Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn dạy học dự án ứng dụng vào chương tạo lập doanh nghiệp trong giảng dạy công...

Tài liệu Skkn dạy học dự án ứng dụng vào chương tạo lập doanh nghiệp trong giảng dạy công nghệ 10

.DOCX
27
2671
146

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC DỰ ÁN ỨNG DỤNG VÀO CHƯƠNG TẠO LẬP DOANH NGHIỆP TRONG GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 10 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục:……………………. …………... - Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ 10  - Lĩnh vực khác: ………………………………….... Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 1 Năm học: 2016 - 2017 2 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY 2. Ngày tháng năm sinh: 26 – 09 - 1986 3. Giới tính: Nữ 4. Địa chỉ: Tây Minh – Lang Minh – Xuân Lộc – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0988726979. Email: [email protected] 6. Chức vụ: Giáo viên 7. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Công nghệ lớp 10 và môn Nghề Trồng Rừng lớp 11 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc Sỹ - Năm nhận bằng: 2012 - Chuyên ngành đào tạo: Khoa Học Cây Trồng III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Kỹ Thuật Nông Nghiệp Số năm có kinh nghiệm: 6 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 0 0 MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................................0 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................................................1 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..........................................................................................1 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP.......................................................................3 3.1 Dạy học dự án áp dụng trong việc tìm hiểu kiến thức mới................................................3 3.2 Dạy học dự án áp dụng trong việc tổng hợp kiến thức liên bài.........................................4 3.3. Kết quả thử nghiệm...........................................................................................................4 3.3.1. Hứng thú của học sinh khi tham gia học tập bằng phương pháp dự án.................5 3.3.2. Phát triển hoạt động tư duy của HS khi học theo phương pháp dự án..................7 3.3.3. Phát triển kỹ năng trình bày trước tập thể, kỹ năng làm việc nhóm......................8 3.3.4. Kết quả thu thập qua phiếu điều tra sau khi học sinh tham gia học tập với phương pháp dự án..........................................................................................................8 3.3.5. Kết quả thu thập qua bài kiểm tra trắc nghiệm sau khi học sinh tham gia học tập với phương pháp dự án..................................................................................................11 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................................12 V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG..................................................................12 5.1. Kiến Nghị........................................................................................................................12 5.2 Hướng mới cho nghiên cứu tiếp tục của đề tài................................................................13 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................14 VII. PHỤ LỤC...............................................................................................................................16 PHỤ LỤC: Phiếu theo dõi hoạt động nhóm và phiếu đánh giá hoạt động....................................16 PHỤ LỤC: Phiếu thăm dò ý kiến học sinh về tiết dạy thử nghiệm với PPDA..............................17 PHỤ LỤC: Câu hỏi trắc nghiệm sau khi học xong bài 49.............................................................19 Danh mục các chữ viết tắt HS: Học sinh GV: Giáo viên PPDA: phương pháp dự án DẠY HỌC DỰ ÁN ỨNG DỤNG VÀO CHƯƠNG TẠO LẬP DOANH NGHIỆP TRONG GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm gần đây, giáo dục nước ta có rất nhiều sự thay đổi. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học được coi là trọng tâm. Với phương châm:“dạy học tích cực, dạy học lấy người học làm trung tâm” các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học ngày càng hướng tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo... của học sinh. Một trong các phương pháp dạy học tích cực được chú trọng hiện nay đó là phương pháp dạy học dự án. Theo nhận định của nhiều tác giả: “Đây là một trong những phương pháp dạy học mới hiện nay nhằm phát triển năng lực hành động cho người học, gắn lý thuyết với thực tế…” (Nguyễn Văn Cường – Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2004; Nguyễn Thùy Vân, 2008; Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2004; Trần Trung Ninh, 2007). Với đặc trưng của môn Công nghệ 10 là một môn học mang tính kỹ thuật ứng dụng cao. Các mảng kiến thức mới, lạ, khó, các bài thực hành rất cần sự tự nghiên cứu, tìm hiểu và trải nghiệm của chính học sinh, đặc biệt trong phần Tạo Lập Doanh Nghiệp. Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy công nghệ 10 là rất cần thiết nhằm nâng cao sự tự tìm tòi, sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh, từ đó nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh với môn học. Từ những lý do trên, đề tài: “Dạy học dự án ứng dụng vào chương tạo lập doanh nghiệp trong giảng dạy Công Nghệ 10” được thực hiện tại trường THPT Võ Trường Toản - Cẩm Mỹ - Đồng Nai. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Có nhiều quan niệm khác nhau về dạy học theo dự án. Ngày nay, dạy học dự án được nhiều tác giả coi là một hình thức dạy học vì khi thực hiện một dự án có nhiều phương pháp dạy học cụ thể được sử dụng. Tuy nhiên, không phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạy học, người ta cũng gọi là phương pháp dự án. Khi đó cần hiểu đó là phương pháp dạy học theo nghĩa rộng, một phương pháp dạy học phức hợp. “Phương pháp dạy học bằng dự án gọi tắt là dạy học dự án là một hình thức, phương pháp dạy học trong đó người học thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học dự án” Nguyễn Văn Cường – Nguyễn Thị Diệu Thảo (2004). 1 HS tham gia trong dự án cần có sự tích cực, tự lực khi hoạt động. Điều này khuyến khích tính sáng tạo của người học, tuy nhiên mức độ khó của công việc cũng sẽ phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của HS. Các dự án thường được thực hiện theo hình thức nhóm học tập có sự cộng tác làm việc và phân công giữa các thành viên trong nhóm. Dạy học dự án đòi hỏi và cũng rèn luyện những kỹ năng làm việc cho các đối tượng tham gia như: HS với HS, giữa HS và GV hướng dẫn, giữa các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này giúp học sinh góp nhặt nhiều kinh nghiệm học tập và làm việc theo nhóm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chủ đề của dự án xuất phát từ tình huống thực tế xã hội, thực tiễn nghề nghiệp và thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS. Sản phẩm của dự án có thể là những bài thu hoạch lý thuyết, hay những sản phẩm thực tế học sinh tự làm hay thiết kế được. Những sản phẩm này được sử dụng, công bố, giới thiệu trước tập thể. Các định hướng trên đều là những định hướng tích cực đến người học, tạo điều kiện phát huy tốt sự sáng tạo và tư duy cho đối tượng tham gia dự án, bằng cách thu hút sự hứng thú của người học từ công việc thực tiễn của dự án. Với những định hướng trên góp phần hình thành những phẩm chất cho nguồn nhân lực tiến bộ theo xu hướng tiến bộ đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trước bối cảnh cải cách giáo dục của xã hội, đổi mới PPDH là một trong những yêu cầu cần đạt được để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong nhiều loại PPDH mới tích cực, thì PPDA là một trong những phương pháp mang lại cho người học nhiều lợi ích thiết thực. Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo – 2004 với bài viết: Dạy học dự án – Một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên, được giới thiệu trong Tạp chí giáo dụng số 80, trang 15 – 17. Kết quả của nghiên cứu đạt được đó là nhận định PPDA là một hình thức dạy học tích cực định hướng vào người học, là phương thức đào tạo quan trọng kết hợp giữa học tập và nghiên cứu đối với sinh viên ngành Sư phạm. Nguyễn Thị Diệu Thảo- 2004 với bài viết: Dạy học dự án và đào tạo giáo viên “Kinh tế gia đình”, được giới thiệu trong Tạp chí giáo dục số 88, trang 2224. Kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu được tác giả nhận định đó là khả năng vận dụng to lớn và có thể xem như là một PP đặc thù trong đào tạo giáo viên môn Kỹ thuật gia đình. Nguyễn Văn Khôi và Nguyễn Thị Diệu Thảo – 2006 với bài viết: Vận dụng “Dạy học theo dự án” trong môn Phương pháp dạy học kinh tế gia đình, bài viết được giới thiệu trong Tạp chí giáo dục số 142, trang 42 – 44. Kết quả của đề tài nghiên cứu là những đúc kết kinh nghiệm, ưu khuyết điểm của PPDA khi thực hiện. Nghiên cứu được trình bày khá đầy đủ và chi tiết về quy trình vận dụng PPDA trong dạy học môn “PPDH kinh tế gia đình ở THCS” đưa ra cơ sở lý thuyết cơ bản cho giáo viên áp dụng PPDA khi dạy học bên cạnh đó là nhận định về những khó khăn khi sử dụng PPDA. 2 Tác giả Trần Trùng Ninh với đề tài nghiên cứu “Áp dụng Dạy học dự án vào môn Bài tập hóa học phổ thông” được giới thiệu trên Tạp chí giáo dục – số 17 tháng 1/2007. Kết quả nghiệm thu đề tài cho thấy PPDA đã có những tác động tích cực đến người học đó là sinh viên khoa Hóa trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Như vậy, với những nghiên cứu trên các tác giả đã nêu lên những cơ sở lý thuyết cơ bản và quy trình vận dụng PPDA, đồng thời với những nghiên cứu có thực nghiệm thực tế là các dẫn chứng sinh động về hiệu quả của PPDA đối với người học trong các quá trình đào tạo. Các đề tài nghiên cứu là những đóng góp tích cực cho những PPDH mới, tích cực nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Qua nghiên cứu người nghiên cứu thấy rằng, PPDA đã được nghiên cứu và thử nghiệm ở rất nhiều môn học cũng như ở các cấp học. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này vào môn Công Nghệ 10 còn hạn chế. Với chương trình SGK công nghệ 10 gồm 5 chương, trong đó phần Tạo Lập Doanh Nghiệp trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp và việc tổ chức, quản lý doanh nghiệp. Mỗi kiến thức lý thuyết đều gắn liền với thực tế, sau mỗi phần lý thuyết đều có những bài thực hành cho học sinh. Như vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nâng cao tính tích cực của học sinh nhằm tạo điều kiện cho học sinh hiểu bài, đồng thời vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Việc áp dụng PPDA vào giảng dạy Công Nghệ 10 đặc biệt là trong phần Tạo Lập Doanh Nghiệp là rất cần thiết. Qua thử nghiệm, người nghiên cứu nhận thấy đây là một phương pháp dạy học mới mang lại những hiệu quả tích cực đối với người học. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 3.1 Dạy học dự án áp dụng trong việc tìm hiểu kiến thức mới ♦ Cách thức tổ chức và giải pháp thực hiện * Tên dự án: Thuyết trình một số khái niệm trong kinh doanh * Phạm vi: bài 49: Bài mở đầu. - Lớp thử nghiệm: 10B8, 10B10 (thực dạy tiết 6, 9 ngày 4/3/2016) - Lớp đối chứng: 10B7, 10B9 (thực dạy tiết 7, 10 ngày 4/3/2016) * Nội dung: nội dung của dự án là tìm hiểu các khái niệm liên quan tới kinh doanh và doanh nghiệp dựa vào kiến thức sách giáo khoa, tham khảo thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa nhằm hiểu rõ và rộng hơn về bài học đồng thời có liên hệ thực tiễn cuộc sống bằng các ví dụ cụ thể. * Cách thức tổ chức: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh tìm hiểu kiến thức sách giáo khoa và các nguồn tài liệu khác trình bày một số kiến thức về kinh doanh. Cụ thể: - Nhóm 1: tìm hiểu khái niệm kinh doanh, cơ hội kinh doanh - Nhóm 2: tìm hiểu khái niệm thị trường, doanh nghiệp - Nhóm 3,4: tìm hiểu về công ty. - Dự án tổ chức theo hoạt động nhóm. - Các nhóm học tập tổ chức hội thảo tìm hiểu về một số khái niệm kinh doanh và doanh nghiệp. - Tổ chức tiến hành tìm hiểu và thiết kế các khái niệm sử dụng công nghệ thông tin 3 => Mỗi nhóm tự tìm hiểu kiến thức của nhóm mình, đồng thời đọc hiểu các kiến thức sách giáo khoa để có thể hỏi đáp thắc mắc giữa các nhóm. Bài tập thuyết trình hoàn thiện bằng cách sử dụng công nghệ thông tin. ♦ Cách thức đánh giá - Học sinh được đánh giá kết quả dựa vào quá trình làm việc nhóm (phụ lục) và trình bày kết quả thuyết trình (phụ lục). - Kết thúc bài học, học sinh làm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh. 3.2 Dạy học dự án áp dụng trong việc tổng hợp kiến thức liên bài ♦ Cách thức tổ chức và giải pháp thực hiện * Tên dự án: “Cơ hội kinh doanh ngày 8/3”. * Phạm vi: bài 52: Thực hành: Lựa chọn cơ hội kinh doanh - Lớp thử nghiệm: 10B1 (thực dạy tiết 1 ngày 3/3/2015 và tiết 1 ngày 10/3/2016) - Lớp đối chứng: 10B2 (thực dạy tiết 5 ngày 3/3/2015 và tiết 5 ngày 10/3/2016) * Nội dung: Đưa ra cơ hội kinh doanh trong các dịp lễ hội, mà đặc biệt trong ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. * Cách thức tổ chức: - Dự án tổ chức theo hoạt động nhóm. - Các nhóm học tập tổ chức hội thảo tham khảo lại một số kiến thức đã học ở bài 49, 50, 51 để có cơ sở lý thuyết cho bài thực hành. - Hoạt động trong dự án được tổ chức với hình thức tham gia giữa các nhóm học tập - Với hình thức tổ chức thuyết trình về ý tưởng kinh doanh trong các ngày lễ mà đặc biệt là ngày quốc tế phụ nữ 8/3. - Giới thiệu sản phẩm kinh doanh trong ngày 8/3. * Cách đánh giá: - Học sinh được đánh giá kết quả dựa vào quá trình làm việc nhóm và trình bày kết quả thuyết trình. 3.3. Kết quả thử nghiệm 3.3.1. Hứng thú của học sinh khi tham gia học tập bằng phương pháp dự án. Hứng thú của HS được người nghiên cứu ghi nhận trên cơ sở quan sát nét mặt, thái độ và mức độ tập trung chú ý, thể hiện của các em. Với bài 49: nhiều học sinh băn khoăn khi giáo viên đưa ra yêu cầu: “bài thuyết trình dựa trên tiêu trí sáng tạo và sự hiểu bài của các bạn dưới lớp”. Tuy nhiên, các em cũng thảo luận sôi nổi, có nhiều ý kiến sáng tạo khi giáo viên công bố kết quả của bài báo cáo nếu tốt sẽ được cộng điểm cho bài kiểm tra 1 tiết. Với bài 52: Các em thảo luận nhóm rất sôi nổi, học sinh cùng tranh luận, cùng đưa ra những ý kiến. Mỗi bạn có một ý tưởng cho dự án kinh doanh này. Chính trong quá trình này sự hứng thú của các em cũng tăng lên. Không những vậy, khi học sinh được học tập thông qua thảo luận nhóm các em không bị gò bó, mỗi học sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến. 4 Hình: Thảo luận nhóm lớp B1 Khi thực hiện dự án, các lớp thử nghiệm có thái độ học tập và sự tham gia xây dựng bài của HS rất tốt, không khí thoải mái, trật tự và rất tự nhiên, không bị gò bó áp đặt. Các em chú ý theo dõi của các nhóm khác. Với bài 49: Vì là lần đầu tiên các em thuyết trình trước lớp một kiến thức mới nên giáo viên cho các em tự chọn người người thuyết trình cho nhóm. Do đó, các em hầu hết rất tự tin. Một số slide được các em trang trí đẹp mắt, hình ảnh minh họa tốt tạo nên hứng thú cho buổi học. Hình: Nhóm thuyết trình lớp B10 Với bài 52: Việc một số hình ảnh và video được các nhóm ghi nhận lại trong quá trình thực hiện dự án tạo nên sự tò mò về công việc kinh doanh của các nhóm. Bên cạnh đó, một số sản phẩm được các em tự làm cũng tạo hứng thú cho các bạn. 5 Hình: Sản phẩm tự làm lớp B1 Học sinh cả hai lớp với thái độ nghiêm túc, sự tự tin, nét mặt vui cười và cùng với những tràng vỗ tay đã làm cho không khí lớp học càng sôi động hơn, khích lệ cho các nhóm dù tốt hay không tốt đều giúp các em phấn đấu hơn nữa trong học tập.  Qua tiết học, người nghiên cứu nhận thấy mức độ hứng thú của HS khi tham gia học tập bằng hình thức dạy học dự án là khá tốt, thể hiện qua nét vui tươi, không khí học tập sôi nổi, tập trung chú ý tốt đến nội dung bài báo cáo của nhóm thuyết trình và thể hiện thái độ tích cực trong việc đưa ra câu hỏi và giải đáp thắc mắc lẫn nhau giữa các nhóm và giữa GV đối với HS. 3.3.2. Phát triển hoạt động tư duy của HS khi học theo phương pháp dự án. Để đánh giá mức độ phát triển tư duy học tập của HS, người nghiên cứu nhận định dựa trên nội dung bài thuyết trình thể hiện khả năng phân tích và tổng hợp thông tin liên quan đến bài học, sản phẩm được thực hiện về mặt hình thức và sáng tạo. Bên cạnh đó, cách thức đặt câu hỏi của các nhóm, cách giải đáp câu hỏi từ các nhóm khác và của giáo viên cũng cho thấy mức độ tiếp nhận và suy nghĩ về thông tin, liên hệ kiến thức đã học rất tốt. * Nội dung trình bày của các nhóm  Đối với nội dung trình bày các nhóm người nghiên cứu nhận thấy, mặc dù nội dung thuyết trình của một vài nhóm vẫn không hoàn chỉnh do không có sự chuẩn bị tốt, nhưng đa số các nhóm đã đảm bảo yêu cầu đưa ra, thể hiện tốt cách vận dụng kiến thức trong thực tiễn và mỗi nhóm đã tạo ra nét riêng về cách thức diễn đạt và trình bày nội dung. Điều này góp phần làm tăng tính thi đua giữa các nhóm. Nội dung của các nhóm dưới sự nhận xét, góp ý của giáo viên tạo điều kiện để mỗi nhóm hoàn thiện hơn ở các bài thuyết trình sau. 6 * Sản phẩm thực hiện của các nhóm. Với bài 49: Ngoài những nội dung trong sách giáo khoa, các em đã biết thêm những kiến thức thu thập được làm cho bài thuyết trình thêm phần sinh động. Một số bài được các em đầu tư về hình thức rất tốt từ đó làm cho người nghe thêm chú ý. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số nhóm còn làm sơ xài, đối phó. Với bài 52: Quy trình thực hiện được các nhóm tổng hợp trên cơ sở tìm hiểu và đút kết kinh nghiệm thực hiện của mình. Quy trình đó được trình bày khá chi tiết, rõ ràng, dễ theo dõi qua nội dung báo cáo và cách giải đáp thắc mắc.  Sản phẩm của các nhóm tham gia đánh giá chung là rất tốt, đảm bảo yêu cầu đặt ra về sản phẩm. Ngoài ra, các em đã thể hiện tính sáng tạo và khả năng thực hiện khéo léo. Thông qua quy trình thực hiện đã tạo điều kiện học hỏi và rèn luyện nhiều kỹ năng thực hành làm việc. 3.3.3. Phát triển kỹ năng trình bày trước tập thể, kỹ năng làm việc nhóm. * Kỹ năng trình bày trước tập thể. Kỹ năng trình bày trước tập thể bao gồm kỹ năng thuyết trình báo cáo và kỹ năng trả lời câu hỏi trước tập thể. Quan sát chung người nghiên cứu thấy rằng về phong cách trình bày: mỗi nhóm đem lại một cách riêng để thể hiện do sự chuẩn bị từ trước như sau: - Phân chia nhau thuyết trình mỗi nội dung - Một người trình bày và 1 bạn trợ giúp kế bên. - Nhóm chỉ một người trình bày toàn bộ, không có sự trợ giúp Người nghiên cứu ghi nhận được phần lớn các em khi báo cáo thuyết trình đều có thái độ khá tự tin, nghiêm túc, tự nhiên và cố gắng để truyển tải đầy đủ nội dung trình bày. Trong đó, có những nhóm đã có nhiều cố gắng thể hiện tốt bài thuyết trình điển hình như: 1 nhóm của lớp 10B10 các em vừa trình bày, vừa giải thích, đặt câu hỏi cho các bạn dưới lớp. Ngoài ra, ở các nhóm khác mặc dù có chuẩn bị nhưng khi lên báo cáo trước tập thể lớp các em vẫn còn đọc nhiều hơn báo cáo, phụ thuộc hoàn toàn vào bài đã soạn sẵn. * Kỹ năng làm việc nhóm. Các nhóm tham gia làm bài thuyết trình và cuộc thi kinh doanh ngày 8/3 đã thể hiện cách làm việc của mình khá tốt, tham gia tích cực của các thành viên . Bên cạnh đó, một số thành viên đặc biệt các bạn nam chưa có sự tích cự trong suốt quá trình.  Nhìn nhận chung về kỹ năng làm việc nhóm của HS, dù vẫn còn tồn tại vài khuyết điểm, song các em HS đã thể hiện sự cố gắng của nhóm và mỗi thành viên đã tự hình thành được kinh nghiệm, kỹ năng làm việc qua kết quả đạt được cũng như góp ý từ GV. 3.3.4. Kết quả thu thập qua phiếu điều tra sau khi học sinh tham gia học tập với phương pháp dự án. 7 Để thăm dò hứng thú học tập của HS, sau khi học xong tiết học tôi đã tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh lớp 10B8 (sĩ số: 33); 10B10 (sĩ số 40). Kết quả thu được như sau: Câu 1: Đối với môn công nghệ và các môn học khác, các em đã được học với các phương pháp dạy học nào? Câu trả lời của cá em thể hiện qua sơ đồ sau: Nhận xét: Mặc dù, có rất nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhưng học sinh thường xuyên được học một số phương pháp dạy học đó là phương pháp vấn đáp, thuyết trình kết hợp với bảng đen và phấn (100%). Qua đó, cho thấy đa số giáo viên còn sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống. Câu 2: Qua tiết học công nghệ 10 có sử dụng phương pháp dự án các em có cảm thấy hứng thú học tập hay không? Lý do? Kết quả thể hiện qua sơ đồ sau: 8 Nhận xét: Qua biểu đồ 2.2 cho thấy đa số HS được khảo sát (79%) cho rằng rất hứng thú khi được học tiết học bằng dự án. Chỉ khi HS cảm thấy hứng thú với tiết học thì mới tham gia tích cực vào bài giảng của GV, HS sẽ tiếp thu bài rất hiệu quả. Lý do HS hứng thú với tiết học bằng PPDA là gì? Kết quả khảo sát như sau: Nhận xét: Qua biểu đồ 2.3 cho thấy HS hứng thú với tiết học công nghệ được sử dụng bằng PPDA là do dự án đã tạo cho học sinh mạnh dạn hơn trong trình bày trước lớp, tự tin đặt câu hỏi và giải đáp thắc mắc. Ngoài ra, HS còn bị cuốn hút vào tiết học với dự án vì dự án đã giúp các em chủ động đi tìm kiến thức mới, thu thập được nhiều kiến thức khoa học và bổ ích cho bản thân, với dự án sẽ giúp HS nhìn thấy, nghe thấy, thực hiện được những điều có ích cho bản thân và xã hội. Bên cạnh đó, HS còn đưa ra nhiều lý do thích học với dự án như: Dự án mới lạ khi được học trong trường phổ thông, hơn nữa các em có thể tự tay làm ra được sản phẩm để tặng cho người thân yêu của mình, học với dự án thật thích vì không 9 gây buồn chán, tiếp thu bài nhanh và rất dễ nhớ, dễ hình dung lại kiến thức đã được học ở các bài học trước đó… Câu 3: Nếu có thể, các em có mong muốn tiếp tục được học nhiều hơn nữa các tiết học công nghệ có sử dụng phương pháp dự án không? Bảng: Mức độ mong muốn tiếp tục được học bằng PPDA Lựa chọn Số lựa chọn Tỷ lệ(%) Rất mong muốn 76 100 Có muốn nhưng chỉ một ít 0 0 Không quan tâm 0 0 Không muốn 0 0 Nhận xét: Qua kết quả thăm dò cho thấy 100% HS rất mong muốn được tiếp tục học các tiết học công nghệ với dự án. 3.3.5. Kết quả thu thập qua bài kiểm tra trắc nghiệm sau khi học sinh tham gia học tập với phương pháp dự án Sau khi học xong bài thuyết trình 49, giáo viên cho HS kiểm tra nhanh các câu hỏi trắc nghiệm. Tổng số câu hỏi là 10, trong đó 5 câu hỏi nhận biết, 3 câu hỏi hiểu, 2 câu hỏi vận dụng. Bài kiểm tra trắc nghiệm được thực hiện tại lớp 10B8 (lớp thử nghiệm - sĩ số 33 HS) và lớp 10B7 (lớp đối chứng dạy theo phương pháp giáo viên thuyết trình, vấn đáp, sử dụng bảng, phấn - sĩ số 34 HS). So sánh câu trả lời đúng của HS ở 2 lớp cho thấy kết quả thể hiện biểu đồ sau: Bảng: Mức độ mong muốn tiếp tục được học bằng PPDA Số HS trả lời đúng theo mức độ Lớp B8 Tỷ lệ (%) Lớp B7 Tỷ lệ (%) Nhận biết 30 90.91 25 73.52 Thông hiểu 26 78.78 20 58,82 Vận dụng 24 72.72 10 29.41 Nhận xét: Qua bảng trên thấy rằng, với phương pháp dạy học bằng dự án, học sinh hiểu và nhớ bài tốt hơn. Với mức độ nhận biết hầu hết học sinh lớp thử nghiệm đều có thể nhớ bài và trả lời đúng các câu hỏi (hơn 90%). Với mức độ thông hiểu và vận dụng, các câu trả lời đúng của các em có giảm, tuy nhiên cao hơn so với lớp đối chứng rất nhiều. Điều này có thể lý giải đó là do quá trình chuẩn bị tìm hiểu trong vòng 1 tuần các em tiếp xúc với kiến thức sau đó nghe các bạn trên lớp trình bày lại, giáo viên đánh giá và kết luận 1 lần nữa làm cho các em có thể nhớ và hiểu kiến thức tốt hơn. Bên cạch đó, đặc điểm học sinh của lớp B8 theo 10 thực tế của HS khối 10 có phần ngoan, và học tập tốt hơn so với học sinh lớp đối chứng B7. Từ những kết quả trên có thể nhận định, việc áp dụng phương pháp dạy học dự án trong môn Công nghệ 10 không những tạo cho học sinh hứng thú học tập tốt hơn mà còn tăng khả năng ghi nhớ, hiểu kiến thức của bài học. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua tiết dạy thử nghiệm phương pháp dạy học dự án, với các lớp đối chứng dạy bằng phương pháp vấn đáp, thuyết trình kết hợp với bảng phấn nhận thấy nhiều ưu điểm của phương pháp dự án so với phương pháp dạy học thông thường. Sau khi thử nghiệm giảng dạy bằng phương pháp dự án cho các lớp tôi đã nhận thấy kết quả đạt được đối với các em như sau: - Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn và hiệu quả cao hơn, thể hiện thái độ tích cực, phấn khởi tham gia vào tiết học. Các em đã thể hiện mức độ phát triển tư duy của mình là khá tốt, các em đã vận dụng hiệu quả kiến thức vào thực tiễn. - Tăng cường thêm một số kỹ năng hoạt động học tập cho HS như quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng làm việc nhóm và trình bày một vấn đề trước tập thể khá tốt, các em đã tự tích lũy thêm những kỹ năng mới. - HS đã biết tự rút kết kinh nghiệm từ những hạn chế của mình để rèn luyện bản thân và nếu có thể các em rất mong muốn tiếp tục được học nhiều hơn nữa các tiết học sử dụng phương pháp dự án. - Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào việc đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học. Thông qua phương pháp dự án, học sinh trong nhóm và giữa các nhóm phát biểu ý kiến, tranh luận, bổ sung cho những người thuyết trình tạo không khí học tập rất tích cực, nâng cao hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội tri thức của học sinh. V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 5.1. Kiến Nghị Qua quá trình thực hiện đề tài tôi xin mạnh dạn đưa một số kiến nghị góp ý như sau: - Đối với nhà trường cần động viên ủng hộ cán bộ giáo viên thực hiện đổi mới PPDH. Tạo điều kiện tìm kiếm tài liệu phục cho công việc giảng dạy, học tập của GV và HS. Bên cạnh đó, nhà trường cần cần quan tâm chú ý đến chất lượng của phòng học tìm kiếm tài liệu cũng như kỹ năng thực hành cho học sinh và thường xuyên tổ chức tham quan để các em tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế. - Đối với giáo viên cần bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường sử dụng những PPDH tích cực trong dạy học. Không ngừng nâng cao kỹ năng sử 11 dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học. Ngoài ra người GV luôn thu thập tìm kiếm thông tin xã hội để đưa ra những chủ đề cho dự án phù hợp với thực tiễn. Khi tiến hành áp dụng PPDA để dạy học, người GV cần xác định điều kiện thực tế ở địa phương để linh hoạt trong cách tổ chức dự án hiệu quả. 5.2 Hướng mới cho nghiên cứu tiếp tục của đề tài Đề tài được tiến hành trong thời gian và điều kiện nghiên cứu có giới hạn nên có nhiều hạn chế và thiếu sót, người nghiên cứu rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Nếu được nghiên cứu tiếp tục, có thể phát triển đề tài theo các hướng sau: Việc thử nghiệm mới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ một vài lớp, nếu có thể nghiên cứu ở nhiều trường khác nhau ở các cấp độ khác nhau sẽ đánh giá được hiệu quả sâu sắc của phương pháp dạy học theo dự án. 12 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các phương pháp dạy học trong trường Trung học chuyên nghiệp. Nguyễn Văn Tuấn. Lý luận dạy học. 1998. 2. Công việc dạy học và quá trình truyền thông. Tô Xuân Giáp. Phương tiện dạy học. NXB Giáo Dục. 2000 3. Đại từ điển Tiếng Việt. Nguyễn Như Ý NXB Văn hóa- thông tin. 1999 4. Dạy học dự án và đào tạo giáo viên kinh tế gia đình. Nguyễn Thị Diệu Thảo Tạp chí giáo dục, số 88. 2004 5. Dạy học theo dự án – một phương pháp có chức năng trong đào tạo giáo viên. Nguyễn Văn Cường– Nguyễn Thị Diệu Thảo. Tạp chí giáo dục, số 80. 2004. 6. Đổi mới phương pháp dạy học. Nguyễn Văn Khôi và cộng sự. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 môn Công nghệ. NXB Bộ giáo dục – đào tạo TP Hồ Chí Minh. 2006. 7. Đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu cấp bách để nâng cao chất lượng đào tạo. Phan Phú. Tạp chí dạy và học, số 3- 2006. 8. Luật giáo dục. NXB Chính trị quốc gia. 2005 9. Những cơ sở cho việc thay đổi phương pháp dạy học. Lê Phước Lộc. Lí luận dạy học. NXB ĐH Cần Thơ. 2002. 10. Những vấn đề chung về phương pháp dạy học. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB ĐH Sư Phạm Tp. HCM. 2005. 11. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Nguyễn Văn Tuấn. NXB ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM. 2007. 12. Phương pháp giảng dạy. Phan Long và cộng sự. NXB ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM. 2004. 13. Sách giáo khoa Công nghệ 10. Nguyễn Văn Khôi. NXB Giáo dục. 2006 14. Thiết kế đồ dùng dạy học môn Công nghệ 10. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh. Luận văn tốt nghiệp cử nhân SPKTNN, ĐH Nông Lâm Tp.HCM. 2007. 15. Về sự kết hợp các phương pháp dạy học. Nguyễn Gia Cầu. Tạp chí giáo dục, số 5. 2008 16. Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án ở trường ĐH Phú Yên. Nguyễn Thùy Vân. Tạp chí giáo dục, số 191. 2008. 17. Vận dụng “dạy học dự án” trong “phương pháp dạy học kinh tế gia đình”. Nguyễn Văn Khôi– Nguyễn Thị Diệu Thảo. Tạp chí giáo dục, số 142. 2006. Các trang web 18. Để có phương pháp dạy học tích cực. http://chungta.com/Desktop.aspx/GiaoDuc/Cam-Nghi-Ve-GiaoDuc/De_co_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc/ (21/9/2016). 13 19. Hửu Linh. Phương pháp dạy học hiệu quả. Hoàng Văn Hân. http://www.thuvienkhoahoc.com/tusach (21/9/2016). 20. Phương pháp dạy học dự án. Đặng Thành Hưng. http://dayhocintel.org/diendan/showthread.php?t=2328 (21/9/2016). 21. Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT - dự án phát triển GDTHPT. Nguyễn Văn Cường. http://www.intel.com/ (6/12/2008). 22. Dạy học theo dự án. http://www.hongnghia.net/tin_tuc_giao_duc. Lê Thị Thanh Thảo. Intel: Teach to the future – Project – Based learning (PBL). http://www.manggiaovien.com/forum?n/day_hoc_du_an. 2016. 14 VII. PHỤ LỤC PHỤ LỤC: Phiếu theo dõi hoạt động nhóm và phiếu đánh giá hoạt động PHIẾU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG NHÓM:…… STT Hoạt động tham gia nhóm Tên thành viên Hoàn thành Công việc Nhận xét 1 2 3 4 PHIẾU ĐÁNH GIÁ Bài báo cáo Nội dung (3đ) Nhóm (đầy đủ, chính xác, đảm bảo thời gian) Cách báo cáo (ngôn ngữ, thái độ, trang phục) (2đ) Sản phẩm Điểm thưởng sáng tạo (ý tưởng, cách chuẩn bị nội dung)(1đ) Thẩm mỹ và ý nghĩa của sản phẩm Tính độc đáo mới lạ của sản phẩm. (3đ) (1đ) 1 2 3 4 PHỤ LỤC: Phiếu thăm dò ý kiến học sinh về tiết dạy thử nghiệm với PPDA PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 16 Tổng điểm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan