranh không cao trong đấu thầu. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của hoạt động đấu thầu, làm mất đi vai trò, chức năng của đấu thầu và là một nguy cơ cần được các nhà quản lý quan tâm điều chỉnh. Thời gian qua, những tiêu cực liên quan đến đấu thầu được biết đến nhiều hơn. Liên tục xảy ra những sai phạm, tham nhũng, tiêu cực với số tiền thất thoát từ ngân sách nhà nước lên đến hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ đồng đã bị phanh phui và lên án. Những tiêu cực này xảy ra ở hầu hết các ngành kinh tế mà tiêu biểu là ngành xây dựng - một trong những ngành áp dụng đấu thầu rộng rãi nhất. Những sai phạm nghiêm trọng này cũng là động lực thúc đẩy sự ra đời của Luật Đấu thầu năm 2005 sau thời gian dài thảo luận tại Quốc hội. Trên thực tế, sự ra đời của Luật này dù còn chậm nhưng cũng rất cần thiết trong việc điều chỉnh, thúc đẩy sự phát triển đúng hướng, giảm thiểu những “chệch choạc” của hoạt động đấu thầu. Nó giúp cho hoạt động này phát huy được những chức năng vốn có của mình trong việc tiết kiệm ngân sách quốc gia, giảm thiểu hiện tượng lợi dụng sơ hở của pháp luật và sự buông lỏng quản lý để trục lợi cá nhân từ ngân sách quốc gia. 1.1.2.2Giai đoạn sau khi có Luật Đấu thầu Luật Đấu thầu ra đời đã tăng cường tính pháp lý của hoạt động đấu thầu; thống nhất các quy định của nhà nước về đấu thầu theo hướng là Luật gốc về đấu thầu sử dụng vốn nhà nước; khắc phục các tồn tại trong đấu thầu; tăng cường tính công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp, đơn giản hóa thủ tục, tăng cường hậu kiểm; tăng cường hội nhập với quốc tế và tăng cường năng lực cạnh tranh giữa các nhà thầu trong nước. Quốc hội đã ban hành lần lượt Luật số 61/2005/QH11, Luật số 38/2009/QH12 trong đó sửa đổi 21 Điều của Luật Đấu thầu và Luật số 43/2013/QH13 ra đời đã làm cho hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu cơ bản được hoàn thiện, thống nhất theo hướng tăng cường phân cấp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các Thông tư hướng dẫn về đấu thầu thông suốt, thống nhất và thuận tiện trong quá trình thực hiện dự án, khắc 11 phục những khó khăn trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Các mẫu hồ sơ hướng dẫn trong công tác đấu thầu được ban hành ngày càng đầy đủ, chi tiết và đồng bộ đã tạo nên sự chuyên môn hóa trong công tác đấu thầu, giúp cho các cơ quan chức năng quản lý về đấu thầu ở địa phương, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện được dễ dàng và nhanh chóng, từ đó nâng cao chất lượng của hồ sơ cũng như quá trình đấu thầu được công bằng, minh bạch hơn. Ngoài ra việc ban hành các mẫu hồ sơ còn giúp hạn chế các sai sót và cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan chuyên môn, chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn. Vì vậy hệ thống văn bản pháp luật đấu thầu thực sự đã theo hành lang pháp lý chung, các chủ đầu tư và nhà thầu đã dần từng bước chấp hành tốt những quy định trong Luật, không còn nhiều sai sót như thời gian trước. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006. Luật số 38/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2009 tại Điều 2 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu. Tiếp đó, Luật số 43/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 có hiệu lực thi hành 01/7/2014. Các luật này cùng với một số luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo thành một hệ thống pháp luật về đấu thầu tương đối đồng bộ, khả thi, tạo thuận lợi cho việc thống nhất quản lý công tác đấu thầu trong phạm vi cả nước. Theo đó, việc thực hiện theo Luật Đấu thầu không chỉ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu mà còn giúp tiết kiệm được cho nguồn vốn của Nhà nước, số liệu cụ thể qua các năm được thể hiện ở bảng 1.3 như sau: Bảng 1.3: Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng Tổng số gói thầu 30.554 60.639 73.215 89.516 88.548 342.472 Tổng giá trị tiết kiệm (đồng) 6.030.230.000.000 13.821.940.000.000 17.818.730.000.000 21.098.652.000.000 26.104.180.000.000 84.873.732.000.000 Nguồn: Báo cáo số liệu về hoạt động đấu thầu ở Việt Nam của Vụ Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất