Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở bảo hiểm xã hội huyện cao lộc...

Tài liệu Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở bảo hiểm xã hội huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn

.PDF
57
354
77

Mô tả:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU THUẬT NGỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 PHẦN I: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở CƠ QUAN BHXH HUYỆN CAO LỘC ............................................................. 3 1.1. Đặc điểm tình hình của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc .......................... 3 1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc.......................................................................................................... 3 1.1.1.1. Đặc điểm huyện Cao Lộc................................................................... 3 1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Cao Lộc .................... 3 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc.......................................................................................................... 4 1.1.2.1. Chức năng của BHXH huyện Cao Lộc. ............................................. 4 1.1.2.2. Nhiệm vụ của BHXH huyện Cao Lộc. ............................................... 5 1.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc. ....................... 6 1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện Cao Lộc.......................................................................................................... 8 1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Cao Lộc. ............................. 8 1.2. Những thuận lợi, khó khăn. ..................................................................... 8 1.2.1. Những thuận lợi.................................................................................... 8 1. 2.2. Những khó khăn. ................................................................................. 9 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC 10 2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật........... 10 2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc. ..................................................... 10 2.3. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. ...................................................... 11 2.4. Tình hình thu, nộp BHXH. .................................................................... 11 2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động. ...................................................................................................... 12 2.6. Công tác chi trả các chế độ cho người lao động. .................................... 12 2.7. Công tác quản lý tài chính quỹ BHXH. ................................................. 14 SV: Lộc Thị Thuý Linh Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung 2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH..................... 15 2.9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH................................................... 15 2.10. Công tác tổ chức, quản lý hành chính và tuyên truyền ......................... 15 2.11. Công tác giám định y tế. ...................................................................... 16 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 17 3.1. Nhận xét ................................................................................................ 17 3.1.1. Những mặt đạt được. .......................................................................... 17 3.1.2. Những hạn chế.................................................................................... 17 3.2. Kiến nghị ............................................................................................... 18 PHẦ N II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁ C THU BHXH Ở HUYÊ ̣N CAO LỘC – TỈ NH LẠN G SƠN. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU BHXH ................................................................................................ 19 1.1. Một số vấn đề cơ bản về BHXH. ........................................................... 19 1.1.1. Khái niệm về BHXH. ......................................................................... 19 1.1.2.1. Bản chất xã hội của BHXH.............................................................. 19 1.1.2.2. Bản chất kinh tế của BHXH............................................................. 20 1.1.2.3. Bản chất chính trị, pháp lý. .............................................................. 20 1.1.3 Sự cần thiết khách quan của BHXH..................................................... 21 1.2. Một số lý luận cơ bản về thu BHXH...................................................... 21 1.2.1. khái niệm về thu BHXH. .................................................................... 21 1.2.2. Vai trò công tác thu BHXH. ............................................................... 22 1.2.3. Nội dung công tác thu BHXH............................................................. 23 1.2.3.1. Đối tượng, căn cứ, phương thức thu BHXH..................................... 23 1.2.3.2. Quy trình thu BHXH. ...................................................................... 27 1.2.3.3. Tổ chức thu BHXH.......................................................................... 27 1.2.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH. ........................ 29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN ................................................................ 31 2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Cao Lộc. ............................................... 31 2.2. Thực trạng công tác thu BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc. .................... 31 2.2.1. Đối tượng thu. .................................................................................... 31 2.2.1.1. Người lao động. ............................................................................... 31 SV: Lộc Thị Thuý Linh Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung 2.2.1.2. Người sử dụng lao động................................................................... 33 2.2.2. Phương thức và mức đóng BHXH ,BHYT.......................................... 35 2.2.2.1. Phương thức đóng BHXH, BHYT. .................................................. 35 2.2.2.2. Mức đóng BHXH, BHYT. ............................................................... 36 2.2.3. Quy trình thu. ..................................................................................... 37 2.2.4. Quản lý tổ chức thu ............................................................................ 39 2.2.4.1. Phân cấp thu .................................................................................... 39 2.2.4.2. Quản lý tiền thu ............................................................................... 39 2.2.4.3. Thông tin, báo cáo ........................................................................... 39 2.2.4.4. Kết quả thu ...................................................................................... 40 2.2.5. Thực trạng công tác lập và giao kế hoạch thu hàng năm. .................... 42 2.3. Đánh giá chung...................................................................................... 42 2.3.1. Những mặt đạt được của BHXH huyện Cao Lộc. ............................... 42 2.3.2. Những ha ̣n chế cầ n khắ c phu ̣c. ........................................................... 43 2.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 44 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LÀM TĂNG NGUỒN THU BHCH HUYỆN CAO LỘC ............................................... 45 3.1. Một số giải pháp nhằm tăng nguồn thu BHXH huyện Cao Lộc ............. 45 3.1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. ...................................... 45 3.1.2. Tổ chức thực hiện ............................................................................... 45 3.1.3. Tăng cường phối hợp với các ngành trong quá trình thực hiện. ... 46 3.1.4. Xây dựng nguồn nhân lực. .................................................................. 46 3.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác thu BHXH .................................................................................................... 47 3.1.6. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. ................................... 48 3.2. Một số kiến nghị .................................................................................... 48 3.2.1. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về BHXH ................................ 48 3.2.2. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính. ............................................... 49 3.2.3. Công nghệ thông tin. .......................................................................... 49 KẾT LUẬN ................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 51 SV: Lộc Thị Thuý Linh Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ Đồ: sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc ........................... 6 Bảng 1.1: Số lao động tham gia BHXHBB (2007 - 2009). ......................... 10 Bảng 1.2: Tình hình thu, nộp BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc năm (2007 – 2009) .......................................................................................................... 11 Bảng 1.3: Tình hình chi trả chế độ BHXHBB của BHXH huyện Cao Lộc năm 2009 ................................................................................................... 13 Bảng 1.4: Tình hình KCB ở BHXH huyện Cao Lộc năm 2009................... 16 Bảng 2.1. Số lao độ ng tham gia BHXH ở huyện cao lộc (2007 – 2009 ) ..... 32 Bảng 2.2: Số đơn vị tham gia BHXH , BHY T bắt b uộc ở BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009) ...................................................................................... 34 Bảng 2.3: Căn cứ thu BHXH, BHYT bắt buộc tại BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009) ............................................................................................. 37 Bảng 2.4: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc(2007 – 2009). ...................................................................................... 40 Bảng 2.5: Kết quả thu BHXH , BHYT bắt b uộc ở BHXH huyện Cao Lộc (2007 – 2009). ............................................................................................ 41 Bảng 2.6: Tình hình nợ đọng BHXH ở huyện Cao Lộc (2007 – 2009). ...... 42 SV: Lộc Thị Thuý Linh Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHXHBB: Bảo hiểm xã hội bắt buộc BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm tự nguyện CNVC: Công nhân viên chức CCVC: Công chức viên chức DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước HCSN: Hành chính sự nghiệp KCB: Khám chữa bệnh NSNN: Ngân sách Nhà nước TE: Trẻ em TBH: Thu bảo hiểm TNLĐ – BNN: Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động SV: Lộc Thị Thuý Linh Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung LỜI MỞ ĐẦU Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng được các nước chú trọng và phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình và pháp luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Đối với nước ta BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, nhằm mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, chết, gặp rủi ro và các khó khăn khác. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng và phát triển xã hội một cách bền vững. Với phương châm: “Học đi đôi với hành”, trường Đại học Lao động – Xã hội nhận thức thấy thực tập tốt nghiệp là khâu quan trọng của quá trình đào tạo, giúp sinh viên tiếp cận và liên hệ giữa kiến thức lý luận đã học ở trường với thực tiễn sinh động, đa dạng, phong phú. Vì vậy, trước khi tốt nghiệp với thời gian 12 tuần, Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh có thể làm quen với công việc, vận dụng những gì đã được học vào thực hành, đồng thời mở rộng tầm nhìn, hiểu biết thực tế. Như chúng ta đã thấy, thu BHXH có vai trò quan trọng đặc biệt, không những có vai trò to lớn trong việc cân đối quỹ, thu BHXH còn đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Đặc biệt là sự tồn tại và phát triển của BHXH vận động theo cơ chế thị trường, không có sự bao cấp của ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực BHXH. Nhận biết được tầm quan trọng của công tác thu Bảo hiểm xã hội nên trong quá trình tìm hiểu và thực tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Cao Lộc, với sự hướng dẫn của cô Đỗ Thùy Dung là giảng viên Khoa Bảo hiểm trực tiếp hướng dẫn, cùng các bác và cô chú ở cơ quan BHXH huyện Cao Lộc giúp đỡ, em chọn cho mình chuyên đề “Thực trạng công tác thu BHXHBB ở BHXH Huyện Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn”. Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp được chia làm hai phần chı́nh : Phần I: Tình hình thực hiện BHXH ở huyện Cao Lộc. Bao gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát đặc điểm, tình hình chung ở cơ quan BHXH huyện Cao Lộc. SV: Lộc Thị Thuý Linh 1 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung Chương 2. Tình hình thực hiện BHXH ở huyện Cao Lộc. Chương 3. Nhận xét và kiến nghị. Phần II: Thực trạng công tác thu BHXH ở huyện Cao Lộc một số kiến nghị và giải pháp. Bao gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung. Chương 2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Cao Lộc Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị làm tăng nguồn thu BHXH huyện Cao Lộc. Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành chuyên đề, do thời gian và nhận thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong thầy cô giúp đỡ, sửa sai giúp em hoàn thành tốt bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Lộc Thị Thuý Linh 2 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung PHẦN I: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC – TỈNH LẠNG SƠN CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG Ở CƠ QUAN BHXH HUYỆN CAO LỘC 1.1. Đặc điểm tình hình của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc 1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan BHXH huyện Cao Lộc 1.1.1.1. Đặc điểm huyện Cao Lộc Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, với diện tích tự nhiên khoảng 644,61 km2. Có 21 xã, 2 thị trấn, trong đó có 5 xã và 1 thị trấn có đường biên giới với Trung Quốc với chiều dài 83 km. Dân số khoảng 73783 người với 06 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Mán sinh sống đoàn kết, hòa thuận. Huyện có 7 xã đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế, dân cư sống không tập trung, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Có những xã cách xa trung tâm thị trấn 45 km giao thông đi lại khó khăn. 1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Cao Lộc Sự ra đời của BHXH Việt Nam là cơ sở để hình thành và phát triển hệ thống BHXH các địa phương. Do đó BHXH Tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 101/QĐ-TCCB ngày 04/8/1995 của Tổng Giám đốc Việt Nam trên cơ sở thống nhất 2 bộ phận BHXH của Sở Lao độngThương binh- Xã hội và Liên đoàn lao động Tỉnh Lạng Sơn. Từ tháng 01/2003 thực hiện Quyết định số 20/TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Lạng Sơn và BHYT tỉnh Lạng Sơn chính thức trở thành một tổ chức thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam. Do sự thay đổi chính sách nhà nước BHXH huyện Cao Lộc được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-TCCB ngày 04/8/1995 của Tổng Giám độc Việt Nam. BHXH huyện Cao Lộc trực thuộc BHXH tỉnh Lạng Sơn, là đơn vị sự nghiệp có chức năng triển khai thực hiện Luật BHXH trên phạm vi lãnh thổ huyện Cao Lộc. BHXH huyện Cao Lộc được thành lập trên cơ sở thực hiện chế độ theo Luật BHXH. Là đơn vị cấp 3, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH Tỉnh, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt quản lý Nhà nước của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân huyện Cao Lộc. SV: Lộc Thị Thuý Linh 3 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung BHXH huyện Cao Lộc từng bước mở rộng và tăng nhanh đối tượng tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT ở mọi thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong năm 2009 đã có 5076 lao động tham gia BHXH bắt buộc. Tổ chức thu BHXH, BHYT đảm bảo chi trả các chế độ kịp thời, đúng chế độ, đúng đối tượng. Quản lý chặt chẽ và sử dụng quỹ có hiệu quả, đảm bảo bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT. Riêng số thu của đối tượng BHXHBB trong năm 2009 là hơn 17 tỷ. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý chuyên trách của nghành. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trình độ chính trị, ý thức trách nhiệm phục vụ đối tượng của đội ngũ cán bộ công chức. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa phương tiện làm việc đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng. Từ khi BHXH huyện Cao Lộc thành lập, BHXH huyện Cao Lộc đã quản lý thu 33 đơn vị với 612 lao động (năm 1996). Sau 15 năm thành lập thì BHXH huyện quản lý thu 193 đơn vị tăng gấp 5.8 lần, với 5076 lao động tăng gấp 8.29 lần. Phần đa các đơn vị sử dụng lao động phân tán, không tập trung, ảnh hưởng đến việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thu BHXH. Hàng năm cơ quan đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự ổn định kinh tế, chính trị trên địa bàn huyện. Bên cạnh công tác chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo cơ quan cũng rất quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức. Ngược lại, anh chị em nhân viên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngừng học hỏi và sáng tạo trong công việc nhằm xây dựng đơn vị trở thành một tập thể vững mạnh. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc. 1.1.2.1. Chức năng của BHXH huyện Cao Lộc. Cơ quan BHXH huyện Cao Lộc là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Lạng Sơn, đặt tại huyện Cao Lộc, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam. Có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện, chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân huyện Cao Lộc. SV: Lộc Thị Thuý Linh 4 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung BHXH huyện Cao Lộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. BHXH huyện có có chức năng: - Thu BHXH, BHYT của các đối tượng bao gồm thu BHXH, BHYT bắt buộc và tự nguyện. - Chi các chế độ BHXH, BHYT: + Chế độ BHXH:  Chế độ dài hạn: hưu trí, tử tuất.  Chế độ ngắn hạn: ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, TNLĐ-BNN. + Chế độ BHYT: chi KCB. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của BHXH huyện Cao Lộc. - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. - Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh. - Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH, do BHXH tỉnh chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả. - Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét giải quyết. - Quản lý các đối tượng KCB bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH tỉnh trên địa bàn phụ trách, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn. - Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh. - Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện theo quy định. - Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách BHXH, BHYT thường xuyên và sâu rộng trên địa bàn Huyện. SV: Lộc Thị Thuý Linh 5 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung - Đẩy mạnh việc khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở ngoài công lập và nhân dân trên địa bàn Huyện. 1.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc. Theo quy định thì BHXH huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. Giám đốc BHXH huyện quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức, viên chức. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của BHXH huyện Cao Lộc như sau: Sơ Đồ: sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH huyện Cao Lộc GIÁM ĐỐC BHXH PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN THU VÀ CẤP SỔ THẺ BỘ PHẬN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH BỘ PHẬN KẾ TOÁN, CHI BỘ PHẬN GIÁM ĐỊNH Y TẾ Chú giải: quan hệ trực tuyến. * Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: - Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan, người nắm quyền hành cao nhất và quản lý mọi hoạt động của cơ quan, quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ. Chịu trách nhiệm với Giám đốc BHXH tỉnh về các mặt công tác của đơn vị theo nhiệm vụ được giao. - Phó giám đốc: là người cộng tác đắc lực của giám đốc, do BHXH tỉnh bổ nhiệm. Phó giám đốc thay mặt Giám đốc giải quyết các lĩnh vực trong đơn vị, có ý kiến tham mưu với Giám đốc giải quyết về các hoạt động của cơ quan nhất là lĩnh vực chuyên môn, thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của đơn vị khi được ủy quyền. Trực tiếp phụ SV: Lộc Thị Thuý Linh 6 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung trách các bộ phận: bộ phận thu và cấp sổ thẻ, bộ phận chế độ chính sách, bộ phận kế toán, chi, bộ phận giám định. - Bộ phận thu và cấp sổ thẻ: là những cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu BHXH, hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT và phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng. Vào sổ kết quả thu BHXH, BHYT đến từng người lao động, từng cơ quan đơn vị hàng tháng. Thông báo kịp thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH. Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH của từng người lao động khi thực hiện chế độ BHXH hoặc chuyển nơi làm việc. Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH tỉnh Lạng Sơn theo quy định. Cấp sổ thẻ BHXH, BHYT kịp thời cho người lao động theo đúng quy định, nhận thẻ BHYT từ tỉnh cấp phát cho các đối tượng có thẻ BHYT qua xã, thị trấn hoặc chủ sử dụng lao động, đổi, sửa thẻ cho các trường hợp phát sinh. - Bộ phận chế độ chính sách: là những cán bộ quản lý bộ phận chính sách, quản lý hồ sơ và BHYT. tiếp nhận hồ sơ hưu từ BHXH tỉnh chuyển về đã qua xét duyệt, làm thủ tục chuyển cho đối tượng lương hưu đến các huyện khác theo yêu cầu. nếu chuyển tỉnh khác phải thông báo qua BHXH tỉnh. Theo dõi ghi lại các biến động, các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH chết, chuyển đi, hết thời hạn, tức là theo dõi số giảm. Thanh toán mai táng phí cho các đối tượng trên. Bộ phận quản lý hồ sơ có nhiệm vụ quản lý hồ sơ của tất cả các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH. Cần phân theo các xã, khu phố của thị trấn để dễ tìm, dễ quản lý. - Bộ phận kế toán, chi: là những cán bộ có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cho Giám đốc về kinh tế, tổ chức hạch toán tất cả các nghiệp vụ sảy ra trong đơn vị, những quy định của đơn vị về công tác quản lý tài chính. Đồng thời làm nhiệm vụ chi BHXH. Có nhiệm vụ, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp BHXH, cho những người mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuất. - Bộ phận giám định: Cơ quan BHXH có bố trí giám định viên thường trực tại cơ sở y tế để giám sát đúng người, đúng thẻ BHYT, giám sát bệnh nhân ra vào viện. Có cán bộ thống kê tại cơ sở y tế tổng hợp tình hình KCB, về phía cơ sở y tế cũng có thống kê tương tự để hàng tháng hai bên đối chiếu thanh toán và thanh lý hợp đồng mỗi quỹ một lần. SV: Lộc Thị Thuý Linh 7 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung 1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động của BHXH huyện Cao Lộc Khi bắt đầu thành lập, cơ quan gồm có 4 cán bộ công chức đến nay tổng số cán bộ công chức, viên chức lao động là 10 cán bộ gồm có: 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, 2 Cán bộ phụ trách thu, 2 Kế toán chi, 2 Giám định viên BHYT, 2 Cán bộ phụ trách chế độ chính sách BHXH kiêm thủ quỹ. Trong đó số cán bộ đạt trình độ đại học là 7 cán bộ chiếm 70%, số cán bộ đạt trình độ cao đẳng, trung cấp là 3 cán bộ chiếm 30%. Trong những năm qua BHXH huyện Cao Lộc đã tạo điều kiện cho cán bộ học nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc hiện nay. 1.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH huyện Cao Lộc. Được sự quan tâm của các cấp, BHXH huyện Cao Lộc ngày càng nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc. Tính tới thời điểm hiện nay là khá đầy đủ, tạo điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho cán bộ công chức, viên chức trong nghành, cơ sở vật chất của cơ quan gồm có: - Khu nhà hai tầng có 6 phòng làm việc: 1 phòng giám đốc, 1 phòng phó giám đốc, 1 phòng thu, 1 phòng kế toán, 1 phòng cấp phát, 1 phòng họp. Công trình vệ sinh khép kín đảm bảo vệ sinh môi trường. - 1 nhà để xe cho cán bộ - Các loại máy móc trang thiết bị văn phòng gồm: 09 máy vi tính, kết nối internet, 05 máy in, 01 ti vi, 02 điều hòa. - Các phòng làm việc đều được trang bị bàn, ghế, tủ, quạt điện các thiết bị văn phòng khác (giấy, bút, mực, kẹp ghim…). 1.2. Những thuận lợi, khó khăn. 1.2.1. Những thuận lợi. Tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, chính quyền trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn huyện. Tình hình kinh tế xã hội của Huyện tiếp tục có những bước phát triển mới. Nhận thức của các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân về chính sách BHXH, BHYT có sự chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Hệ thống chính sách BHXH liên tục được kiện toàn với nhiều chế độ mới được ban hành, nhiều chế độ mới được sửa đổi, bổ sung phù hợp với mức đóng và mức hưởng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đã có tác động tích cực đến các đối tượng tham gia BHXH. Đây là một trong những SV: Lộc Thị Thuý Linh 8 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung yếu tố quan trọng nhằm tăng nguồn quỹ BHXH tập trung, tạo điều kiện để toàn ngành BHXH tiếp tục chủ động nguồn kinh phí trong công tác chi trả các chế độ BHXH vừa đảm bảo về thời gian và đúng chế độ cho đối tượng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH trong toàn ngành tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi trả BHXH được nhanh chóng, chính xác, kịp thời. 1. 2.2. Những khó khăn. Tình hình lạm phát diễn ra phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu, khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Các văn bản hướng dẫn thực hiện BHTN, BHYT của Bộ, Ngành, Trung ương và BHXH Việt Nam còn chậm so với hiệu lực thi hành của Luật BHYT. Là một huyện miền núi, địa bàn rộng, cơ sở vất chất như đường giao thông, thông tin liên lạc, địa điểm tổ chức chi trả còn khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa đối tượng BHXH sống rải rác ở 23 xã, thị trấn. Có xã chỉ có 01 đối tượng tham gia… Nên việc chi trả gặp không ít khó khăn như việc đảm bảo an toàn tiền mặt, thời gian chi trả, lệ phí chi trả thấp nên ở các xã có ít đối tượng không đủ điều kiện để thành lập đại lý chi trả. Nhận thức của một bộ phận đối tượng hưởng BHXH và đơn vị sử dụng lao động về BHXH còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh việc lợi dụng quỹ BHXH, lập hồ sơ thanh toán chế độ BHXH ngắn hạn không đúng quy định. SV: Lộc Thị Thuý Linh 9 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở HUYỆN CAO LỘC 2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền của BHXH huyện Cao Lộc luôn được chú trọng, đổi mới phương thức và nội dung tuyên truyền sao cho phù hợp và hiệu quả cho từng địa bàn, từng đối tượng. Trực tiếp tọa đàm, tập huấn lồng ghép phối hợp với đài truyền thanh, đài truyền hình huyện, truyền thanh cơ sở phát nhiều buổi vào những thời gian thích hợp. Xây dựng được 03 phóng sự về thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn. 2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc. Do đặc điểm của một huyện miền núi nên đối tượng tham gia BHXHBB chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức nhà nước, các đối tượng khác tương đối ít. Số lượng lao động tham gia BHXHBB của huyện Cao Lộc được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1: Số lao động tham gia BHXHBB (2007 - 2009). Đơn vị: Người Loại hình quản lý 2007 2008 2009 Khối DNNN Khối HCSN Đảng, đoàn thể Khối Xã, phường, thị trấn Khối Công ty TNHH, hợp tác xã Khối ngoài công lập Khối thu BHYT (3%) Tổng 10 10 310 1.989 2.181 2.090 511 529 525 365 375 487 13 9 10 928 1.102 1.654 3.816 4.206 5.076 (Nguồn: BHXH Huyện Cao Lộc). Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động tham gia BHXHBB tăng lên qua các năm từ 3816 người (năm 2007) lên 5076 người (năm 2009), tăng 1260 người. Trong đó năm 2009 là thời điểm số lao động tham gia SV: Lộc Thị Thuý Linh 10 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung BHXHBB cao nhất điều đó chứng tỏ công tác thông tin tuyên truyền bước đầu đạt hiệu quả. Đồng thời nhận thức của người lao động về việc tham gia BHXH đã được cải thiện. 2.3. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Công tác cấp sổ BHXH cho người lao động và các đối tượng tham gia BHXH được chỉ đạo thực hiện kịp thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc ghi nhận quá trình làm việc đóng BHXH và thụ hưởng chế độ BHXH. Trong năm 2009 BHXH huyện Cao Lộc đã thực hiện: - Công tác cấp bìa sổ BHXH: trong năm đã nhập phôi 400, đã cấp được 158 còn tồn 242. - Công tác sổ BHXH tờ rời: nhập phôi tờ rời được 5.500, đã cấp 19 còn tồn 5.481. - Công tác cấp và quản lý thẻ BHYT: nhập phôi 20.000 đã cấp 12.399 còn tồn 7.601. - Công tác nhập dữ liệu sổ: tổng số sổ BHXH đang quản lý 3.148 sổ, sổ đã nhập vào phần mềm quản lý 520, sổ chưa nhập 2.628 sổ. 2.4. Tình hình thu, nộp BHXH. Công tác thu BHXH là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo cân đối quỹ. Để quỹ BHXH được cân đối ổn định và lâu dài làm tốt công tác thu BHXH là một trong những biện pháp cơ bản nhất. Nhận thức rõ vấn đề đó trong những năm qua cán bộ phụ trách thu BHXH của huyện Cao Lộc đã nỗ lực cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra. Với phương châm thu đúng, thu đủ, tích cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH nhằm tăng nguồn thu BHXH. Tình hình thu, nộp BHXH thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1.2: Tình hình thu, nộp BHXH ở BHXH huyện Cao Lộc năm (2007 – 2009) Đơn vị: Đồng Năm Tổng thực thu BHXH Tổng số nợ BHXH 2007 10.050.323.491 181.385.478 2008 12.369.100.650 229.502.485 2009 17.012.469.827 285.995.279 (Nguồn: BHXH Huyện Cao Lộc). Qua bảng số liệu, tổng thực thu BHXH tăng qua các năm, năm 2009 là 17.012.469.827 đồng, đạt 115.73% kế hoạch được giao so với năm 2008 SV: Lộc Thị Thuý Linh 11 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung vượt 4.643.369.117 đồng, do số đơn vị tham gia BHXH năm 2009 là 193 đơn vị tăng so với năm 2008 là 33 đơn vị. Tổng số lao động là 5.076 lao động tăng so với năm 2008 là 936 lao động. trong đó khai thác được 6 đơn vị, số lao động là 57 người. Bên cạnh đó tình trạng nợ đóng BHXH vẫn còn tồn tại. Việc trích nộp tiền đóng BHXH không đúng thời gian quy định, còn một số đơn vị do năng lực chuyên môn, nghiệp vụ yếu kém dẫn đến nộp chậm. 2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động. * Đối tượng quản lý thường xuyên. Tổng số là 1404 người. - hưu trí: 1165 người - mất sức lao động: 89 người - tử tuất: 154 người - TNLĐ - BNN: 8 người * Thẩm định hồ sơ giải quyết chế độ chính sách. Tổng số là 610 hồ sơ. - ốm đau: 326 hồ sơ - thai sản: 184 hồ sơ - hưu CNVC: 44 hồ sơ - tử tuất: 23 hồ sơ - trợ cấp 1 lần: 32 hồ sơ - tai nạn lao động: 1 hồ sơ Nhìn chung, công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách được thực hiện theo đúng quy trình. Quản lý tăng giảm chặt chẽ đối tượng, đảm bảo quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng chế độ. 2.6. Công tác chi trả các chế độ cho người lao động. BHXH huyện Cao Lộc đang quản lý và chi trả cho trên 1400 đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng với số chi bình quân mỗi tháng là trên 2.5 tỷ đồng. Đối tượng hưởng chế độ sống rải rác tại 23 Xã, Thị trấn. Xã có đông đối tượng nhất là thị trấn Cao Lộc với trên 500 đối tượng, xã có ít đối tượng nhất là xã Mẫu Sơn với 01 đối tượng, có những xã cách xa trung tâm 45 km, giao thông đi lại khó khăn. Từ đặc điểm tình hình của huyện và yêu cầu quản lý quỹ BHXH. BHXH huyện Cao Lộc đã không ngừng đổi mới, cải tiến phương pháp chi trả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng hưởng chế độ và đảm bảo an toàn nguồn quỹ. SV: Lộc Thị Thuý Linh 12 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung Do có trách nhiệm xét duyệt, chi trả trợ cấp trong phạm vi và địa bàn quản lý một phần do BHXH tỉnh ủy quyền chi trả. Nhìn chung các đối tượng được chi đúng, chi đủ, kịp thời đảm bảo an toàn về tiền mặt. Các đơn vị trực thuộc đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan như ngân hàng, kho bạc, cấp ủy, chính quyền xã đảm bảo nguồn kinh phí chi trả cho các đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH. Công tác chi trả chế độ BHXH ở huyện Cao Lộc được thực hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1.3: Tình hình chi trả chế độ BHXHBB của BHXH huyện Cao Lộc năm 2009 Tổng số Loại đối tượng Ngân sách nhà nước người tiền (đồng) người tiền (đồng) Quỹ BHXH người tiền (đồng) Ốm đau 322 156.115.915 322 156.115.915 Thai sản 177 1.132.657.654 177 1.132.657.654 1 812.500 1 812.500 8 29.009.200 2 7.361.200 6 21.648.000 Hưu trí 1.165 25.595.709.200 765 17.005.521.000 400 8.590.188.200 Tử tuất 142 810.736.877 113 464.749.700 29 345.987.177 33 195.800.000 25 148.200.000 8 47.600.000 89 1.112.687.200 89 1.112.687.200 43 372.443.808 43 372.443.808 33 248.254.837 33 248.254.837 1 8.142.660 1 8.142.660 284 994.788.330 128 553.531.650 156 441.256.680 2.298 30.657.158.181 1.122 19.292.050.750 1.176 11.365.107.486 Dưỡng sức TNLĐBNN Mai táng phí Mất sức lao động TC 1 lần (điều 54) BHXH 1 lần (điều 55) TC 1 lần TNLĐ TC khu vực 1 lần Tổng Cộng (Nguồn: BHXH Huyện Cao Lộc) SV: Lộc Thị Thuý Linh 13 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung Tổng số chi trong năm là 19.520 lượt người, với số tiền là: 30.657.158.181 đồng tăng so với năm 2008 là 2.670 lượt người với số tiền là 5.210.135.501 đồng. Vượt so với kế hoạch là 3.5%. Trong đó: - Nguồn NSNN chi 19.292.505.750 đồng. - Nguồn quỹ BHXH chi 11.365.107.486 đồng. Tiếp tục chi trả thực hiện 3 mô hình: chi trả qua Hợp đồng ủy thác 9 xã (9 đại lý) chiếm 10.62%, chi trả tận nhà đối tượng chiếm 0.5%, chi trả trực tiếp chia thành 4 cụm xã, thị trấn chiếm 91.38%. Cụm 1 thị trấn Cao Lộc và các xã lân cận thị trấn, cụm 2 xã Gia Cát, Tân Liên, cụm 3 thị trấn Đồng Đăng, cụm 4 Hồng Phong, Bình Trung, Phú Xá. Hàng tháng duy trì chi trả đúng lịch hàng tháng từ ngày 06 đến ngày 08 hàng tháng. Kiểm đếm tiền trước khi chi trả cho đối tượng, đảm bảo đúng chế độ, đúng người, đúng số tiền, không để sảy ra sai sót nhầm lẫn, được đối tượng ủng hộ. Công tác quản lý tài chính: chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của ngành và các chính sách, chế độ. Lập dự toán, tổng hợp báo cáo quyết toán, hạch toán đúng nội dung, kịp thời, số liệu chính xác rõ ràng, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí tiêu cực. Quản lý tiền mặt chặt chẽ an toàn, không để sảy ra mất mát. 2.7. Công tác quản lý tài chính quỹ BHXH. Chính là công tác quản lý thu, quản lý chi nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH. Công tác quản lý tài chính BHXH huyện Cao Lộc dưới sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Lạng Sơn. Nên công tác này luôn được cán bộ kế toán nỗ lực hết mình làm tốt nhiệm vụ được giao. Như công tác thẩm định thanh toán chi quản lý bộ máy được thực hiện chặt chẽ, việc chi phúc lợi tập thể, mua sắm tài sản cố định, chi đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn được thực hiện đúng đối tượng, định mức và đảm bảo thủ tục hồ sơ thực hiện tiếp nhận, kiểm soát và quản lý nguồn thu, chi đúng quy định, tổ chức mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác cho các đơn vị đúng dự toán, thanh quyết toán và quản lý các nguồn thu kinh phí. Tuy nhiên, việc quản lý tài chính vẫn tồn tại mốt số vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thu BHXH. Tình trạng nợ BHXH vẫn đã và đang diễn ra tại đơn vị, ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện chế độ BHXH nói chung. SV: Lộc Thị Thuý Linh 14 Lớp: C11BH2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung 2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Thanh tra giữ vai trò rất quan trọng nhằm xem xét đánh giá các hoạt động của cơ quan BHXH từ đó có sự tác động thích hợp để cơ quan BHXH hoạt động đúng hướng, đạt được mục tiêu, kế hoạch của BHXH tỉnh đặt ra để kịp thời phát hiện sai lệch, sai sót trong quá trình thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT tại các cơ quan, đơn vị. Trong năm 2009 vừa qua BHXH huyện Cao Lộc đã tổ chức thực hiện được 23 cuộc kiểm tra về công tác thu BHXH, BHYT và thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn và giám định BHYT đạt 100% kế hoạch đề ra. Qua kiểm tra đã phát hiện xử lý kịp thời các vướng mắc tồn tại và hướng dẫn kịp thời các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT góp phần nâng cao nhận thức của các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách. BHXH huyện còn quan tâm và thực hiện nghiêm túc công tác xử lý sau kiểm tra. Xử lý kịp thời các tồn tại của các đơn vị do BHXH tỉnh và BHXH huyện phát hiện sau kiểm tra. 2.9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH. Nhìn chung công tác giải quyết đơn thư khiếu nại luôn đáp ứng đúng kịp thời những thắc mắc của các đối tượng tham gia BHXH. Trong năm phát sinh 8 đơn kiến nghị và 8 lượt công dân. Kiến nghị và hỏi về việc thu, giải quyết các chế độ chính sách BHXH, BHYT. BHXH huyện đã tiếp nhận và trả lời 8/8 đơn. Đảm bảo đúng quy trình và thời gian quy định, không để sảy ra tồn đọng đơn thư vượt cấp. Mở sổ sách theo dõi về công tác kiểm tra. 2.10. Công tác tổ chức, quản lý hành chính và tuyên truyền Đơn vị phối kết hợp cùng chi bộ, và các đoàn thể lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên công tác giáo dục chính trị, tư tưởng tới đoàn thể cán bộ công chức chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt kỷ luật lao động, ban hành nội quy và quy chế làm việc của cơ quan, duy trì họp định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất. Công tác phê và tự phê của từng cán bộ, công chức được nâng cao, đoàn kết nội bộ trong và ngoài cơ quan. Không có công chức nào vi phạm khuyết điểm, thường xuyên đổi mới phương thức làm việc, thực hiện cải cách hành chính cơ chế một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch công tác, thủ tục hành chính đơn giản thời gian giải quyết được rút ngắn. Việc chuyển đổi tác phong làm việc từ hành SV: Lộc Thị Thuý Linh 15 Lớp: C11BH2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất