Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

.DOC
59
105
138

Mô tả:

1.1. Thực trạng của vấn đề: Tập làm văn (TLV) là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Tập làm văn, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học tiếng Việt ở Tiểu học. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã là khó; để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy chính là cái đích mà phân môn TLV đòi hỏi người học cần dần đạt tới. Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách. Chương trình TLV ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ lớp 2, 3, các em đã được làm quen với văn miêu tả khi được tập quan sát và trả lời câu hỏi. Lên lớp 4, các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối hoặc con vật- những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh (HS) lớp 4 thường rất khó khăn. Qua thực tế những năm giảng dạy lớp 4, tôi hiếm khi phát hiện được vài ba HS giỏi môn Văn. Tại sao HS giỏi TLV ít ỏi, đếm trên đầu ngón tay như vậy, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết Tiếng Việt ? Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Liệu có phải do đặc điểm tâm lí, HS tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, HS còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả? Do đó, khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số HS đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Mặt khác, đối với giáo viên (GV) đây cũng là loại bài khó dạy. GV còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của HS. Vì vậy, không phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu quả mong muốn, và không phải GV nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm tòi phương pháp để hướng dẫn HS quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng,…còn nhiều hạn chế. Do đó, tôi đã chọn đề tài tập: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học ....” làm đề tài nghiên cứu với hi vọng góp phần nâng cao trình độ của bản thân, nâng cao chất lượng dạy- học văn miêu tả ở lớp 4. Qua đây, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đồng nghiệp để đề tài thực sự có giá trị trong dạy- học TLV lớp 4.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .... TRƯỜNG TIỂU HỌC .... ------------------------***---------------------- MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC .... LĨNH VỰC : TIẾNG VIỆT TÁC GIẢ : .... CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN ĐÍNH KÈM : ĐĨA CD ...., THÁNG 10 NĂM 2018 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học Phòng Giáo dục và Đào tạo .... Tôi là: .... Ngày, tháng, năm sinh: 15 /12/1988 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học .... Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học ....”. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng việt Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 12 năm 2017 1. Bản chất của sáng kiến: * Nội dung sáng kiến: Sáng kiến đã hệ thống những lý luận về hoạt động rèn học sinh viết văn miêu tả lớp 4; Nêu được những khó khăn mà các GV và HS trường tiểu học .... gặp phải trong quá trình tổ chức cho HS hoạt động học. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó để học sinh có kĩ năng viết văn miêu tả, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay. Ngoài phần mở đầu và kết luận, trọng tâm chính của đề tài là các biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn mà các GV gặp phải trong quá trình dạy học sinh văn miêu tả. Đó là: Biện pháp 1: Bồi dưỡng hứng thú viết bài văn miêu tả cho học sinh Biện pháp 2: Cần giúp học sinh ghi nhớ đặc điểm của văn miêu tả Biện pháp 3: Cách lựa chọn và phân tích đề bài cho học sinh. Biện pháp 4: Rèn học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả Biện pháp 5: Xây dựng kĩ năng quan sát – tìm ý, sắp xếp, diễn đạt ý, lập dàn ý, xây dựng đoạn văn cho học sinh. Biện pháp 6: Xây dựng cách viết đoạn văn miêu tả, đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn. Biện pháp 7: Bồi dưỡng cách sử dụng các biện pháp tu từ trong viết văn. Biện pháp 8:Rèn học sinh kĩ năng sửa bài sau mỗi bài kiểm tra viết văn Biện pháp 9: Biện pháp kèm cặp học sinh yếu. Chín biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, thúc đẩy và hỗ trợ nhau, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh giúp các GV có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học sinh viết văn miêu tả. * Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến đã được áp dụng vào phân môn Tập làm văn lớp 4 ở trường tiểu học .... năm học 2017-2018 và đã mang lại kết quả khả quan. Sáng kiến có thể áp dụng vào tất cả các khối lớp 4 ở các trường tiểu học trong toàn huyện ....và các trường tiểu học trên toàn quốc đang trong giai đoạn dạy học theo hướng đổi mới hiện nay. 2. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Thứ nhất: Về phía giáo viên - Trước hết GV phải là tấm gương sáng cho HS noi theo về tinh thần tự giác, tích cực và ý thức hợp tác trong công việc; Phải có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng và phải tâm huyết với nghề, yêu thương con trẻ. Thứ hai: Về phía học sinh - HS phải có thức trách nhiệm trong học tập, có tinh thần tự giác, tích cực, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình; Phải biết lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của người khác, có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt. Thứ ba: Về cơ sở vật chất: - Lớp học phải có không gian thoáng, rộng, bàn ghế dễ di chuyển, dễ sắp xếp;Có đầy đủ các phương tiện và đồ dùng dạy học như: máy tính, máy chiếu, bảng phụ và các đồ dùng cần thiết khác; Có đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để học sinh tự nghiên cứu. 3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến * Đối với GV: - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và nâng cao kĩ năng rèn hocjsinh lớp 4 viết văn miêu tả. - Tạo điều kiện để GV tìm được những biện pháp áp dụng vào quá trình giảng dạy. Thay đổi được suy nghĩ về những khó khăn khi dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 của GV; - GV quan tâm nhiều hơn đến mọi đối tượng học sinh; Biết hướng dẫn mọi đối tượng HS thực hiện được yêu cầu học tập. Như thế, mối quan hệ thầy- trò được cải thiện theo chiều hướng tích cực, thân thiện, cởi mở. * Đối với HS: - Chất lượng HS cũng từng bước được nâng lên, HS chủ động, tự giác và tích cực hơn trong học tập, bồi dưỡng tình yêu thích viết văn cho học sinh. Nếu sáng kiến này được áp dụng rộng rãi trong các nhà trường thì chắc chắn chất lượng dạy và học của thầy, trò sẽ ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Vậy kính đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ....xem xét, công nhận. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật. Nếu có sai sót xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. ...., ngày 01 tháng 10 năm 2018 Người làm đơn .... SƠ LƯỢC LÍ LỊCH CÁ NHÂN Họ và tên tác giả: .... Ngày, tháng, năm sinh: 15/12/1988 Chức vụ: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Tiểu học Năm nhập ngành: 2009 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học .... Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học .... Lĩnh vực nghiên cứu: Tiếng Việt Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016-2017 Thời gian thực nghiệm: Năm học 2017-2018 Thời gian viết báo cáo: Tháng 10 năm 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Thực trạng của vấn đề 1.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu 1.5. Giải thuyết khoa học 2. Phương pháp tiến hành 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc 3 3 3 4 4 4 4 5 5 nghiên cứu tìm giải pháp của đề tài 2.1.1. Mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và dạy tập 5 làm văn nói riêng 2.1.2. Mục tiêu dạy văn miêu tả lớp 4 5 2.1.3. Nội dung chương trình môn tập làm văn lớp 4 nói chung 6 và văn miêu tả lớp 4 nói riêng 2.1.4. Một số đặc điểm tâm lý của HS tiểu học nói chung và 6 tâm lý HS lớp 4 trong học tập phân môn tập làm văn 2.1.5. Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy học văn 7 miêu trả lớp 4 2.1.6. Thực trạng của dạy văn miêu tả lớp 4 ở trường tiểu 9 học .... 2.1.7. Nguyễn nhân của những hạn chế 2.2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo giải pháp PHẦN II. NỘI DUNG 1. Mục tiêu của đề tài 2. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh 9 10 11 11 11 lớp 4 ở trường Tiểu học .... Biện pháp 1: Bồi dưỡng hứng thú viết bài văn miêu tả cho 11 học sinh Biện pháp 2: Giúp học sinh ghi nhớ đặc điểm của văn miêu 13 tả Biện pháp 3: Lựa chọn đối tượng miêu tả để ra đề và phân 16 tích đề bài cho phù hợp với đối tượng HS. Biện pháp 4: Rèn học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu 17 tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả Biện pháp 5: Xây dựng kĩ năng quan sát – tìm ý, sắp xếp, 19 diễn đạt ý, lập dàn ý, xây dựng đoạn văn cho học sinh. Biện pháp 6: Xây dựng cách viết đoạn văn miêu tả, đoạn 25 văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn. Biện pháp 7: Bồi dưỡng cách sử dụng các biện pháp tu từ 28 trong viết văn. Biện pháp 8:Rèn học sinh kĩ năng sửa bài sau mỗi bài kiểm tra 30 viết văn Biện pháp 9: Biện pháp kèm cặp học sinh yếu. 4. Thực nghiệm sư phạm 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm 4.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 4.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Những nhận định chung 2. Những bài học rút ra cho bản thân và đồng nghiệp sau quá trình nghiên cứu và thực hiện 3. Một số ý kiến đề xuất Phụ lục 1 31 34 34 34 34 35 36 36 36 37 41 Phần I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1. Thực trạng của vấn đề: Tập làm văn (TLV) là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân. Tập làm văn, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học tiếng Việt ở Tiểu học. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã là khó; để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy chính là cái đích mà phân môn TLV đòi hỏi người học cần dần đạt tới. Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách. Chương trình TLV ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ lớp 2, 3, các em đã được làm quen với văn miêu tả khi được tập quan sát và trả lời câu hỏi. Lên lớp 4, các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả đồ vật, cây cối hoặc con vật- những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em. Để hoàn thành bài văn miêu tả đối với học sinh (HS) lớp 4 thường rất khó khăn. Qua thực tế những năm giảng dạy lớp 4, tôi hiếm khi phát hiện được vài ba HS giỏi môn Văn. Tại sao HS giỏi TLV ít ỏi, đếm trên đầu ngón tay như vậy, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết Tiếng Việt ? Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Liệu có phải do đặc điểm tâm lí, HS tiểu học còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt, dẫn đến khi viết văn miêu tả, HS còn thiếu vốn hiểu biết về đối tượng miêu tả, hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả? Do đó, khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số HS đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Mặt khác, đối với giáo viên (GV) đây cũng là loại bài khó dạy. GV còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của HS. Vì vậy, không phải giờ dạy văn miêu tả nào cũng đạt hiệu 3 quả mong muốn, và không phải GV nào cũng dạy tốt văn miêu tả. Việc tìm tòi phương pháp để hướng dẫn HS quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng,…còn nhiều hạn chế. Do đó, tôi đã chọn đề tài tập: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học ....” làm đề tài nghiên cứu với hi vọng góp phần nâng cao trình độ của bản thân, nâng cao chất lượng dạy- học văn miêu tả ở lớp 4. Qua đây, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi của đồng nghiệp để đề tài thực sự có giá trị trong dạy- học TLV lớp 4. 1.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Với những kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn chia sẻ để các đồng nghiệp tìm được những biện pháp phù hợp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Nếu GV nếu có phương pháp, hình thức tổ chức hướng dẫn các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ nhàng, thì các em sẽ rất hứng thú, chủ động nắm chắc kiến thức. Ngược lại, nếu GV “ngán” dạy phân môn TLV mà tổ chức bài dạy đơn điệu, phương pháp áp đặt thì HS sẽ khó tiếp thu, “sợ” học, nhất là những em có học lực trung bình và yếu. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng viết văn miêu tả ở trường Tiểu học .... 1.3.2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 4 trường tiểu học ..... 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tập làm văn và tâm lý của HS tiểu học, nhất là HS lớp 4 trong viết văn miêu tả. - Tìm hiểu thực trạng học viết văn miêu tả lớp 4 ở trường tiểu học ..... - Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh có kĩ năng viết văn miêu tả ở lớp 4 ở trường tiểu học. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả nghiên cứu và rút ra các bài học kinh nghiệm để giúp giáo viên có biện pháp dạy TLV phù hợp. 1.5. Giả thuyết khoa học Nếu học sinh có kĩ năng viết văn miêu tả tốt ở lớp 4 thì sẽ góp phần nâng 4 cao được chất lượng dạy học Tập làm văn cho HS, giúp HS yêu thích viết văn, góp phần rèn luyện cho HS những kĩ năng cần thiết để học tốt TLV ở các lớp trên và nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại mới. 2. Phương pháp tiến hành 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu tìm giải pháp của đề tài 2.1.1. Mục tiêu dạy Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và dạy tập làm văn nói riêng Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản, tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Tập làm văn là phân môn có tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, là phân môn tổng hợp cao nhất của tất cả các phân môn Tiếng Việt như:Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập Viết, … Trên cơ sở nắm lý thuyết học sinh sẽ thực hành và rèn luyện kỹ năng, hình thành phương pháp làm bài có tính khoa học với từng thể loại làm văn. Là phân môn của Tiếng Việt, Tập làm văn có vai trò rất quan trọng trong việc trau dồi và rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Vì chẳng những giúp học sinh cảm thụ được văn bản (thơ, văn…) mà Tập làm văn còn làm nẩy sinh năng lực mới của các em: Năng lực sáng tạo văn bản nói, viết để làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập…góp phần làm phong phú thêm kiến thức về tiếng mẹ đẻ của học sinh… 2.1.2. Mục tiêu dạy văn miêu tả lớp 4 - Học sinh hiểu thế nào là miêu tả? - Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật (cây cối, con vật). Viết được đoạn văn, bài văn miêu tả đồ vật (cây cối, con vật). 5 - HS có kĩ năng nhận diện đặc điểm văn bản, phân tích đề bài, xác định yêu cầu; Xác định dàn ý của bài văn đã cho, quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả; Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. - Phát triển năng lực quan sát, tư duy ngôn ngữ, lô gic 2.1.3. Nội dung chương trình môn tập làm văn lớp 4 nói chung và văn miêu tả lớp 4 nói riêng - Chương trình Tập làm văn lớp 4 gồm 62 tiết - Trong đó,văn miêu tả gồm có 30 tiết được học từ Tuần 15, phân bố như sau: + Khái niệm văn miêu tả 1 tiết. + Miêu tả đồ vật 10 tiết. + Miêu tả cây cối 11 tiết. + Miêu tả con vật 8 tiết. 2.1.4. Một số đặc điểm tâm lý của HS tiểu học nói chung và tâm lý HS lớp 4 trong học tập phân môn tập làm văn Quan hệ giữa phương pháp dạy học và tâm lý học, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi rất chặt chẽ. Không có kiến thức về quá trình tâm lý con người nói chung và ở trẻ em lứa tuổi Tiểu học nói riêng thì không thể giảng dạy tốt, phát triển lời nói cho học sinh. Các em học sinh lớp 4 ở độ tuổi 9-10 tuổi. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là hoạt động học tập và các em chính là chủ thể của hoạt động. Về mặt tâm lý, học sinh lớp 4 đã quen với hoạt động học tập. Nhưng ở lứa tuổi này, các em vẫn còn rất hiếu động, ham chơi, sự chú ý tập trung của các em còn chưa cao. Vì thế các em hay thường quên những lời cô giáo dặn cuối buổi học. Ở lứa tuổi học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung, ghi nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế. Các em nhớ và gìn giữ chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Khả năng tư duy của các em vẫn chủ yếu là tư duy trực quan. Tuy nhiên, khả năng quan sát còn nhiều hạn chế, các em đánh giá đối tượng còn nặng về nhận thức cảm tính, tư duy trừu tượng chưa phát triển nên khả năng quan sát, phân tích chưa cao. 6 Cần hình thành và rèn luyện cho các em quan sát, cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩ sâu sắc khi miêu tả. Ở tuổi học sinh Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ bắt đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định.Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu. Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc, tạo nên cái hồn” chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện. 2.1.5. Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy học văn miêu trả lớp 4 * Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Đây là phương pháp mà giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác nhau. Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là ‘‘tình huống gợi vấn đề’’ vì ‘‘ tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”. Khi đưa ra phương pháp này, giáo viên lưu ý cần phải chuẩn bị câu hỏi hoặc tình huống sao cho: - Phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung bài học. - Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, sát với hoàn cảnh sống thực tại của học sinh. Đặc biệt, giáo viên phải dự đoán được các khả năng mà học sinh sẽ giải quyết vấn đề để có thể khái quát, đưa đến kết luận cuối cùng. * Phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan là phương pháp dạy học trong đó giáo viên có sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện dạy học trước, trong và sau khi nắm 7 tài liệu ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Với phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu. Điều đó làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của tre. * Phương pháp vấn đáp Đây là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra. Qua việc trả lời hệ thống dẫn dắt câu hỏi của giáo viên, học sinh được thể hiện suy nghĩ, ý tưởng của mình, từ đó khám phá và lĩnh hội kiến thức. Đây là phương pháp giáo viên không trực tiếp đưa ra kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học. Phương pháp gợi mở vấn đáp nhằm tăng cường khả năng suy nghĩ, tư duy sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và xác định mức độ hiểu bài cũng như kinh nghiệm đã có của học sinh. Giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức. Qua đó học sinh ghi nhớ tốt hơn, sâu sắc hơn. Yêu cầu khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đưa ra phải rõ ràng, dễ dàng phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong cùng một lớp. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ sau đó cho học sinh trả lời, các em khác nhận xét bổ sung. Phương pháp này phù hợp với cả hai loại bài lí thuyết và thực hành. * Phương pháp phân tích Đây là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn tổ chức của giáo viên tiến hành tìm hiểu các dấu hiệu theo định hướng bài học từ đó rút ra bài học. Giúp học sinh tìm tòi huy động vốn kiến thức cũ của mình ra kiến thức mới. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức (về nội dung và hình thức thể hiện). * Phương pháp rèn luyện theo mẫu Là phương pháp dạy học mà giáo viên đưa ra các mẫu cụ thể, qua đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm của mẫu, cấu tạo mẫu và thực hiện theo mẫu. 8 Giúp học sinh có điểm tựa để làm bài đặc biệt là với học sinh có nhận thức còn hạn chế. Còn đối với học sinh nhận thức tốt không bắt buộc phải theo mẫu để học sinh có thể phát huy được tính tích cực chủ động. 2.1.6. Thực trạng của dạy văn miêu tả lớp 4 ở trường tiểu học .... * Thuận lợi - Đối với giáo viên : GV đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực - Đối với học sinh: + Học sinh đã có vốn từ nhất định được trang bị trên cơ sở của phân môn luyện từ và câu (mở rộng vốn từ qua các chủ điểm đã được học) cùng với vốn kinh nghiệm sống của bản thân. + Bước đầu học sinh đã được làm quen với phép so sánh, nhân hóa ở các lớp 2, 3, từ láy ở lớp 4. Đó là những tiền đề thuận lợi để viết văn miêu tả. + Một số em đã biết cách viết bài văn miêu tả, yêu thích viết văn. * Những hạn chế còn tồn tại: - Giáo viên chưa có sự đầu tư về nội dung, hình thức tổ chức học tập để thu hút học sinh trong giờ học Tập làm văn. - Các em HS khi viết văn miêu tả còn mắc một số lỗi: + Bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả. + Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả. + Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng, chưa biết miêu tả chi tiết cụ thể nổi bật. +Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt. +Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. 2.1.7. Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác. Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Khi quan sát thì các em còn hạn chế về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả. 9 - Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. - Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật cụ thể nào đó. -Trong tiết trả bài, học sinh chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ; các em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình. - Giáo viên chưa tạo được hứng thú học tập cho các em, chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập của của học sinh, chưa bồi dưỡng cho các em yêu thích viết văn. 2.2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo giải pháp 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu, văn bản có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, quan sát thực tiễn, đánh giá thực trạng tổ chức dạy học môn Tập làm văn cho HS lớp 4 hiện nay. 2.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của các nội dung được đề xuất. 2.2.3. Thời gian tạo ra giải pháp Năm học 2015-2016: Nghiên cứu lý luận, quan sát thực trạng và hệ thống những tồn tại hạn chế của GV và HS trong quá trình dạy học văn miêu tả . Năm học 2016-2017: Đề xuất và áp dụng các biện pháp vào thực tế rèn kĩ năng viết văn miêu tả lớp 4 trường tiểu học ..... Tháng 10 năm 2018. Viết báo cáo sáng kiến. 10 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Mục tiêu của đề tài Giúp giáo viên: - Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt cho đối tượng học sinh của lớp mình. - Tự tòm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong rèn học sinh viết văn miêu tả nói riêng. - Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học. 2. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học .... 2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng hứng thú viết bài văn miêu tả cho học sinh Trong dạy học TLV cần tạo được hứng thú, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào cuộc giao tiếp (nói, viết). Hứng thú học Tập làm văn của học sinh nhìn chung còn hạn chế bởi lẽ các em thấy ngại viết văn, khó diễn đạt, coi đó thật nặng nhọc, căng thẳng, ... Từ đó, các em chỉ viết bài một cách qua loa, đối phó, lúng túng. Chúng ta đã biết sản phẩm của phân môn TLV là các bài văn nói hoặc viết theo các kiểu bài do chương trình quy định. Để sản sinh các bài văn này, học sinh phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt, kĩ năng dùng từ đặt câu. Đó là các kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn. Nhiệm vụ của phân môn TLV bậc tiểu học là mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Trong đó học văn miêu tả sẽ góp phần phát triển tư duy hình tượng cho các em nhờ các biện pháp so sánh, nhân hóa ,... khi miêu tả. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần kích thích các em yêu văn và có nhu cầu viết văn. Đầu tiên, khi lập kế hoạch bài dạy, giáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung tạo tình huống khiến các em háo hức khám phá điều thú vị trong đối tượng miêu tả. 11 Cần tạo hứng thú cho các em với nhiều cách giới thiệu bài khác nhau theo từng tiết để tránh sự nhàm chán. + Lấy mục đích, yêu cầu để giới thiệu. + Tạo một cuộc hội thoại nhỏ giữa GV và học sinh về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở và tích cực. + Nêu một vấn đề có liên quan đến nội dung bài để học sinh trải nghiệm, để huy động vốn hiểu biết của các em vào việc tiếp nhận kiến thức mới. Điều quan trọng không thể thiếu trong một tiết dạy là bước củng cố bài. Thực tế cho thấy, nếu thực hiện tốt bước củng cố bài, ta sẽ từng bước rèn luyện cho học sinh phương pháp tích lũy vốn kiến thức. Củng cố kiến phải đảm bảo hai yếu tố sau: tái hiện và sáng tạo (vừa củng cố kiến thức đã học vừa có sự liên quan đến kiến thức ngày mai để khêu gợi tính tò mò, đánh động sự khám phá hứng thú học tập ở học sinh khá, giỏi). Trong một tiết học, học sinh có thể thực hiện nhiều hoạt động, có thể làm nhiều bài tập, các em khó lòng ghi hết những gì đã học. Do vậy, ta cần giúp các em tự rút ra và tự ghi nhớ một số nội dung cốt lõi của bài học cũng như ý nghĩa thực tiễn. Tôi thực hiện nhiều cách làm để tránh sự nhàm chán. Cụ thể: + Chốt theo nội dung, yêu cầu của bài học, khắc sâu kiến thức, kĩ năng mà bài học yêu cầu. + Đưa ra một số câu hỏi về ý nghĩa của bài học, học sinh suy nghĩ và liên hệ thực tế. + Tổ chức một số trò chơi học tập để bước đầu học sinh biết vận dụng, thực hành kiến thức kĩ năng vừa học. Đối với người giáo viên, khi dạy văn miêu tả còn cần trang bị cho các em những kĩ năng sống khác. Đó có thể là: cách giữ gìn đồ vật cẩn thận, cách trồng và chăm sóc cây, cách chăm sóc vật nuôi.Từ đó các em được trau dồi vốn sống, biết suy nghĩ, biết thể hiện cảm xúc. Đây chính là cách dạy các em thể hiện suy nghĩ, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết. 12 3.2. Biện pháp 2: Giúp học sinh ghi nhớ đặc điểm của văn miêu tả Có những cách hiểu khác nhau về miêu tả: Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. Theo sách học sinh lớp 4 thì miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật (về hình dáng, màu sắc, chuyển động, âm thanh,...) của cảnh, của người, của vật mà mình quan sát được để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Do vậy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc miêu tả về sự vật giúp người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về vật như nó đang tồn tại trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ ở bố cục bài văn mà còn thể hiện rõ nét, sinh động đối tượng miêu tả qua ngôn ngữ, cảm xúc người viết gửi gắm vào đó. Đó là những suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học không chỉ yêu cầu tả những đối tượng học sinh yêu mến, thích thú mà qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm tình yêu thương với những gì mình miêu tả. Trong chương trình tập làm văn lớp 4, những đối tượng miêu tả bao gồm miêu tả đồ vật, cây cối, con vật. * Đối với tả đồ vật: Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở lớp 4 là những vật học sinh thường thấy trong đời sống hàng ngày gần gũi với các em, vì vậy cũng dễ trở thành gần gũi với các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển vở, cặp sách, cái đồng hồ báo thức, … Chúng là những đồ vật vô tri, vô giác nhưng gần gũi và có ích đối với học sinh. Mỗi đồ vật đều có hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể. Học sinh miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình. Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Không chỉ vậy, mỗi đồ vật có công dụng, lợi ích nên khi miêu tả các em cần nói đến công dụng, lợi ích của đồ vật cũng như tình cảm của con người đối với nó. Đó chính là câu trả lời đẻ các em lí giải: Vì sao em chọn miêu tả đồ vật ấy mà không phải đồ vật khác? 13 Một bài văn sinh động và có hồn khi người viết làm nổi bật được tất cả những điều đó. * Đối với tả cây cối: Đối tượng của văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh học sinh. Đó có thể là một cây hoa, cây ăn quả hay cây cho bóng mát,…- những cây có ích và gần gũi với các em. Mỗi loại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi miêu tả chúng, học sinh phải làm nổi bật những đặc điểm này. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả; tả cây lấy hoa cần tả hương sắc của hoa; tả cây cho bóng mát phải làm rõ dáng cây, tán lá, … Khi miêu tả giáo viên cũng cần yêu cầu học sinh hiểu được hoàn cảnh sống của cây, cần gắn chúng với miêu tả sơ lược xung quanh như mặt trời, đám mây, chim chóc, ao hồ và cả con người. Chính vì vậy, mỗi loại cây như có cuộc sống riêng mang một lợi ích riêng trong cuộc sống của chúng ta.Khi viết học sinh cũng cần nói lên đúng lợi ích đó. * Đối với tả loài vật: Những con gà mái, gà trống, cún con, chú mèo,…là đối tượng của văn miêu tả loài vật. Mỗi con vật đều có đặc điểm về hình dáng, đặc tính giống nòi riêng. Khi miêu tả, cần miêu tả cái chung đến những nét tiêu biểu như màu sắc, vóc dáng, tính nết. Những con vật miêu tả chắc chắn là những con vật gần gũi thân thiết và có nhiều lợi ích nên bài văn phải thể hiện được sự chăm sóc, tình cảm yêu mến của học sinh đối với chúng. Như vậy khi miêu tả đồ vật, cây cối hay con vật cần làm nổi bật những nét tiêu biểu về hình dáng, hoạt động, lợi ích, thể hiện tình cảm của người viết vào đó. Ví dụ: Khi tả chiếc áo em đang mặc em cần tả bao quát đến tả từng bộ phận nổi bật ở phần thân bài: + Tả bao quát chiếc áo( dáng, kiểu, rộng, hẹp, vải, màu...) + Tả từng bộ phận nổi bật ( thân áo, cổ áo, tay áo, khuy áo, nẹp...) Kết bài: Tình cảm của em với chiếc áo: gợi nhớ tình thương yêu của bố mẹ, nhắc nhở em học tập tốt, giữu gìn chiếc áo luôn sạch sẽ. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan