Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số giải pháp cho trẻ 5 6 tuổi tuổi làm quen với môi trường tự nhiên...

Tài liệu Skkn một số giải pháp cho trẻ 5 6 tuổi tuổi làm quen với môi trường tự nhiên

.DOCX
12
100
100

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Quy - Ngày tháng năm sinh: 2/5/1982, Giới tính: Nữ - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Quất Lưu - Chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100 % b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Quy c) Tên sáng kiến; “ Một số giải pháp cho trẻ 5-6 tuổi tuổi làm quen với môi trường tự nhiên” - Lĩnh vực áp dụng: Khối lớp mẫu giáo 5-6 tuổi - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: - Bộ môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nói chung và cho trẻ làm quen với môi trường tự nhiên nói riêng trong trường mầm non là một hoạt động vô cùng quan trọng trẻ chỉ có thể thích nghi được với cuộc sống, nhờ được tiếp xúc với thế giới xung quanh để hiểu đặc điểm bản chất của sự vật hiện tượng và hành động đúng, nhận thức đúng về MTXQ là tiền đề của mọi nhận thức. - Môi trường tự nhiên vô cùng hấp dẫn với trẻ nhỏ, có thể chơi, chạy dưới nắng trưa để đuổi bướm, hái hoa, hay ngồi ngắm những đám mây trên bầu trời, ngồi nhìn mưa rơi, lúc đó trong đầu trẻ có biết bao sự tò mò muốn tìm hiểu muốn khám phá, muốn được giải đáp, muốn được thực hành để thỏa mãn nhu cầu đó giáo viên cần tổ chức cho trẻ nhiều hoạt động phong phú và cho trẻ tiếp xúc với Môi trường tự nhiên, quá trình đó cô cần sử dụng phối hợp, hợp lý các phương pháp, các biện pháp giáo dục để tạo ra hiệu quả giáo dục giúp củng cố mở rộng hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, kích thích tính ham hiểu biết, tò mò, khám phá của trẻ. Qua đó giáo dục thẩm mỹ và đạo đức cho trẻ góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách cho trẻ trong lứa tuổi mầm non. - Dạy trẻ với môi trường tự nhiên là một nội dung quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với MTXQ góp phần thực hiện nhiệm vụ của làm quen với MTXQ là rèn luyện các quá trình tâm lý củng cố mở rộng hiểu biết của trẻ về MTXQ kích thích và phát triển tính ham hiểu biết của trẻ giáo dục đặc điểm thẩm mĩ cho trẻ để tổ chức nội dung này cần: - Giáo viên cần nắm vững mục tiêu nội dung phương pháp hình thức cho trẻ làm quen với môi trường tự nhiên. - Có kiến thức cơ sở về môi trường tự nhiên Rèn khả năng tri giác các sự vật và hiện tượng một cách nhanh nhạy nhất. - Củng cố biểu tượng cũ, hình thành biểu tượng mới đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Kích thích và rèn luyện tính thích khám phá, tìm tòi ham hiểu biết và các thao tác trí tuệ. - Nắm vững đặc điểm tâm lý của độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi để lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp. - Quá trình tổ chức cần tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tự nhiên, không gò bó, ép buộc, tạo không khí ấm cúng gần gũi giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ giúp trẻ mạnh dạn tự tin, hứng thú tham gia hoạt động. - Kích thích và sự hứng thú của trẻ để trẻ tự trải nghiệm dưới sự dẫn dát của cô tránh tình trạng cô làm hộ trẻ . bởi nếu cô làm hộ trẻ trẻ sẽ thụ động không chịu vận động và phát huy khả năng của trẻ trong hoạt động. - Cô luôn quan tâm gần gũi yêu thương trẻ để trẻ có cảm giác mạnh dạn tự tin như trẻ đang ở nhà, nhất là với trẻ nhút nhát cô luôn tạo cơ hội cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động để tạo tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. - Cô có kiến thức về môi trường xung quanh và giáo dục trẻ biết về một số hiện tượng tự nhiên, thiên nhiên và tầm quan trọng của thiên nhiên đối với con người, từ đó trẻ có ý thức bảo vệ để môi trường tự nhiên xung quanh trẻ có một không khí trong sạch, để thể hiện được điều đó giáo viên hướng trẻ vào việc giáo dục trẻ biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ rừng. - Đối với trẻ em đặc biệt là trẻ em trong lứa tuổi mầm non thiên nhiên là một trong những đối tượng và phương tiện quan trọng để phát triển toàn bộ nhân cách của trẻ. Thiên nhiên làm cho trẻ em thích thú chú ý quan tâm đến xung quanh hơn và làm phát triển năng lực quan sát của trẻ, trí thông minh và vốn sống thực tiến của trẻ em chính vì vậy mà người lớn chúng ta phải luôn có ý thức và giáo dục trẻ biết cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, không khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên. - Môi trường tự nhiên là môi trường bao gốm có động vật, thực vật và thiên nhiên vô sinh, trong đó động vật , thực vật và ngoại cảnh có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nhưng vẫn mang tính độc lập khí hậu, thiên nhiên xung quanh rất gần gũi và gắn bó với con người thiên nhiên đã tạo cho con người sự sống nhờ có thực vật mới tạo lớp khí quyển bao quanh trái đất nuôi dưỡng sự sống con người, ban ngày cây cối hấp thục chất cacbonic và thải ra chất oxy cho con người hít thở nhất là vào ban đêm . - Thực vật đã tạo nên sự sự ổn định khí hậu trên trái đất làm cho đất đai màu mỡ là nguồn thức ăn động vật, con người, thực vật là nguồn thức ăn nuôi sống con người, là nguồn dược liệu để chữa bệnh, tô điểm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, làm cho không khí trong lành, nước, ánh sáng mặt trời làm cho con người sảng khoái, phấn chấn. Nhiều loại động vật còn giúp con người lao động và sản xuất, có nhiều loại động vật quý làm nguyên liệu cho y học, có động vật làm cho cuộc sống thêm sinh động hơn. -Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Với những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài "Một số giải pháp cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với môi trường tự nhiên". Đặc biệt tôi thực nghiệm đề tài này thông qua hoạt động về thế giới thực vật, trong thế giới thực vật có các loại hoa, quả, một số loại cây, cây lương thực. Để nghiên cứu xây dựng đề tài này tôi củng cố lại những kiến thức được học trong bộ môn môi trường xung quanh nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng mà tôi được học trong chuyên ngành sư phạm mầm non. Bên cạnh đó học tập qua đồng nghiệp qua sách báo, qua mạng thông tin, đặc biệt học tập từ những phụ huynh của lớp mình... *Giải pháp1: Tìm kiếm phát hiện: - Ở giải pháp này tôi đã tổ chức cho trẻ hoạt động thực tiễn để tìm tòi và khám phá những điều mới lạ về các sự vật hiện tượng của tự nhiên. - Khi tiến hành giải pháp này cần phải qua các bước sau: Ví dụ: Tôi cho trẻ làm thí nghiệm và gieo hạt về “ Quá trình phát triển của cây, từ hạt ”. ( Trẻ 5-6 tuổi) Bước 1: Xác định mục đích và yêu cầu. - Trẻ được quan sát và có biểu tượng về quá trình phát triển từ hạt trở thành cây (Hạt gieo xuống đất- đến hạt nảy mầm –hạt lớn lên thành cây con – cây trưởng thành- cây ra hoa kết quả- thu hoạch- gieo hạt.) - Trẻ nhận biết được đặc điểm từng giai đoạn phát triển của cây từ hạt. - Trẻ biết được các điều kiện sống của một số loại cây. Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây cối Bước 2: Tổ chức cho trẻ hoạt động trong thực tiễn nhằm thực hiện mục đích và yêu cầu. Ở bước này tôi đã cho trẻ làm thí nghiệm ngâm hạt đậu và chờ đợi hạt đậu nứt nẻ và cho trẻ tập làm đất chờ đợi một điều mới lạ đó là gieo hạt đất và lại bắt đầu chờ đợi trong những ngày tiếp theo. Mỗi ngày tiếp theo tôi thấy trẻ luôn có một mong muốn chờ đợi để được tham quan nơi trẻ đã cùng cô gieo trồng những hạt đậu, tôi thấy trẻ thường háo hức chờ đón, trẻ luôn hỏi cô, con thưa cô khi nào hạt đậu cô con mình gieo nó sẽ lên cây ạ? Hay những câu hỏi con thưa cô hạt đậu sẽ lên như thế nào? Vì sao hạt đậu lại lên cây được? Khi nào cô mới cho chúng con xem hạt đậu vừa gieo? Để kích thích tính tò mò đó của trẻ tôi đã kết hợp với phụ huynh hướng cho phụ huynh hãy đưa những câu hỏi nhằm cho trẻ suy nghĩ ở nhà và cho trẻ tự đặt ra câu hỏi cho mỗi tình huống tôi cũng thường xuyên cho trẻ tham gia quan sát những chậu đỗ mà cô trò đã gieo ở trong chậu để trẻ tự tìm câu trả lời bằng cách là sau mỗi giờ hoạt động giờ hoạt động ngoài trời tôi lại cho trẻ ra quan sát khu đất mà tôi cùng trẻ đã gieo hạt… cứ như vậy cho tới khi hạt nảy mầm lên khỏi mặt đất rồi lến lên thành cây con và cây trưởng thành và ra hoa và cho quả. v Bước 3: Tổ chức cho trẻ đàm thoại nhằm củng cố nội dung hoạt động và mở rộng sự hiểu biết. Ở bước này tôi củng cố cho trẻ bằng những câu đố để trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ đã làm gì để cây có quả như hôm nay? + Muốn có cây có quả như hôm nay các con đã làm gì? + Vậy muốn có cây trưởng thành ra hoa và kết quả cho chúng ta ăn thì cây trải qua bao nhiêu giai đoạn? + Và đó là những giai đoạn nào? + Trải qua các giai đoạn đó cây đã cần những điều kiện sống nào? ( Cô để trẻ tự trả lời theo ý hiểu của trẻ và trẻ đã trả lời được cây đã trải qua các giai đoạn đó là ủ hạt và gieo hạt xuống đất sau đó chờ đợi hạt lên khỏi mặt đất và ra hai lá mầm, được tưới nước và dưới ánh sáng, không khí, đất ẩm hạt lên nhanh trở thành cây non sau đó đến cây trưởng thành và cuối cùng là cho hoa và quả rồi lại hạt) * Giải pháp thứ 2: Dùng trực quan: - Khi dùng giải pháp này tôi đã cho trẻ nhận biết sự vật hiện tượng xung quanh Là giải pháp huy động các giác quan của trẻ tham gia vào quá trình nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên bền vững và chính xác trực quan thay thế như đồ chơi tranh ảnh,mô hình, màn hình, máy chiếu và nhiều hình thức khác.. - Đây là giải pháp quan trọng nhất trong quá trình hình thành phát triển của cây. Tôi cho trẻ được tự mình cầm hạt để ngâm và gieo hạt xuống đất…..để trẻ tự phát hiện ra những điều mới lạ về hạt. - Trong quá trình tổ chức cho trẻ quan sát có thể sử dụng một trong các tài liệu trực quan sau đây: Sử dụng vật thật : Ở khâu chuẩn bị tôi đã chuẩn bị hạt đậu 30 hạt và 2 khay cùng với đất . Sau đó cho trẻ cùng thực hiện với cô ngâm hạt vào nước 3 đến 4 tiếng sau đó ủ hạt vào miếng vải 1 ngày nơi ấm sau đó là khoảng thời gian chờ đợi để hạt nứt ra. Khi hạt nứt ra cô cùng trẻ gieo vào khay đất cô đã chuẩn bị. Một khay cô cho trẻ tưới nước hàng ngày và đặt nơi có ánh sáng, còn một khay không tưới nước và để nơi có bóng tối. Hàng ngày sau giờ hoạt động ngoài trời cô cùng trẻ quan sát 2 khay đất và sau 4-5 ngày khay đất được đặt nơi có ánh sáng và được tưới nước sẽ này mầm, còn khay không có ánh sáng và không tưới nước hạt vẫn giữ nguyên không nảy mầm...lúc này cô cho trẻ đưa ra nhận xét về 2 khay gieo hạt trên. ( Trẻ quan sát hứng thú với cây đỗ) - Cô đưa ra kết luận hạt nảy mầm phát triển thành cây là do được tưới nước và dưới ánh sáng, không khí nên hạt được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nên hạt nảy mầm và lớn lên theo thời gian được chăm bón.... - Ngoài ra tôi cho trẻ xem băng hình về quá trình phát triển của cây có lời nói để thâu tóm lại qua trình mà cây phát triển. bên trong video đó có âm thanh có hình ảnh để tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động. *Giải pháp thứ 3 : Sử dụng lời nói: - Là dùng lời nói để truyền đạt tiếp nhận chế biến và lưu trữ thông tin, ở đây nguồn thông tin tri giác đem đến cho trẻ là thông qua lời nói. - Khi sử dụng lời nói trải qua các hình thức sau: + Đàm thoại + Trò chuyện + Giải thích a, Đàm thoại: Trước khi đàm thoại tôi đã lên kế hoạch, xác định mục đích , phương pháp cụ thể để giải đáp những thắc mắc của trẻ về quá trình phát triển của cây từ hạt. và những câu hỏi đó mang tính logich , và hứng thú để kích thích trẻ, đưa câu hỏi mang tính tư duy từ dễ đến khó , từ câu hỏi ngắn đến câu hỏi dài, và câu hỏi mang tính tư duy để phát huy tính tích cực của trẻ. Khi trẻ quan sát hàng ngày tôi luôn đàm thoại cùng trẻ trong quá trình trẻ quan sát. tư duy ghi nhớ phát triển ngôn ngữ. Ví dụ: Quá trình phát triển của cây từ hạt: - Cây phát triển trải qua mấy giai đoạn? - Đó là những giai đoạn nào? - Trong những giai đoạn đó con phải làm gì cho cây? (Dạy trẻ mẫu câu: hạt -> Nảy mầm -> Cây non -> Cây trưởng thành -> Cây ra hoa kết quả. ) ( Cây trưởng thành ra hoa kết quả) b, Trò chuyện: - Tôi đã sử dụng ở mọi lúc mọi nơi, trò chuyện giữa cô và trẻ để củng cố và mở rộng hiểu biết và tích lũy tri thức cho trẻ trong quá trình hoạt động. Ví dụ: Ai đã trồng cây? Để có cây có quả chín thì các bác nông dân đã phải làm gì? Và các bác đã làm ntn? Cây cần những điều kiện gì để sống? Nếu cây không có những điều kiện đó cây có sống được không? C, Giải thích: - Tôi đã dùng lời ngắn gọn xúc tích để giảng giải cho trẻ hiểu sâu sắc hơn về đối tượng. Ví dụ: Tôi giải thích cho trẻ hiểu cây đậu tương sống được và phát triển là nhờ đất, nước , không khí, ánh sáng.. và sự chăm bón của con người. *Giải pháp 4: Trò chơi: Giải pháp này nhằm củng cố , ôn luyện bằng bài học giúp trẻ khắc sâu và ghi nhớ, là tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi một cách có mục đích và có kế hoạch, nhằm phục vụ cho trẻ làm quen với MTXQ. Các trò chơi có tác dụng củng cố tri thức, mở rộng sự hiểu biết và rèn luyện một số kỹ năng, thói quen cần thiết cho trẻ. - Sử dụng các nhóm trò chơi: + Trò chơi học tập: Tìm lá cho cây, cây cần gì để sống, ai nhanh hơn, xếp theo thứ tự, hãy kể nhanh + Trò chơi sáng tạo: gieo hạt…sử dụng trong thời gian đầu hay cuối tiết học. + Trò chơi vận động: Chuyển quả về kho, nhảy qua suối nhỏ - Khi sử dụng các trò chơi tôi tìm hiểu và nắm chắc mục đích,nội dung và cách chơi của các trò chơi để có thể lựa chọn và sử dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức cho trẻ làm quen với môi trường tự nhiên. * Giải pháp 5: Trải nghiệm thực tiễn: Là giải pháp cho trẻ trực tiếp trải nghiệm trong cuộc sống. Nếu như tôi dạy trẻ trên máy tính hoặc tranh ảnh thì trẻ sẽ hiểu theo cách thụ động nên kết quả giáo dục sẽ không cao. Nhưng bằng cách tôi cho trẻ tham gia hoạt động thực tiễn và cùng thực hiện theo các bước Ủ hạt, làm đất chờ đợi hạt nảy mầm, gieo hạt xuống đất, tưới nước và chăm sóc theo dõi quá trình phát triển của cây từ hạt sau mỗi lần quan sát cô đưa ra câu hỏi để trẻ trải nghiệm và tự đưa ra câu trả lời...cuối cùng thì trẻ nhận biết được điều gì đã xảy ra từ hạt với thực nghiệm này thì hiệu quả về kiến thức với trẻ cao hơn rất nhiều. b. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Tôi tiến hành thực nghiệm và áp dụng sáng kiến đối với bản thân và đối với trẻ 5-6 tuổi A trường Mầm non Quất lưu - Huyện Bình Xuyên- Tỉnh Vĩnh Phúc. Áp dụng từ ngày 1/8/2018 đến ngày 15/12/2018. Sau khi áp dụng sáng kiến vào lớp 5-6 tuổi A có những kết quả đáng kể và đã thu hút được rất nhiều phụ huynh trong lớp tham gia các hoạt động, đặc biệt các khối lớp khác trong trường cũng cùng nhau thực hiện và đem lại kết quả cao đó chính là sự húng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động. vì vậy với đề tài“ Một số giải pháp cho trẻ 5-6 tuổi tuổi làm quen với môi trường tự nhiên” Có thể áp dụng vào thực tiễn tại các trường mầm non c. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng những biện pháp trên vào thực tế: Sau khi đã áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy : + Mang lại lợi ích kinh tế: Ngày nay con người sống trong thế giới của công nghệ thông tin, thế hệ 4.0 ra đời và ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới và với xu thế này thì bản thân tôi người giáo viên mầm non dã tự trang bị cho mình máy tính xách tay, mạng 3G chúng tôi cũng đã cố gắng để bắt nhịp với xu thế của thời đại. Nên trước kia chưa biết ứng dụng công nghệ thông tin thì bản thân tôi phải đi in những bức tranh to phục vụ cho các tiết học rất tốn kém tiền bạc, còn ngày nay với trình độ chuyên môn đã được học các lớp về tin học hơn nữa nêu cao tinh thần học hỏi và sáng tạo, nhiệt tình,yêu nghề mến trẻ có khả năng sử dụng giáo án điện tử tôi đã biết sử dụng kiến thức được học về công nghệ thông tin làm những bài Power Point để dạy trẻ, khi trẻ được quan sát trên màn hình cô thiết kế sinh động trẻ rất hứng thứ, còn với những tiết học mang tính thí nghiệm thực nghiệm tôi đã kết hợp với phụ huynh tạo điều kiện tham gia cùng với cô và các con trải nghiệm như thực hiện quá trình phát triển ủa cây, hoa, củ , quả phụ huynh ủng hộ nhằm tạo kích thích tính khám phá của trẻ một cách chân thật nhất .và trẻ cùng được phụ huynh cho làm thí nghiệm cùng gia đình quan sát và thực nghiệm với nhau,những gia đình có vườn rau nhỏ.... cây rau đỗ của nhà trường sẽ tiếp kiệm được kinh phí hoặc sử dụng các hình ảnh và trình chiếu trên Power Point nhất là trình chiếu những đoạn vi deo về quá trình phát triển của cây từ hạt và nó thực sự đem lại hiệu quả, trẻ rất hứng thú, lắng nghe và tập trung chú ý. Đối với những đồ chơi thực hiện các góc chơi tôi đã sử dụng các nguyên vật liệu như hộp sữa bỏ đi kết hợp với chút keo nến và xốp nỉ tôi tạo thành những cây rau cho trẻ chơi, những phế liệu như chai lọ tôi làm những cái xoong, cái cốc, cái bếp.... cho trẻ thực hành trải nghiệm. Mà vẫn đảm bảo tính giáo dục và thẩm mĩ cho mỗi hoạt động. + Mang lại lợi ích xã hội: Bộ môn khám pha khoa học hay còn gọi là làm quen môi trường xung quanh có tầm quan trọng to lớn trong qua trình giáo dục trẻ tai trường mầm non, đặc biệt với trẻ 5-6 tuổi. Lứa tuổi này khi khám phá thế giới xung quanh trẻ thì trẻ được mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ, trẻ nhận biết và phân biệt các âm đúng, chuẩn, ngôn ngữ của trẻ phát triển, và trẻ tự tin diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc. Ngoài ra trẻ được khắc sâu và ghi nhớ theo trình tự từng quá trình phát triển và hình thành những biểu tượng, tuy duy và óc sáng tạo của trẻ. Từ những giải pháp này tôi đã nhân rộng và kết hợp cũng với chuyên môn nhà trường tổ chức thành chuyên đề để được đánh giá, nhận xét và đưa ra những cái mới nhằm bổ xung hoàn thiện đề tài của mình. Từ đó được nhân rộng và vận dụng vào thự tế của nhóm lớp để chất lượng dạy và học được đi lên, đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục mầm non đặc biệt là bộ môn khám phá Môi trường xung quanh. * Các thông tin cần được bảo mật: không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến; * Cơ sở vật chất: Bản thân tôi đã tham mưu với nhà trường ngay từ đầu năm để cố gắng đầu tư cơ sở vật chất thực hiện đề tài, đồng thời tôi cũng đã đưa ra kế hoạch phối hợp với phụ huynh tham gia khi cần thiết qua buổi họp phụ huynh đầu năm của nhà trường. Nhằm kết hợp giữa nhà trường, gia đình, cô và trẻ để thực hiện đề tài một cách kha học và đầy đủ với các phương tiện áp dụng từng đề tài. Từ đó trẻ được trải nghiệm một cách tích cực và hứng thú với môn học. * Về phía giáo viên: - Có thêm kiến thức và nảy sinh những yếu tố xây dựng những hoạt động thí nghiệm và hoạt động cho trẻ làm thí nghiệm cùng cô mới và hấp dẫn,thu hút lôi cuốn trẻ tham gia bộ môn tích cực hơn. - Đây sẽ là mốc là công cụ để đánh giá một số chỉ số trong bộ chuẩn trẻ 5 tuổi. - Qua quá trình thực nghiệm cô tìm kiếm và phát hiện ra khả năng nổi trội của trẻ trong lớp để đào tạo cho trẻ học tập tốt, và cũng phát hiện ra những trẻ còn chưa tự tin trở nên mạnh dạn và tự tin hơn. *Về phía trẻ: - Trẻ có kiến thức kĩ năng bền vững trong bài học cũng như trong các hoạt động môi trường tự nhiên. - Trẻ được trực tiếp tham gia trải nghiệm và mang lại nhiều kiến thức mới lạ. - Trẻ được phỏng đoán và xem xét quan sát và khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh bằng các giác quan. - Trẻ được kích thích tí tò mò luôn tìm hiểu và giải thích và giải thích về các sự việc hiện tượng xung quanh từ đó hình thành óc suy luận,mkhar năng phán đoán,tư duy, chính qua các hoạt động thực nghiệm đó sẽ nuôi dưỡng ước mơ về nghiên cứu khoa học từ giai đoạn này của trẻ. *Về phía phụ huynh: - Sau khi lên ý tưởng cho hoạt động tôi đã vận động phụ huynh tham gia trải nghiệm hoạt động bởi chính gia đình là nơi để trẻ được tìm hiểu và tiếp cận về môi trường xung quanh một cách tích cực. - Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những nội dung cần truyền đạt về các chủ đề chủ điểm, thông qua bảng tin tuyên truyền tại cửa lớp, thông qua giờ đón trả trẻ. - Qua hoạt động thực nghiệm này phụ huynh thấy được khả năng của con em mình và có kế hoạch bồi dưỡng và tin tưởng con mình và tin vào trẻ có thể làm được nhiều điều khác mà phụ huynh chưa biết. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): - Có khả năng áp dụng đối với trẻ độ tuổi 5-6 tuổi tại các trường mầm non. - Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Quất lưu, ngày 30 / 12 / 2018 ( kí tên) Nguyễn Thị Quy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan