Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật tại ban quản l...

Tài liệu Quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật tại ban quản lý dự án phát triển đô thị phủ lý

.PDF
100
184
80

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của Đề tài ......................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2 a. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................2 b. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..........................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG .............................4 1.1. Tổng quan về công trình hạ tầng kỹ thuật ....................................................................4 1.1.1. Công trình hạ tầng kỹ thuật ...................................................................................4 1.1.2. Phân loại công trình hạ tầng kỹ thuật ....................................................................4 1.1.3. Vai trò của công trình hạ tầng kỹ thuật .................................................................8 1.2. Tổng quan về tình hình đầu tư xây dựng và chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Hà Nam .......................................................................................11 1.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ....................................11 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng ............18 1.2.2.1. Các yếu tố về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:..............................................18 1.2.2.2. Vấn đề về dân số...............................................................................................21 1.2.2.3. Công tác quy hoạch đô thị ................................................................................22 1.2.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chất lượng công trình xây dựng ....................23 Kết luận chương 1 .........................................................................................................26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ....................................................................................27 2.1. Chất lượng và quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng .....................................27 2.1.1. Khái niệm chất lượng ..........................................................................................27 2.1.1.1. Chất lượng sản phẩm ........................................................................................27 2.1.1.2. Chất lượng dự án đầu tư xây dựng ...................................................................29 2.1.2. Quản lý chất lượng ..............................................................................................30 2.1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm ........................................................30 2.1.2.2. Quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình ................................................32 2.1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá việc quản lý dự án ........................................................33 2.2. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình theo từng giai đoạn ...........35 2.2.1. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị dự án..............35 2.2.2. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng ở giai đoạn thực hiện dự án ............37 2.2.3. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng ở giai đoạn nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng ....................................................................................................................38 2.3. Quản lý chất lượng công trình hạ tầng kỹ thuật .....................................................41 2.3.2. Vai trò và những đặc tính riêng của hạ tầng kỹ thuật đô thị ...............................41 iii 2.3.3. Những hạn chế và khó khăn trong QLCL công trình hạ tầng kỹ thuật ............... 42 2.3.4. Những hoạch định về quản lý HTKT đồng bộ trong tương lai ........................... 44 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 46 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HTKT TẠI BAN QLDA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ PHỦ LÝ .. 47 3.1. Giới thiệu khái quát về Ban Quản lý dự án phát triển đô thị Phủ Lý ..................... 47 3.1.1. Quá trình hình thành ............................................................................................ 47 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ .............................................................. 47 3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức:................................................................................................. 47 3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ ........................................................................................ 49 3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án do Ban phụ trách .......................... 50 3.2.1. Thực trạng chất lượng ở giai đoạn chuẩn bị dự án .............................................. 51 3.2.2. Thực trạng chất lượng ở giai đoạn thực hiện dự án ............................................ 56 3.2.2.1. Tiến độ thực hiện và những tồn tại .................................................................. 56 3.2.2.2. Nguyên nhân những tồn tại .............................................................................. 61 3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án phát triển đô thị Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ............................. 62 3.3.1. Nhóm giải pháp về nhân sự ................................................................................. 62 3.3.2. Nhóm giải pháp trong giai đoạn chuẩn bị dự án ................................................. 71 3.3.3. Nhóm giải pháp trong giai đoạn thực hiện dự án ................................................ 74 3.3.4. Nhóm giải pháp trong giai đoạn nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng ............ 85 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 94 1. Kết luận ................................................................................................................. 94 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 96 iv DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Vị trí địa lý các huyện của thành phố Phủ Lý ................................................19 Hình 2.1 Sơ đồ mô hình hóa các yếu tố của chất lượng ................................................29 Hình 2.2 Sơ đồ QLCL sản phẩm [TCVN ISO 9001:2008] ...........................................31 Hình 2.3 Những tiêu chuẩn ràng buộc kết quả thực hiện dự án ....................................33 Hình 2.4 Sơ đồ hoạt động QLCL CTXD theo vòng đời dự án .....................................41 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Ban Quản lý dự án phát triển đô thị Phủ Lý ...........................48 Hình 3.2 Mặt bằng vị trí các hạng mục thuộc Dự án ....................................................54 Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức ban QLDA theo kiến nghị .......................................................63 Hình 3.4 Chu trình lựa chọn nhà thầu xây lắp ...............................................................78 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ CĐT Chủ đầu tư CQQLNN Cơ quan quản lý nhà nước CSHT Cơ sở hạ tầng CTXD Công trình xây dựng CSHTKTĐT Cơ sở hạ tầng kinh tế đầu tư GTNT Giao thôn nông thôn HTKT Hạ tầng kỹ thuật HĐXD Hợp đồng xây dựng KCN Khu công nghiệp QLCT Quản lý công trình QLNN Quản lý nhà nước QHXD Quy hoạch xây dựng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TĐC Tái định cư THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân ICD ICD (Inland Container Depot) – Điểm thông quan nội địa, hay còn được gọi là cảng cạn/ cảng khô/ cảngnội địa, vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Năm 1997, tỉnh Hà Nam được tái lập sau 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định, Ninh Bình. Ở thời điểm này, Hà Nam gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, hệ thống giao thông, công trình tưới tiêu xuống cấp, hạ tầng đô thị lạc hậu. Nền kinh tế nông nghiệp chiếm gần 50%. Thu nhập bình quân đầu người 2,1 triệu đồng, thu ngân sách 72,4 tỷ đồng. Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, thành phố Phủ Lý được xác định là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh. Theo Nghị quyết của thành phố Phủ Lý phấn đấu đến năm 2020 trở thành đô thị loại II. Để đạt được mục tiêu này nói riêng và phát triển tỉnh Hà Nam nói chung trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam có 12 dự án do các bộ ngành đầu tư tập trung vào các dự án đường cao tốc, đường quốc lộ, khu thể thao....ví dụ như Xây dựng đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình và cầu Hưng Hà vượt sông Hồng; Dự án cải tạo, nâng cấp các quốc lộ: 21B (Chợ Dầu - Nút giao Phú Thứ Đọi Sơn); QL38; đường nối 3 tỉnh Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình (từ cầu Yên Lệnh - QL38 TP Nam Định đến ngã ba Anh Trỗi - Nho Quan Ninh Bình); Bệnh viện Đa khoa chất lượng cao Việt Đức; Xây dựng tuyến đường bộ Hà Nam - Thái Bình và cầu Thái Hà vượt sông Hồng; Tuyến đường sắt cao tốc trên cao song song và chạy phía Đông hành lang đường Cầu Giẽ - Ninh Bình.v.v., hơn 40 dự án do tỉnh đầu tư và kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư như Xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp: Hòa Lạc, Liêm Cần - Thanh Bình, Tây Nam Thành phố Phủ Lý, Châu Sơn giai đoạn II, Đồng Văn giai đoạn III, ITAHAN giai đoạn II, Thanh Liêm giai đoạn II, Liêm Phong giai đoạn II; Xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp các huyện, thành phố; xây dựng các cảng ICD cấp vùng: Đồng Văn, Thanh Liêm; Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở hồ Tam Chúc - Ba Sao; hồ Ba Hang; du lịch tuyến sông Hồng, sông Châu..v.v. Năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): 13,28% (kế hoạch năm 13,5%). GDP bình quân đầu người: 9,7 triệu đồng = 16,9% so cùng kỳ (KH năm 18,5 triệu đồng). Để đạt được mục tiêu đề ra thì sự phát triển không ngừng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật góp phần không nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thì việc quản lý chất lượng cũng là một vấn đề song song không kém phần quan trọng. Vấn đề chất lượng của các 1 công trình xây dựng nói chung và hệ tầng kỹ thuật nói riêng đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của công trình xây dựng, từ yếu tố con người, kỹ thuật thi công cho tới điều kiện thi công, ... Do đó, để đảm bảo chất lượng cho một công trình xây dựng thì cần phải có một hệ thống quản lý chất lượng (QLCL) từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Điều này cũng là mối quan tâm lớn của các Nhà đầu tư và các cơ quan thực hiện đầu tư, các Ban quản lý dự án (QLDA). Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Quản lý chất lượng các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật tại Ban Quản lý dự án phát triển đô thị Phủ Lý”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tiễn trong việc hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, nhằm góp phần phát triển, hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự án phát triển đô thị Thành phố Phủ Lý. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng và công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại ban QLDA phát triển đô thị Phủ Lý. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và những nhân tố ảnh hưởng; - Phạm vi về không gian: là các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật do Ban QLDA phát triển đô thị Phủ Lý làm chủ đầu tư; - Phạm vi về thời gian: Luận văn sử dụng các số liệu thu thập từ năm 2011 đến 2015 để phân tích thực trạng và sẽ đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2017-2020. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được nội dung và nhiệm vụ của đề tài tác giả luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp; phương 2 pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp; phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy và một số phương pháp kết hợp khác. 5. Ý nghĩa khoa học a. Ý nghĩa khoa học Luận văn nghiên cứu góp phần hệ thống hoá, cập nhật và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý chất lượng các công trình HTKT của Ban QLDA phát triển đô thị Phủ Lý. Những nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác học tập và nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý chất lượng các công trình HTKT. b. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả phân tích thực tiễn và nghiên cứu, đề xuất giải pháp của đề tài sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị trong việc hoàn thiện, tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng các công trình HTKT tại Ban QLDA phát triển đô thị Phủ Lý trong giai đoạn 2017 -:- 2020. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan về công trình hạ tầng kỹ thuật 1.1.1. Công trình hạ tầng kỹ thuật Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác [7]; Công trình hạ tầng kỹ thuật là các công trình được xây dựng để phục vụ cộng đồng, có ý nghĩa xã hội hơn là kinh tế, nhằm nâng cao đời sống cộng đồng nơi đó, ví dụ như sau: • Hệ thống điện; • Hệ thống lọc và phân phối nước ăn; • Hệ thống xử lý nước thải; • Hệ thống xử lý rác thải; • Hệ thống phân phối khí đốt; • Giao thông công cộng; • Các hệ thống truyền thông, chẳng hạn truyền hình cáp và điện thoại; • Hệ thống đường sá, bao gồm cả đường thu phí; Các công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công (https://vi.wikipedia.org/wiki/Công trình hạ tầng kỹ thuật). 1.1.2. Phân loại công trình hạ tầng kỹ thuật Theo Thông tư số 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được phân loại như sau: • Hệ thống các công trình cấp nước đô thị 4 - Công trình khai thác nước thô: nước mặt, nước ngầm; - Trạm bơm; - Trạm xử lý nước cấp: các loại bể lắng, bể lọc, bể chứa, đài chứa nước; - Mạng lưới cấp nước: đường ống cấp nước. • Hệ thống các công trình thoát nước đô thị - Mạng lưới đường ống (thu gom và vận chuyển): nước mưa, nước thải, nước bẩn; - Trạm bơm: thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt; - Các loại giếng thăm, giếng chuyển bậc, giếng thu nước mưa; - Công trình xử lý nước thải (đô thị, khu vực hay cục bộ): bể lắng, bể lọc, hồ sinh học, bể tự hoại, công trình xử lý bùn; - Các công trình khác: hồ điều hòa, bể chứa nước thải, cống thoát nước, cửa xả nước thải đã xử lý ra nguồn tiếp nhận. • Hệ thống các công trình cấp điện đô thị - Trạm biến áp; - Mạng hạ áp (cung cấp điện cho các phụ tải): đường dây • Hệ thống các công trình chiếu sáng đô thị - Chiếu sáng giao thông đô thị: đường phố, nút giao thông, cầu, hầm trong đô thị; - Chiếu sáng không gian công cộng trong đô thị: quảng trường, vườn hoa, khu vực vui chơi công cộng, bãi đỗ công cộng, công trình thể thao ngoài trời; - Chiếu sáng trang trí, quảng cáo và các loại hình khác. • Hệ thống các công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị - Trạm xăng dầu: nhà của trạm xăng, bể chứa, đường ống; - Trạm khí đốt đô thị: Trạm khí đốt dầu mỏ hóa lỏng (trạm LPG) và Trạm khí đốt thiên nhiên. 5 • Hệ thống các công trình thông tin đô thị - Tháp thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình; - Nhà phục vụ thông tin liên lạc (bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, đài lưu không); - Trạm viba; - Trạm vệ tinh mặt đất; - Công trình thông tin liên lạc, viễn thông phục vụ trực tiếp các cơ quan Đảng, Chính phủ, Nhà nước; - Công trình thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống thiên tai, cứu nạn, cứu hộ. • Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn - Trạm trung chuyển; - Công trình xử lý chất thải rắn: khu liên hợp xử lý , trạm xử lý chế biến thành phân vi sinh, bãi chôn lấp, lò đốt. • Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị - Nghĩa trang : quốc gia và nhân dân; - Nhà tang lễ; - Đài hóa thân hoàn vũ . • Hệ thống các công trình giao thông đô thị  Đường đô thị - Đường cao tốc đô thị; - Đường trục chính đô thị, đường trục đô thị; - Đường liên khu vực, đường khu vực; - Đường phố nội bộ: đường đi bộ, đường xe đạp; 6 - Bãi đỗ xe : trên mặt đất, dưới mặt đất; - Bến xe; - Trạm thu phí, trạm sửa chữa.  Đường sắt - Tàu điện ngầm; - Đường sắt trên cao; - Đường sắt nội đô.  Cầu trong đô thị - Cầu đường bộ (đường ô tô, đường sắt); - Cầu bộ hành; - Cầu cho các loại đường ống hạ tầng kỹ thuật đô thị.  Hầm giao thông trong đô thị - Hầm đường ô tô; - Hầm đường sắt; - Hầm bộ hành cho người đi bộ.  Đường thủy nội địa - Bến, công trình nâng- hạ tàu cảng biển; - Cảng, bến cho tàu, nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; - Âu thuyền cho tàu; - Công trình bảo vệ cảng, gia cố bờ.  Đường hàng không - Đường băng 7 • Các công trình khác  Tuy nen kỹ thuật - Đường hầm chứa cáp điện, cáp thông tin, ống cấp nước …  Trạm chữa cháy 1.1.3. Vai trò của công trình hạ tầng kỹ thuật • Cung cấp các dịch vụ thiết yếu; • Hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế vì cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển thì sẽ thu hút được các nguồn vốn (FDI, ODA,…) dẫn tới đầu tư sẽ tăng làm cho tổng cầu tăng làm cho sản lượng tăng; • Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển dẫn đến việc giảm chi phí (chi phí đi lại, bảo dưỡng, sửa chữa…), lợi nhuận tăng; • Là cơ sở nền tảng bảo đảm cho sự phát triển bền vững một quốc gia nói chung và của hệ thống đô thị nói riêng; • Là nhân tố quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo; • Là tiền đề cho việc thực hiện văn minh đô thị; • Góp phần nâng cao dân trí; • Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trên thế giới. Phân tích một số vai trò cụ thể như sau: • Vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong đô thị Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là cơ sở vật chất cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của một khu vực, một đô thị, một trung tâm…. Đô thị hiện đại của thời kỳ công nghiệp hóa ngày nay khác rất nhiều so với thời kỳ kinh tế tập trung trước đây và khác xa với lối sống tập quán cư trú của vùng nông thôn. Đặc điểm lớn nhất của đô thị hiện đại là tập trung một số lượng người rất đông, từ hàng triệu đến hàng chục triệu người, tạo ra mật độ cư trú dày đặc. 8 Đặc điểm thứ hai là cư dân đô thị hoạt động chủ yếu bằng ngành nghề phi nông nghiệp với nhiều phương thức kiếm sống khác nhau, tập trung trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp,… Đặc điểm thứ ba là họ thuộc đủ thành phần, tầng lớp xã hội và đa dạng về trình độ văn hóa, kiến thức. Như vậy, tính tập trung dân số cao, dày đặc về nơi cứ trú và đa dạng hóa thành phần dân cư là các yếu tố cơ bản nói lên sự phức tạp của đời sống xã hội đô thị và kéo theo là tính phức tạp của công tác quản lý, sức chịu tải của các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Thông qua hệ thống này người dân trong đô thị có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa và hoạt động hàng ngày, có thể liên lạc từ đô thị này sang đô thị khác và với khu vực xung quanh. Có thể nói hạ tầng kỹ thuật chính là động lực để đô thị phát triển, thiếu nó xem như các hoạt động đô thị rơi vào tình trạng tê liệt. Hạ tầng kỹ thuật đô thị là tổng hợp của các ngành sản xuất mang tính phục vụ, sử dụng mạng lưới cơ sở vật chất để cung cấp cho dân cư và các tổ chức trong đô thị, có các loại hình phục vụ như: điện, giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước … nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, sinh hoạt của đô thị. Như vậy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị là một hệ thống công trình phức hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sinh hoạt của xã hội, gắn chặt với đối tượng mà hệ thống phục vụ. Mặt khác, hệ thống hạ tầng kỹ thuật vừa là kết quả của quá trình phát triển đô thị, vừa là điều kiện để tiếp tục phát triển đô thị, việc phát triển hệ thống công trình hạ tầng đô thị đòi hỏi phải xem xét đầy đủ tính chất, bố cục và yêu cầu phát triển dài hạn của đô thị. Trên cơ sở đó, công trình hạ tầng đô thị phải được xem là một hệ thống độc lập có quy hoạch thống nhất và xây dựng thống nhất, cả trên mặt đất lẫn trên không và dưới mặt đất. Ở nước ta một trong những đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2011-2020 là xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. • Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong phát triển đô thị 9 Sự di chuyển là trọng tâm của quá trình đô thị hóa. Nó ảnh hưởng đến hình dáng của thành phố vì chính sự di chuyển đã tạo ra phương thức mới trong việc sử dụng lãnh thổ. Sự di chuyển ngày càng tăng lên, sự phát triển và sử dụng các phương tiện giao thông cũng tăng theo, nhu cầu cơ sở hạ tầng kỹ thuật buộc phải tăng lên để đáp ứng được nó. Trên thực tế, các phương tiện kỹ thuật được sản xuất theo một mục tiêu nào đó, có tính đến lợi ích và sự chấp nhận của xã hội. Sự phát triển của một phương tiện kỹ thuật nào cũng mang lại những giá trị nhất định. Ngay việc sử dụng xe máy đại trà tại các thành phố lớn ở nước ta cũng là do vận tải công cộng không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Sự di chuyển xét về mặt không gian không hoàn toàn là hậu quả của quy hoạch đô thị. Nó liên quan đến vấn đề lớn hơn trong sự phát triển xã hội.Trong thời gian tới hiện tượng này sẽ có cơ hội phát triển, đó là điều chắc chắn. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông và các phương tiện giao thông là để đáp ứng nhu cầu của quá trình di chuyển. Quy hoạch giao thông đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế đô thị. Mạng lưới giao thông đô thị quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phân chức năng với nhau. Sự di chuyển là một quy luật quan trọng của đô thị hóa chứ không phải là hậu quả của quá trình này. • Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong quản lý đô thị Nâng cao hiệu quả của đất đô thị Quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng tạo ra một mạng lưới giao thông bền vững. Quy hoạch có thể ảnh hưởng đến cả hai, nhu cầu đi lại và phương tiện đi lại. Không thể quá nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc sử dụng phương thức tiếp cận đất đai và quy hoạch giao thông. Chất lượng môi trường thành phố và hiệu quả kinh tế cũng phụ thuộc nhiều vào hệ thống giao thông, cái mà cũng được tích hợp với cấu trúc và hình thức đô thị. 10 Việc quản lý đất đô thị hợp lý, có hiệu quả và kinh tế là một trong nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền địa phương. Để nâng cao hiệu quả đất đô thị, thì đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một bước, để điều tiết chênh lệch địa tô do đầu tư kỹ thuật hạ tầng. Công thức phát triển đô thị bền vững là: L + P + F + In = Sud (1-1) L: Land (đất dai) P: Plan (quy hoạch) F: Finance (tài chính ) In: infrastructure (Hệ thống kết cấu hạ tầng) Sud: sustainable urban development (Phát triển đô thị bền vững) Quan trọng đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị là sự phối hợp cần thiết giữa các cơ quan quy hoạch, xây dựng, điều khiển và bảo dưỡng các hệ thống đa dạng đó. Sự kết nối giữa quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với môi trường kinh tế xã hội của các nước đang phát triển là mục tiêu hàng đầu. 1.2. Tổng quan về tình hình đầu tư xây dựng và chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Hà Nam 1.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng • Phát triển hạ tầng giao thông: a) Về hạ tầng giao thông đường bộ: - Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương để sớm hoàn thành các tuyến quốc lộ: 1A, 38A, 21B, 21A, đường nối 2 cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với cao tốc Quốc lộ 5, đường trục tâm linh Mỹ Đình (Hà Nội) - Ba Sao (Hà Nam) - Bái Đính (Ninh Bình). - Khởi công và sớm đưa vào khai thác các tuyến 495B, 38B, đường khu tâm linh Đền Trần Thương; các tuyến đường kết hợp tu bổ đê điều và phát triển giao thông: đê Hữu Hồng, đê Tả Đáy, đê Tả Nhuệ, đê sông Châu Giang; các tuyến đường cứu hộ, cứu nạn…; Trong đó tập trung nguồn lực đầu tư và vốn đối ứng để xây dựng, hoàn thành 11 các tuyến đường, các cầu trên trục lõi nối thành phố Phủ Lý với Khu đô thị Đại học Nam Cao và khu công nghiệp Đồng Văn. * Hạ tầng đường tỉnh: - Đảm bảo 100% số km đường đạt cấp IV đồng bằng trở lên. Đến năm 2016: 80% số km đường tỉnh đạt cấp IV đồng bằng; 100% đường huyện đạt cấp V đồng bằng. - Đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản giao thông nông thôn (GTNT) đạt bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2016: 80% đường xã được kiên cố hoá, 40% đạt cấp A; 80% đường thôn xóm được bê tông hoá đạt tiêu chuẩn; đường trục nội đồng được cứng hoá đạt 50%. - Xây dựng các tuyến giao thông chuyên dụng theo trục dọc của tỉnh: tuyến xe buýt, xe điện… - Xây dựng trạm dịch vụ đường cao tốc và các Bến xe khách, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe; đảm bảo 20% quỹ đất cho hạ tầng giao thông trong các khu đô thị. b) Về đường sắt: Thực hiện tốt các điều kiện để ngành đường sắt hiện đại hoá đường sắt Bắc Nam, đường sắt cao tốc qua địa bàn tỉnh. Cải tạo nâng cấp các ga đỗ (Phủ Lý, Đồng Văn, Bình Lục, Thịnh Châu, Bút Sơn) để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dịch vụ vận tải hàng hoá, hành khách. Đến năm 2016, nâng cấp Nhà ga Đồng Văn thành ga chuyên vận tải hàng hoá phục vụ các khu Công nghiệp, cảng ICD, Trung tâm thương mại… và hoàn thiện hệ thống đảm bảo an toàn đường sắt: đường gom, hộ lan, đường ngang… c) Về đường sông: Quy hoạch xây dựng các cảng trên sông Đáy theo hướng xây dựng các cảng chuyên dùng, các cầu cảng dùng chung; xây dựng cảng sông Yên Lệnh 800.000 T/năm, đón tàu 1.000DWT, phục vụ vận chuyển hàng hoá các khu công nghiệp, chuyển tải hàng 12 hoá cho khu vực xung quanh; xây dựng các bến thuyền du lịch dọc sông Hồng, sông Đáy, sông Châu để phục vụ phát triển du lịch. • Phát triển hạ tầng khu công nghiệp: Hoàn thiện đồng bộ hạ tầng khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tập trung thu hút các ngành công nghiệp có công nghệ cao, tiêu hao ít nhiên liệu, đảm bảo môi trường; giữ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong các KCN đạt bình quân ≥ 25%/ năm (trong đó giai đoạn 2011- 2015 đạt 28÷30%/năm). - Đến năm 2015, đầu tư đồng bộ hạ tầng các Khu công nghiệp Đồng Văn I mở rộng, KCN Đồng Văn II; xây dựng khu nhà ở cho công nhân và các hạ tầng dịch vụ xã hội khác: nhà trẻ, trường học, khu thương mại - dịch vụ… Tiếp tục tiến hành đầu tư đồng bộ hạ tầng với thu hút đầu tư 4 KCN (Liêm Phong, Liêm Cần – Thanh Bình, Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III, Kim Bảng) đảm bảo lấp đầy khoảng 30% diện tích. Trong đó tập trung vốn ngân sách tỉnh đầu tư KCN Đồng Văn I, KCN hỗ trợ Đồng Văn III để có mặt bằng thu hút các nhà đầu tư chiến lược. - Đến năm 2020, hoàn thiện đồng bộ hạ tầng 8 KCN: Giao thông, điện, cấp nước, xử lý nước thải, cây xanh, viễn thông… và các công trình dịch vụ trong KCN như: khu nhà ở, nhà trẻ, trường học, khu thương mại - dịch vụ…Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hạ tầng các Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. • Phát triển hạ tầng đô thị: Tập trung phát triển hạ tầng đô thị để đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hoá đạt 20%; đến năm 2020 đạt mức bình quân chung cả nước là 35%, trong đó: xây dựng, phát triển Thành phố Phủ Lý thành đô thị loại II vào năm 2018; xây dựng và phát triển thị trấn Đồng Văn thành đô thị loại IV, thị xã thuộc tỉnh vào năm 2016; xây dựng Trung tâm hành chính của tỉnh và Trung tâm hành chính huyện Thanh Liêm, Khu đô thị Đại học Nam Cao; xây dựng phát triển 17 đô thị loại IV ở các huyện. - Tập trung phát triển hệ thống đô thị bởi 2 phần chính: Đô thị Trung tâm cấp tỉnh (thành phố Phủ Lý và Thị xã Đồng Văn) và đô thị cấp huyện. - Thực hiện công tác GPMB, tái định cư và đầu tư xây dựng các dự án khu đô thị; xây dựng hạ tầng đô thị đạt một số chỉ tiêu chủ yếu sau: 13 - Cấp nước đô thị: Đạt tỷ lệ 90% với tiêu chuẩn 120 lít/ngày đêm. - Đô thị loại IV đạt 85% và 100 lít/người/ngày đêm (năm 2015 phải đảm bảo: tương ứng là 80% và 70%). - Hệ thống thoát nước: Phạm vi phục vụ đạt >80%, xoá bỏ tình trạng ngập úng (năm 2015 là 70% và xoá bỏ ngập úng ở Thành phố Phủ Lý). - Thu gom và xử lý nước thải: 70÷80%; đô thị loại V đạt 50%. - Chất thải rắn: 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và 80% đuợc tái chế sử dụng. - Tỷ lệ chiếu sáng đường phố (khu nhà ở, ngõ xóm) ≥ 90%. - Quỹ đất dành cho giao thông đô thị: 23÷25%; đất xây dựng đô thị: 90m2/người. - Phát triển nhà ở đô thị bình quân đạt ≥ 29m2/người; tỷ lệ nhà ở kiên cố 60%. • Phát triển hạ tầng văn hoá, thể thao và du lịch (giai đoạn 2012 đến 2015) - Tập trung chỉ đạo và các nguồn lực để đầu tư xây dựng hạ tầng Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào khu du lịch. Xây dựng các khu tâm linh, sân Golf, khu đón tiếp khách du lịch. Hoàn thành các hạng mục: Giải phóng mặt bằng; tuyến đường ven hồ phía Tây (tuyến đường phía dưới sát hồ và tuyến đường phía trên bám quanh chân núi); thi công tuyến đường ven hồ phía Nam; tuyến đường đi chùa Hương; đoạn đường nối đê phía Bắc với đường đi chùa Hương; tuyến đường phía Bắc; hoàn thành việc chỉnh trang, nạo vét lòng hồ; hoàn thành nạo vét sông Ba Sao; hoàn thành các hạng mục: Hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống điện và kè đá quanh hồ... - Tu bổ, tôn tạo Đền Trần Thương; tập trung hoàn thành các dự án Đền thờ các cô gái Lam Hạ, Đền thờ các AHLS tỉnh; Đền thờ liệt sỹ Núi Chùa - Thanh Liêm; Chùa Đọi Sơn; Đền Lảnh Giang; Chùa Tiên; Khu Ngũ Động Thi Sơn – Núi Cấm; Chùa Bà Đanh; Khu tưởng niệm Bác Hồ Cát Tường - Bình Lục và các di tích lịch sử văn hoá. - Xây dựng các công trình văn hoá, thể thao phục vụ Đại hội thể thao toàn quốc. 14 • Phát triển hạ tầng cung cấp điện: Phát triển hạ tầng cung cấp điện tỉnh phù hợp với tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, triển vọng 2025. Đảm bảo nguồn cung cấp điện với chất lượng ổn định cho phụ tải đến 2015 là 385MW và đến 2020 là 577MW. - Về nguồn điện: Theo tổng sơ đồ lưới điện Việt Nam VI (TSSD 6), tỉnh Hà Nam sẽ có 3 trạm biến áp 220/110kV sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp điện trong tỉnh. - Về lưới điện: + Đối với lưới điện 220KVA: Xây dựng mới 106km đường dây, cụ thể: Từ trạm 500kV Nho Quan đi trạm 220kV Thanh Nghị (2 mạch) dài 21km và từ trạm 220kV Nho Quan đi trạm 220kV Lý Nhân (2 mạch) dài 21km; Từ trạm 220kV Phủ Lý đi trạm 220kV Vân Đình (mạch 2) dài 25km. Cải tạo tuyến đường dây 220kV từ trạm 220kV Nho Quan đến trạm 220kV Phủ Lý mạch kép dây AC-185 chiều dài 39km. + Đối với lưới điện 110kV: Cải tạo và xây dựng mới mạch 2 các đường dây 110kV hiện có. Xây dựng mới đường dây 110kV mạch kép từ các trạm biến áp 220kV cấp điện cho các trạm biến áp 110kV, nhánh rẽ đường dây 110kV mạch kép từ đường dây 110kV Phủ Lý – Lý Nhân cấp điện cho trạm 110kV Duy Tiên và nối mạch vòng với trạm 110kV Đồng Văn dây AC-185. + Đối với lưới trung áp 35 và 22kV: Cấp điện áp phân phối về lâu dài sử dụng lưới 22kV phù hợp với định hướng chuẩn lưới phân phối. + Đối với lưới hạ thế: Bán kính cấp điện < 300m đối với thành phố, thị trấn, khu đô thị mới; đối với khu vực nông thôn < 800m. • Phát triển hạ tầng thuỷ lợi. - Đầu tư nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi hiện có, chủ yếu là các trạm bơm và công trình đầu mối; Thực hiện kiên cố hoá các kênh tưới, kênh chính theo quy hoạch. Đảm bảo cấp nước, tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh bền vững, tạo nguồn cấp nước đủ cho các nhà máy phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt. Việc tiêu nước chủ yếu ra sông Hồng, sông Đáy, đảm 15 bảo hệ số tiêu toàn tỉnh cho nông nghiệp là 6,5 – 8 lít/s/ha, cho đô thị là 18 – 20 lít/s/ha. - Hệ số tiêu cụ thể một số khu vực đến năm 2020: Vùng Hữu Đáy: 6,5lít/s/ha; vùng Tả Đáy – Bắc Châu Giang: 8lít/s/ha; vùng Tả Đáy Nam Châu Giang: 7lít/s/ha - Đối với các công trình đầu mối: Xây dựng mới 16 trạm bơm và cải tạo nâng công suất 81 trạm bơm. Giai đoạn 2011 – 2015, hoàn thành các trạm bơm Kim Thanh II, Lạc Tràng II, xây dựng các trạm bơm: Chợ Lương, đầu Tân Hoà, Tân Sơn II, Mộc Bắc, đầu I4-12A và các trạm bơm thoát nước thành phố: Ngòi Ruột, Thịnh Châu, Triệu Xá, Lạc Tràng III, xây dựng cống và âu thuyền Vĩnh Trụ, Quan Trung. - Đối với công trình nội đồng: Đến năm 2020 kiên cố hoá 50% kênh tưới (820km); nạo vét và kiên cố hoá các kênh tiêu trục chính (khoảng 358km), trong đó: giai đoạn 2011 – 2015 kiên cố 400 km kênh tưới và 280 km kênh tiêu. • Phát triển hạ tầng thương mại: a) Tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển trung tâm thương mại, các cụm thương mại như sau: - Trung tâm thương mại thành phố Phủ Lý có vai trò chủ đạo đối với các hoạt động thương mại trong tỉnh Hà Nam, đặc biệt đối với các huyện phía Nam và phía Tây thành phố, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hàng nông sản và hàng hoá công nghiệp. - Huyện Thanh Liêm trên tuyến T1 và tại thị trấn Kiện Khê. - Huyện Bình Lục tại thị trấn Bình Mỹ và chợ đầu mối gia súc, gia cầm tại An Nội. - Huyện Lý Nhân: Trung tâm thương mại Vĩnh Trụ và chợ đầu mối nông sản. - Huyện Kim Bảng tại Thi Sơn và thị trấn Quế. - Huyện Duy Tiên tại thị trấn Hoà Mạc; Thị trấn Đồng Văn. Tại thành phố Phủ Lý, thị trấn Vĩnh Trụ - Lý Nhân và xã Thi Sơn - Kim Bảng sẽ xây dựng 3 Trung tâm thương mại cấp tỉnh. Đồng thời từng bước chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật thương mại cho các cụm thương mại tại các huyện trong tỉnh. Xây dựng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất